Oct 28, 2011

cười như đười ươi xóc lọ

Cười không làm ai bị làm sao, có thể là mỏi miệng một chút, hoặc là mãnh liệt lắm thì làm người ta ngã, nhưng là… ngã từ trên ghế xuống đất, chứ không đến nỗi như những trò mơ mộng bay bổng lơ lửng tận trên mây trên trời rồi diều đứt dây ngã từ không trung xuống đất vỡ cả đầu. Thế mà nhiều lúc cái sự cười này cũng nhiêu khê lắm.

Vài tuần vừa qua, cả xã hội lên một trận cười lịch sử, nhất là trên các diễn đàn và trang cá nhân mà Internet cung cấp cho chúng ta. Trận cười này liên quan đến một cuốn sách có tranh tên là Sát thủ đầu mưng mủ. Người ta cười vì bản thân cuốn sách gây cười cho họ, người ta cười vì cuốn sách gợi hứng cho họ nghĩ ra những thành ngữ mới mẻ (có lẽ chỉ cần đi “hứng” những câu thành ngữ vừa được cộng đồng tạo ra trong mấy ngày vừa rồi là đã có thể làm thêm một Sát thủ đầu mưng mủ nữa), và người ta cười vì những câu chuyện xoay quanh cuốn sách.

Oct 27, 2011

[VCLN] Culler

1.

«... j’étais pratiquement le seul enseignant – avec Terry Eagleton – à m’intéresser à la théorie» (tr.226)

«... trên thực tế tôi là giảng viên duy nhất – cùng Terry Eagleton – quan tâm tới lý thuyết» (Cao Việt Dũng)

«Pratiquement» trong vị trí này mà dịch là «trên thực tế» sao được? «Pratiquement» ở đây có nghĩa là «gần như», người ta dùng tối ngày mà.

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«... tôi gần như là giảng viên duy nhất – cùng Terry Eagleton – quan tâm tới lý thuyết».

-----------

Những từ đưa đẩy trong khi nói (trả lời phỏng vấn) như từ “pratiquement” này, nhất là khi mệnh đề sau đã rõ nghĩa không nhầm được, thì tùy thuộc văn cảnh mà dịch.

2.

«... ma découverte du structuralisme et de la linguistique constituait une suite logique de mon intérêt académique pour la phénoménologie.» (tr.226)

«... việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã cấu thành một chuỗi logic trong mối quan tâm học thuật của tôi dành cho hiện tượng luận.» (Cao Việt Dũng)

Tôi sợ rằng ông Cao Việt Dũng trình độ tiếng Pháp hạn chế, đã vậy còn ít coi từ điển, hoặc nếu coi thì cũng chỉ dừng ở vài ba nghĩa đầu tiên, câu dịch ra tối nghĩa thế nào cũng thây kệ. «Une suite logique» (một tiếp nối tất yếu) mà dịch là «một chuỗi logic» thì có khi chỉ bằng học trò mới học tiếng Tây.

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«... việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã là một tiếp nối tất yếu cho mối quan tâm học thuật của tôi về hiện tượng luận

-----------

Có thể tôi nói không rõ ý bằng, nhưng “logique” là “logique”, sao phải là “tất yếu”?

3.

«Mais, d’autre part, dans ce contexte britannique très traditionnel, la théorie (...) prenait une signification politique » (tr.226)

«Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết (...) mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị » (Cao Việt Dũng)

Tôi thiệt không rõ lẽ chi, một từ cửa miệng như «signification» mà ông Cao Việt Dũng cũng không nắm được, rồi biến nó thành một hầm bà lằng «tác dụng biểu nghĩa»?

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết (...) mang một ý nghĩa chính trị ».

-----------

“Signification” không chỉ là “một từ cửa miệng”, nó còn là một trong những thuật ngữ rắc rối nhất của ngôn ngữ học và các ngành khoa học thoát thai và chịu ảnh hưởng từ đó.

4.

«Aucune poétique systématique n’a donc été développée aux Etats-Unis? – Non...» (tr.226)

«Như vậy là c hưa từng có một thi pháp có tính chất hệ thống nào từng được phát triển ở Mỹ? – Không... » (Cao Việt Dũng)

«La poétique» ở đây là «thi pháp học» mà hiểu là «thi pháp» thì trình độ văn hóa chung cũng quá hạn chế, đã vậy còn không động não thì mới đưa vào miệng Vincent Kaufmann và Jonathan Culler một nhận định không những ngớ ngẩn mà còn sai nghiêm trọng. Xin hỏi ông Cao Việt Dũng: Các thi sĩ lớn của Mỹ biến đâu hết để đến nỗi cả nước không phát triển nổi một thi pháp có tính hệ thống? Ông dịch như vậy mà không giựt mình sao?

-----------

Điều này tôi đã nói: ở cái thời phổ biến “thi pháp” như ngày nay, ở trong ngành nghiên cứu văn học, thì đặt ra vấn đề như Vi Văn Tuyên là không được.

5.

«... à travers les œuvres de ceux qui ont été identifiés comme poststructuralistes (Barthes, Foucault, Lacan, etc.)» (tr.227)

«... thông qua các tác phẩm của những người bị đồng hóa thành các nhà hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v...)» (Cao Việt Dũng).

«ceux qui ont été identifiés comme» mà dịch là «những người bị đồng hóa thành» thì dường như ông Cao Việt Dũng không rành cả tiếng Tây lẫn tiếng Ta.

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

«... thông qua các tác phẩm của những người được coi là hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v)»

-----------

Hàm ý câu này của Culler đầy ý mỉa mai, vì Culler đang nói đến một nghịch lý: ở Mỹ cấu trúc luận lại được tiếp nhận thông qua các nhà hậu cấu trúc luận là những người đến sau. “Những người được coi là” không lột tả được ý này, nếu muốn nói thế, người ta sẽ dùng một cách nói trung tính ở đây, và đó sẽ là “être considéré comme” chứ không phải “être identifié comme”. Những người ấy (Barthes, Foucault, Lacan vân vân và vân vân) cũng không tự nhận là “hậu cấu trúc luận”.

6.

«J’ai toujours été étonné par la façon dont la droite réactionnaire a mis en avant la déconstruction dans ses plaintes à propos du déclin de la civilisation occidentale...» (tr.227).

«Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên trước cách thức cánh hữu phản động đã lôi giải cấu trúc ra trước trong những lời phàn nàn của họ về sự suy tàn của nền văn minh phương Tây... » (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng dịch cụm từ « a mis en avant... » theo kiểu dịch từng từ một « lôi... ra trước », nên câu tiếng Việt rất khó hiểu. Hơn nữa, ông cứ thấy trong tiếng Tây người ta dùng danh từ («ses plaintes»), thì trong tiếng Việt ông cũng phải dùng danh từ («lời phàn nàn của họ»). Dịch như vậy là không thoát, không phải cách của người có chuyên môn, các cụ gọi là dịch «mot-à-mot».

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

«Tôi đã luôn ngạc nhiên trước việc cánh hữu phản động , khi phàn nàn về chuyện văn minh phương Tây suy tàn, lại đưa giải cấu trúc ra... »

-----------

Các cụ nào gọi là dịch “mot-à-mot”? Các cụ gọi là “dịch mot à mot”. Xem TLFi ghi điều này (ở mục từ “traduction”): [le type de trad.] La traduction littérale, ou mot à mot, est la solution idéale, celle où les structures des deux énoncés sont parallèles (MOUNIN ds Lar. Lang. fr., p. 6169, col. 1). Câu này của Mounin, một chuyên gia về dịch thuật, ông ấy gọi “dịch mot à mot” là “solution idéale” (giải pháp lý tưởng) đấy.

Câu này của tôi không có vấn đề, hoặc không có đủ vấn đề để bị nói, hoặc nữa câu của Vi Văn Tuyên không ưu việt gì hơn.

7.

«Je regrette cependant que la montée en puissance de la déconstruction ait conduit à l’abandon prématuré, aux Etats-Unis, de tout projet de poétique systématique...» (tr.228).

«Tuy nhiên tôi rất tiếc sự leo thang quyền lực của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự định về thi pháp hệ thống,...» (Cao Việt Dũng).

«La montée en puissance de la déconstruction» mà dịch thành «sự leo thang quyền lực của giải cấu trúc» thì có lẽ ông Cao Việt Dũng lộn giữa «pouvoir» và «puissance».

Thêm nữa, chữ «vì» ông tự thêm vô đây làm cho câu tiếng Việt của ông sai văn phạm.

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

«Tuy nhiên tôi tiếc là sự   phát triển mạnh của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự án thi pháp học hệ thống,...»

-----------

Tôi không nghĩ sửa như Vi Văn Tuyên là đúng.

"Vì" ở chỗ ấy trong một câu nói không có gì là sai văn phạm tiếng Việt cả.

8.

«Il y a aux Etats-Unis une prime accordée à la nouveauté et à la visibilité (...) il faut dire que les départements de philosophie américains ont plus ou moins abandonné le très riche héritage de la philosophie continentale . Les départements de littérature ont pu se réapproprier cet héritage via la déconstruction, revalorisant ainsi au passage leur statut . Lorsqu’on prétend que la littérature traite de questions fondamentales, cela ne gâche rien d’avoir Kant, Adorno, Benjamin ou Heidegger dans son portfolio» (tr.229)

«Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái khả thị (...). Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ cái di sản hết sức phong phú của triết học lục địa . Các khoa văn học đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, bằng cách ấy mà đồng thời cũng tuyên dương cho vị thế của họ . Khi người ta coi văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì điều đó không gây hại gì đến việc trong hồ sơ có tên Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger .» (Cao Việt Dũng)

Nói thật là đọc đi đọc lại câu tiếng Việt của ông Cao Việt Dũng mà tôi không tài nào hiểu nổi. Sao trúc trắc và tối om om vậy trời? «Visibilité» mà dịch là «cái khả thi» thì hết biết. Rồi «triết học lục địa» là cái chi? «cela ne gâche rien de...» mà dịch thành «điều đó không gây hại gì đến việc...» thì hoàn toàn trái nghĩa.

Theo tôi, đoạn này nên được dịch như vầy:

«Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái bề nổi (...). Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ di sản hết sức phong phú của triết học Âu châu lục địa . Các khoa văn đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, qua đó nâng cao vị thế của mình . Khi người ta khoe là văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì chẳng thiệt hại gì mà không trưng Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger trong cuốn portfolio tự quảng cáo  ».

-----------

Vi Văn Tuyên chép câu của tôi vẫn đúng “khả thị” (dùng để dịch “visibilité”) thế mà ở dưới khi bình luận lại thành “khả thi” rồi dùng đó làm luận cứ để phê phán tôi.

“Triết học lục địa” là cái gì thì chuyện ông Vi Văn Tuyên không biết không có liên quan đến tôi.

Chỗ “cela ne gâche rien…” thì tôi nhận là Vi Văn Tuyên có lý hơn tôi.

9.

«Pensez-vous qu’au regard du champ littéraire et culturel contemporain, les questions soulevées par la théorie il y a trois ou quatre décennies sont toujours pertinentes?» (tr.229)

«Ông có nghĩ rằng trong cái nhìn của trường văn học và văn hóa đương đại, những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn giữ nguyên được tính chất xác đáng không?» (Cao Việt Dũng)

Ngày càng rõ là ông Cao Việt Dũng có vấn đề với Pháp văn quá xá. «Au regard de» mà dịch là «trong cái nhìn» thì e rằng phản nghĩa. Chắc ông lộn với «Aux yeux de»? Thêm nữa, ông Cao Việt Dũng giống như người mới học tiếng Tây vậy, ông dịch mà không dám thay đổi đến một dấu phảy trong bản gốc. Dịch máy móc kiểu này coi bộ hay dẫn tới những câu vô nghĩa.

Theo tôi, câu đó nên được dịch như vầy:

«Ông có nghĩ rằng những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn xác đáng so với lĩnh vực văn học và văn hóa đương đại không?»

-----------

Vi Văn Tuyên đề xuất một cái gì đó xa lắc so với nghĩa câu.

10.

«Il est vrai que la théorie littéraire n’est plus perçue aujourd’hui comme une chose nouvelle qu’il faudrait absolument connaître, mais il y a toujours de nombreux travaux théoriques à un titre ou à un autre qui paraissent.» (tr.230)

«Quả đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được hình dung như là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết nữa, nhưng vẫn luôn luôn có các công trình lý thuyết về một đầu sách nào đó được xuất bản.» (Cao Việt Dũng)

Trời đất, «à un titre ou à un autre» mà không biết thì dịch cái chi đây? Cứ thấy «titre» là vội hiểu thành «đầu sách» thì coi chừng không động não nữa rồi. «Đầu sách» chỉ là một nghĩa của «titre» thôi ông ơi! Mà dịch giả gì các từ lẻ tẻ thì có vẻ biên biết, nhưng đến các cụm từ hơi phức tạp một chút là bí liền?

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«Đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được coi là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết, nhưng vẫn luôn có các công trình lý thuyết, với lý do này hay lý do khác , được xuất bản

-----------

Đúng là chỗ này tôi hiểu sai, nhưng tôi không hiểu Vi Văn Tuyên đề xuất cái gì.

11.

« Il serait inimaginable , pour des étudiants gradués aujourd’hui, par exemple, de décider d’être «contre» la théorie, de ne pas en prendre connaissance au moins fragmentairement.» (tr.230)

« Thật không thể hình dung nổi, đối với các sinh viên tốt nghiệp ngày nay, chẳng hạn, quyết định “chống lại” lý thuyết, không thèm tìm hiểu nó ít nhất là một mảnh nhỏ nào đó .» (Cao Việt Dũng)
Câu dịch này của ông Cao Việt Dũng có vẻ như là một câu... cụt. Ông Cao Việt Dũng đã không nhìn thấy cụm từ  «il serait inimaginable de...» cũng không hiểu ý nghĩa của conditionnel présent (serait). Thêm nữa, ông Cao Việt Dũng hiểu sai luôn từ «fragmentairement» (có nghĩa là «từng phần một», chớ không phải «một mảnh nhỏ nào đó»).

Theo tôi, câu này nên được dịch như vầy:

«Chẳng hạn, với các sinh viên có học vị ngày nay, ‘chống lại’ lý thuyết, không tìm hiểu nó ít nhất là từng phần một, có lẽ là một việc không thể tưởng tượng nổi».

-----------

Phân tích của Vi Văn Tuyên về “conditionnel présent” là không ổn.

“Fragmentairement” mà dịch “từng phần một” thì logic mà nói (không phải tất yếu), câu này có hàm ý người sinh viên tìm hiểu từng phần một cho tới khi đến được cái toàn thể. Tình hình mà được như vậy thì có gì để phàn nàn?

Tôi không hiểu “sinh viên có học vị” là cái gì. Tìm trên toàn bộ mạng Internet, ra được đúng một kết quả là câu của… Vi Văn Tuyên. Thế là Vi Văn Tuyên đã tạo được một cách nói mới trong tiếng Việt rồi đấy.


Bản sửa 13/12/2011

Jonathan Culler. Sinh năm 1944, giáo sư ngành /ngôn ngữ Anh/ [Anh ngữ] và văn học so sánh tại Đại học Cornell (Mỹ). Các tác phẩm quan trọng: Structuralist Poetics: Structuralism, Linguistics, and the Study of Literature[,] /(/1975/)/, The Pursuit of Signs: Semiotics, Literature, Deconstruction[,] /(/1981/)/, On Deconstruction: Theory and Criticism after Structuralism [,] /(/1982/)/, The Literary in Theory: Cultural Memory in the Present [,] /(/2006/)/.


Tôi muốn bắt đầu bằng những năm cấu trúc luận của ông. Ông phát hiện cấu trúc luận trong những năm 1960, ở Anh. Với ông đó có phải là một điều liên quan đến chính trị không? Giờ đây ông sẽ /giải thích/ [định nghĩa] thế nào /cho/ [về] mối quan tâm của ông với cấu trúc luận hồi ấy?

/Dĩ nhiên/ [Chắc chắn] là nó từng có liên quan đến chính trị, trong chừng mực phân tích cấu trúc chỉ ra đặc trưng về quy ước, về văn hóa của mọi thứ /được coi/ [hiển hiện] như là tự nhiên. Ở một bình diện khác, cấu trúc luận còn /giống/ [từng hiện ra] như một lực cách mạng trong bối cảnh hệ thống giáo dục Pháp hồi đó. Từ 1966 đến 1969, tôi là sinh viên ở Oxford, nhưng tôi sống ở Nhà Pháp và do vậy có rất nhiều liên hệ với các nhà nghiên cứu và giảng viên người Pháp. Hiển nhiên là với họ cấu trúc luận cùng lý thuyết nói chung có rất nhiều liên quan đến chính trị, đặc biệt chúng đại diện cho một sự đoạn tuyệt với giới học thuật đã được thiết lập. Mọi thứ đều chỉ ra rằng giới này sẽ bị rúng động bởi sự đột phá của các ngành khoa học nhân văn - không chỉ có [Roland] Barthes và cuộc tranh luận của ông với [Raymond] Picard, mà còn có ảnh hưởng của [Louis] Althusser hay [Michel] Foucault khi đó vẫn còn /kết nối/ [gắn bó] với cấu trúc luận của thời ấy.

Cấu trúc luận cũng có một kích thước chính trị với bản thân tôi vì nó cho phép hướng tới một chuyển hóa trong nghiên cứu văn học ở Anh và Mỹ. Hồi /đó/ [ấy] Oxford vô cùng bảo thủ, và khi được bổ nhiệm tại đó vào năm 1974, trên thực tế tôi là giảng viên duy nhất - cùng Terry Eagleton - quan tâm tới lý thuyết. Tôi đã /lập ra/ [mở] một xêmina về lý thuyết văn học, đó là một cuộc phiêu lưu rất nhiều kích thích, khi ấy chúng tôi nghĩ mình sẽ tạo ra những cấu trúc hàn lâm hoàn toàn mới.

Xét cho đến cùng, câu trả lời của tôi gồm hai vế. Một mặt, việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã cấu thành một /chuỗi/ [bước] logic /trong/ [từ] mối quan tâm học thuật của tôi dành cho hiện tượng luận. Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết - thường xuyên được /gọi/ [định danh]french nonsense [sự vớ vẩn của người Pháp] ở Anh - mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị.

Rồi ông quay về Mỹ. Liệu có phải là với ông cấu trúc luận vẫn giữ nguyên chức năng ở một bối cảnh dù sao thì cũng rất khác biệt như thế?

Quả thực là rất khác. Một trong những điều làm tôi thấy kinh ngạc là sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ theo cách nào đó đã bị ngắt mạch bởi sự xuất hiện của cái mà người ta gọi là hậu cấu trúc luận, rồi người Mỹ chuyển sang đó rất nhanh chóng, cứ như là để thanh toán cấu trúc luận vậy. Với tôi, sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ có cái gì đó đáng thất vọng, đặc biệt nếu ta coi nó, ở mức độ văn chương, như một dự án có tính chất hệ thống dành để tiến tới một thi pháp.

Như vậy là chưa từng có một thi pháp có tính chất hệ thống nào từng được phát triển ở Mỹ?

Không [có đâu], nếu như ông nghĩ tới các công trình của Gérard Genette hoặc của [Tzvetan]Phê bình Mới, /một số lượng nhất định tham số/ [một số lượng tham số nhất định] được đưa vào Pháp qua cấu trúc luận, nhất là sự tập trung lên tự thân văn bản văn học chứ không phải bối cảnh lịch sử hay tiểu sử. Cuộc tranh cãi Barthes-Picard hẳn sẽ không thể xảy ra ở Mỹ vì Picard hẳn sẽ không có được cả thẩm quyền lẫn vị thế mà ông có ở Pháp. Nguyên nhân khác là Phê bình Mới đã làm lan rộng ý tưởng theo đó nhiệm vụ thứ nhất của phê bình văn học là diễn giải các văn bản. Vậy nên, khi tôi nói tới Barthes, Genette, Todorov, [Algirdas Julien] Greimas…, người ta luôn luôn hỏi tôi những lý thuyết ấy cho phép đọc tốt hơn hay hiểu tốt hơn các tác phẩm đơn lẻ như thế nào. Trong bối cảnh ấy, một dự án về thi pháp hệ thống rất khó được hiện thực hóa. Quả thực sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ được thực hiện theo lối hậu nghiệm, thông qua các tác phẩm của những người bị đồng hóa thành các nhà hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v…) Todorov thời kỳ đầu, không hề có gì tương đương vậy đâu. Genette, Todorov và những người khác đã được dịch, nhưng không tạo được cảm hứng cho các công trình tương tự ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân cho điều này. Một trong số đó là nghiên cứu văn học Mỹ đã thu nhận vào mình, nhờ

Ta hãy chuyển sang vấn đề giải cấu trúc, mà ông đã theo rất sát, mà tuy nhiên lại không thuộc vào “nhóm đầu tiên” (tức là nhóm của Paul de Man). Đâu là những điểm quan trọng của nó? Cả ở đây nữa, ông có hình dung giải cấu trúc như là điều có liên quan tới ý hệ và chính trị không?

Rất rõ ràng, ở Mỹ cũng như ở Pháp, giải cấu trúc từng được hình dung như là sở hữu một kích thước chính trị, nó tấn công vào các cấu trúc và các tôn ti định ra nền văn hóa phương Tây. Cần phải xem ở Mỹ khái niệm giải cấu trúc này đã trở thành một địa điểm quy tụ mọi thứ như thế nào. Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên trước cách thức cánh hữu phản động đã lôi giải cấu trúc ra trước trong những lời phàn nàn của họ về sự suy tàn của nền văn minh phương Tây, trong khi các đối thủ đích thực của cánh hữu này lẽ ra phải là Cultural Studies [văn hóa học]. Còn ở bên phe giải cấu trúc, người ta tiếp tục đọc Platon, Rousseau, Kant, và tất cả các tác giả lớn, thay vì nghiên cứu truyền hình hay văn hóa đại chúng.

Cuộc gặp của tôi với giải cấu trúc thì có ít tính chất chính trị hơn nhiều. Tôi đã khám phá giải cấu trúc thông qua mối quan tâm tới cấu trúc luận của tôi, khi đọc Về văn phạm học [De la grammatologie] của [Jacques] Derrida, và đặc biệt hơn là các tiểu luận của ông về [Ferdinand de][Claude] Lévi-Strauss. Những lần đọc đó đã mở ra các triển vọng có tính chất phê phán mới mẻ cho các nghiên cứu của tôi về cấu trúc luận, nhất là với vấn đề siêu ngôn ngữ [métalangage] hoặc vấn đề tính khoa học của cách tiếp cận cấu trúc luận. Tuy nhiên tôi rất tiếc vì sự /leo thang quyền lực/ [thăng tiến] của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự định về thi pháp hệ thống, mọi dự định về “ngữ pháp văn bản”. Saussure và

Liệu ông có đi đến tận chỗ nói rằng giải cấu trúc đã tự ấn định ở Mỹ chống lại lý thuyết không?

Không phải là chống lại lý thuyết, mà ở một mức độ nào đó là chống lại các dự định lý thuyết có hệ thống, cái đó thì đúng. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, giải cấu trúc quả thực đã khuyến khích các /hoạt động/ [thực hành] thông diễn học nhiều hơn là việc đặt ra một thi pháp, cái mà tôi luôn luôn đấu tranh bảo vệ nguyên lý.

Ông đánh giá thế nào về tính triệt để của các vấn đề chính trị hay ý hệ được cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận giương ra phía trước?

Chắc chắn là có điều gì đó triệt để trong giải cấu trúc đối với các tôn ti ý niệm chính đã cấu trúc nên văn hóa phương Tây. Tiềm năng chính trị của nó có thể nhận thấy được trong sự phát triển của nữ quyền luận, và ngày càng nhiều hơn cả trong Gay and Lesbian Studies [Nghiên cứu đồng tính nam và nữ] - một tác phẩm như tác phẩm của Judith Butler mượn rất nhiều thứ từ Derrida và Foucault. Nhưng trên một bình diện chung hơn, tác động của giải cấu trúc có nhiều tính chất triết học hơn và chỉ có tính chất chính trị theo cách gián tiếp. Trong những gì liên quan tới cấu trúc luận thì khó đo đếm hơn. Một trong những lĩnh vực nó tạo được tác động là lĩnh vực của Cultural Studies - tôi tin là như vậy, ngay cả khi đây là một luận điểm gần như chỉ có một mình tôi bảo vệ. Những người làm việc trong lĩnh vực này thường xuyên tự thấy mình như là các kẻ thù của “lý thuyết cao cấp” [high theory], lý thuyết Pháp, nhưng các nhà cấu trúc [luận] đã thực sự đóng góp rất nhiều trong việc đặt lại vấn đề về những phân biệt truyền thống giữa văn hóa “cao” và văn hóa “thấp”. Umberto Eco đã viết về James Bond và dĩ nhiên có cả Những huyền thoại của Barthes nữa.

Ông giải thích thế nào về thành công, dù sao thì cũng khá choáng váng, của giải cấu trúc tại các trường đại học Mỹ?

Đó là một điều thật đáng kinh ngạc, nhất là nếu so với sự thiếu thành công của cấu trúc luận. Tôi thấy ở đây hai nguyên nhân. Một mặt, hệ thống đại học Mỹ “có tính chất doanh nghiệp” cao độ, trong khi hệ thống đại học Anh, chẳng hạn vậy, có thể coi là người canh giữ cho một truyền thống nhiều hơn. Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái khả thị - tồn tại một dạng star system [hệ thống ngôi sao] về học thuật, với các hội thảo /vân vân/ [v.v…], cái chắc chắn là đã tạo thuận lợi cho những người ủng hộ giải cấu trúc, cũng như cho những người ủng hộ những cái mới khác. Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ cái di sản hết sức phong phú của triết học lục địa. Các khoa văn học đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, bằng cách ấy mà đồng thời cũng tuyên dương cho vị thế của họ. Khi người ta coi văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì /điều đó không gây hại gì đến/ việc trong hồ sơ có tên Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger [là không có gì gây hại]. Những nguyên nhân này theo tôi cũng giải thích cho thành công rất hạn chế của giải cấu trúc tại Pháp. Sorbonne không được cấu trúc như một doanh nghiệp hướng tới tính khả thị của các nhà nghiên cứu hay các giáo sư, và triết học không cần tới giải cấu trúc để sở hữu được một tính chất khả thị nào đó.

Ông có nghĩ rằng /trong cái nhìn của/ [liên quan đến] trường văn học và văn hóa đương đại, những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn giữ nguyên được tính chất xác đáng không? Và nhìn chung hơn: lý thuyết văn học có tương lai nào không?

Quả đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được hình dung như là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết nữa, nhưng vẫn luôn luôn có các công trình lý thuyết về /một đầu sách nào đó/ [một vấn đề nào đó] được xuất bản. Những gì thú vị hơn cả trong nghiên cứu văn học ngày nay không thể tách rời khỏi lý thuyết. Mối quan tâm ngày càng mạnh đối với văn chương hậu thuộc địa đã đóng góp vào việc làm nảy sinh những vấn đề lý thuyết mới: chẳng hạn vấn đề vị thế một nền văn chương quốc gia trong đối sánh với văn chương di dân hoặc văn chương sản sinh ra tại các thuộc địa cũ. Chùm vấn đề mới này cũng dẫn tới nhiều thảo luận về việc một nền văn chương “thế giới” sẽ phải như thế nào. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu hậu thuộc địa, mang dấu ấn lý thuyết rất mạnh mẽ, luôn luôn sống động. Thật không thể hình dung nổi, đối với các sinh viên tốt nghiệp ngày nay, chẳng hạn, quyết định “chống lại” lý thuyết, không thèm tìm hiểu nó ít nhất là một mảnh nhỏ nào đó.

Thêm: [(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 225-230)]

---------------------

Jonathan Culler. Sinh năm 1944, giáo sư ngành ngôn ngữ Anh và văn học so sánh tại Đại học Cornell (Mỹ). Các tác phẩm quan trọng: Structuralist Poetics: Structuralism, Linguistics, and the Study of Literature (1975), The Pursuit of Signs: Semiotics, Literature, Deconstruction (1981), On Deconstruction: Theory and Criticism after Structuralism (1982), The Literary in Theory: Cultural Memory in the Present (2006).


Tôi muốn bắt đầu bằng những năm cấu trúc luận của ông. Ông phát hiện cấu trúc luận trong những năm 1960, ở Anh. Với ông đó có phải là một điều liên quan đến chính trị không? Giờ đây ông sẽ giải thích thế nào cho mối quan tâm của ông với cấu trúc luận hồi ấy?

Dĩ nhiên là nó từng có liên quan đến chính trị, trong chừng mực phân tích cấu trúc chỉ ra đặc trưng về quy ước, về văn hóa của mọi thứ được coi như là tự nhiên. Ở một bình diện khác, cấu trúc luận còn giống như một lực cách mạng trong bối cảnh hệ thống giáo dục Pháp hồi đó. Từ 1966 đến 1969, tôi là sinh viên ở Oxford, nhưng tôi sống ở Nhà Pháp và do vậy có rất nhiều liên hệ với các nhà nghiên cứu và giảng viên người Pháp. Hiển nhiên là với họ cấu trúc luận cùng lý thuyết nói chung có rất nhiều liên quan đến chính trị, đặc biệt chúng đại diện cho một sự đoạn tuyệt với giới học thuật đã được thiết lập. Mọi thứ đều chỉ ra rằng giới này sẽ bị rúng động bởi sự đột phá của các ngành khoa học nhân văn - không chỉ có Barthes và cuộc tranh luận của ông với Picard, mà còn có ảnh hưởng của Althusser hay Foucault khi đó vẫn còn kết nối với cấu trúc luận của thời ấy.

Cấu trúc luận cũng có một kích thước chính trị với bản thân tôi vì nó cho phép hướng tới một chuyển hóa trong nghiên cứu văn học ở Anh và Mỹ. Hồi đó Oxford vô cùng bảo thủ, và khi được bổ nhiệm tại đó vào năm 1974, trên thực tế tôi là giảng viên duy nhất - cùng Terry Eagleton - quan tâm tới lý thuyết. Tôi đã lập ra một xêmina về lý thuyết văn học, đó là một cuộc phiêu lưu rất nhiều kích thích, khi ấy chúng tôi nghĩ mình sẽ tạo ra những cấu trúc hàn lâm hoàn toàn mới.

Xét cho đến cùng, câu trả lời của tôi gồm hai vế. Một mặt, việc tôi khám phá cấu trúc luận và ngôn ngữ học đã cấu thành một chuỗi logic trong mối quan tâm học thuật của tôi dành cho hiện tượng luận. Nhưng, mặt khác, trong bối cảnh nước Anh rất truyền thống ấy, lý thuyết - thường xuyên được gọi là french nonsense [sự vớ vẩn của người Pháp] ở Anh - mang một tác dụng biểu nghĩa chính trị.

Rồi ông quay về Mỹ. Liệu có phải là với ông cấu trúc luận vẫn giữ nguyên chức năng ở một bối cảnh dù sao thì cũng rất khác biệt như thế?

Quả thực là rất khác. Một trong những điều làm tôi thấy kinh ngạc là sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ theo cách nào đó đã bị ngắt mạch bởi sự xuất hiện của cái mà người ta gọi là hậu cấu trúc luận, rồi người Mỹ chuyển sang đó rất nhanh chóng, cứ như là để thanh toán cấu trúc luận vậy. Với tôi, sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ có cái gì đó đáng thất vọng, đặc biệt nếu ta coi nó, ở mức độ văn chương, như một dự án có tính chất hệ thống dành để tiến tới một thi pháp.

Như vậy là chưa từng có một thi pháp có tính chất hệ thống nào từng được phát triển ở Mỹ?

Không, nếu như ông nghĩ tới các công trình của Gérard Genette hoặc của Todorov thời kỳ đầu, không hề có gì tương đương vậy đâu. Genette, Todorov và những người khác đã được dịch, nhưng không tạo được cảm hứng cho các công trình tương tự ở Mỹ. Có nhiều nguyên nhân cho điều này. Một trong số đó là nghiên cứu văn học Mỹ đã thu nhận vào mình, nhờ Phê bình Mới, một số lượng nhất định tham số được đưa vào Pháp qua cấu trúc luận, nhất là sự tập trung lên tự thân văn bản văn học chứ không phải bối cảnh lịch sử hay tiểu sử. Cuộc tranh cãi Barthes-Picard hẳn sẽ không thể xảy ra ở Mỹ vì Picard hẳn sẽ không có được cả thẩm quyền lẫn vị thế mà ông có ở Pháp. Nguyên nhân khác là Phê bình Mới đã làm lan rộng ý tưởng theo đó nhiệm vụ thứ nhất của phê bình văn học là diễn giải các văn bản. Vậy nên, khi tôi nói tới Barthes, Genette, Todorov, Greimas…, người ta luôn luôn hỏi tôi những lý thuyết ấy cho phép đọc tốt hơn hay hiểu tốt hơn các tác phẩm đơn lẻ như thế nào. Trong bối cảnh ấy, một dự án về thi pháp hệ thống rất khó được hiện thực hóa. Quả thực sự tiếp nhận cấu trúc luận ở Mỹ được thực hiện theo lối hậu nghiệm, thông qua các tác phẩm của những người bị đồng hóa thành các nhà hậu cấu trúc luận (Barthes, Foucault, Lacan, v.v…)

Ta hãy chuyển sang vấn đề giải cấu trúc, mà ông đã theo rất sát, mà tuy nhiên lại không thuộc vào “nhóm đầu tiên” (tức là nhóm của Paul de Man). Đâu là những điểm quan trọng của nó? Cả ở đây nữa, ông có hình dung giải cấu trúc như là điều có liên quan tới ý hệ và chính trị không?

Rất rõ ràng, ở Mỹ cũng như ở Pháp, giải cấu trúc từng được hình dung như là sở hữu một kích thước chính trị, nó tấn công vào các cấu trúc và các tôn ti định ra nền văn hóa phương Tây. Cần phải xem ở Mỹ khái niệm giải cấu trúc này đã trở thành một địa điểm quy tụ mọi thứ như thế nào. Tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên trước cách thức cánh hữu phản động đã lôi giải cấu trúc ra trước trong những lời phàn nàn của họ về sự suy tàn của nền văn minh phương Tây, trong khi các đối thủ đích thực của cánh hữu này lẽ ra phải là Cultural Studies [Văn hóa học]. Còn ở bên phe giải cấu trúc, người ta tiếp tục đọc Platon, Rousseau, Kant, và tất cả các tác giả lớn, thay vì nghiên cứu truyền hình hay văn hóa đại chúng.

Cuộc gặp của tôi với giải cấu trúc thì có ít tính chất chính trị hơn nhiều. Tôi đã khám phá giải cấu trúc thông qua mối quan tâm tới cấu trúc luận của tôi, khi đọc Về văn phạm học của Derrida, và đặc biệt hơn là các tiểu luận của ông về Saussure và Lévi-Strauss. Những lần đọc đó đã mở ra các triển vọng có tính chất phê phán mới mẻ cho các nghiên cứu của tôi về cấu trúc luận, nhất là với vấn đề siêu ngôn ngữ [métalangage] hoặc vấn đề tính khoa học của cách tiếp cận cấu trúc luận. Tuy nhiên tôi rất tiếc vì sự leo thang quyền lực của giải cấu trúc đã dẫn tới sự bỏ rơi quá sớm ở Mỹ mọi dự định về thi pháp hệ thống, mọi dự định về “ngữ pháp văn bản”.

Liệu ông có đi đến tận chỗ nói rằng giải cấu trúc đã tự ấn định ở Mỹ chống lại lý thuyết không?

Không phải là chống lại lý thuyết, mà ở một mức độ nào đó là chống lại các dự định lý thuyết có hệ thống, cái đó thì đúng. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, giải cấu trúc quả thực đã khuyến khích các hoạt động thông diễn học nhiều hơn là việc đặt ra một thi pháp, cái mà tôi luôn luôn đấu tranh bảo vệ nguyên lý.

Ông đánh giá thế nào về tính triệt để của các vấn đề chính trị hay ý hệ được cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận giương ra phía trước?

Chắc chắn là có điều gì đó triệt để trong giải cấu trúc đối với các tôn ti ý niệm chính đã cấu trúc nên văn hóa phương Tây. Tiềm năng chính trị của nó có thể nhận thấy được trong sự phát triển của nữ quyền luận, và ngày càng nhiều hơn cả trong Gay and Lesbian Studies [Nghiên cứu đồng tính nam và nữ] - một tác phẩm như tác phẩm của Judith Butler mượn rất nhiều thứ từ Derrida và Foucault. Nhưng trên một bình diện chung hơn, tác động của giải cấu trúc có nhiều tính chất triết học hơn và chỉ có tính chất chính trị theo cách gián tiếp. Trong những gì liên quan tới cấu trúc luận thì khó đo đếm hơn. Một trong những lĩnh vực nó tạo được tác động là lĩnh vực của Cultural Studies - tôi tin là như vậy, ngay cả khi đây là một luận điểm gần như chỉ có một mình tôi bảo vệ. Những người làm việc trong lĩnh vực này thường xuyên tự thấy mình như là các kẻ thù của “lý thuyết cao cấp”, lý thuyết Pháp, nhưng các nhà cấu trúc đã thực sự đóng góp rất nhiều trong việc đặt lại vấn đề về những phân biệt truyền thống giữa văn hóa “cao” và văn hóa “thấp”. Umberto Eco đã viết về James Bond và dĩ nhiên có cả Những huyền thoại của Barthes nữa.

Ông giải thích thế nào về thành công, dù sao thì cũng khá choáng váng, của giải cấu trúc tại các trường đại học Mỹ?

Đó là một điều thật đáng kinh ngạc, nhất là nếu so với sự thiếu thành công của cấu trúc luận. Tôi thấy ở đây hai nguyên nhân. Một mặt, hệ thống đại học Mỹ “có tính chất doanh nghiệp” cao độ, trong khi hệ thống đại học Anh, chẳng hạn vậy, có thể coi là người canh giữ cho một truyền thống nhiều hơn. Ở Mỹ có sự hào hứng dành cho cái mới và cái khả thị - tồn tại một dạng star system [hệ thống ngôi sao] về học thuật, với các hội thảo vân vân, cái chắc chắn là đã tạo thuận lợi cho những người ủng hộ giải cấu trúc, cũng như cho những người ủng hộ những cái mới khác. Mặt khác, cần phải nói rằng các khoa triết học ở Mỹ đã ít nhiều từ bỏ cái di sản hết sức phong phú của triết học lục địa. Các khoa văn học đã có thể tái tiếp nhận di sản này thông qua giải cấu trúc, bằng cách ấy mà đồng thời cũng tuyên dương cho vị thế của họ. Khi người ta coi văn chương xử lý những vấn đề nền tảng, thì điều đó không gây hại gì đến việc trong hồ sơ có tên Kant, Adorno, Benjamin hay Heidegger. Những nguyên nhân này theo tôi cũng giải thích cho thành công rất hạn chế của giải cấu trúc tại Pháp. Sorbonne không được cấu trúc như một doanh nghiệp hướng tới tính khả thị của các nhà nghiên cứu hay các giáo sư, và triết học không cần tới giải cấu trúc để sở hữu được một tính chất khả thị nào đó.

Ông có nghĩ rằng trong cái nhìn của trường văn học và văn hóa đương đại, những vấn đề do lý thuyết xới lên cách đây ba hay bốn thập kỷ vẫn còn giữ nguyên được tính chất xác đáng không? Và nhìn chung hơn: lý thuyết văn học có tương lai nào không?

Quả đúng là hiện nay lý thuyết văn học không còn được hình dung như là một điều mới mẻ mà người ta nhất thiết phải biết nữa, nhưng vẫn luôn luôn có các công trình lý thuyết về một đầu sách nào đó được xuất bản. Những gì thú vị hơn cả trong nghiên cứu văn học ngày nay không thể tách rời khỏi lý thuyết. Mối quan tâm ngày càng mạnh đối với văn chương hậu thuộc địa đã đóng góp vào việc làm nảy sinh những vấn đề lý thuyết mới: chẳng hạn vấn đề vị thế một nền văn chương quốc gia trong đối sánh với văn chương di dân hoặc văn chương sản sinh ra tại các thuộc địa cũ. Chùm vấn đề mới này cũng dẫn tới nhiều thảo luận về việc một nền văn chương “thế giới” sẽ phải như thế nào. Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu hậu thuộc địa, mang dấu ấn lý thuyết rất mạnh mẽ, luôn luôn sống động. Thật không thể hình dung nổi, đối với các sinh viên tốt nghiệp ngày nay, chẳng hạn, quyết định “chống lại” lý thuyết, không thèm tìm hiểu nó ít nhất là một mảnh nhỏ nào đó.

Oct 26, 2011

kém trong sáng nhất

từ nào là từ kém trong sáng nhất trong tiếng Việt?

đương nhiên là từ CỤC

:ppppp

Oct 22, 2011

hoa sữa non thì hung hăng

hung hăng như Đinh La Thăng :x :x :x

Hạnh phúc là một vấn đề khó, hiểu nó, định nghĩa nó như thế nào đã là khó: “Hạnh phúc là gì, bao lần ta lúng túng/Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra” (Dương Hương Ly). Có được nó, hưởng thụ nó lại càng khó. Giữ được nó thì lại càng vô vàn khó hơn nữa. Chỉ cần nghĩ hạnh phúc là thứ vô hình và trừu tượng, tức khắc cả đời ta sẽ không bao giờ thực sự có được nó. Nhưng hạnh phúc là một thứ cụ thể, sờ chạm vào được ư? Lại càng khó tưởng tượng.

Cốt lõi của vấn đề có lẽ nằm trong cách nhìn. Tin mừng là bạn có tới hai cách lựa chọn trong cuộc sống, giống như các chuyên gia về “sống đẹp, sống vui” vẫn thường hay nói: một nửa cốc nước với người bi quan là “chỉ có” nửa cốc, với người lạc quan thì lại là “đã có” hoặc “vẫn còn” nửa cốc.

Oct 20, 2011

Casanova qua lỗ khóa

Ở ven hông tòa cung điện cho các “doge” (một chức danh đại khái là “tổng trấn”) của thành phố Venice có một nhà tù rất kiên cố đến nay vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch đến để thử cảm giác rùng rợn khi đứng trong những hành lang hẹp hun hút gió và nhìn đồ gia hình bày la liệt trong các phòng. Thế mà năm 1756, một nhân vật rất nhiều tai tiếng đã đàng hoàng thoát được khỏi đây, lại còn là thoát khỏi nơi khó thoát nhất của nơi này: một căn phòng được mệnh danh “phòng chì” đặc biệt chỉ dành cho những tội phạm người ta chẳng thể nào lường được mức độ nguy hiểm. Không gì ngăn cản nổi bước chân của con người ấy: Giacomo Casanova, nỗi kinh hoàng của các ông chồng và người tình trong mộng của đông đảo quý bà quý cô khuê các cùng thôn nữ chăn dê vắt sữa bò sống cùng thời với ông. Không loại trừ khả năng Casanova cũng là người tình trong mộng của rất nhiều phụ nữ thời nay. Ban nhạc All 4 One khi viết một bài hát hay được dùng để tán gái tên là “I Can Love You Like That” đã ai oán nhận mình thua kém Casanova: “Well, I am no Casanova”.

Ngay sau vụ trốn thoát rúng động cả một thời ấy là bắt đầu thế giới hư cấu của một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất lịch sử trong đề tài Casanova: “Casanova ở Bolzano” của nhà văn Hungari Márai Sándor (Giáp Văn Chung dịch, Nhã Nam & NXB Văn học).

[VCLN] Genette


12.
 
«Quant à la notion attrape-tout de «poststructuralisme», je n’ai jamais perçu sa pertinence ; elle me semble mêler, sinon confondre, des attitudes de pensée sans grande parenté entre elles, si ce n’est dans le fait purement chronologique de venir après la brève période de «mode» structuraliste, comme le très hétérogène «postimpressionnisme» est venu après la mode de l’impressionnisme.» (tr.238)

«Còn về khái niệm cái gì cũng nhét vào được , “hậu cấu trúc luận”, tôi chưa bao giờ nhìn ra được tính xác đáng của nó; với tôi nó đã làm rối tung, thậm chí lẫn lộn, các thái độ tư duy không mấy kề cận với nhau, nếu như không phải hoàn toàn trong khía cạnh biên niên của việc đến sau giai đoạn ngắn ngủi của “thức” cấu trúc luận, cũng như “chủ nghĩa hậu ấn tượng” rất thiếu thuần nhất đến sau thức ấn tượng chủ nghĩa» (Cao Việt Dũng).

Theo tôi, vì ông Cao Việt Dũng không hiểu nghĩa của cụm từ «si ce n’est...» và lộn giữa «la mode» và «le mode», nên dịch sang tiếng Việt rối bời bời. Giống đực giống cái chẳng lẽ khó vậy sao? Mà tiếng Việt của ông cũng không ổn: «khái niệm cái gì cũng nhét vào được» là cái chi vậy?

Theo tôi, câu này nên dịch như vầy:

«Còn về khái niệm thượng vàng hạ cám “hậu cấu trúc luận”, tôi chưa bao giờ thấy tính xác đáng của nó – với tôi nó dường như làm rối tung, thậm chí lẫn lộn, các thái độ tư duy không mấy liên quan đến nhau – ngoài lý do duy nhất là, về trật tự thời gian, nó đến sau cái “mốt” cấu trúc luận ngắn ngủi, cũng như “ hậu ấn tượng chủ nghĩa ” cực lộn xộn đã đến sau cái mốt ấn tượng chủ nghĩa».

-----------

Trong câu này, Vi Văn Tuyên chép sai nguyên bản tiếng Pháp: từ in nghiêng là “après” chứ không phải “venir”. Đoạn dịch của tôi Vi Văn Tuyên cũng chép không chính xác: từ “sau” tôi viết in nghiêng nhưng khi chép Vi Văn Tuyên bỏ mất, đồng thời làm thừa một dấu cách sau “Còn về khái niệm cái gì cũng nhét vào được”. Ở câu Vi Văn Tuyên đề xuất, trong dấu ngoặc kép “hậu ấn tượng chủ nghĩa” thừa hai dấu cách.

Tất cả những chỗ Vi Văn Tuyên trích dẫn đều có lỗi trình bày: thừa dấu cách, thiếu dấu cách, dấu ngoặc đơn ngoặc kép, gạch ngắn gạch dài lung tung, bỏ in nghiêng… nên từ sau đây tôi không nói nữa.

Nhiều chỗ tuy không gạch chân [xin xem chỗ gạch chân bên trang Tiền Vệ, vì tôi không paste vào đây được] nhưng Vi Văn Tuyên cũng thay đổi mà không báo trước, ví dụ: ngữ đoạn “tôi chưa bao giờ nhìn ra được” của tôi đã trở thành “tôi chưa bao giờ thấy”, hay “rất thiếu thuần nhất” trở thành “cực lộn xộn”. “Rất thiếu thuần nhất” thì sao nhỉ mà phải đổi? Chuyện được nhấn mạnh ở đây là tính chất thiếu thuần nhất, còn nếu thích “thuần Việt” thì “lổn nhổn” hợp hơn “lộn xộn” nhiều.

Đúng là tôi nhìn sai “mode”: nó là “la mode” chứ không phải “le mode”.

Tôi không thấy “khái niệm thượng vàng hạ cám” hơn cách dịch của tôi ở chỗ nào cả. Vi Văn Tuyên nói đến chuyện tiếng Việt của tôi không ổn, nhưng tôi thấy ghép “thượng vàng hạ cám” với “khái niệm” thực sự là không có chút ổn nào.

Tôi không hiểu tại sao “si ce n’est” lại không dịch được như tôi, “nếu như không phải”. Đọc lại câu tôi đã dịch, tôi không thấy có vấn đề về logic.

13.

«Sur le terrain des études littéraires, j’en ai aimé (j’en aime toujours) une libération à l’égard des pratiques mesquines de l’“histoire littéraire”post-lansonienne.» (tr.239) 

«Trên địa hạt nghiên cứu văn học, tôi từng rất thích ở nó (giờ vẫn thích) một sự giải phóng đối với các thực hành đầy thiển cận của “văn học sử” hậu Lanson.» (Cao Việt Dũng).

Ông Cao Việt Dũng dịch sai cụm từ «à l’égard de», nên câu trên bị hiểu ngược nghĩa. Các cụ nói «sai một ly, đi một dặm» đúng quá xá!

Theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«Trên địa hạt nghiên cứu văn học, tôi từng thích ở nó (giờ vẫn thích) một sự giải phóng khỏi các thực hành đầy thiển cận của “văn học sử” hậu Lanson.»

-----------

Giới từ ở đây tôi dùng không khéo, nhưng nói “ngược nghĩa” là không đúng, đơn giản là tôi không có lối hành văn theo kiểu Vi Văn Tuyên nghĩ.

14.

«Je ressens ‘le théorique », dans mon domaine et dans d’autres, comme intemporellement nécessaire et donc comme virtuellement , si j’ose ce barbarisme , ‘irrévoluble’. De ce fait , je le crois, pour l’essentiel , indépendant de tout accompagnement et de toute actualité littéraire ou idéologique.» (tr.240)

«Tôi cảm thấy “cái lý thuyết”, trong lĩnh vực của tôi và những lĩnh vực khác, là cần thiết bất kể thời điểm và một cách thực tế , cho phép tôi sử dụng lối nói kỳ quặc cổ xưa này , là “không thể trở ngược” [irrévoluble]. Từ đây , tôi tin rằng nó, xét về điểm cốt yếu , độc lập với mọi sự đi kèm và mọi thứ thời sự văn chương hay ý hệ.» (Cao Việt Dũng)

Tôi sợ rằng ông Cao Việt Dũng không hiểu chút nào câu này. Mà hiểu sao nổi khi đã ông không nắm được nghĩa của những từ «virtuellement», «barbarisme», «irrévoluble», «de ce fait» và  pour l’essentiel»?

Theo tôi, câu này nên được dịch như vầy:

«Tôi cảm nhận rằng trong lĩnh vực của tôi và những lĩnh vực khác, “chất lý thuyết” luôn luôn cần thiết và vì vậy gần như không thể kết thúc được ” [irrévoluble], nếu tôi dám sử dụng cái từ không thuần chính này. Cho nên tôi tin rằng phần lớn, nó độc lập với mọi kèm cặp và mọi thời sự văn chương hay ý hệ».

-----------

Vi Văn Tuyên đổi “cái lý thuyết” thành “chất lý thuyết” mà không báo trước. Tôi chỉ nói đơn giản rằng đổi như thế là không được.

Nếu “luôn luôn [cần thiết]” thì dùng “toujours” luôn cho rồi, chứ phải cầu kỳ “intemporellement” làm gì?

“Virtuel”: nghĩa chính được ghi nhận của từ này: “Qui possède, contient toutes les conditions essentielles à son actualisation.” [ghi nhận trong từ điển TLFi tại địa chỉ http://atilf.atilf.fr/tlf.htm; tôi chọn từ điển này vì nó là từ điển uy tín và dễ tìm]. Có thể tôi đã “đẩy” nghĩa hơi quá khi dịch thành “một cách thực tế”, nhưng “virtuel” có nét nghĩa cái thực sự nằm đó, nhưng ngầm ẩn, như ví dụ sau đây mà TLFi đưa ra: “À l'opposé de l'existence actuelle, propre à l'axe syntagmatique du langage, l'existence virtuelle caractérise l'axe paradigmatique (GREIMAS-COURTÉS 1979).” Chứ dịch “comme virtuellement” luôn thành “gần như” thì cũng không khác gì bỏ không dịch.

Cụm “từ không thuần chính” tôi nghĩ là chính xác để dịch “barbarisme”, nhưng nếu “irrévoluble” thành luôn “không thể kết thúc được” thì đâu có gì “barbarisme”? Muốn dịch “barbarisme” (nghĩa là một từ dùng sai) thì cũng phải nghĩ ra một cái gì đó kỳ quặc chứ.

“Cho nên” và “phần lớn” có thể trôi chảy hơn “từ đây” và “xét về điểm cốt yếu”, nhưng hai chỗ dịch của tôi, tôi không thấy có gì sai cả.

15.

«Qu’est-ce que le théorique a apporté? A-t-il favorisé la culture littéraire? Est-il responsable de son déclin? Est-il le symptôme de ce déclin? Y a-t-il déclin ?» (tr.240)

«Cái văn chương đã mang lại những gì? Nó có tạo thuận lợi cho văn hóa văn học không? Nó có trách nhiệm với sự suy tàn của văn chương không? Nó có phải là triệu chứng của suy tàn ấy không? Có một suy tàn không?» (Cao Việt Dũng)

Ông Cao Việt Dũng không nắm rõ cụm từ « être responsable de... » và có lẽ quá vội nên nhìn gà hóa cuốc, «le théorique» (chất lý thuyết) hóa ra «cái văn chương».

Theo tôi, đoạn trên nên được dịch như vầy:

« Chất lý thuyết đã mang lại gì? Nó có thúc đẩy văn hóa văn chương không? Nó có là nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của văn hóa văn chương không? Nó có phải là triệu chứng của sự suy tàn ấy không? Có suy tàn không?»

-----------

Tôi nhìn sai “le théorique” thành “le littéraire” và đúng là ở đây đang nói về sự suy tàn của “văn hóa văn học” chứ không phải “văn chương”.

“Être responsable de” tại sao không dịch là “có trách nhiệm với” được?

16.

«Si par  culture littéraire» vous entendez les études littéraires en général et particulièrement l’étude de la littérature dans l’institution scolaire, je pense que la poétique a plutôt contribué à leur enrichissement, à la seule réserve que m’inspirent parfois certaines formes prises par sa vulgarisation intempestive – je veux dire administrée sans égard pour les capacités de compréhension et le (forcément) mince ‘bagage’ littéraire du jeune public...» (tr.240)

«Nếu ông hiểu “văn hóa văn học” là các nghiên cứu văn học nói chung và nói riêng là nghiên cứu về văn chương trong trường học , thì tôi nghĩ thi pháp đã đóng góp khá lớn vào sự phong phú của nó, với duy nhất sự e dè mà đôi khi tôi cảm thấy khi chứng kiến một số hình thức được tạo lập từ sự phổ biến quá mạnh mẽ của nó – tôi muốn nói là nó bị nằm dưới sự quản lý mà không có chút để ý nào tới năng lực hiểu và “hành trang” văn chương (dĩ nhiên là) mỏng của giới trẻ...» (Cao Việt Dũng)

Kỳ thiệt là kỳ, mấy chữ «plutôt», «la poétique», «vulgarisation», «intempestive» và cụm từ «administrée sans égard» mà ông Cao Việt Dũng cũng không hiểu. Đã vậy, ông lại lộn giữa «les études» (nghiên cứu) và «l’étude» (học). Số ít, số nhiều coi bộ khó quá a?

Theo tôi, đoạn văn trên nên được dịch như vầy:

«Nếu ông hiểu “văn hóa văn học” là nghiên cứu văn học nói chung và nói riêng là việc học văn chương trong trường phổ thông , thì tôi nghĩ thi pháp học đã, nói cho chính xác , đóng góp vào sự phong phú của chúng, tôi chỉ ngần ngại khi đôi lúc chứng kiến một số hình thức gây ra do việc thi pháp học bị dung tục vô lối – tôi muốn nói là nó bị nhồi nhét quá tải so với khả năng hiểu và “hành trang” văn chương (dĩ nhiên) mỏng của giới trẻ... ».

-----------

“L’institution scolaire” sao lại chỉ là “trường phổ thông”? Vấn đề người Pháp đang gặp phải là việc dạy/học/nghiên cứu văn chương trong trường cả phổ thông lẫn đại học.

“Plutôt” thành luôn “nói cho chính xác” từ bao giờ vậy?

“Vulgarisation”: Vi Văn Tuyên nói đến nghĩa thứ hai của từ này, trong khi TLFi ghi nhận hai nghĩa. Nghĩa đầu tiên: “Fait de diffuser dans le grand public des connaissances, des idées, des produits. Synon. diffusion, propagation. Vulgarisation artistique, musicale; vulgarisation des connaissances, de la culture, de l'enseignement, des idées; instrument de vulgarisation.” Nghĩa thứ hai: “Péj. Fait de devenir, de rendre vulgaire, banal ou trivial; fait de perdre sa distinction. Vulgarisation d'une personne, d'un milieu, d'un paysage, d'un spectacle; vulgarisation du goût.” Xin để ý từ viết tắt “péj” (péjoratif) mà từ điển đặt trước nghĩa thứ hai. Nghĩa phổ biến hơn chính là nghĩa “phổ biến” (kiểu “phổ biến kiến thức”), và ở đây Genette cũng đang nói đến ý đó.
Đoạn có từ “administrer” tôi diễn đạt không gãy gọn, nhưng thành luôn “nhồi nhét quá tải” thì quá bằng diễn nghĩa chứ không phải dịch.

17.

«Le théorique a-t-il été solidaire d’une littérature dite réflexive ou autoréflexive ?» (tr.240)
«Cái lý thuyết có gắn liền với một thứ văn chương được gọi là suy tư hay tự suy tư không?» (Cao Việt Dũng)

Cách dịch máy móc của ông Cao Việt Dũng («auto» = «tự» ; «autoréflexive» = «tự suy tư») làm cho bản tiếng Việt trở nên vô nghĩa. Văn chương «tự suy tư» là cái chi vậy? Giá ông Cao Việt Dũng chịu khó đọc toàn bộ cuốn sách ông đang dịch, ông sẽ thấy tác giả (Vincent Kaufmann) giải thích khá rõ khái niệm «littérature autoréflexive» này: văn chương vốn luôn suy nghĩ – và tự suy nghĩ – về đủ mọi đề tài, nhưng chỉ trong thời điểm này – tức là từ đầu thập kỷ năm mươi của thế kỷ trước –, ở Pháp mới nổi lên hiện tượng văn chương gắn liền với lý thuyết, đặt ra những câu hỏi về bản thân nó, suy tư về chính nó. Đề tài ưu tiên của văn chương lúc này, chính là... văn chương, vậy đó!

Tóm lại, theo tôi, câu trên phải được dịch như vầy:

«Lý thuyết có gắn liền với một thứ văn chương gọi là suy tư, hay cụ thể hơn suy-tư-về-chính-nó hay không?»

-----------

Đơn giản là tôi không nghĩ như Vi Văn Tuyên.

18.

«...la poétique d’Aristote a certainement été « solidaire », et même tributaire , de (...) la ‘littérature’ de son temps, celle de Boileau de la sienne, celle de Hegel de la sienne...» (tr.240)
«... thi pháp của Aristote chắc chắn từng “gắn liền”, thậm chí là thuộc tính của (...) “văn chương” thời của ông, thi pháp của Boileau với văn chương của ông, thi pháp của Hegel với văn chương của ông ...» (Cao Việt Dũng)

Vẫn lộn giữa «thi pháp học» và «thi pháp» – như khi dịch phỏng vấn Jonathan Culler, nên ông Cao Việt Dũng cho Gérard Genette nói đến «thi pháp» của triết gia Aristote! Thiệt ra Aristote là tác giả của cuốn sách nổi tiếng «Thi pháp học». Rồi triết gia Hegel, theo trình độ dịch của ông Cao Việt Dũng, ngoài «thi pháp» có cả «văn chương» nữa. Vui tính thiệt nha!

Chưa xong, ông Cao Việt Dũng không những hiểu sai từ «la poétique» mà còn hiểu sai luôn cả từ «la sienne». Từ này phải hiểu là «văn chương thời của ông», chớ không là «văn chương của ông» như ông Cao Việt Dũng dịch. Một cái sai nữa: «Tributaire» nghĩa là «phụ thuộc» sao lại dịch thành «là thuộc tính» vậy cà?

Tóm lại, theo tôi, câu trên nên được dịch như vầy:

«... thi pháp học của Aristote chắn chắn đã ‘gắn kết’, và thậm chí phụ thuộc, với (...) «văn chương» thời Aristote, thi pháp học của Boileau gắn kết với văn chương thời Boileau , thi pháp học của Hegel gắn kết với văn chương thời Hegel ... ».

-----------

Ở chỗ này thì tôi chịu Vi Văn Tuyên gần như tất cả, ngoại trừ chỗ “thi pháp học”: cách nói “thi pháp”, một cách phổ biến, thường thay cho “thi pháp học”, và chỗ “celle de… de la sienne” thì các tính từ đều phải lặp lại: không chỉ “solidaire” mà cả “tributaire” nữa.

19.

«Mais je manque du recul nécessaire pour dire de quelles formes littéraires ‘notre’ poétique a été, est ou sera perçue comme solidaire ou en relation de continuité. La ‘mienne’ – si je puis personnaliser tout à trac, et sans y impliquer qui que ce soit, un questionnaire qui m’y invite implicitement , a bien été assez largement de l’ordre du ‘jeu’, ou de ce que j’appelle volontiers, avec Claude Lévi-Strauss, un ‘bricolage’ , c’est-à-dire une pratique seconde (...) entée sur cette matière première que constituent les œuvres littéraires...» (tr.240)

«Nhưng tôi chưa có đủ độ lùi cần thiết để nói thi pháp “của chúng tôi” từng, đang hoặc sẽ gắn liền với những hình thức văn chương nào, hay nếu không phải gắn liền thì là có mối quan hệ tiếp nối. Thi pháp “của tôi” – cho phép tôi, nếu được sử dụng biện pháp nhân cách hóa cho câu hỏi mà tôi phải trả lời , không định ngụ ý gì hết cả – về một phần rất lớn thuộc phạm vi “trò chơi”, hoặc là cái mà tôi sẵn sàng gọi, giống như Claude Lévi-Strauss, là một “sắp xếp lặt vặt” [bricolage], nghĩa là một thực hành thứ cấp (...) ăn khớp vào với cái chất liệu đầu tiên mà tác phẩm văn chương tạo ra ...» (Cao Việt Dũng)

Ông Cao Việt Dũng lại mắc phải cái sai nãy giờ: không phân biệt được «thi pháp» và «thi pháp học», nhưng ở thí dụ này thì quá đáng thiệt. Trời đất, sao ông không tự hỏi một câu: Genette là nhà phê bình, làm thơ khi nào mà có «thi pháp» vậy? Dịch ào ào (như chạy xe ào ào) là nguy hiểm lắm đó.

Đáng tiếc, với một khái niệm quan trọng như «thi pháp học», được nhắc đi nhắc lại trong những bài phóng vấn này, ông Cao Việt Dũng cũng không bỏ chút thời gian tìm hiểu. Ông cũng dịch sai «si je pus», «personnaliser», «tout à trac», «sans y impliquer qui que ce soit», «un questionnaire qui m’y invite implicitement», «constituent». Ông lại còn lộn «seconde» (thứ hai) thành «secondaire» (thứ cấp).

Theo tôi, đoạn trên nên được dịch như vầy:

«Nhưng tôi chưa có độ lùi cần thiết để nói thi pháp học “của chúng tôi” từng, đang hoặc sẽ gắn liền hay tiếp nối những hình thức văn chương nào. Thi pháp học “của tôi” – cho phép tôi được cá nhân hóa những câu hỏi ngầm đặt ra cho tôi, mà không nghĩ ngợi cũng như không ám chỉ ai – đã phần nhiều thuộc về phạm vi “trò chơi”, hay cái mà tôi sẵn sàng gọi, như Claude Lévi-Strauss, là một “trò thủ công” [bricolage], nghĩa là một sự thực hành ở mức thứ hai (...) gắn vào chất liệu đầu tiên là tác phẩm văn chương ...».

-----------

Tôi xin lưu ý là Vi Văn Tuyên viết sai “si je puis” thành “si je pus”.

Về chuyện “thi pháp” và “thi pháp học”: tôi đã nói ở trên.

Trong câu này, “cá nhân hóa” thì thích hợp hơn là “nhân cách hóa” thật, tôi công nhận, nhưng “bricolage” tôi không nghĩ dịch thành “trò thủ công” thì hợp lý. “Ở mức thứ hai” thì khác gì “thứ cấp”, và tại sao “que constituent les oeuvres littéraires” lại không thể dịch thành “mà tác phẩm văn chương tạo ra”? Nét nghĩa “être” của “constituer” theo tôi ở đây không rõ.

20.

«C’est le sens que je donnerais , en en trahissant peut-être l’intention , à votre notion de ‘littérature autoréflexive ’. Mais ceci est une autre histoire ...». (tr.241)

«Đó chính là nghĩa mà tôi sẽ cấp cho, qua đó mà có thể làm lộ ý hướng của nó , khái niệm “ văn chương tự suy tư ” của ông. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác rồi...» (Cao Việt Dũng).

«En en trahissant peut-être l’intention» mà ông Cao Việt Dũng dịch thành «qua đó mà có thể làm lộ ý hướng của nó» là sai hoàn toàn ý Genette. «Trahir l’intention» ở đây phải hiểu là «phản lại ý tưởng» chớ.

Theo tôi, câu trên nên dịch như vầy:

« Có lẽ đó chính là cái nghĩa mà tôi muốn trao cho khái niệm “văn chương suy-tư-về-chính-nó ” của ông, c ó thể là tôi phản lại ý tưởng của nó , nhưng đây lại là một chuyện khác ...».

-----------

Tôi sử dụng nghĩa này của “trahir” ghi trong TLFi: “Faire connaître volontairement ce qui devait rester caché.” Ở đây tôi nghĩ nên thận trọng, vì đã có gì để nói đâu mà đã có “phản bội”? Và tại sao “Nhưng đó lại là một câu chuyện khác rồi” lại không được?

---------------------


Bản sửa 10/12/2011

Thêm: [Gérard Genette. Sinh năm 1930, làm phụ trách nghiên cứu tại École des hautes études en sciences sociales cho đến khi về hưu vào năm 1994. Năm 1970 cùng Tzvetan Todorov lập ra tạp chí Poétique và tủ sách cùng tên, xuất bản tại NXB Seuil. Figures IFigures II in năm 1966 và 1969 trong tủ sách “Tel Quel”. Mọi tác phẩm sau đó của ông đều in trong tủ sách “Poétique”: Figures III, 1972, Mimologique. Voyages en Cratylie, 1976, Introduction à l’architexte, 1979, Palimpsestes, 1982, Seuils, 1987, L’Oeuvre de l’art, t. 1: immanence et transcendance, 1994, t. 2: la relation esthétique, 1997.]


Ông từng rời Đảng Cộng sản chuyển sang Socialisme ou Barbarie, rồi sang [nhóm và tạp chí] Tel Quel, rồi [nhóm và tạp chí] Poétique: phải đọc hành trình này như thế nào, nó có nghĩa của một quá trình từ bỏ chính trị, một thay đổi về /sự/ dấn thân chính trị hay không? Hay chỉ đơn giản là tình cờ thế thôi? Những thiên kiến của ông vào thời Figures III - hay nói rộng hơn là cấu trúc luận - với ông có một kích thước chính trị nào không? Đó có phải là một sự thay thế cho Socialisme ou Barbarie hay không? Ông đã gặp lý thuyết và cấu trúc luận như thế nào? Và vì những lý do nào mà ông say mê với các vấn đề ấy?

Các giai đoạn của hành trình ấy chắc không có gì là tình cờ, nhưng không phải giai đoạn nào cũng có chung một nghĩa: việc chuyển sang Socialisme ou Barbarie với tôi là một pha quá độ và giải phóng, một cách thức “mác xít” để từ bỏ chủ nghĩa Marx; sau đó, /qua những giai đoạn khác im ắng hơn quả thực tôi đã hoàn thành công việc “từ bỏ chính trị”/ [những giai đoạn khác im ắng hơn thực sự đã hoàn thành công việc “giải trừ chính trị” cho tôi] - hay, để nói một cách /lạnh lùng/ [thẳng thừng] và /giống Baudelaire hơn/ [như Baudelaire [từng nói]], /tôi đã được giải chính/ [đã giải chính cho tôi] [dépolitiquer] - rồi /khiến/ [giúp] tôi khám phá những cách thức diễn giải thế giới khác: cấu trúc luận ([Claude] Lévi-Strauss, [Roman] Jakobson) /với tư cách/ [về mặt] phương pháp, ký hiệu học ([Ferdinand de] Saussure, [Roland] Barthes) /với tư cách/ [về mặt] góc độ của nhận thức, và lý thuyết văn học /với tư cách/ [như là] địa điểm dành cho thực hành. Cũng như các tạp chí khác, thực sự thì ở trên con đường mới này Tel Quel /cũng/ chỉ là một nơi chốn, còn có tính chất quá độ hơn, gần như ngẫu nhiên, dành cho phát biểu và xuất bản.

Việc chuyển từ Tel Quel sang Poétique có hàm ý một sự đoạn tuyệt, hay [đó] là một sự tiếp nối? /Thi pháp có khác với tu từ học không/ [Thi pháp có khác biệt với cái lý thuyết không]?

Việc tạo ra tờ tạp chí và tủ sách Poétique là một sản phẩm phái sinh (theo lối nghịch lý một chút, vì “tinh thần” của phong trào này rất xa lạ với chúng tôi) của Tháng Năm 1968, khi một thời điểm ngắn ngủi cởi mở của định chế (đặc biệt với sự thành lập Trung tâm Thực nghiệm Vincennes) đã kêu gọi những phương thức suy tư mới cho đến khi ấy vẫn bị Đại học Pháp đặt ra bên lề, và sự thực hành [các phương thức suy tư ấy] trong nghiên cứu văn học đã mang /cái tên/, ở Pháp cũng như những nơi khác, cái tên (rất cổ) là “thi pháp”, về cốt yếu là đồng nghĩa với “lý thuyết [về] văn học”. Trong việc thành lập tờ tạp chí chúng tôi không hề hình dung ra một sự đoạn tuyệt nào với Tel Quel hết, với chúng tôi thì tờ tạp chí ấy [tức Tel Quel] không đại diện cho bất kỳ điều gì khả dĩ định nghĩa được trên bình diện lý thuyết. Chính những người điều hành tờ tạp chí đó đã chọn cách đón nhận nó như vậy. Nhưng dù sao thì đó cũng không phải một cuộc chiến tranh, mà cũng chưa bao giờ là vậy hết. Những đối thủ thực thụ của chúng tôi, nếu muốn dùng tới một từ khá là thái quá, ở chỗ khác cơ: là cái mà Sorbonne biểu tượng cho, cũng vẫn giống như thời của [Charles] Péguy, của [Paul] Valéry hay /thời/ của [Albert] Thibaudet.

Mối liên hệ của ông với “hậu cấu trúc luận”, với giải cấu trúc theo kiểu Derrida, với tâm phân học, v.v…, những thứ đã dần dà chiếm lấy mặt tiền của lý thuyết, là như thế nào?

Mối liên hệ cá nhân của tôi với tâm phân học từng, và vẫn vậy, [là] thờ ơ và né tránh, còn mối liên hệ [cá nhân ấy] của những người đồng sự của tôi thì không có nhiều /giao thoa/ [liên quan] /với/ [tới] công trình chung của chúng tôi. Tác phẩm của [Jacques] Derrida, như hồi nó bắt đầu phát triển, với chúng tôi là một thực tế tồn tại bên cạnh (tôi không nói “bên lề”), mà mối liên hệ với công trình đã nói ở trên gồm cả những điểm thông hiểu và những điểm /bất động/ [bất đồng], hoặc ngộ nhận, tất cả những cái ấy chỉ gợi lên một mối quan hệ hoàn toàn có tính chất bạn bè, hàng xóm tốt. Còn về khái niệm cái gì cũng nhét vào được, “hậu cấu trúc luận”, tôi chưa bao giờ nhìn ra được tính xác đáng của nó; với tôi nó đã làm rối tung, thậm chí lẫn lộn, các thái độ tư duy không mấy kề cận với nhau, /nếu như không phải hoàn toàn trong khía cạnh biên niên của việc đến sau giai đoạn ngắn ngủi của “thức” cấu trúc luận, cũng như “chủ nghĩa hậu ấn tượng” rất thiếu thuần nhất đến sau thức ấn tượng chủ nghĩa/ [nếu như không phải là thuần túy ở khía cạnh trình tự, việc nó đến sau giai đoạn ngắn ngủi của “mốt” cấu trúc luận, cũng như “chủ nghĩa hậu ấn tượng” rất thiếu thuần nhất đến sau mốt chủ nghĩa ấn tượng]. Về sắc thái xấu mà tiền tố “hậu” chứa đựng, tôi không mấy quan tâm. Như Barthes đã nói trong giai đoạn tích cực tranh đấu của ông, “chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến” - và ngược lại thì cũng đúng thôi.

Ông thích gì trong cuộc phiêu lưu lý thuyết, và không thích gì?

Trên địa hạt nghiên cứu văn học, tôi từng rất thích ở nó (giờ vẫn thích) /một sự giải phóng đối với/ [một sự giải thoát từ] các thực hành đầy thiển cận của “văn học sử” hậu Lanson (đến lượt tôi cũng dùng tiền tố “hậu”, vì bản thân Lanson xưa kia từng có những cách nhìn rộng hơn), và một khả năng về mặt ý niệm trong việc /biến/ [làm cho] lịch sử văn học /trở nên có thể tri nhận/, các hình thức của nó, các chủ đề của nó và các thể loại của nó, và nhìn rộng hơn là lý thuyết nghệ thuật, và còn rộng hơn nữa là mối quan hệ mỹ học [, tất cả những thứ ấy trở nên có thể tri nhận]. Tôi đã yêu quý cả đến những lệch lạc của nó, hay những điều thái quá, vốn đã rất nổi tiếng, như một xu hướng nghiêng về chứng cuồng định danh và cơn say sưa thuật ngữ. Nhưng trên tất cả, tôi yêu quý ở nó sự ứng dụng của một nguyên lý nền tảng, với những hậu quả thực tiễn với tôi là rất quan trọng: xem văn chương như một nghệ thuật.

Ngày nay thi pháp có còn mang một chức năng ý hệ-chính trị nữa không, hay chỉ có một thiên hướng thuần túy khoa học-hàn lâm?

Tôi không hề thấy ở nó một chức năng ý hệ nào hết, chính trị thì càng ít hơn, mà chỉ độc nhất một vai trò soi sáng về mặt lý thuyết và sự mở rộng về mặt tri thức. Thiên hướng “hàn lâm” của nó thì tôi khá là thờ ơ: gần như lúc nào tôi cũng làm việc theo lối “bắn tỉa”, ở bên lề Đại học (Pháp), với cảm giác về sự tự do hoàn toàn. Tôi nhận ra đó là một cơ may hiếm hoi, mà rất ít đồng nghiệp chuyên gia thi pháp [của tôi] /có được/ [được hưởng].

Ngày nay liệu có chỗ cho cái lý thuyết không? Một tương lai? Một cơ may sống sót? Ông đánh giá như thế nào về vị trí hay chức năng của nó trong văn hóa văn học hiện nay? Trong mối quan hệ với chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa Lanson mới?

Thi pháp tồn tại từ hơn hai nghìn năm nay rồi, với những thời điểm bị chìm khuất và những thời điểm vụt sáng, và tôi không mấy nghi ngờ về sự sống sót của nó, trong khi đó tôi lại có những nghi ngờ hết sức to lớn về khả năng sống sót của loài người. Tôi cảm thấy “cái lý thuyết”, trong lĩnh vực của tôi và những lĩnh vực khác, là cần thiết bất kể thời điểm và /một cách thực tế, cho phép tôi sử dụng lối nói kỳ quặc cổ xưa này này, là “không thể trở ngược” [irrévoluble]/ [về mặt tiềm năng, nếu dám sử dụng cái từ không tồn tại này, là “bất khả kết hạn”]. Từ đây, tôi tin rằng nó, xét về điểm cốt yếu, [là] độc lập với mọi sự đi kèm và mọi thứ thời sự văn chương hay ý hệ.

/Cái văn chương/ [Cái lý thuyết] đã mang lại những gì? Nó có tạo thuận lợi cho văn hóa văn học không? Nó có trách nhiệm với sự suy tàn của /văn chương/ [văn hóa văn học]  không? Nó có phải là triệu chứng của suy tàn ấy không? Có [một] suy tàn không?

Nếu ông hiểu “văn hóa văn học” là các nghiên cứu văn học nói chung và nói riêng là /nghiên cứu về/ [việc học] văn chương trong trường học, thì tôi nghĩ thi pháp đã đóng góp khá lớn vào sự phong phú của nó, với duy nhất sự e dè mà đôi khi tôi cảm thấy khi chứng kiến một số hình thức /được tạo lập/ [nảy sinh] từ sự phổ biến quá mạnh mẽ của nó [tức thi pháp] - tôi muốn nói là nó bị /nằm dưới sự quản lý/ [áp đặt] mà không có chút để ý nào tới năng lực hiểu và “hành trang” văn chương (dĩ nhiên là) mỏng của giới trẻ, đối tượng mà người ta tìm cách dạy thi pháp cho. Nhưng tôi không hề thấy ở đó có gì gọi được là “suy tàn” hết.

Cái lý thuyết có gắn liền với một thứ văn chương được gọi là suy tư hay tự suy tư không? Văn chương ấy với ông có tầm quan trọng lớn không? Có một sự tiếp nối giữa lý thuyết và một số hình thức văn chương không? Với ông thi pháp có nằm trong phạm trù một “trò chơi văn chương” hay không?

Để đi ngược tới khởi thủy, thì thi pháp của Aristote chắc chắn từng “gắn liền”, thậm chí /là thuộc tính của/ [thuộc về] (khi ấy còn chưa có tên gọi đó) “văn chương” thời của ông, thi pháp của Boileau với văn chương [thời] của ông, thi pháp của Hegel với văn chương [thời] của ông, thi pháp của Baudelaire với văn chương [thời] của ông, v.v… Nhưng tôi chưa có đủ độ lùi cần thiết để nói thi pháp “của chúng tôi” từng, đang hoặc sẽ gắn liền /với những hình thức văn chương nào,/ hay /nếu không phải gắn liền thì là/ có mối quan hệ tiếp nối [với những hình thức văn chương nào]. Thi pháp “của tôi” - cho phép tôi/, nếu được sử dụng biện pháp nhân cách hóa cho câu hỏi mà tôi phải trả lời, không định ngụ ý gì hết cả/ [đột nhiên được cá nhân hóa trước những câu hỏi đặt ra cho mình theo lối ngầm ẩn, mà không ngụ ý nói về bất kỳ ai] - về một phần rất lớn thuộc phạm vi “trò chơi”, hoặc là cái mà tôi sẵn sàng gọi, giống như Claude Lévi-Strauss, là một “sắp xếp lặt vặt” [bricolage], nghĩa là một thực hành thứ cấp (phân tích, diễn giải, sắp xếp, bày ra viễn tượng hoặc đặt ra âm vang v.v…) ăn khớp vào với cái chất liệu đầu tiên mà tác phẩm văn chương tạo ra, hay nói rộng hơn là tác phẩm nghệ thuật. Và chắc hẳn chính đó là cái đã cho phép tôi gần đây không gặp vấp váp gì (tôi không nói là không gặp phiền hà nào) mà chuyển từ hoạt động ở độ thứ hai này sang một thức biểu hiện có tính chất /trực tiếp/ [tức thì] hơn, nghĩa là lấy đối tượng, hoặc đúng hơn là chất liệu, trực tiếp từ trải nghiệm của tôi và các ý kiến [riêng] của tôi. Đó chính là nghĩa mà tôi sẽ cấp cho, qua đó mà có thể làm lộ ý /hướng/ [đồ] của nó, khái niệm “văn chương tự suy tư” của ông. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác rồi…

Thêm: [(trích từ Vincent Kaufmann, La Faute à Mallarmé. L’aventure de la théorie littéraire [Lỗi của Mallarmé. Cuộc phiêu lưu của lý thuyết văn học], Seuil, 2011, tr. 236-241)]

---------------------

Phong trào lý thuyết văn học Pháp có thể hình dung thiếu nhiều người, kể cả, ở nhiều mức độ, Roland Barthes, nhưng tuyệt đối không thể hình dung nếu thiếu Gérard Genette.

------------

Ông từng rời Đảng Cộng sản chuyển sang Socialisme ou Barbarie[1], rồi sang [nhóm và tạp chí] Tel Quel, rồi [nhóm và tạp chí] Poétique: phải đọc hành trình này như thế nào, nó có nghĩa của một quá trình từ bỏ chính trị, một thay đổi về sự dấn thân chính trị hay không? Hay chỉ đơn giản là tình cờ thế thôi? Những thiên kiến của ông vào thời Figures III - hay nói rộng hơn là cấu trúc luận - với ông có một kích thước chính trị nào không? Đó có phải là một sự thay thế cho Socialisme ou Barbarie hay không? Ông đã gặp lý thuyết và cấu trúc luận như thế nào? Và vì những lý do nào mà ông say mê với các vấn đề ấy?

Các giai đoạn của hành trình ấy chắc không có gì là tình cờ, nhưng không phải giai đoạn nào cũng có chung một nghĩa: việc chuyển sang Socialisme ou Barbarie với tôi là một pha quá độ và giải phóng, một cách thức “mác xít” để từ bỏ chủ nghĩa Marx; sau đó, qua những giai đoạn khác im ắng hơn quả thực tôi đã hoàn thành công việc “từ bỏ chính trị” - hay, để nói một cách lạnh lùng và giống Baudelaire hơn, tôi đã được giải chính [dépolitiquer] - rồi khiến tôi khám phá những cách thức diễn giải thế giới khác: cấu trúc luận (Lévi-Strauss, Jakobson) với tư cách phương pháp, ký hiệu học (Saussure, Barthes) với tư cách góc độ của nhận thức, và lý thuyết văn học với tư cách địa điểm dành cho thực hành. Cũng như các tạp chí khác, thực sự thì ở trên con đường mới này Tel Quel cũng chỉ là một nơi chốn, còn có tính chất quá độ hơn, gần như ngẫu nhiên, dành cho phát biểu và xuất bản.

Việc chuyển từ Tel Quel[2] sang Poétique[3] có hàm ý một sự đoạn tuyệt, hay là một sự tiếp nối? Thi pháp có khác với tu từ học không?

Việc tạo ra tờ tạp chí và tủ sách Poétique là một sản phẩm phái sinh (theo lối nghịch lý một chút, vì “tinh thần” của phong trào này rất xa lạ với chúng tôi) của Tháng Năm 1968, khi một thời điểm ngắn ngủi cởi mở của định chế (đặc biệt với sự thành lập Trung tâm Thực nghiệm Vincennes) đã kêu gọi những phương thức suy tư mới cho đến khi ấy vẫn bị Đại học Pháp đặt ra bên lề, và sự thực hành trong nghiên cứu văn học đã mang cái tên, ở Pháp cũng như những nơi khác, cái tên (rất cổ) là “thi pháp”, về cốt yếu là đồng nghĩa với “lý thuyết văn học”. Trong việc thành lập tờ tạp chí chúng tôi không hề hình dung ra một sự đoạn tuyệt nào với Tel Quel hết, với chúng tôi thì tờ tạp chí ấy [tức Tel Quel] không đại diện cho bất kỳ điều gì khả dĩ định nghĩa được trên bình diện lý thuyết. Chính những người điều hành tờ tạp chí đó đã chọn cách đón nhận nó như vậy. Nhưng dù sao thì đó cũng không phải một cuộc chiến tranh, mà cũng chưa bao giờ là vậy hết. Những đối thủ thực thụ của chúng tôi, nếu muốn dùng tới một từ khá là thái quá, ở chỗ khác cơ: là cái mà Sorbonne biểu tượng cho, cũng vẫn giống như thời của Péguy, của Valéry hay thời của Thibaudet.

Mối liên hệ của ông với “hậu cấu trúc luận”, với giải cấu trúc theo kiểu Derrida, với tâm phân học, v.v…, những thứ đã dần dà chiếm lấy mặt tiền của lý thuyết, là như thế nào?

Mối liên hệ cá nhân của tôi với tâm phân học từng, và vẫn vậy, thờ ơ và né tránh, còn mối liên hệ của những người đồng sự của tôi thì không có nhiều giao thoa với công trình chung của chúng tôi. Tác phẩm của Derrida, như hồi nó bắt đầu phát triển, với chúng tôi là một thực tế tồn tại bên cạnh (tôi không nói “bên lề”), mà mối liên hệ với công trình đã nói ở trên gồm cả những điểm thông hiểu và những điểm bất động, hoặc ngộ nhận, tất cả những cái ấy chỉ gợi lên một mối quan hệ hoàn toàn có tính chất bạn bè, hàng xóm tốt. Còn về khái niệm cái gì cũng nhét vào được, “hậu cấu trúc luận”, tôi chưa bao giờ nhìn ra được tính xác đáng của nó; với tôi nó đã làm rối tung, thậm chí lẫn lộn, các thái độ tư duy không mấy kề cận với nhau, nếu như không phải hoàn toàn trong khía cạnh biên niên của việc đến sau giai đoạn ngắn ngủi của “thức” cấu trúc luận, cũng như “chủ nghĩa hậu ấn tượng” rất thiếu thuần nhất đến sau thức ấn tượng chủ nghĩa. Về sắc thái xấu mà tiền tố “hậu” chứa đựng, tôi không mấy quan tâm. Như Barthes đã nói trong giai đoạn tích cực tranh đấu của ông, “chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến” - và ngược lại thì cũng đúng thôi.

Ông thích gì trong cuộc phiêu lưu lý thuyết, và không thích gì?

Trên địa hạt nghiên cứu văn học, tôi từng rất thích ở nó (giờ vẫn thích) một sự giải phóng đối với các thực hành đầy thiển cận của “văn học sử” hậu Lanson (đến lượt tôi cũng dùng tiền tố “hậu”, vì bản thân Lanson xưa kia từng có những cách nhìn rộng hơn), và một khả năng về mặt ý niệm trong việc biến lịch sử văn học trở nên có thể tri nhận, các hình thức của nó, các chủ đề của nó và các thể loại của nó, và nhìn rộng hơn là lý thuyết nghệ thuật, và còn rộng hơn nữa là mối quan hệ mỹ học. Tôi đã yêu quý cả đến những lệch lạc của nó, hay những điều thái quá, vốn đã rất nổi tiếng, như một xu hướng nghiêng về chứng cuồng định danh và cơn say sưa thuật ngữ. Nhưng trên tất cả, tôi yêu quý ở nó sự ứng dụng của một nguyên lý nền tảng, với những hậu quả thực tiễn với tôi là rất quan trọng: xem văn chương như một nghệ thuật.

Ngày nay thi pháp có còn mang một chức năng ý hệ-chính trị nữa không, hay chỉ có một thiên hướng thuần túy khoa học-hàn lâm?

Tôi không hề thấy ở nó một chức năng ý hệ nào hết, chính trị thì càng ít hơn, mà chỉ độc nhất một vai trò soi sáng về mặt lý thuyết và sự mở rộng về mặt tri thức. Thiên hướng “hàn lâm” của nó thì tôi khá là thờ ơ: gần như lúc nào tôi cũng làm việc theo lối “bắn tỉa”, ở bên lề Đại học (Pháp), với cảm giác về sự tự do hoàn toàn. Tôi nhận ra đó là một cơ may hiếm hoi, mà rất ít đồng nghiệp chuyên gia thi pháp có được.

Ngày nay liệu có chỗ cho cái lý thuyết không? Một tương lai? Một cơ may sống sót? Ông đánh giá như thế nào về vị trí hay chức năng của nó trong văn hóa văn học hiện nay? Trong mối quan hệ với chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa Lanson mới?

Thi pháp tồn tại từ hơn hai nghìn năm nay rồi, với những thời điểm bị chìm khuất và những thời điểm vụt sáng, và tôi không mấy nghi ngờ về sự sống sót của nó, trong khi đó tôi lại có những nghi ngờ hết sức to lớn về khả năng sống sót của loài người. Tôi cảm thấy “cái lý thuyết”, trong lĩnh vực của tôi và những lĩnh vực khác, là cần thiết bất kể thời điểm và một cách thực tế, cho phép tôi sử dụng lối nói kỳ quặc cổ xưa này này, là “không thể trở ngược” [irrévoluble]. Từ đây, tôi tin rằng nó, xét về điểm cốt yếu, độc lập với mọi sự đi kèm và mọi thứ thời sự văn chương hay ý hệ.

Cái văn chương đã mang lại những gì? Nó có tạo thuận lợi cho văn hóa văn học không? Nó có trách nhiệm với sự suy tàn của văn chương không? Nó có phải là triệu chứng của suy tàn ấy không? Có một suy tàn không?

Nếu ông hiểu “văn hóa văn học” là các nghiên cứu văn học nói chung và nói riêng là nghiên cứu về văn chương trong trường học, thì tôi nghĩ thi pháp đã đóng góp khá lớn vào sự phong phú của nó, với duy nhất sự e dè mà đôi khi tôi cảm thấy khi chứng kiến một số hình thức được tạo lập từ sự phổ biến quá mạnh mẽ của nó - tôi muốn nói là nó bị nằm dưới sự quản lý mà không có chút để ý nào tới năng lực hiểu và “hành trang” văn chương (dĩ nhiên là) mỏng của giới trẻ, đối tượng mà người ta tìm cách dạy thi pháp cho. Nhưng tôi không hề thấy ở đó có gì gọi được là “suy tàn” hết.

Cái lý thuyết có gắn liền với một thứ văn chương được gọi là suy tư hay tự suy tư không? Văn chương ấy với ông có tầm quan trọng lớn không? Có một sự tiếp nối giữa lý thuyết và một số hình thức văn chương không? Với ông thi pháp có nằm trong phạm trù một “trò chơi văn chương” hay không?

Để đi ngược tới khởi thủy, thì thi pháp của Aristote chắc chắn từng “gắn liền”, thậm chí là thuộc tính của (khi ấy còn chưa có tên gọi đó) “văn chương” thời của ông, thi pháp của Boileau với văn chương của ông, thi pháp của Hegel với văn chương của ông, thi pháp của Baudelaire với văn chương của ông, v.v… Nhưng tôi chưa có đủ độ lùi cần thiết để nói thi pháp “của chúng tôi” từng, đang hoặc sẽ gắn liền với những hình thức văn chương nào, hay nếu không phải gắn liền thì là có mối quan hệ tiếp nối. Thi pháp “của tôi” - cho phép tôi, nếu được sử dụng biện pháp nhân cách hóa cho câu hỏi mà tôi phải trả lời, không định ngụ ý gì hết cả - về một phần rất lớn thuộc phạm vi “trò chơi”, hoặc là cái mà tôi sẵn sàng gọi, giống như Claude Lévi-Strauss, là một “sắp xếp lặt vặt” [bricolage], nghĩa là một thực hành thứ cấp (phân tích, diễn giải, sắp xếp, bày ra viễn tượng hoặc đặt ra âm vang v.v…) ăn khớp vào với cái chất liệu đầu tiên mà tác phẩm văn chương tạo ra, hay nói rộng hơn là tác phẩm nghệ thuật. Và chắc hẳn chính đó là cái đã cho phép tôi gần đây không gặp vấp váp gì (tôi không nói là không gặp phiền hà nào) mà chuyển từ hoạt động ở độ thứ hai này sang một thức biểu hiện có tính chất trực tiếp hơn, nghĩa là lấy đối tượng, hoặc đúng hơn là chất liệu, trực tiếp từ trải nghiệm của tôi và các ý kiến của tôi. Đó chính là nghĩa mà tôi sẽ cấp cho, qua đó mà có thể làm lộ ý hướng của nó, khái niệm “văn chương tự suy tư” của ông. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác rồi…



[1] Còn gọi là “S ou B”, có thể hiểu là “Chủ nghĩa xã hội hay Dã man”: tên một nhóm chính trị cực tả tồn tại từ 1948 đến 1965, thoát thai từ Đệ tứ Cộng sản (Trotsky) rồi sau đó đoạn tuyệt với tư tưởng Trốt kít, với yếu nhân là Cornelius Castoriadis, còn gọi là Pierre Chaulieu hoặc Paul Cardan. Cụm từ “Chủ nghĩa xã hội hay Dã man” là của Friedrich Engels, sau này được Rosa Luxemburg sử dụng lại trong một tiểu luận đả kích nổi tiếng viết năm 1916.
[2] Tờ tạp chí thành lập năm 1960, nhân vật chủ chốt là Philippe Sollers; đến năm 1982 Tel QuelL’Infini. không tồn tại nữa, Sollers mở một tờ tạp chí mới tên là
[3] Tờ tạp chí do Gérard Genette và Tzvetan Todorov thành lập vào năm 1970; thời kỳ đầu trong nhóm chủ trương còn có Hélène Cixous.