Apr 6, 2019

Câu chuyện của sưu tầm (3) một tủ

"Nếu có Chúa thật, thì ắt hẳn Chúa ấy có tinh thần của một nhà sưu tầm."

(NL)

Đấy, chẳng hiểu vì sao kỳ gần đây hơn cả của "câu chuyện sưu tầm" lại quên mất câu motto tuyệt hảo trên đây.

"Một tủ" không định nói một cái tủ đựng đầy sách, mà muốn nói một "tủ sách" theo nghĩa vô hình nhiều hơn là hữu hình, một dạng tồn tại lơ lửng ở giữa in sách và ấn hành tạp chí: nhiều tủ sách, nhiều collection đánh số các ấn phẩm của nó, và qua đó tạo cảm giác về một tờ tạp chí, nhưng là một tạp chí không hoàn toàn là tạp chí, vì nó là sách. Dưới đây là một ví dụ, và chúng ta quay trở lại với quãng cuối thập niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ 20. (để có một ví dụ tương đối có thể so sánh, xem ởkia)


Bắt đầu bằng ba nhân vật mà chúng ta đã quen thuộc, ít nhất không còn hoàn toàn xa lạ: Hugo von Hofmannsthal, Conrad Ferdinand MeyerGottfried Keller.

Stock là một nhà xuất bản có từ thế kỷ 18, tức là rất lâu đời, tầm cuối thế kỷ 19 thì một nhân vật có họ "Stock" mua lại nó và bắt đầu câu chuyện của nhà xuất bản Stock, ngày nay vẫn còn; trước đây, tôi hay để ý catalogue của nhà Stock để tìm các đầu sách và một số sách in ở Việt Nam trong vòng những năm vừa rồi là mua bản quyền từ đó.

Tủ sách "Le Cabinet Cosmopolite": "cabinet" là cabinet, còn "cosmopolite" là cosmopolite. Đây là tủ sách chuyên sách dịch ở Pháp. Quãng cuối thập niên 20, đầu thập niên 30 người ta rất "cosmopolite" và sự dịch sách đặc biệt rực rỡ; để có một ví dụ về sách dịch ở Pháp nữa, cùng đoạn thời gian, xem ởkia.

Ba quyển trong bức ảnh trên đây, tôi chủ yếu tận dụng phần hậu của chúng, như sau:


Ba quyển không chỉ khác nhau về màu, mà danh mục sách in trên bìa 4 cũng được trình bày khác nhau (nhưng đều giống nhau ở chỗ viết rằng "collection" được thành lập năm 1926, ti-ra 2.700 bản), lần lượt từ trái qua phải là ấn bản của năm 1929, 1928 và 1927. Tôi sẽ tập trung vào quyển sách ở giữa, nó có một danh mục đánh số giống quyển ngoài cùng bên phải nhưng danh sách dài hơn (đến số 36) và cũng dễ nhìn hơn, quyển bên tay trái không còn đánh số sách mà gom lại theo quốc gia.

Chiểu theo danh mục từ số to đến số nhỏ, những quyển mà tôi có:

số 32, Otto Rung và số 30, Giovanni Verga (Verga sẽ sớm trở thành "một người" của tôi):


số 19, Peter Egge:


cũng trong danh sách, số 24 là Sei-Shonagon, đây là (nữ) đồ đệ Nhật Bản của Lý Nghĩa Sơn tức Lý Thương Ẩn

số 25 là Keyserling, nhân vật ngày nay không mấy còn được biết đến, nhưng vào thời đó rất nổi tiếng, độc giả của Phạm Quỳnh từng bắt gặp Keyserling

số 4 và số 3 trong danh mục: Jean-Paul và August Strindberg; Jean-Paul (Jean-Paul Richter, nhân vật đặc biệt của chủ nghĩa lãng mạn Đức, đối thủ của Goethe, đặc biệt được hưởng lợi ích về hiện diện nhờ tủ Le Cabinet Cosmopolite):


Và đây là số 1 của collection, George Moore:


Vì đây là quyển số 1, cũng nên đặc biệt dừng lại với nó:





Chính nhờ xem quyển trên đây, ta có thể thấy tuy chính tủ sách thông báo được thành lập năm 1926 nhưng quyển đầu tiên lại in năm 1925.

Trên đây là đoạn đầu của "Le Cabinet Cosmopolite", dưới đây vẫn là tủ ấy nhưng thuộc về sau (có thể tính mốc phân chia là 1930):

Tiếp tục Jean-Paul; Jean-Paul thực sự được hưởng lợi ích từ collection có chữ "cosmopolite" này, cũng như từ Albert Béguin:


(trên đây, ta thấy logo của tủ sách trở nên khác: bên trong ghi "série classique" - dấu vết cho thấy dự định chia nhỏ tủ sách, vì tủ sách in chủ yếu tác giả hồi đó còn sống)

Ba nhà văn rất nổi tiếng, Tourgueniev, Sherwood Anderson và Virginia Woolf:


Louis Bromfield:


Herman Bang và Sigrid Unset:


Hai cái bìa trông khác hẳn đi, tiếp tục Jean-Paul (tác phẩm đặc biệt lớn) và quyển bên cạnh, nếu ai để ý bản danh mục phía trên, đây chính là quyển số 8, của Karen Michaelis, nhưng được in lại, trong collection nối tiếp, "Le Roman cosmopolite":


Những thập niên về sau, cho mãi đến gần đây, nhà xuất bản Stock vẫn in rất nhiều sách dịch, và vẫn đặc biệt gắn bó với từ "cosmopolite", đây là một Isaac Bashevis Singer:


Ta cũng có thể thấy, một số nhà phê bình rất hay viết tựa, bạt cho tủ sách, chẳng hạn Edmond Jaloux.

Cũng quãng thời gian ấy, bên Đông Dương, Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu biến sách dịch trở nên phổ biến. Dịch sách trở nên một hiện tượng phổ quát.



NB. đã tiếp tục "Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)"



Câu chuyện của sưu tầm (2)
Câu chuyện của sưu tầm (1)

1 comment: