Feb 27, 2017

Trở về cổ điển: Balzac - Vở kịch con người

Tôi không hoàn toàn thấy cái tên chung bộ tác phẩm của Balzac, La Comédie humaine, được dịch sang tiếng Việt thành Tấn trò đời thì có gì đáng chê trách, cho tới lúc đọc lại và đọc thật kỹ tác phẩm của Dante Alighieri (xem ở kia); đặc biệt, trong đường link ấy có một cái comment nhắc ngay tới La Comédie humaine, nó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều trong cái lần tôi đọc lại và đọc thêm những gì của La Comédie humaine mà trước đây tôi còn chưa đọc. Những năm thời niên thiếu của tôi, Balzac là tác giả "thôi miên" tôi (có phải là ngẫu nhiên không, khi sự thôi miên đã được Balzac trình bày một cách sâu sắc và thiên tài trong phần thứ nhất cuốn tiểu thuyết Ursule Mirouët?) Văn chương của Balzac thực sự có thể thôi miên; ngày ấy, tôi đọc đến cả Nông dân (Les Paysans), tác phẩm chưa hoàn thành, và tôi thú nhận đã thấy nó cực kỳ buồn ngủ. Nhưng Vỡ mộng (Illusions perdues), Bước thăng trầm của kỹ nữ (Splendeurs et misères des courtisanes) hay Miếng da lừa (Peau de chagrin), Eugénie Grandet thì không chút nào; ngày ấy, đọc xong Bette, vì không biết cuốn tiểu thuyết đi cặp đôi với nó tạo thành "Les parents pauvres" tức là "Họ hàng nghèo", Pons, cũng đã có bản dịch tiếng Việt, tôi đã lao vào bản tiếng Pháp của Pons với một sự háo hức trộn lẫn rất nhiều hoảng sợ.

Feb 26, 2017

Ferragus (tiếp)

Blogspot dường như không cho edit quá nhiều, thử nhiều lần mà cứ bị đơ ra, nên tôi post phần tiếp theo của Ferragus riêng ở đây (Auguste de Maulincour bắt đầu gặp chuyện bất ngờ đầu tiên trong loạt những bất ngờ mà chàng sẽ gặp, trong số đó có những bất ngờ không hề dễ chịu).

Feb 25, 2017

Balzac: Một vụ việc ám muội

Tôi vẫn cứ ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều.

Cho đến lúc này, ta đã có: Albert Savarus (ngay ở đầu, Balzac mỉa đám sưu tầm, cho rằng bọn sưu tầm kiểu gì cũng bị điên, hehe), đó là một trong những tác phẩm đầu tiên của La Comédie humaine, thuộc "Scènes de la vie privée"; ta đã có Séraphîta, tác phẩm cuối cùng của phần "Études philosophiques"; ta cũng đã có FerragusMặt bên kia của lịch sử hiện thời, tức là tác phẩm mở đầu và tác phẩm kết thúc của phần "Scènes de la vie parisienne".

Feb 20, 2017

Albert Savarus

Tôi vẫn không thôi ngồi đó, etc. etc.

Ta quay trở lại từ đầu La Comédie humaine.

Feb 19, 2017

Hiện tượng luận về mối quan hệ thầy trò

Ngô Tất Tố có lần bảo, ở trường hợp một bài thơ lưu truyền từ xưa mà ta không biết rõ tác giả, nếu trong danh sách tác giả khả nghi có một ông vua (chẳng hạn Lê Thánh Tông), người ta sẽ dễ dàng nhận ra bài thơ ấy đúng là do ông vua kia làm, nếu thấy đó là một bài thơ rất ngu (cf. Thi văn bình chú). Nhiều bài viết, có giấu tên tác giả đi tôi vẫn nhận ra ngay đó là sản phẩm của một giáo sư văn học nào đó, có lẽ cũng vì một lý do không khác mấy so với điều Ngô Tất Tố đã nói.

Feb 15, 2017

Tản Đà vận văn vân vân vân vân

Không lâu sau khi Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu qua đời, bộ Tản Đà vận văn, gồm nhiều tập, được in; đây là bộ sách cho thấy đầy đủ thơ của Tản Đà hơn cả, bộ sách nhất thiết nếu muốn nhìn vào văn nghiệp, hay đúng hơn là thi nghiệp, của Tản Đà.

Một câu hỏi rất thú vị: bộ sách này có lịch sử như thế nào?

Feb 12, 2017

Séraphîta

Tôi tiếp tục ngồi đó, và tôi tiếp tục đọc Balzac cho đến hết buổi chiều.

vân vân và vân vân

Feb 9, 2017

Ferragus

Tôi lại ngồi đó, và tôi lại đọc Balzac cho đến hết buổi chiều.

La Comédie humaine trước hết là một vở kịch, thế cho nên nó gồm nhiều cảnh, hay xen (scène). Balzac chia bộ sách thành các "étude", các étude lại gồm các scène: ta có "Études de moeurs" (các Ê-tuýt phong hóa), nó gồm nhiều scène, trong đó có "Scènes de la vie parisienne" (các xen về cuộc sống Paris), mở đầu phần này là trilogy Histoire des Treize (Truyện Mười Ba Quái Kiệt), và Ferragus là tiểu thuyết mở đầu bộ ba này. Đến Ferragus, nghĩa là ta đi đến trung tâm của La Comédie humaine. Ferragus là một kiệt tác lớn lao, một trong những tác phẩm cần phải xếp hàng đầu của toàn bộ La Comédie humaine, Histoire des Treize lại cũng chính là nơi cho thấy rõ nhất tại sao lại có cái nhan đề chung La Comédie humaine: đó là vì nó lặp lại Dante, lặp lại La divine comédie của Dante. Đặc biệt đoạn mở đầu Ferragus là mê cung; trong "thế giới" (từ "thế giới" ở đây dĩ nhiên dễ gây nhầm lẫn) balzacien có đủ các yếu tố của "thế giới" Dante, trong đó nổi bật nhất 1) mê cung 2) các vòng tròn 3) các tầng.

Feb 6, 2017

Balzac: Mặt bên kia của lịch sử hiện thời

Tôi ngồi đó, đọc Balzac cho đến hết buổi chiều.

Dưới đây là một kiệt tác của Honoré de Balzac trong bộ La Comédie humaine, cuốn tiểu thuyết L'Envers de l'histoire contemporaine, gồm hai phần, được Balzac viết và đăng báo trong nhiều năm hồi thập niên 40 của thế kỷ 19.


Mặt bên kia của lịch sử hiện thời


Feb 4, 2017

Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói

Nguyễn Vỹ, ngay khi người Nhật đảo chính Pháp, vội vã rời Hà Nội. Như vậy là khôn ngoan, vì Nguyễn Vỹ thuộc vào các nhân vật Việt Nam hiếm hoi rất sáng suốt, nghi ngờ dã tâm của người Nhật tại Đông Dương từ rất sớm. Tôi không hiểu tại sao trí thức Việt Nam bao nhiêu đời cứ sùng bái Nhật Bản như vậy - điều này, cái sự sùng bái này, có lẽ mới chính là một trong những nguyên nhân không nhỏ cho tình hình be bét của chúng ta, chứ chẳng phải cái gì khác đâu.

Ta biết chi tiết nêu trên nhờ Tuấn chàng trai nước Việt. Một điều rất đáng tiếc: bộ sách đã dừng lại ở thời điểm 1945, ta không có được lời chứng thêm nữa về những năm Nguyễn Vỹ làm báo tại Đà Lạt, một giai đoạn rất quan trọng. Năm 1952, như ta đã biết, tờ Phổ thông ra số 1, sau mới chuyển về Sài Gòn; cũng tại Sài Gòn: tờ Thằng Bờm. Nhưng trước đó, Nguyễn Vỹ còn làm một số tờ báo khác, trong đó đặc biệt quan trọng là tờ Dân chủ. Dưới đây, ở thời điểm cuối năm 1949, là bài Nguyễn Vỹ phỏng vấn Nguyễn Hữu Trí, Thủ hiến mới nhận chức của Bắc Việt, thế chỗ Tổng trấn Nghiêm Xuân Thiện (đăng Dân chủ).