Văn học miền Nam như thể khi đến một thời điểm, đã "chịu tác động" của hai "lực" một cách mãnh liệt: thứ nhất là sự tích tụ, thứ hai là một dự cảm về kết thúc.
Hai điều có thể nói là trái ngược nhau đó dường như đã làm văn học miền Nam tăng tốc khủng khiếp. Có sự tăng tốc để "về đích", nhưng cũng có sự tăng tốc đến với vực thẳm khủng khiếp nhưng cũng không kém phần quyến rũ.
Thời điểm ấy có lẽ là 1965. Trước đó mọi sự có dáng vẻ chậm rãi, tỉ mỉ, với những tác giả "lớp trước" (cả người miền Nam lẫn người Bắc mới di cư), những tác phẩm u hoài, buồn bã, điểm xuyết nhiều nỗi hận sâu kín. Bỗng nhiên một lớp nhà văn mới xuất hiện. Từ đó chỉ có thể nói là ồ ạt. Ngay các tác giả lớp trước cũng như bị kích thích.
Họ viết rất, rất nhiều, tuyệt đại đa số nhà văn nổi bật của thời ấy đều có rất nhiều tác phẩm. Nhiều đến đáng kinh ngạc, giờ dò lại tổng thể tác phẩm của những Viên Linh, Nhã Ca, Thảo Trường, Nguyễn Đình Toàn cũng không phải chuyện dễ nữa.
Quá nhiều.
Đây là một góc Nguyễn Đình Toàn, tuy đã có những tác phẩm danh tiếng nhất nhưng vẫn chưa gọi là đầy đủ được:
Và cũng như mọi nhà văn khác thời ấy, tác phẩm của Nguyễn Đình Toàn hay dở lẫn lộn. Lúc nào hay thì có thể rất hay, lúc nào dở thì cũng có thể rất dở.
Nguyễn Đình Toàn, không kể một giai thoại, một (hoặc hơn một một vài) bài hát, em đọc được mỗi thơ, thật bất ngờ khi thấy Nguyễn Đình Toàn được anh để mắt đến trong nghiên cứu Văn học miền Nam ở đây
ReplyDelete