Jan 27, 2014

Thái Bá Tân, Hoàng Phong, Nguyễn Trung Đức etc

Tôi chưa bao giờ ưa Thái Bá Tân, tôi thấy truyện ngắn của ông cực dở, thơ thì như vè chẳng có mấy giá trị thì khỏi phải nói, lại thêm cái thói megalomania cứ in ra từng tập sách to tướng cứ như thể ông là một văn nhân hạng nhất (tôi cũng mua vài quyển trong số đó, tôi biết mình đang nói gì).

Tôi cũng biết chắc Epghênhi Ônhêghin hay Byron, rồi haiku, thơ Ba Tư cổ bản dịch của Thái Bá Tân rất dở. Nhưng tôi không coi Thái Bá Tân là một dịch giả dở.

Jan 24, 2014

Trăm năm là ngắn

trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê, trăm năm đi dễ khó về, trăm năm là những cỏ vê mệt người

Jan 23, 2014

Dương Tường: Dịch giả giỏi nhất

Ai là dịch giả giỏi nhất nửa thế kỷ qua? Với tôi câu trả lời rất đơn giản: đó là Dương Tường.

Yên tâm đi, tôi không đi vào những lý luận vớ vẩn như ai chẳng có lúc sai này sai nọ, phải tính đến bề dày các thứ chứ etc. Tôi không muốn biện hộ, mà tầm vóc của Dương Tường không cần biện hộ. Tôi làm một việc khác, một việc tôi rất ghét làm: tiên tri.

Jan 22, 2014

Trăm năm

Ai rồi cũng sẽ trăm tuổi. Chỉ là còn sống hay đã chết.

Năm nay, Romain Gary đạt đến cái mốc ấy. Tôi từng nói đến chứng mythomania ở văn chương. Nó là yếu tố tất nhiên phải có của những nhà văn giỏi nhất. Bệnh cuồng viết và chứng nói dối bệnh lý làm nên hư cấu. Romain Gary là một đỉnh cao của những điều đó. Hứng thú với các fiasco, những trò mạo danh, cách thể hiện niềm phẫn nộ với thế giới, một ngón tay giữa giơ lên, hỗn xược cộng với đau lòng.

Romain Gary và Émile Ajar, một vụ án văn chương rất đặc trưng của trò chơi mạo danh này. Không lâu sau khi tạo ra Émile Ajar, Romain Gary tự sát.

Dưới đây là Cuộc đời và cái chết của Émile Ajar, Romain Gary tự mình kể lại câu chuyện của nhà văn duy nhất từng hai lần đoạt giải Goncourt.

Jan 19, 2014

Borges: Thư viện Babel

Tổng thể tác phẩm của Borges tạo nên một huyền thoại trong lịch sử văn chương thế giới, nhưng có những tập sách huyền thoại hơn những tập sách khác: một trong số đó là Fictions. Trong Fictions, lại có những đơn vị truyện huyền thoại hơn những đơn vị truyện khác. Một trong những truyện huyền thoại nhất của Borges ở Fictions chính là "Thư viện Babel" dưới đây. Nó thể hiện cái nhìn vũ trụ và/cùng/như/chính là sách của Borges, nó cũng biểu lộ rất nhiều khía cạnh huyền hoặc trong sự viết của Borges.

Truyện này chứa đựng câu tôi đã trích dẫn vài lần, "mở miệng nói tức là đã rơi vào trùng ngôn" - đố các bác tìm được câu ấy trong bản dịch dưới đây của An Lý :p (mỗi bản dịch là một khả thể văn bản, nằm trên một giá sách ở một căn phòng lục giác nào đó ở tầng nào đó của Thư viện Babel này hehe).



Thư viện Babel

By this art you may contemplate the variation of the 23 letters…
The Anatomy of Melancholy, part. 2, sect. II, mem. IV.

An Lý dịch

Jan 16, 2014

Hai người trò chuyện

Hôm trước tôi đã nói đến một cuộc trò chuyện giữa hai người (thật ra là ba nhưng đúng là hai), lần này có một cuộc trò chuyện tay đôi (trước cử tọa) nữa.

Jan 15, 2014

Borges: Thợ nhuộm Hákim

Bản dịch của An Lý câu chuyện về Tiên tri Hákim thành Merv (rút từ tập A Universal History of Infamy)


Gã thợ nhuộm che mặt nạ Hákim thành Merv
Tặng Angélica Ocampo

An Lý dịch

Jan 13, 2014

Vấn đề sách

Ở một cuốn sách xuất hiện Umberto Eco và Jean-Claude Carrière, chưa cần đọc ta đã có thể dự đoán rất nhiều khi câu chuyện sẽ xoay quanh thời Trung cổ, văn hóa triết học hội họa văn chương châu Âu cổ, và các nhà làm phim huyền thoại như Antonioni, Fellini hay Luis Buñuel. Và sách.

Và rất nhiều điều hài hước, rất nhiều trí tuệ và rất nhiều ý kiến sắc sảo, ngược đời, không ít tự cao, không ít chỉ trích.

Đó là Đừng mơ từ bỏ sách giấy, trò chuyện giữa Umberto Eco và Jean-Claude Carrière, dưới sự dẫn dắt của Jean-Philippe de Tonnac. Sách do Hoàng Mai Anh dịch, Sao Bắc & NXB Thế giới.

Jan 9, 2014

Sách tháng Chạp 2013

Chậc, thế là ngoảnh đầu đi quay đít lại đã hết năm rồi nhỉ :p

(Lại) Nhìn lại lý thuyết

Các bác quan tâm đến lý thuyết văn học và đọc được tiếng Pháp thì nên xem trang www.fabula.org, ở đó cả hai tạp chí LHT và Acta vừa tập trung vào vấn đề lý thuyết trong một số chung.

Bài mở đầu là "Pourquoi 1966" (Tại sao năm 1966) của Antoine Compagnon.

Jan 6, 2014

Malaparte: tiểu thuyết Kaputt

Malaparte (xem thêm ở đây, đây và đây) gần đây như thể "được phát hiện lại", như một nhà văn xuất sắc hàng đầu châu Âu trong đề tài về Thế chiến thứ hai. Kaputt là tác phẩm lớn nhất của Malaparte.

Cuốn tiểu thuyết gồm sáu phần, mỗi phần có tiêu đề một loài thú: phần 1 Ngựa phần 2 Chuột phần 3 Chó phần 4 Chim phần 5 Tuần lộc phần 6 Ruồi.

Cách nào đó, Malaparte, với sự điên rồ, cái chứng mythomania ấy, như thể báo trước một nhân vật sau này: Roberto Bolaño.

Chuẩn bị cho sự trở lại của Malaparte ở Việt Nam (:p) dưới đây là chương đầu phần đầu của Kaputt.


Jan 3, 2014

Chúng ta cần huyền thoại

Chúng ta cần nhiều thứ hơn là chúng ta tưởng. Ngay những người vẫn được cho và tự cho rằng mình chỉ có nhu cầu tối thiểu, ví dụ như những người tu thiền, hình như cả họ cũng đôi khi le lói thấy cần được người khác hiểu rằng mình là những người chỉ cần rất ít thứ. Bằng nhiều cách lắm khi tinh vi, sự chân thành trong việc giải trừ nhu cầu cá nhân vẫn trộn lẫn với một nhu cầu cho kẻ khác biết về cá nhân mình trong hình ảnh một người ít nhu cầu.

Bởi thế, không có gì lạ khi những người “bình thường” có rất nhiều nhu cầu.

Jan 2, 2014

Raymond Carver trong mắt học trò

Bài viết của Jay McInernay đăng ngày 6 tháng Tám năm 1989 trên tờ The New York Times về Raymond Carver. Nhan đề của bài viết là "Raymond Carver: A Still, Small Voice".

McInernay là tác giả của Bright Lights, Big City và tác phẩm nổi tiếng không kém, Story of My Life; McInernay thời trẻ thân cận với Bret Easton Ellis, hai người thuộc cùng một thế hệ nhà văn Mỹ.

Về Raymond Carver xem thêm ở đâyở đây.