Nov 29, 2015

Những hiệu quế

Truyện dưới đây của Bruno Schulz gây cho tôi một cảm giác ngây ngất, cả ở lần đầu tiên đọc lẫn khi đọc lại, một truyện ngắn hết sức khó diễn tả.

Những hiệu quế


Nov 28, 2015

Antoine Compagnon nói về Roland Barthes

Còn lại gì từ những tình yêu xưa cũ?

Ai (còn) yêu quý tôi :p thì nghe bài hát Que reste-t-il de nos amours đi. Cũng vì bài hát này mà có cái tên phim Baisers volés: François Truffaut đã thuổng cụm từ này (nghĩa là "những nụ hôn trộm") từ bài hát, và bài hát ấy cũng là nhạc cho bộ phim, một trong những bộ phim sống lâu nhất của Truffaut cũng như của Làn Sóng Mới.

Nov 24, 2015

Giải Goncourt năm nay

Mathias Enard luôn luôn chọn những đề tài rộng cho các tiểu thuyết của mình.

Enard được giải Goncourt năm nay một cách hoàn toàn xứng đáng. Đây đã là cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Enard, những cuốn trước cũng đã gây ra hiệu ứng không nhỏ. Trao giải cho Mathias Enard cũng là cách để công nhận tầm vóc của các nhà văn Pháp sinh ra trong thập niên 70.

Nov 16, 2015

Bruno Schulz: 2

Dưới đây là bản dịch hai truyện của Bruno Schulz, một trong hai nhà văn Ba Lan, rút từ tập Những hiệu quế. "Chim" và "Ma nơ canh" chứa đựng những hình ảnh quan trọng nhất trong thế giới văn chương của Schulz, đặc biệt là những ma nơ canh không thể quên, nguồn cảm hứng bất tận cho điện ảnh sau này, ở các đạo diễn tài năng xuất chúng hơn cả.



Chim

Nov 15, 2015

Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Họ là hai anh em ruột, con của một ông tiến sĩ Quảng Nam thuộc "ngũ phụng tề phi". Phan Khoang là một sử gia, tác phẩm vẫn còn tương đối được biết đến do có vài quyển được tái bản trong hai chục năm trở lại đây, nhưng Phan Du, chủ yếu là nhà văn, thì gần như biến mất hẳn. Tài liệu được đông đảo độc giả và giới nghiên cứu coi là nhất thiết cần tham khảo nếu muốn tìm hiểu văn chương miền Nam, bộ sách của Võ Phiến, viết về Phan Du theo một cách thức hết sức xách mé. Võ Phiến không chỉ kém cỏi trong nhìn nhận Sáng Tạo, Mặc Đỗ, mà còn như vậy với rất nhiều người khác, trong đó có Phan Du.

Bộ sách của Võ Phiến không hề khả tín. Có thể nào chăng, Võ Phiến cũng bóp méo văn chương miền Nam không khác Trần Trọng Đăng Đàn and Co.?

Nov 12, 2015

Robert Walser

Lâu rồi không chạy đua khoe hàng với Mr. Tin Văn, đụng đến các món hàng khủng nên phải triển khai ngay :p

Robert Walser:


Nov 11, 2015

Hai người Ba Lan

Ngày 11 tháng Mười một năm 1918, vào đúng 11 giờ sáng, một cách biểu tượng, Thế chiến thứ nhất đã kết thúc: Đình chiến (armistice) được ký kết; ngày nay, 11/11 là Ngày Tưởng niệm của châu Âu, một ngày lễ lớn. Trong khu rừng Compiègne không xa Paris năm ấy, trên một toa tàu, mọi sự đã được giải quyết. Nhân vật chính là Thống chế Foch của nước Pháp, được đặt tên cho một đại lộ lớn ở khu Trocadéro, Paris. Nhưng người ta còn chưa biết, đây mới chỉ là màn dạo đầu cho sự suy sụp còn lớn hơn nhiều, ở một tầm vóc không thể tưởng tượng nổi, của cả một thế giới.

Nov 10, 2015

Bernhard và tôi

Trong khi đợi cuốn tiểu thuyết mới của Linda Lê sẽ được xuất bản vào tháng Giêng sang năm (cuốn tiểu thuyết gần đây nhất, Oeuvres vives, là một câu chuyện tuyệt đẹp về một nhà văn bí hiểm sống ở Le Havre vừa tự sát; nhà văn ấy tên là Antoine Sorel: ngay tắp lự đã có một homage tới Stendhal, Julien Sorel và nguyên mẫu của Julien Sorel, mẩu tin vắn gây cảm hứng để Stendhal viết Đỏ và Đen, với nhân vật chính là Antoine Berthet, rút súng bắn chết người tình cũ trong nhà thờ), có thể đọc tập tiểu luận in cùng thời điểm với Oeuvres vives, mang tên Par ailleurs (exils). Đây là cuốn sách về những sự lưu đày, các nhà văn lưu đày, văn chương lưu đày.

Song song với sự nghiệp tiểu thuyết gia (vô cùng đồ sộ), Linda Lê còn có một sự nghiệp thứ hai, sự nghiệp của một nhà phê bình văn học kiệt xuất, với những tác phẩm sẽ còn tồn tại lâu trong lịch sử (ví dụ xem ở đây).

Nov 8, 2015

Chạm trán Holocaust

Mỗi người có một kinh nghiệm riêng về lần đầu tiên vấp phải Holocaust.

Đối với tôi, lần đầu tiên chạm trán ấy, mà tôi còn nhớ được một cách rõ rệt, là Giờ thứ hai mươi lăm của Virgil Gheorghiu, tuy rằng trước đó đã có Agota Kristof và không ít thứ khác.

Đó là một tuyển tập Gheorghiu rất dày, mở đầu bằng Giờ thứ hai mươi lăm.

Nov 2, 2015

Những căn bếp

Trong những hoàn cảnh bi thảm, người ta làm gì? Một số nhà văn mang sứ mệnh miêu tả điều này. Những sứ mệnh văn chương có thể rất khác nhau, nhưng văn chương gắn liền với sứ mệnh. Bất kỳ văn chương nào, dẫu cho trông có hay ho, đẹp đẽ đến đâu, mà không chứa đựng sứ mệnh, đều đáng vứt đi. Thậm chí đó không phải là văn chương. Những thứ tuyệt đối không mang gờ ram trọng lượng nào của sứ mệnh đều là bong bóng xà phòng. Chắc phải đến hơn chín mươi chín phần trăm những thứ được viết ra và được gọi là văn chương là bong bóng xà phòng, một sự xúc phạm lớn lao đối với thế giới cây cối.

Svetlana Alexievitch mang một sứ mệnh rất rõ ràng:

Nov 1, 2015

Một khoảnh khắc lớn

Đối với tôi, nếu ta thực sự nhìn kỹ, và biết cách nhìn, thì lịch sử của bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những thời điểm rất sáng, đột xuất. Kể cả lịch sử dịch thuật Việt Nam :p

Đây là một khoảnh khắc lớn như thế: