Chúng ta thử đọc đoạn văn sau đây trong cuốn tiểu thuyết rất đặc biệt mang tên “Lời hứa lúc bình minh” (của Romain Gary, Nguyễn Duy Bình dịch, Nhã Nam & NXB Văn học): “Mãi sau này, khi lần đầu tôi nghe tên Tướng de Gaulle trên đài phát thanh, lúc ông đọc lời kêu gọi lừng danh của mình, phản ứng trước tiên của tôi là tức giận bởi tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lấy cái tên đẹp đẽ này mười lăm năm trước đó: Charles de Gaulle, cái tên hẳn sẽ làm mẹ tôi vừa lòng” (tr. 35). Đoạn văn này, ngoài việc nhắc tới de Gaulle là nhân vật có ý nghĩa quan trọng trong đời nhân vật chính, còn “định giọng” cho cả cuốn tiểu thuyết.
Bởi “Lời hứa lúc bình minh” là câu chuyện về công cuộc định danh, xác lập một sự nghiệp trên cơ sở một cái tên có đủ sức biến một con người thành một “nhân vật lịch sử”; nhưng ở đây có một điều rất hi hữu: logic của người mẹ và người con trai trong cuốn tiểu thuyết không dừng ở mức thông thường là xây dựng tương lai dựa trên những gì hiện có, mà là làm thế nào để xứng đáng được với cái tên do chính họ đặt ra.
Nov 27, 2009
Nov 26, 2009
Pô beau
+ Thằng nhóc láo toét nhất của truyện tranh phương Tây cuối cùng cũng đặt được chân tới đây: thằng Titeuf. Thật là tiếc vì không in được dạng truyện tranh khổ to, chỉ in được loại truyện viết lại (có nhiều minh họa, kiểu Cédric). Truyện này trước đây mỗi lần ra tập mới là tôi phải khẩn trương đi tìm, vào thư viện mượn sách cũng chỉ chăm chăm cướp giật (lấy được về nhà đọc cũng khó vì nhiều người thích đọc quá). Hình như truyện nguyên gốc lắm "zizi" quá nên bị coi là vi phạm thuần phong mỹ tục thì phải, hic. Titeuf không nói "pas beau" mà "pô beau", dịch thành "kóc đẹp".
+ Ra hiệu sách bỗng giật mình kinh hãi vì thấy có một quyển tên là Muôn dặm không mây, đầu tiên được Tôn Thư Vân viết bằng tiếng Anh (Ten Thousand Miles without a Cloud) rồi xuất bản tiếng Tàu. Tên tiếng Tàu là Vạn lý vô vân; sách của NXB Tri thức, Tâm Hiếu dịch. Quyển này viết lại cuộc Tây du thỉnh kinh của Huyền Trang. Phiền một nỗi là Lý Nhuệ cũng lại có một quyển tiểu thuyết tên đúng là Vạn lý vô vân luôn.
+ Quyển Gomorra (Roberto Saviano, Hàn Hoa dịch - có vẻ từ tiếng Ý gốc, Vân Khánh hiệu đính, Hà Giang Books & NXB Thanh niên): chắc không phải nói gì về quyển này nữa. Chỉ tức là toàn bộ đống sách bị vào bìa hỏng, lệch lên lệch xuống. Pô beau, Titeuf :(
+ Trần Vàng Sao:
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này xót xa
tôi yêu đất nước này cay đắng
tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
tôi yêu đất nước này áo rách
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
tôi yêu đất nước này rau cháo
tôi yêu đất nước này lầm than
tôi yêu đất nước này chân thật
+ Ra hiệu sách bỗng giật mình kinh hãi vì thấy có một quyển tên là Muôn dặm không mây, đầu tiên được Tôn Thư Vân viết bằng tiếng Anh (Ten Thousand Miles without a Cloud) rồi xuất bản tiếng Tàu. Tên tiếng Tàu là Vạn lý vô vân; sách của NXB Tri thức, Tâm Hiếu dịch. Quyển này viết lại cuộc Tây du thỉnh kinh của Huyền Trang. Phiền một nỗi là Lý Nhuệ cũng lại có một quyển tiểu thuyết tên đúng là Vạn lý vô vân luôn.
+ Quyển Gomorra (Roberto Saviano, Hàn Hoa dịch - có vẻ từ tiếng Ý gốc, Vân Khánh hiệu đính, Hà Giang Books & NXB Thanh niên): chắc không phải nói gì về quyển này nữa. Chỉ tức là toàn bộ đống sách bị vào bìa hỏng, lệch lên lệch xuống. Pô beau, Titeuf :(
+ Trần Vàng Sao:
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này xót xa
tôi yêu đất nước này cay đắng
tôi yêu đất nước này khôn nguôi
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai
tôi yêu đất nước này áo rách
tôi yêu đất nước này như thế
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em
tôi yêu đất nước này rau cháo
tôi yêu đất nước này lầm than
tôi yêu đất nước này chân thật
Nov 23, 2009
Hai bài thơ không mới
Tờ Văn nghệ trẻ số 46 (15/11/2009) đăng bài "Tìm thấy "Bài thơ của đêm 19-12" của Văn Cao" của Nhật Hoa Khanh. Theo tác giả kể thì phải mất rất nhiều năm, hỏi từ Phù Thăng, Nguyễn Đình Thi qua tới Trần Độ rồi Cao Pha thì mới ra được, mà ông tướng Cao Pha lại thừa hưởng văn bản bài thơ từ một số nhân vật khác là Khuất Duy Tiến và Vương Thừa Vũ.
Bài thơ tên là "Bài thơ của đêm 19-12-1946" in báo Vệ Quốc quân, liên khu 3, số 14 tháng 12/1949. (Giai đoạn này Văn Cao làm rất ít thơ). Tất nhiên là rất khác, nhưng tôi vẫn thấy có không khí của "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Là "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" cộng với "Nhận đường" của Nguyễn Đình Thi rồi đem chia hai?
Bài thơ của đêm 19-12
Bài thơ tên là "Bài thơ của đêm 19-12-1946" in báo Vệ Quốc quân, liên khu 3, số 14 tháng 12/1949. (Giai đoạn này Văn Cao làm rất ít thơ). Tất nhiên là rất khác, nhưng tôi vẫn thấy có không khí của "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Là "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" cộng với "Nhận đường" của Nguyễn Đình Thi rồi đem chia hai?
Bài thơ của đêm 19-12
Nov 21, 2009
Locomotive
Bao nhiêu năm nhớ mãi không ra ai là người nói đến từ "locomotive" và miêu tả nó giống hệt cái đầu máy tàu hỏa thật, thì đọc Võ Phiến thấy nguyên cả đoạn trích dẫn luôn, thật là khoái chí.
Đoạn trích rút ra từ Chúng ta qua cách viết, Giao Điểm, 1972. Khi bàn tới chuyện văn chương để xem hay để đọc, Võ Phiến viết nguyên văn:
"Paul Claudel tưởng tượng chữ Oeil giống hình con mắt, chữ Coeur giống trái tim. "Và chữ Locomotive là một bức vẽ đúng hình con tàu với ống khói, bánh xe, pít-tông, còi, đòn bẩy và mũi chỉ hướng, ấy là chưa nói tới đường rầy! Chữ Rêve là cả một biểu tượng. Có dấu mũ hình con bướm. Có kẻ đi săn cầm còi, xoạc chân chạy đuổi theo cái dấu nhỏ hay lẩn tránh ấy. Kẻ nọ dùng chữ E làm một chiếc thang để leo lên bắt! Hắn vươn tay ra, với không tới cái chữ tắt lộn ngược, và đó là chữ V. Nhưng hoài công! Chỉ còn lại chiếc thang"."
Những suy tưởng kiểu này thuộc vào dạng chống lại lý thuyết về ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure, theo đó nghĩa và hình thức từ chỉ có mối quan hệ võ đoán. Lý thuyết về tương liên thực sự có giữa từ và nghĩa đã có từ thời Platon, do Platon phát biểu trong một tác phẩm ngắn. Từ "rêve" ví dụ ở trên nghĩa là "dream".
Hình như Võ Phiến trích từ một nguồn không nói rõ từ "Locomotive" phải có một đường gạch chân ở dưới nữa, vì có cái ý nói tới "đường ray". (Võ Phiến chú thích là trích câu này từ Jérôme Peignot, De l'écriture à la typographie).
Đoạn trích rút ra từ Chúng ta qua cách viết, Giao Điểm, 1972. Khi bàn tới chuyện văn chương để xem hay để đọc, Võ Phiến viết nguyên văn:
"Paul Claudel tưởng tượng chữ Oeil giống hình con mắt, chữ Coeur giống trái tim. "Và chữ Locomotive là một bức vẽ đúng hình con tàu với ống khói, bánh xe, pít-tông, còi, đòn bẩy và mũi chỉ hướng, ấy là chưa nói tới đường rầy! Chữ Rêve là cả một biểu tượng. Có dấu mũ hình con bướm. Có kẻ đi săn cầm còi, xoạc chân chạy đuổi theo cái dấu nhỏ hay lẩn tránh ấy. Kẻ nọ dùng chữ E làm một chiếc thang để leo lên bắt! Hắn vươn tay ra, với không tới cái chữ tắt lộn ngược, và đó là chữ V. Nhưng hoài công! Chỉ còn lại chiếc thang"."
Những suy tưởng kiểu này thuộc vào dạng chống lại lý thuyết về ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure, theo đó nghĩa và hình thức từ chỉ có mối quan hệ võ đoán. Lý thuyết về tương liên thực sự có giữa từ và nghĩa đã có từ thời Platon, do Platon phát biểu trong một tác phẩm ngắn. Từ "rêve" ví dụ ở trên nghĩa là "dream".
Hình như Võ Phiến trích từ một nguồn không nói rõ từ "Locomotive" phải có một đường gạch chân ở dưới nữa, vì có cái ý nói tới "đường ray". (Võ Phiến chú thích là trích câu này từ Jérôme Peignot, De l'écriture à la typographie).
Nov 18, 2009
Xây dựng huyền thoại
Lịch sử là một câu chuyện giật gân.
Nếu không giật gân, một sự kiện nào đó thật khó lòng có vị trí trong câu chuyện (narrative) lịch sử. Một trong những bộ sử Hy Lạp còn được đọc và nghiên cứu nhiều hiện nay là Chiến tranh Péloponnèse của Thucydide, và rất nhiều bộ sử danh tiếng khác đều như thể khẳng định lịch sử được làm nên từ những thời khắc lớn, với rất nhiều máu và mưu mẹo, và cả tình sử thuyền quyên anh hùng. Để giữ được mức độ giật gân, rất nhiều khi có cảm tưởng như lịch sử buộc lòng phải tự làm cho mình trở nên giật gân. Đọc sách của trường phái Annales, như Georges Duby chẳng hạn, tức là trường phái đi ngược lại xu hướng chính nói trên của viết sử, quả thực là chán rất nhanh :) Lịch sử cũng tìm cách đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người, chắc vậy.
Mà muốn giật gân hóa, ít phương pháp nào hiệu quả hơn là xây dựng huyền thoại. Dĩ nhiên huyền thoại (ở đây muốn nói là các câu chuyện có những mục đích rõ ràng về phương diện lịch sử) cũng có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, mang tính khách quan (side effect) như là khi Phan Huy Lê nói rõ về huyền thoại Lê Văn Tám thì người ta tức khắc sẽ đâm ra nghi ngờ những gì Viện Sử học Việt Nam nói về lịch sử, nhất là giai đoạn hiện đại.
Nếu không giật gân, một sự kiện nào đó thật khó lòng có vị trí trong câu chuyện (narrative) lịch sử. Một trong những bộ sử Hy Lạp còn được đọc và nghiên cứu nhiều hiện nay là Chiến tranh Péloponnèse của Thucydide, và rất nhiều bộ sử danh tiếng khác đều như thể khẳng định lịch sử được làm nên từ những thời khắc lớn, với rất nhiều máu và mưu mẹo, và cả tình sử thuyền quyên anh hùng. Để giữ được mức độ giật gân, rất nhiều khi có cảm tưởng như lịch sử buộc lòng phải tự làm cho mình trở nên giật gân. Đọc sách của trường phái Annales, như Georges Duby chẳng hạn, tức là trường phái đi ngược lại xu hướng chính nói trên của viết sử, quả thực là chán rất nhanh :) Lịch sử cũng tìm cách đáp ứng nhu cầu tâm lý của con người, chắc vậy.
Mà muốn giật gân hóa, ít phương pháp nào hiệu quả hơn là xây dựng huyền thoại. Dĩ nhiên huyền thoại (ở đây muốn nói là các câu chuyện có những mục đích rõ ràng về phương diện lịch sử) cũng có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, mang tính khách quan (side effect) như là khi Phan Huy Lê nói rõ về huyền thoại Lê Văn Tám thì người ta tức khắc sẽ đâm ra nghi ngờ những gì Viện Sử học Việt Nam nói về lịch sử, nhất là giai đoạn hiện đại.
Nov 16, 2009
"hãy", "cả", "chính"
Mấy từ nho nhỏ này có thể làm xấu xí tiếng Việt đi nhiều lắm.
Chẳng hạn đang ngồi ở bàn ăn, đứa con nói với bà mẹ: "Mẹ ơi, hãy đưa cho con lọ hạt tiêu".
"Cả" và "chính" cũng thường xuyên được đưa vào một cách không hợp lý, người dịch hay có thói tự động thấy "both" là dịch thành "cả", thấy "-self" (-même) là tương "chính" vào.
Rất nhiều khi ở các thứ tiếng khác mấy từ kia không hề có ý nhấn mạnh, mà dùng để phân biệt trong một sự liệt kê chẳng hạn.
Mấy từ này khi bị dùng theo lối lạm dụng, tôi gọi là hiện tượng nêm quá nhiều hạt tiêu :)
Chẳng hạn đang ngồi ở bàn ăn, đứa con nói với bà mẹ: "Mẹ ơi, hãy đưa cho con lọ hạt tiêu".
"Cả" và "chính" cũng thường xuyên được đưa vào một cách không hợp lý, người dịch hay có thói tự động thấy "both" là dịch thành "cả", thấy "-self" (-même) là tương "chính" vào.
Rất nhiều khi ở các thứ tiếng khác mấy từ kia không hề có ý nhấn mạnh, mà dùng để phân biệt trong một sự liệt kê chẳng hạn.
Mấy từ này khi bị dùng theo lối lạm dụng, tôi gọi là hiện tượng nêm quá nhiều hạt tiêu :)
Nov 12, 2009
"Hai năm sau"
Lấy hai ví dụ (tôi nghĩ ra, nhưng mô hình thì cũng phổ biến):
VD1: "Mãi hai năm sau tôi mới biết là mình đã nhầm."
VD2: "- Anh sắp làm xong luận án tiến sĩ chưa?/- Chưa, tôi nghĩ là hai năm sau."
Chắc nhiều người cũng đã thấy tôi định nói điều gì. Trong cách dùng ngôn ngữ, có một hiện tượng rất rộng rãi, tôi tạm gọi là "sự lây nhiễm" với một nội hàm rất rộng. Ở VD1, câu văn thuộc loại câu trần thuật, cụm từ "hai năm sau" chắc không ai thấy có vấn đề gì; ở VD2, trong một đối thoại (nghĩa là ngôn ngữ nói), sẽ có một số người thấy "hai năm sau" không được ổn cho lắm. Tôi thuộc loại người nghĩ như vậy, và nghĩ thêm một chút, tôi cho rằng ở đây có sự lây nhiễm từ lối văn này sang lối văn khác (trong ngôn ngữ học có thuật ngữ register of language/registre de langage, không rõ dịch là gì).
Chưa nói gì đến quy kết tội lỗi :) tôi nhận thấy nhiều người thay vì nói "sang năm" lại nói "năm sau", thay vì nói "năm kia" lại nói "hai năm trước". Việc lây nhiễm này còn có thể nằm ở chỗ ngôn ngữ bình dân lọt vào một văn bản được mặc định là nghiêm túc (thuộc một "regime" cao hơn), hoặc các từ chuyên môn, thuật ngữ lại được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày (một chị nông dân nói đến "lập trường giai cấp" chẳng hạn). Rất nhiều khi đây là một yếu tố phong cách quan trọng, và sự lây nhiễm cùng có chỗ đứng dưới ánh mặt trời chứ không phải là không.
Mở rộng thêm một chút nữa suy nghĩ này về phía một vấn đề khác, sẽ thấy lý thú hơn nhiều: hiện tượng chêm từ nước ngoài vào câu văn của tiếng Việt.
Ở đây tôi không bàn đến sự lai căng. Tôi không có nhiều định kiến về điều này, vì xét cho cùng ngôn ngữ vay mượn cũng luôn có chỗ đứng hợp pháp à quên hợp thức. Tôi chỉ quan tâm đến một chi tiết: các từ thuộc một số ngôn ngữ phương Tây được người ta cho vào tiếng Việt như thế nào.
Theo tôi sự lây nhiễm là rất trầm trọng khi người ta viết: "Tôi thấy rất bị shocked trước cái tình hình ghê gớm này" hay "Dù sao thì anh vẫn còn nhiều options cơ mà nhỉ". (Kiểu viết thế này tôi thấy ở cả rất rất nhiều người có công việc gắn bó cực kỳ mật thiết với ngôn ngữ, như là nhà văn, và kể cả nhà ngôn ngữ học).
Điều gì là vấn đề mấu chốt ở đây? Sự lây nhiễm đã đạt đến một trình độ rất cao, và gần như được hợp thức hóa, nhưng khi viết thế kia, tức là người ta đã mặc nhiên coi tiếng Việt là ngôn ngữ có biến hình, và các đơn vị từ khi chuyển sang một ngữ cảnh khác vẫn giữ nguyên tính chất của nó ở trong ngữ cảnh nguồn. Viết như vậy không khác nào phủ nhận sự tồn tại của các từ "bị" và "nhiều", coi như là chúng không còn chức năng ngữ pháp nữa. Khi ấy thì thật là không logic; vấn đề là tại sao tiếng Việt không chấp nhận "Dù sao thì anh vẫn còn options cơ mà nhỉ".
Từ tiếng nước ngoài khi đi vào tiếng Việt cũng chịu các quy luật về ngữ pháp như từ có sẵn trong tiếng Việt, nếu không thì thật là khó nghĩ quá đi :)
Đến khi viết "người Persian" chẳng hạn, thì về bản chất đâu có khác lỗi trùng ngôn dạng "người Ý nhân" nữa.
VD1: "Mãi hai năm sau tôi mới biết là mình đã nhầm."
VD2: "- Anh sắp làm xong luận án tiến sĩ chưa?/- Chưa, tôi nghĩ là hai năm sau."
Chắc nhiều người cũng đã thấy tôi định nói điều gì. Trong cách dùng ngôn ngữ, có một hiện tượng rất rộng rãi, tôi tạm gọi là "sự lây nhiễm" với một nội hàm rất rộng. Ở VD1, câu văn thuộc loại câu trần thuật, cụm từ "hai năm sau" chắc không ai thấy có vấn đề gì; ở VD2, trong một đối thoại (nghĩa là ngôn ngữ nói), sẽ có một số người thấy "hai năm sau" không được ổn cho lắm. Tôi thuộc loại người nghĩ như vậy, và nghĩ thêm một chút, tôi cho rằng ở đây có sự lây nhiễm từ lối văn này sang lối văn khác (trong ngôn ngữ học có thuật ngữ register of language/registre de langage, không rõ dịch là gì).
Chưa nói gì đến quy kết tội lỗi :) tôi nhận thấy nhiều người thay vì nói "sang năm" lại nói "năm sau", thay vì nói "năm kia" lại nói "hai năm trước". Việc lây nhiễm này còn có thể nằm ở chỗ ngôn ngữ bình dân lọt vào một văn bản được mặc định là nghiêm túc (thuộc một "regime" cao hơn), hoặc các từ chuyên môn, thuật ngữ lại được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày (một chị nông dân nói đến "lập trường giai cấp" chẳng hạn). Rất nhiều khi đây là một yếu tố phong cách quan trọng, và sự lây nhiễm cùng có chỗ đứng dưới ánh mặt trời chứ không phải là không.
Mở rộng thêm một chút nữa suy nghĩ này về phía một vấn đề khác, sẽ thấy lý thú hơn nhiều: hiện tượng chêm từ nước ngoài vào câu văn của tiếng Việt.
Ở đây tôi không bàn đến sự lai căng. Tôi không có nhiều định kiến về điều này, vì xét cho cùng ngôn ngữ vay mượn cũng luôn có chỗ đứng hợp pháp à quên hợp thức. Tôi chỉ quan tâm đến một chi tiết: các từ thuộc một số ngôn ngữ phương Tây được người ta cho vào tiếng Việt như thế nào.
Theo tôi sự lây nhiễm là rất trầm trọng khi người ta viết: "Tôi thấy rất bị shocked trước cái tình hình ghê gớm này" hay "Dù sao thì anh vẫn còn nhiều options cơ mà nhỉ". (Kiểu viết thế này tôi thấy ở cả rất rất nhiều người có công việc gắn bó cực kỳ mật thiết với ngôn ngữ, như là nhà văn, và kể cả nhà ngôn ngữ học).
Điều gì là vấn đề mấu chốt ở đây? Sự lây nhiễm đã đạt đến một trình độ rất cao, và gần như được hợp thức hóa, nhưng khi viết thế kia, tức là người ta đã mặc nhiên coi tiếng Việt là ngôn ngữ có biến hình, và các đơn vị từ khi chuyển sang một ngữ cảnh khác vẫn giữ nguyên tính chất của nó ở trong ngữ cảnh nguồn. Viết như vậy không khác nào phủ nhận sự tồn tại của các từ "bị" và "nhiều", coi như là chúng không còn chức năng ngữ pháp nữa. Khi ấy thì thật là không logic; vấn đề là tại sao tiếng Việt không chấp nhận "Dù sao thì anh vẫn còn options cơ mà nhỉ".
Từ tiếng nước ngoài khi đi vào tiếng Việt cũng chịu các quy luật về ngữ pháp như từ có sẵn trong tiếng Việt, nếu không thì thật là khó nghĩ quá đi :)
Đến khi viết "người Persian" chẳng hạn, thì về bản chất đâu có khác lỗi trùng ngôn dạng "người Ý nhân" nữa.
Nov 11, 2009
Chủng tộc?
Cách mở đầu một quyển sách của Claude Lévi-Strauss luôn để lại dư vị. Câu nổi tiếng của Nhiệt đới buồn đã vậy, câu đầu tiên của Race et Culture cũng không kém cạnh: "Một nhà dân tộc học không có trách nhiệm tìm cách nói chủng tộc là gì hay không là gì" (cần phải phân biệt Race et Culture sau này và "Race et Culture" chương đầu tiên của Race et Histoire; quyển Race et Histoire thì đã có bản dịch tiếng Việt của Huyền Giang, Hội Khoa học Lịch sử ấn hành - Huyền Giang là một trong các yếu nhân của công việc dịch các sách thuộc bộ Que sais-je? của NXB PUF sang tiếng Việt).
Lévi-Strauss chống lại quan niệm của nhánh nhân học mà ông gọi là "anthropologie physique" (chẳng biết dịch là gì, "nhân học thô thiển" à?), coi chủng tộc như là một thực tế (réalité). Có lẽ Lévi-Strauss muốn bày tỏ sự phản đối với các nhà nhân chủng học theo lối Quốc xã, đo sọ người để xếp loại chủng tộc.
Quan điểm của Lévi-Strauss về chủng tộc phức tạp, nhưng có thể hiểu cái đích mà ông hướng tới chủ yếu là dung hòa khái niệm "tiến bộ" (progrès) với một chủ nghĩa tương đối về văn hóa.
Nảy sinh một điểm nữa: Lévi-Strauss có cổ súy cho "đa dạng văn hóa" không? Theo tôi biết là hoàn toàn không. Quan điểm của Lévi-Strauss còn có chỗ đặc biệt, và điều này gây tranh cãi nảy lửa, khi ông đề nghị cần phân biệt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nghĩa đen với các thái độ bình thường, hợp thức và thậm chí không tránh khỏi. Cách nhìn này là một cách nhìn phản lý tưởng về phân biệt chủng tộc, và tất nhiên gây ra nhiều thắc mắc.
Thôi, viết mãi về Lévi-Strauss cũng mỏi tay rồi. Chỉ nói thêm là sẽ rất chi thú vị nếu đọc Nhiệt đới buồn song song với quyển tiểu thuyết Là où les tigres sont chez eux của Jean-Marie Blas de Roblès, giải thưởng Médicis năm 2008.
Đây là trích vài câu từ Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Nguyễn Duy Bình dịch) vừa in xong, chương đầu, đoạn nói về các vị thần xấu xa đối thủ của chúng ta trong cuộc đời (cũng có tí chút chủng tộc hehe):
"Còn có Filoche, thần ti tiện, thần định kiến, khinh bỉ và hận thù - thường từ nhà gác cổng thế giới loài người ló đầu ra mà kêu "Tên Mỹ bẩn thỉu, tên Ả-rập bẩn thỉu, tên Do Thái bẩn thỉu, tên Nga bẩn thỉu, tên Trung Quốc bẩn thỉu, tên Da Đen bẩn thỉu...""
Lévi-Strauss chống lại quan niệm của nhánh nhân học mà ông gọi là "anthropologie physique" (chẳng biết dịch là gì, "nhân học thô thiển" à?), coi chủng tộc như là một thực tế (réalité). Có lẽ Lévi-Strauss muốn bày tỏ sự phản đối với các nhà nhân chủng học theo lối Quốc xã, đo sọ người để xếp loại chủng tộc.
Quan điểm của Lévi-Strauss về chủng tộc phức tạp, nhưng có thể hiểu cái đích mà ông hướng tới chủ yếu là dung hòa khái niệm "tiến bộ" (progrès) với một chủ nghĩa tương đối về văn hóa.
Nảy sinh một điểm nữa: Lévi-Strauss có cổ súy cho "đa dạng văn hóa" không? Theo tôi biết là hoàn toàn không. Quan điểm của Lévi-Strauss còn có chỗ đặc biệt, và điều này gây tranh cãi nảy lửa, khi ông đề nghị cần phân biệt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo nghĩa đen với các thái độ bình thường, hợp thức và thậm chí không tránh khỏi. Cách nhìn này là một cách nhìn phản lý tưởng về phân biệt chủng tộc, và tất nhiên gây ra nhiều thắc mắc.
Thôi, viết mãi về Lévi-Strauss cũng mỏi tay rồi. Chỉ nói thêm là sẽ rất chi thú vị nếu đọc Nhiệt đới buồn song song với quyển tiểu thuyết Là où les tigres sont chez eux của Jean-Marie Blas de Roblès, giải thưởng Médicis năm 2008.
Đây là trích vài câu từ Lời hứa lúc bình minh của Romain Gary (Nguyễn Duy Bình dịch) vừa in xong, chương đầu, đoạn nói về các vị thần xấu xa đối thủ của chúng ta trong cuộc đời (cũng có tí chút chủng tộc hehe):
"Còn có Filoche, thần ti tiện, thần định kiến, khinh bỉ và hận thù - thường từ nhà gác cổng thế giới loài người ló đầu ra mà kêu "Tên Mỹ bẩn thỉu, tên Ả-rập bẩn thỉu, tên Do Thái bẩn thỉu, tên Nga bẩn thỉu, tên Trung Quốc bẩn thỉu, tên Da Đen bẩn thỉu...""
Nov 7, 2009
Lévi-Strauss và các mối quan hệ
Người ta hay coi Anthropologie structurale (1958) của Claude Lévi-Strauss là giấy khai sinh của cấu trúc luận. Cái này tôi không tin lắm nhưng cũng không có gì quá sai trái. Quyển Nhân học cấu trúc này tập hợp một số tiểu luận của Lévi-Strauss, trong đó có Race et Histoire (Chủng tộc và lịch sử, một trong hai công trình "theo đơn đặt hàng của UNESCO", cái thứ hai sau này là Race et Culture, Chủng tộc và văn hóa, sẽ gây xì căng đan hồi đầu những năm 1970, cụ thể thế nào thì sẽ nói sau). Theo cách nhìn của tôi thì vai trò cổ thụ trong cấu trúc luận của Lévi-Strauss còn thể hiện ở các mối quan hệ cá nhân.
Trên con tàu biển được miêu tả ở đoạn đầu Nhiệt đới buồn, Lévi-Strauss ngoài gặp Victor Serge còn gặp André Breton, và hai người sẽ còn giao thiệp thư từ trong nhiều năm. Nhưng sang đến New York mới là cuộc gặp "định mệnh": gặp Roman Jakobson khi ấy đang làm người lưu vong. Đó là năm 1946, New York đang trở thành thủ đô lưu vong thế giới. London cũng là một thủ đô của người Pháp lưu vong, nhưng chủ yếu là của lực lượng de Gaulle, còn New York thì đông đặc trí thức châu Âu. Jakobson và Lévi-Strauss gặp nhau, cuộc gặp hơi giống như khi Freud gặp Jung lần đầu, tức là kéo rất dài, rất khuya. Không biết Lévi-Strauss có hài lòng không, nhưng Jakobson thì bực mình lắm, vì hóa ra tay người Pháp không biết uống rượu, không hiểu vodka là cái gì. Jakobson là con người nồng nhiệt (nhưng có nồng nhiệt mấy thì cũng không gặp được Bakhtine, vì Bakhtine không muốn gặp, như Todorov từng viết trong một bài trên tạp chí Esprit).
Trên con tàu biển được miêu tả ở đoạn đầu Nhiệt đới buồn, Lévi-Strauss ngoài gặp Victor Serge còn gặp André Breton, và hai người sẽ còn giao thiệp thư từ trong nhiều năm. Nhưng sang đến New York mới là cuộc gặp "định mệnh": gặp Roman Jakobson khi ấy đang làm người lưu vong. Đó là năm 1946, New York đang trở thành thủ đô lưu vong thế giới. London cũng là một thủ đô của người Pháp lưu vong, nhưng chủ yếu là của lực lượng de Gaulle, còn New York thì đông đặc trí thức châu Âu. Jakobson và Lévi-Strauss gặp nhau, cuộc gặp hơi giống như khi Freud gặp Jung lần đầu, tức là kéo rất dài, rất khuya. Không biết Lévi-Strauss có hài lòng không, nhưng Jakobson thì bực mình lắm, vì hóa ra tay người Pháp không biết uống rượu, không hiểu vodka là cái gì. Jakobson là con người nồng nhiệt (nhưng có nồng nhiệt mấy thì cũng không gặp được Bakhtine, vì Bakhtine không muốn gặp, như Todorov từng viết trong một bài trên tạp chí Esprit).
Nov 4, 2009
Những người đi
Vào mạng hôm nay thấy thật nặng nề. Bác Văn Ngọc (Phạm Ngọc Tới) đã qua đời. Tôi gặp bác Văn Ngọc đúng một lần, nhưng rất quý mến phong cách nhẹ nhàng cả trong cử chỉ lẫn tiếng nói. Xin được gửi lời chia buồn từ xa tới gia đình và nhóm bạn thân của bác.
Một người nữa cũng vừa mất là Claude Lévi-Strauss. Tôi không làm về dân tộc học hay nhân học, nhưng Lévi-Strauss là một trong những người đầu tiên khơi gợi ý muốn nghiên cứu ở tôi. Hồi đó, khi còn khá nhỏ, tôi đọc được một tập tài liệu do mấy nhà nghiên cứu người Pháp sang Việt Nam giảng cho giới nghiên cứu ở đây, trong đó tập trung vào các nhân vật Émile Durkheim, Marcel Mauss và Claude Lévi-Strauss (có thêm cả Louis Dumont). Tôi vẫn còn nhớ những cái tên này được gắn vào dòng chính, dòng quan trọng nhất, xuất chúng nhất của dân tộc học Pháp. Từ Émile Durkheim tôi học được về sự ra đời của ngành dân tộc học, sau này là thêm lý thuyết về tự tử. Từ Marcel Mauss tôi biết được người ta đã từng nghiên cứu sâu sắc như thế nào về potlatch, voodoo, nhất là "le don" (sự trao tặng) ở các tộc người.
Nhưng từ Lévi-Strauss tôi mới học được nhiều thứ, từ cách tổ chức hôn nhân ở các tộc người sao cho tránh được loạn luân (công trình đầu tay của Lévi-Strauss đã lái ngược chiều dân tộc học cho đến khi ấy vẫn có quan niệm rất khác về hôn nhân ở người man dã). Phần hai của La Pensée sauvage nghe nói chính là một tranh luận của Lévi-Strauss phản đối lý thuyết của Jean-Paul Sartre, nhưng không nói rõ ra. Cái lớn nhất tôi học được từ Lévi-Strauss, tuy vậy, lại là một điều khá vô hình, không phải kiến thức. Tôi vẫn còn rất nhớ một lời miêu tả Lévi-Strauss: ngay từ khi còn nhỏ, đứng trước mọi sự hỗn loạn của cuộc sống tự nhiên hay xã hội lúc nào ông cũng hình dung ra, cũng tin rằng có một cấu trúc bề sâu nào đó, vấn đề là phải nắm được nó.
Nhiệt đới buồn như vậy là đã được in ở Việt Nam. Bản dịch của Ngô Bình Lâm, Nguyên Ngọc hiệu đính, Olivier Tessier viết lời giới thiệu, NXB Tri Thức in. Hôm trước ở buổi ra mắt sách gần như các diễn giả không trả lời được tại sao nhiệt đới thì lại buồn. Cái buồn này, biết đâu, lại là cấu trúc tầng sâu mà Lévi-Strauss suốt đời tìm kiếm. Trước đây quyển sách này hay được nhắc tới trong các văn bản tiếng Việt, hoặc dưới cái tên "Nhiệt đới buồn", hoặc dưới cái tên "Chí tuyến buồn".
Ngô Bình Lâm, như hôm ở buổi ra mắt sách Đỗ Lai Thúy có nói, chính là dịch giả quyển sách Hungary nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Những ngôi sao Ê-ghe, cuốn sách một thời tôi say mê đọc đi đọc lại, cùng Tô-mếch và thủ lĩnh Tia Chớp Đen, và nữa là Oskeola thủ lĩnh da đỏ.
Ở ngay đoạn đầu Nhiệt đới buồn có nhắc tới Victor Serge. Muốn hiểu tâm trạng của các trí thức châu Âu những năm 1950 thì cần phải nắm được dù chút ít lịch sử hai cuộc thế chiến trước đó, những cuộc chạy trốn của trí thức Nga sang Pháp, những cuộc du hành của trí thức Pháp sang Nga, rồi cái ham muốn thoát khỏi, trước tiên thể hiện ở sự du hành, từ Nerval, Gautier hay Flaubert, sau đó là ở sự thám hiểm vì mục đích nghiên cứu, mà Lévi-Strauss là một đại diện. Victor Serge là một trong các nhân tố đặc biệt của giai đoạn ấy. Một người vô chính phủ, một người thuộc Comintern, từng bị bắt giam ở Pháp nhưng rồi được thả qua trao đổi tù binh (với một nhân vật rất đặc biệt khác là Bruce Lockhart, khi ấy đang bị giam ở Liên Xô vì là nghi can trong một vụ ám sát Lenin, cũng như bị nghi làm gián điệp). Sau này Victor Serge lại bị chính quyền Liên Xô giam, phải nhờ Hội nghị Nhà văn Quốc tế Bảo vệ Văn hóa tại Paris (1935) can thiệp mới được thả. Sự xuất hiện của Victor Serge hay Ilya Ehrenburg ở Paris là một phần quan trọng tạo nên không khí trí thức hồi đó, cái không khí làm nên những con người như Lévi-Strauss.
Một người nữa cũng vừa mất là Claude Lévi-Strauss. Tôi không làm về dân tộc học hay nhân học, nhưng Lévi-Strauss là một trong những người đầu tiên khơi gợi ý muốn nghiên cứu ở tôi. Hồi đó, khi còn khá nhỏ, tôi đọc được một tập tài liệu do mấy nhà nghiên cứu người Pháp sang Việt Nam giảng cho giới nghiên cứu ở đây, trong đó tập trung vào các nhân vật Émile Durkheim, Marcel Mauss và Claude Lévi-Strauss (có thêm cả Louis Dumont). Tôi vẫn còn nhớ những cái tên này được gắn vào dòng chính, dòng quan trọng nhất, xuất chúng nhất của dân tộc học Pháp. Từ Émile Durkheim tôi học được về sự ra đời của ngành dân tộc học, sau này là thêm lý thuyết về tự tử. Từ Marcel Mauss tôi biết được người ta đã từng nghiên cứu sâu sắc như thế nào về potlatch, voodoo, nhất là "le don" (sự trao tặng) ở các tộc người.
Nhưng từ Lévi-Strauss tôi mới học được nhiều thứ, từ cách tổ chức hôn nhân ở các tộc người sao cho tránh được loạn luân (công trình đầu tay của Lévi-Strauss đã lái ngược chiều dân tộc học cho đến khi ấy vẫn có quan niệm rất khác về hôn nhân ở người man dã). Phần hai của La Pensée sauvage nghe nói chính là một tranh luận của Lévi-Strauss phản đối lý thuyết của Jean-Paul Sartre, nhưng không nói rõ ra. Cái lớn nhất tôi học được từ Lévi-Strauss, tuy vậy, lại là một điều khá vô hình, không phải kiến thức. Tôi vẫn còn rất nhớ một lời miêu tả Lévi-Strauss: ngay từ khi còn nhỏ, đứng trước mọi sự hỗn loạn của cuộc sống tự nhiên hay xã hội lúc nào ông cũng hình dung ra, cũng tin rằng có một cấu trúc bề sâu nào đó, vấn đề là phải nắm được nó.
Nhiệt đới buồn như vậy là đã được in ở Việt Nam. Bản dịch của Ngô Bình Lâm, Nguyên Ngọc hiệu đính, Olivier Tessier viết lời giới thiệu, NXB Tri Thức in. Hôm trước ở buổi ra mắt sách gần như các diễn giả không trả lời được tại sao nhiệt đới thì lại buồn. Cái buồn này, biết đâu, lại là cấu trúc tầng sâu mà Lévi-Strauss suốt đời tìm kiếm. Trước đây quyển sách này hay được nhắc tới trong các văn bản tiếng Việt, hoặc dưới cái tên "Nhiệt đới buồn", hoặc dưới cái tên "Chí tuyến buồn".
Ngô Bình Lâm, như hôm ở buổi ra mắt sách Đỗ Lai Thúy có nói, chính là dịch giả quyển sách Hungary nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Những ngôi sao Ê-ghe, cuốn sách một thời tôi say mê đọc đi đọc lại, cùng Tô-mếch và thủ lĩnh Tia Chớp Đen, và nữa là Oskeola thủ lĩnh da đỏ.
Ở ngay đoạn đầu Nhiệt đới buồn có nhắc tới Victor Serge. Muốn hiểu tâm trạng của các trí thức châu Âu những năm 1950 thì cần phải nắm được dù chút ít lịch sử hai cuộc thế chiến trước đó, những cuộc chạy trốn của trí thức Nga sang Pháp, những cuộc du hành của trí thức Pháp sang Nga, rồi cái ham muốn thoát khỏi, trước tiên thể hiện ở sự du hành, từ Nerval, Gautier hay Flaubert, sau đó là ở sự thám hiểm vì mục đích nghiên cứu, mà Lévi-Strauss là một đại diện. Victor Serge là một trong các nhân tố đặc biệt của giai đoạn ấy. Một người vô chính phủ, một người thuộc Comintern, từng bị bắt giam ở Pháp nhưng rồi được thả qua trao đổi tù binh (với một nhân vật rất đặc biệt khác là Bruce Lockhart, khi ấy đang bị giam ở Liên Xô vì là nghi can trong một vụ ám sát Lenin, cũng như bị nghi làm gián điệp). Sau này Victor Serge lại bị chính quyền Liên Xô giam, phải nhờ Hội nghị Nhà văn Quốc tế Bảo vệ Văn hóa tại Paris (1935) can thiệp mới được thả. Sự xuất hiện của Victor Serge hay Ilya Ehrenburg ở Paris là một phần quan trọng tạo nên không khí trí thức hồi đó, cái không khí làm nên những con người như Lévi-Strauss.
Nov 2, 2009
Đấy biết ngay
Giải Goncourt năm nay đã được trao cho Marie Ndiaye, tiểu thuyết Trois femmes puissantes. Thế là đoán đúng được một bác hehe.
Đợi xem nốt Vincent Message có được cái giải gì không. Sẽ cập nhật thông tin và đi một đường (chết thật, cái này lại đi thuổng :) về Trois femmes puissantes, tức Ba người đàn bà hùng hậu (à lại dịch lăng nhăng đấy).
Cập nhật: Frédéric Beigbeder, nhà văn thời thượng, đã đoạt giải Renaudot năm nay. Cuốn tiểu thuyết Un Roman français (Một tiểu thuyết Pháp) mở đầu bằng một câu đại ý năm nay tôi già hơn cả cụ cố tôi. Sắp tới gần đây thôi các bác sẽ được đọc một quyển của Beigbeder, là quyển này.
Giải Renaudot về non-fiction cuối cùng không về tay Alain Finkielkraut, người quen của bạn Đỗ Quốc Anh :) Quyển Un coeur intelligent của Finkielkraut đọc rất ngon.
Cập nhật nữa: Quyển sách của Marie Ndiaye có vẻ như được đặt tên như vậy, Ba người phụ nữ mạnh mẽ/quyền lực, là vì tham vọng của nó nằm ở hai chữ: mạnh mẽ. Đây là một bộ ba tiểu thuyết, triptyque thì đúng hơn là trilogie, về ba người phụ nữ châu Phi ở trong ba hoàn cảnh khác nhau. Mới đầu Ndiaye định chỉ viết một phần, nhưng xong rồi thì thấy chưa đủ (chưa đủ mạnh mẽ?) nên viết tiếp hai phần sau đó.
Sau đây là incipit (tức là đoạn mở đầu) của Trois femmes puissantes:
Và người đón cô hoặc chỉ như thể ngẫu nhiên mà ở trên ngưỡng cửa ngôi nhà lớn xây bằng bê tông, trong cường độ của luồng sáng đột ngột mạnh mẽ tới mức cơ thể tắm trong ánh sáng của ông ta vẻ như tạo ra và trải rộng luồng sáng ấy, cái người đàn ông đang đứng ở kia, thấp lùn, nặng nề, phát ra một chùm sáng trắng như một bóng đèn nê ông, cái người đàn ông hiện ra ở ngưỡng cửa ngôi nhà ngoại cỡ không còn lại gì, ngay lập tức Norah tự nhủ, sót lại của dáng hình, của tuổi trẻ trước kia từng bất biến đầy kỳ diệu đến nỗi cô thấy như là không thể lụi tàn.
+ Tôi thấy hãi hùng với trình độ của tờ evan, tờ báo mạng văn chương của Việt Nam: đưa tin về giải Goncourt đã muộn (mồng 4 mới đưa) mà dám liệt kê một số các nhà văn nữ từng đoạt giải Goncourt như sau: "Marguerite Duras với The Lover, Georges Duhamel với Civilization và Simone de Beauvoir với The Mandarins". Georges Duhamel, tác giả của bộ Chronique des Pasquier (10 quyển) mà là phụ nữ ậc ậc. Chẳng cần nghĩ cũng ra Elsa Triolet và hai nhà văn mới có sách dịch sang tiếng Việt: Pascale Roze và Paule Constant.
+ Cập nhật nữa nữa: như vậy là năm nay chỉ đoán đúng được một cái, Vincent Message chẳng được cái giải rút nào cả. Giải Médicis thuộc về Dany Laferrière, tiểu thuyết L'énigme du retour, còn Femina cho quyển Personne của Gwenalle Aubry.
Đợi xem nốt Vincent Message có được cái giải gì không. Sẽ cập nhật thông tin và đi một đường (chết thật, cái này lại đi thuổng :) về Trois femmes puissantes, tức Ba người đàn bà hùng hậu (à lại dịch lăng nhăng đấy).
Cập nhật: Frédéric Beigbeder, nhà văn thời thượng, đã đoạt giải Renaudot năm nay. Cuốn tiểu thuyết Un Roman français (Một tiểu thuyết Pháp) mở đầu bằng một câu đại ý năm nay tôi già hơn cả cụ cố tôi. Sắp tới gần đây thôi các bác sẽ được đọc một quyển của Beigbeder, là quyển này.
Giải Renaudot về non-fiction cuối cùng không về tay Alain Finkielkraut, người quen của bạn Đỗ Quốc Anh :) Quyển Un coeur intelligent của Finkielkraut đọc rất ngon.
Cập nhật nữa: Quyển sách của Marie Ndiaye có vẻ như được đặt tên như vậy, Ba người phụ nữ mạnh mẽ/quyền lực, là vì tham vọng của nó nằm ở hai chữ: mạnh mẽ. Đây là một bộ ba tiểu thuyết, triptyque thì đúng hơn là trilogie, về ba người phụ nữ châu Phi ở trong ba hoàn cảnh khác nhau. Mới đầu Ndiaye định chỉ viết một phần, nhưng xong rồi thì thấy chưa đủ (chưa đủ mạnh mẽ?) nên viết tiếp hai phần sau đó.
Sau đây là incipit (tức là đoạn mở đầu) của Trois femmes puissantes:
Và người đón cô hoặc chỉ như thể ngẫu nhiên mà ở trên ngưỡng cửa ngôi nhà lớn xây bằng bê tông, trong cường độ của luồng sáng đột ngột mạnh mẽ tới mức cơ thể tắm trong ánh sáng của ông ta vẻ như tạo ra và trải rộng luồng sáng ấy, cái người đàn ông đang đứng ở kia, thấp lùn, nặng nề, phát ra một chùm sáng trắng như một bóng đèn nê ông, cái người đàn ông hiện ra ở ngưỡng cửa ngôi nhà ngoại cỡ không còn lại gì, ngay lập tức Norah tự nhủ, sót lại của dáng hình, của tuổi trẻ trước kia từng bất biến đầy kỳ diệu đến nỗi cô thấy như là không thể lụi tàn.
+ Tôi thấy hãi hùng với trình độ của tờ evan, tờ báo mạng văn chương của Việt Nam: đưa tin về giải Goncourt đã muộn (mồng 4 mới đưa) mà dám liệt kê một số các nhà văn nữ từng đoạt giải Goncourt như sau: "Marguerite Duras với The Lover, Georges Duhamel với Civilization và Simone de Beauvoir với The Mandarins". Georges Duhamel, tác giả của bộ Chronique des Pasquier (10 quyển) mà là phụ nữ ậc ậc. Chẳng cần nghĩ cũng ra Elsa Triolet và hai nhà văn mới có sách dịch sang tiếng Việt: Pascale Roze và Paule Constant.
+ Cập nhật nữa nữa: như vậy là năm nay chỉ đoán đúng được một cái, Vincent Message chẳng được cái giải rút nào cả. Giải Médicis thuộc về Dany Laferrière, tiểu thuyết L'énigme du retour, còn Femina cho quyển Personne của Gwenalle Aubry.