Mùa thu, chắc chắc như vậy, là mùa của văn chương. Không phải vì rất nhiều lá vàng rơi tạo hậu phương vững chắc củng cố hình ảnh đầy nguy hại về thi nhân văn sĩ: “mắt đếm lá chân đá ống bơ”, cũng không chỉ vì thời tiết mang màu sắc đồng đội ủng hộ cho việc hưởng thụ một tách trà ấm bên trang sách. Mùa thu còn là thời điểm tập trung chú ý, nảy nở hy vọng và tràn lan tham vọng với các giải thưởng văn chương được trao đồng loạt khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam. Đây không chỉ là chuyện thị trường, đây còn là chuyện ứng xử và, một phần không nhỏ, chuyện vinh dự và danh dự.
Khi sắp qua đời, người còn lại trong hai anh em Goncourt (tức Edmond; Jules de Goncourt, người em trai thân thiết của Edmond, cũng là người đầu tiên có ý tưởng về một giải thưởng văn chương không sa vào tật phiến diện như giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp, đã yểu mệnh qua đời vào năm 1870) đã di chúc để lại tài sản của mình cho một Viện Hàn lâm Goncourt với chức năng chính là mỗi năm trao giải thưởng cho một nhà văn có triển vọng. Di chúc này vừa được thực hiện đầy trách nhiệm (vì kể từ đầu thế kỷ XX năm nào cũng có giải thưởng, đều đặn như Rolland Garros) nhưng cũng vẫn là một “di chúc bị phản bội” phần nào (vì đã nhiều lần trao giải cho những người rất già, hoặc trao kiểu vuốt đuôi: khi Marguerite Duras còn trẻ thì không trao, đến khi tóc bà bạc phơ tuy vẫn có người tình, thì mới trao).
Oct 27, 2009
Oct 21, 2009
Lời hứa
Tôi thấy rất lạ là ở Việt Nam gần như không có dấu tích gì của Romain Gary, một trong những nhà văn tôi cho là tuyệt vời nhất của thế kỷ XX. Ở miền Bắc không thấy, miền Nam trước 1975 tôi cũng chưa thấy, cũng chưa nghe nói là có quyển nào được dịch. Search trên mạng thấy có một "truyện ngắn" mang tên "Những lời từ biệt của mẹ tôi", đọc kiểu liếc chéo thì hóa ra là lấy đoạn đầu đoạn cuối cuốn tiểu thuyết La Promesse de l'aube (Lời hứa lúc bình minh). Thế mà Gary đã có Giáo dục châu Âu in khi Thế chiến thứ hai chưa kết thúc, Rễ trời (Les Racines du ciel) được Goncourt 1956, sau này năm 1975 còn được thêm Goncourt thứ hai cho La Vie devant soi (Cuộc sống nơi tận cùng phía trước, hehe dịch bố láo đấy đừng tin), ký tên Émile Ajar. Bản thân Lời hứa lúc bình minh cũng đã in năm 1960.
Nói tóm lại cho đến giờ ngoài dịch giả của Lời hứa lúc bình minh (sách sắp in), chỉ có hai người hay nói đến Romain Gary/Émile Ajar là tôi và Mr. Tin Văn :)
Nói tóm lại cho đến giờ ngoài dịch giả của Lời hứa lúc bình minh (sách sắp in), chỉ có hai người hay nói đến Romain Gary/Émile Ajar là tôi và Mr. Tin Văn :)
Oct 20, 2009
Cọp Trắng trong rừng rậm
Cọp Trắng, Aravind Adiga, Thi Trúc dịch, dtbooks và NXB Trẻ
Thỉnh thoảng tôi cũng mang tâm lý giống như bác Goldmund hehe, nghĩa là đọc sách mà cứ săm săm soi soi, giống như giai thoại về nhà thơ Hữu Thỉnh, làm tổng biên tập báo Văn Nghệ chuyên môn giơ bản in thử báo lên ánh sáng để xem nhỡ có đùi cô gái nào ở trang này ăn trúng vào mặt ông to nào ở trang khác hay không. Đọc quyển Cọp Trắng (chờ mãi mới kiếm được) tức The White Tiger, giải Man Booker 2008 cũng thế, thậm chí tôi còn định mang bản tiếng Anh ra xem.
Nhưng rồi lại thôi, vì mấy trang đầu dịch cực oách, người dịch để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt mà tôi nghĩ là chỉ có... tôi mới thèm quan tâm :) "Những" và "các" mới chỉ là một trong số khoảng vài trăm cái luôn phải để ý nếu thực sự muốn viết tốt tiếng Việt. Không biết dịch giả Cọp Trắng là ai, chắc một cao nhân giấu mặt.
Thỉnh thoảng tôi cũng mang tâm lý giống như bác Goldmund hehe, nghĩa là đọc sách mà cứ săm săm soi soi, giống như giai thoại về nhà thơ Hữu Thỉnh, làm tổng biên tập báo Văn Nghệ chuyên môn giơ bản in thử báo lên ánh sáng để xem nhỡ có đùi cô gái nào ở trang này ăn trúng vào mặt ông to nào ở trang khác hay không. Đọc quyển Cọp Trắng (chờ mãi mới kiếm được) tức The White Tiger, giải Man Booker 2008 cũng thế, thậm chí tôi còn định mang bản tiếng Anh ra xem.
Nhưng rồi lại thôi, vì mấy trang đầu dịch cực oách, người dịch để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt mà tôi nghĩ là chỉ có... tôi mới thèm quan tâm :) "Những" và "các" mới chỉ là một trong số khoảng vài trăm cái luôn phải để ý nếu thực sự muốn viết tốt tiếng Việt. Không biết dịch giả Cọp Trắng là ai, chắc một cao nhân giấu mặt.
Oct 19, 2009
Người ta chết vì nước vì non
Nước mắt một thời (Nguyễn Khoa Đăng, NXB Hội Nhà văn 2009) kể lại về Cải cách ruộng đất tại một xã ở tỉnh Thái Bình, chủ yếu là các sự kiện năm 1955 ("năm Mùi", như trong sách liên tục nhắc đi nhắc lại), tức là khoảng thời gian cuối của Cải cách ruộng đất miền Bắc, những đợt thảm khốc nhất. Quyển tiểu thuyết này là cái nhìn ở phía bên kia, phía nạn nhân, chứ không phải từ phía đao phủ, phía các "ông Đội" hoặc "ông bà nông dân" như chẳng hạn Ba người khác của Tô Hoài.
Cái giá trị của cuốn sách này không phải là cách viết, cách kể chuyện, mà chủ yếu là vấn đề trong Cải cách ruộng đất những chuyện gì đã xảy ra, đúng hơn là những chuyện gì đã có thể xảy ra. Câu chuyện trong này có một phần rút từ cuộc đời tác giả Nguyễn Khoa Đăng, nhưng theo tác giả thì phần lớn là những gì xảy ra ở trong xã ông (xem phỏng vấn Nguyễn Khoa Đăng); theo mấy lời ghi ở sách thì Nguyễn Khoa Đăng quê Vũ Thư, Thái Bình, một trong những tỉnh có nhiều xã bị đưa ra làm "cải cách" nhất của miền Bắc.
Ai đã đọc Ba người khác rồi (tôi sẽ phải tìm đọc Sắp cưới của Vũ Bão) sẽ biết cái kiểu tình thế trở ngược sau một đêm, "tôm lộn đầu", rồi những chuyện nông dân mang ra tố, bịa đặt, thêu dệt, rồi giết người, đeo gông, nhốt tù... Đây là ghi chép của Trần Dần về vụ "đấu Nguyễn Văn Nga" mà Trần Dần trực tiếp chứng kiến tại Bắc Ninh vào năm 1956.
Trong Nước mắt một thời, vì không nặng về văn chương tuy cũng có cố gắng lồng câu chuyện cải cách vào một mối tình oan trái kéo dài cả một đời, có nhiều chi tiết về đời sống nông dân, mối quan hệ hàng xóm họ tộc, đặc biệt là đưa lại những câu khẩu hiệu hồi đó hay dùng: "Có khổ tố khổ, nông dân vùng lên" hay "Tố khổ nhiều, đấu tranh mạnh", ngoài ra câu mà các ông bà nông dân thường nói khi trực tiếp tố ai đó là "Mày cúi mặt xuống, mày vểnh tai lên".
Trong sách có một đoạn miêu tả một hiện tượng xảy ra ngay sau khi hòa bình lập lại: thời đó có món "nhảy kết đoàn", tức là người nông dân cứ nghe tiếng hát là nhảy, cứ có từ hai người trở lên là nhảy, nhảy say mê, nhảy phát cuồng, rồi từ nhảy nhót mà sinh ra bụng to, thành thử có câu vè: "Người ta chết vì nước vì non/Con gái tôi chết vì son đố mì".
Vì tôi đọc quyển này cùng thời gian với tập bút ký Canh bạc của Võ Đắc Danh nên thấy có một sự tương đồng về cách miêu tả ấn tượng tình dục đầu đời ở các cậu bé. Rất giống nhau: trong bài "Rơm rạ dại khờ" VĐD tả "chị Vân" làm cậu bé con xao xuyến vì một lần đứng trên cao xúc lúa, áo chị rộng nên cậu bé nhìn thấy xuyên suốt từ dưới lên. Cậu bé trong Nước mắt một thời thích cô Én, một lần cô cúi người làm đồng, cậu bèn nhìn xuyên suốt được từ trên xuống dưới. Mô típ này còn có trong rất rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn khác nữa.
Cái giá trị của cuốn sách này không phải là cách viết, cách kể chuyện, mà chủ yếu là vấn đề trong Cải cách ruộng đất những chuyện gì đã xảy ra, đúng hơn là những chuyện gì đã có thể xảy ra. Câu chuyện trong này có một phần rút từ cuộc đời tác giả Nguyễn Khoa Đăng, nhưng theo tác giả thì phần lớn là những gì xảy ra ở trong xã ông (xem phỏng vấn Nguyễn Khoa Đăng); theo mấy lời ghi ở sách thì Nguyễn Khoa Đăng quê Vũ Thư, Thái Bình, một trong những tỉnh có nhiều xã bị đưa ra làm "cải cách" nhất của miền Bắc.
Ai đã đọc Ba người khác rồi (tôi sẽ phải tìm đọc Sắp cưới của Vũ Bão) sẽ biết cái kiểu tình thế trở ngược sau một đêm, "tôm lộn đầu", rồi những chuyện nông dân mang ra tố, bịa đặt, thêu dệt, rồi giết người, đeo gông, nhốt tù... Đây là ghi chép của Trần Dần về vụ "đấu Nguyễn Văn Nga" mà Trần Dần trực tiếp chứng kiến tại Bắc Ninh vào năm 1956.
Trong Nước mắt một thời, vì không nặng về văn chương tuy cũng có cố gắng lồng câu chuyện cải cách vào một mối tình oan trái kéo dài cả một đời, có nhiều chi tiết về đời sống nông dân, mối quan hệ hàng xóm họ tộc, đặc biệt là đưa lại những câu khẩu hiệu hồi đó hay dùng: "Có khổ tố khổ, nông dân vùng lên" hay "Tố khổ nhiều, đấu tranh mạnh", ngoài ra câu mà các ông bà nông dân thường nói khi trực tiếp tố ai đó là "Mày cúi mặt xuống, mày vểnh tai lên".
Trong sách có một đoạn miêu tả một hiện tượng xảy ra ngay sau khi hòa bình lập lại: thời đó có món "nhảy kết đoàn", tức là người nông dân cứ nghe tiếng hát là nhảy, cứ có từ hai người trở lên là nhảy, nhảy say mê, nhảy phát cuồng, rồi từ nhảy nhót mà sinh ra bụng to, thành thử có câu vè: "Người ta chết vì nước vì non/Con gái tôi chết vì son đố mì".
Vì tôi đọc quyển này cùng thời gian với tập bút ký Canh bạc của Võ Đắc Danh nên thấy có một sự tương đồng về cách miêu tả ấn tượng tình dục đầu đời ở các cậu bé. Rất giống nhau: trong bài "Rơm rạ dại khờ" VĐD tả "chị Vân" làm cậu bé con xao xuyến vì một lần đứng trên cao xúc lúa, áo chị rộng nên cậu bé nhìn thấy xuyên suốt từ dưới lên. Cậu bé trong Nước mắt một thời thích cô Én, một lần cô cúi người làm đồng, cậu bèn nhìn xuyên suốt được từ trên xuống dưới. Mô típ này còn có trong rất rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn khác nữa.
Oct 16, 2009
Trẻ tuổi và tranh đấu
+ Một bài còn sót lại chưa đăng báo được, giờ cũng chẳng đăng nữa.
Sự kiện có ý nghĩa nhất của dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh vừa rồi nằm ở việc xuất bản cuốn sách Hoài Thanh trên báo Tràng An (NXB Hội Nhà văn). Những bài báo do Hoài Thanh viết ở thời tuổi trẻ ấy hứa hẹn sẽ làm cho cách hiểu về ông cũng như các sự kiện quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam trước 1945 có thay đổi không nhỏ.
Quả thực, lễ kỷ niệm lớn cùng rất nhiều bài báo ca ngợi tài năng và con người Hoài Thanh không đóng góp được điều gì đáng nói cho nhu cầu tìm hiểu sâu hơn một nhân vật lớn, một nhà phê bình luôn ở trung tâm nền văn học Việt Nam trong suốt nhiều năm. Được nhà nghiên cứu Từ Sơn thực hiện cùng giúp đỡ về tư liệu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoài Thanh trên báo Tràng An đăng lại các bài Hoài Thanh viết đăng trên báo Tràng An của Bùi Huy Tín tại Huế trong hai năm 1935, 1936, giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Hoài Thanh: cùng khoảng thời gian cuốn Văn chương và hành động (Hoài Thanh ký tên cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều) bị chính quyền thực dân tịch thu, đồng thời với cuộc tranh cãi giữa Hoài Thanh và nhóm Hải Triều, Phan Văn Hùm, và cũng là không lâu trước khi Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam cùng Hoài Chân.
Sự kiện có ý nghĩa nhất của dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoài Thanh vừa rồi nằm ở việc xuất bản cuốn sách Hoài Thanh trên báo Tràng An (NXB Hội Nhà văn). Những bài báo do Hoài Thanh viết ở thời tuổi trẻ ấy hứa hẹn sẽ làm cho cách hiểu về ông cũng như các sự kiện quan trọng của lịch sử văn học Việt Nam trước 1945 có thay đổi không nhỏ.
Quả thực, lễ kỷ niệm lớn cùng rất nhiều bài báo ca ngợi tài năng và con người Hoài Thanh không đóng góp được điều gì đáng nói cho nhu cầu tìm hiểu sâu hơn một nhân vật lớn, một nhà phê bình luôn ở trung tâm nền văn học Việt Nam trong suốt nhiều năm. Được nhà nghiên cứu Từ Sơn thực hiện cùng giúp đỡ về tư liệu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Hoài Thanh trên báo Tràng An đăng lại các bài Hoài Thanh viết đăng trên báo Tràng An của Bùi Huy Tín tại Huế trong hai năm 1935, 1936, giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Hoài Thanh: cùng khoảng thời gian cuốn Văn chương và hành động (Hoài Thanh ký tên cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều) bị chính quyền thực dân tịch thu, đồng thời với cuộc tranh cãi giữa Hoài Thanh và nhóm Hải Triều, Phan Văn Hùm, và cũng là không lâu trước khi Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam cùng Hoài Chân.
Oct 12, 2009
Để chào thi sĩ Bùi Chát
Bùi Chát là người thi sĩ nhất trong số các thi sĩ của Mở Miệng (nói điều này tôi thấy không cần phải kèm theo lời xin lỗi các thành viên khác). Bài thơ một vần (One-rhyme Poems, bản tiếng Anh của Lê Đình Nhất-Lang) là tác phẩm riêng thứ sáu của Bùi Chát kể từ năm 2003. Tác phẩm lần này vẫn do Giấy Vụn Publishing House ấn hành, một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng. Dường như Bùi Chát và Giấy Vụn làm được một điều cực kỳ khó trong in sách: chỉ in những gì thật đẹp. Hớt váng chứ không hớt bùn, chỉ hớt váng chứ không tranh thủ hớt tí bùn kèm theo.
Trong tập thơ, bài "Không đề" là Bùi Chát của những tập thơ cũ:
Những cây gì trên đường nào không biết nữa
Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
Và chiều nay đương kẹt xe ở đó
Nhưng có những điều rất khác với Bùi Chát thông thường. Bài "Hoa sữa" không biết có phải kết quả của mấy chuyến Bắc hành?
Trong tập thơ, bài "Không đề" là Bùi Chát của những tập thơ cũ:
Những cây gì trên đường nào không biết nữa
Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
Và chiều nay đương kẹt xe ở đó
Nhưng có những điều rất khác với Bùi Chát thông thường. Bài "Hoa sữa" không biết có phải kết quả của mấy chuyến Bắc hành?
Oct 9, 2009
IP của Viện Hàn lâm
Pierre Assouline cũng chưa bao giờ đọc Herta Müller, nhưng trên blog hôm nay có một thông tin rất buồn cười: trước khi Nobel Văn chương được công bố, chỉ có trang The Literary Saloon thực sự nghiêm túc nghĩ tới khả năng Müller được giải (ngoài một hãng cá cược ở Anh), vì chủ trang này, Michael Orthofer, thấy trong số những người vào trang của mình có một IP truy cập rất nhiều lần, và đó là IP của Viện Hàn lâm Thụy Điển, sau khi Orthofer dựa theo tỉ lệ cá cược mà đưa tin về Müller. Đó là trang này (ngày 6 tháng Mười).
Trên The Literary Saloon cũng có nhiều thông tin tổng hợp.
Assouline cũng đưa vài comment của người đọc blog lên, trong đó có mấy người Rumani, họ nói cho tới giờ Müller vẫn bị ám ảnh bởi hệ thống cảnh sát, mật vụ thời Ceausescu, vẫn nghĩ rằng Securitate còn hoạt động. Một người cho rằng như vậy là không đúng tình hình, một người khác (sống tại Rumani) thì khẳng định là đúng. Securitate vẫn tồn tại ở Rumani dù chế độ đã thay đổi.
Điều này không khác mấy so với các chi tiết ở cuối bộ phim "Đời kẻ khác" (sao các nơi cứ gọi là "Cuộc sống của những người khác" nhỉ?): nhân vật bộ trưởng có bị làm sao đâu.
Trên The Literary Saloon cũng có nhiều thông tin tổng hợp.
Assouline cũng đưa vài comment của người đọc blog lên, trong đó có mấy người Rumani, họ nói cho tới giờ Müller vẫn bị ám ảnh bởi hệ thống cảnh sát, mật vụ thời Ceausescu, vẫn nghĩ rằng Securitate còn hoạt động. Một người cho rằng như vậy là không đúng tình hình, một người khác (sống tại Rumani) thì khẳng định là đúng. Securitate vẫn tồn tại ở Rumani dù chế độ đã thay đổi.
Điều này không khác mấy so với các chi tiết ở cuối bộ phim "Đời kẻ khác" (sao các nơi cứ gọi là "Cuộc sống của những người khác" nhỉ?): nhân vật bộ trưởng có bị làm sao đâu.
Oct 8, 2009
Ứng xử với cái chết
Ở hình ảnh nam tước Cosimo xứ BóngRâm (rất bực là các báo đều tưởng viết sai nên sửa hết BóngRâm thành Bóng Râm, Gian ChùmThạchThảo thành Gian Chùm Thạch Thảo, con chó biệt danh GiỏiGiắn thành Giỏi Giắn... hình như có một tờ viết đúng nhưng không nhớ là tờ nào) túm lấy khinh khí cầu bay lên không trung ở phần kết Nam tước trên cây, tôi thấy ý muốn của Calvino: thử một lần cho cái chết bay lên trời. Không chui xuống đất, cái chết của Calvino về thực chất là không tồn tại, bị đẩy bay ra khỏi cuốn sách. Không có cái chết, tác phẩm văn chương mới có thể thực sự nhẹ, đồng thời tiếp nối được truyền thống lớn của viết lách: truyện cổ tích, kịch hài, rồi ngay cả Lucky Luke: thời kỳ đầu đối thủ của chàng lonesome cowboy chết như ngả rạ, nhưng phải sau khi chẳng có ai chết trong những trang sách ấy thì Lucky Luke, thời kỳ của Morris và Goscinny, mới trở thành một truyện tranh vĩ đại.
Cũng chỉ một cái kết như thế mới tương xứng với câu chuyện của Nam tước trên cây.
Cũng chỉ một cái kết như thế mới tương xứng với câu chuyện của Nam tước trên cây.
Oct 5, 2009
Thu vén cho im lặng
+ “Không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới khán giả”, câu này là của Walter Benjamin. Một câu cần được vang lên vào những lúc người ta, vì không còn biết làm gì, quay trở lại nhấn mạnh vào thông điệp của tác phẩm văn chương, coi đó là cứu cánh cho đầu óc thích dừng lại khoanh vùng hơn là đi tiếp, đi nữa, qua đó cho thấy những niềm tin luôn không có sức mạnh. “Tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương”, Benjamin, người cùng Roland Barthes tạo ra một đường lối hiểu và nói về văn chương riêng của thế kỷ XX, một đường lối đến giờ nhìn lại cũng không lấy gì làm thắng thế, nhưng cũng cho thấy một sức mạnh kiên trì của một niềm tin mỏng.
+ Miêu tả sự im lặng: Dacia Maraini đã chứng tỏ là làm được điều này trong Nữ công tước Marianna Ucrìa (La lunga vita di Marianna Ucrìa). Một nữ công tước bị câm (và điếc) từ nhỏ. Trước một hiện tượng như vậy, một cái gì đó khác văn chương sẽ tập trung vào việc làm thế nào mà nhân vật vượt qua tật nguyền hoặc bị bệnh tật đánh gục, còn văn chương là chuyện bị câm nghĩa là gì, sự câm lặng nghĩa là gì, và bị câm thì có làm sao.
Dacia Maraini từng là bạn đời (không phải vợ) của Alberto Moravia trong khoảng hai mươi năm, sắp sang đến Việt Nam.
+ Đọc Phía sau nghi can X của Higashino Keigo, tôi thấy không có gì cần phải bàn về tài năng lắt léo (nhưng lại ở trong một môi trường chữ nghĩa và tâm lý rất bình dị) của tác giả. Một tiểu thuyết trinh thám đích thực, cao thủ, đến mức điều duy nhất tôi muốn nhớ (như một sự bấu víu? cũng có thể) là một hình ảnh nào đó không liên quan chút nào tới câu chuyện. Tìm ra được cái này cũng khó lắm, vì Keigo xếp được tất tật những gì xuất hiện vào bức tranh, cái nào cũng có chỗ. Cuối cùng chắc chỉ còn hình ảnh bà già dẫn chó đi dạo vào buổi sáng, ba con, mỗi con một sợi dây buộc cổ màu khác nhau.
+ Về sự im lặng cấp độ khác: những bức thư. Thứ nhất là bức thư của Hemingway gửi Maxwell Perkins, các bạn bên déjà vous đã chịu khó dịch ra. Đấy, người ta viết thư cho editor như thế chứ :) Không hiểu câu “Điều đó khiến việc được có tên trong danh mục Who’s Who thật đáng giá”.
Bức thư thứ hai: Céline gửi Mauriac. Bác Pierre Assouline này đưa nó lên là vì thật kỳ cục khi nghĩ đến việc Céline lại giao thiệp thư từ với Mauriac. Tài liệu mới, được Henri Godard công bố trên NRF mới đây. Thư gửi để cảm ơn mà Céline như chửi Mauriac hehe: “Tuy vậy không gì xích chúng ta lại gần nhau, không gì có thể xích chúng ta lại gần nhau; ông thuộc về một giống loài khác, ông gặp những người khác, ông nghe thấy những giọng nói khác. Với tôi, kẻ giản đơn, Chúa là một thứ trò vè có tác dụng làm người ta suy nghĩ tẹt ga hơn về bản thân mình, khỏi phải nghĩ đến bọn người nữa, nói tóm lại là để đào thoát luôn cho xong.”
Từ phát hiện này đến một công bố khác: có vẻ như thời điểm bắt đầu của Thơ Mới đã phải tính lại sau bài này của Lại Nguyên Ân.
+ Miêu tả sự im lặng: Dacia Maraini đã chứng tỏ là làm được điều này trong Nữ công tước Marianna Ucrìa (La lunga vita di Marianna Ucrìa). Một nữ công tước bị câm (và điếc) từ nhỏ. Trước một hiện tượng như vậy, một cái gì đó khác văn chương sẽ tập trung vào việc làm thế nào mà nhân vật vượt qua tật nguyền hoặc bị bệnh tật đánh gục, còn văn chương là chuyện bị câm nghĩa là gì, sự câm lặng nghĩa là gì, và bị câm thì có làm sao.
Dacia Maraini từng là bạn đời (không phải vợ) của Alberto Moravia trong khoảng hai mươi năm, sắp sang đến Việt Nam.
+ Đọc Phía sau nghi can X của Higashino Keigo, tôi thấy không có gì cần phải bàn về tài năng lắt léo (nhưng lại ở trong một môi trường chữ nghĩa và tâm lý rất bình dị) của tác giả. Một tiểu thuyết trinh thám đích thực, cao thủ, đến mức điều duy nhất tôi muốn nhớ (như một sự bấu víu? cũng có thể) là một hình ảnh nào đó không liên quan chút nào tới câu chuyện. Tìm ra được cái này cũng khó lắm, vì Keigo xếp được tất tật những gì xuất hiện vào bức tranh, cái nào cũng có chỗ. Cuối cùng chắc chỉ còn hình ảnh bà già dẫn chó đi dạo vào buổi sáng, ba con, mỗi con một sợi dây buộc cổ màu khác nhau.
+ Về sự im lặng cấp độ khác: những bức thư. Thứ nhất là bức thư của Hemingway gửi Maxwell Perkins, các bạn bên déjà vous đã chịu khó dịch ra. Đấy, người ta viết thư cho editor như thế chứ :) Không hiểu câu “Điều đó khiến việc được có tên trong danh mục Who’s Who thật đáng giá”.
Bức thư thứ hai: Céline gửi Mauriac. Bác Pierre Assouline này đưa nó lên là vì thật kỳ cục khi nghĩ đến việc Céline lại giao thiệp thư từ với Mauriac. Tài liệu mới, được Henri Godard công bố trên NRF mới đây. Thư gửi để cảm ơn mà Céline như chửi Mauriac hehe: “Tuy vậy không gì xích chúng ta lại gần nhau, không gì có thể xích chúng ta lại gần nhau; ông thuộc về một giống loài khác, ông gặp những người khác, ông nghe thấy những giọng nói khác. Với tôi, kẻ giản đơn, Chúa là một thứ trò vè có tác dụng làm người ta suy nghĩ tẹt ga hơn về bản thân mình, khỏi phải nghĩ đến bọn người nữa, nói tóm lại là để đào thoát luôn cho xong.”
Từ phát hiện này đến một công bố khác: có vẻ như thời điểm bắt đầu của Thơ Mới đã phải tính lại sau bài này của Lại Nguyên Ân.