Đọc bình luận văn học trên các báo và tạp chí (tạm gọi là) phổ thông của nước ngoài cũng như tại Việt Nam, có thể thấy rằng các thành tựu của lý thuyết văn học đã thoát ra khỏi các đường biên giới hàn lâm để đến với công chúng. Cũng tương tự như là thuyết tương đối hẹp của Einstein (Special Theory hehe) được đại chúng sử dụng rộng rãi (cũng chẳng cần thực sự biết nghĩa). Những cái này như là đi vào collective memory, cái dễ dàng cái ngoằn ngoèo khúc khuỷu, nhưng đã đi vào là rất khó đi ra :)
Nhưng sự chuyển dịch từ địa hạt chuyên môn sang địa hạt (tạm gọi là) bình dân cũng đòi hỏi các yêu cầu đặc thù (các bác thấy tôi nói năng như ngồi chair hội thảo không?). Một ví dụ cho sự nhập nhằng này chúng ta có thể tìm thấy trong bài báo "Sự lên ngôi của cận văn học" đăng trên tờ Công An Nhân Dân ("tờ Công An có trang văn hóa khá", dixit GS. Trần Hữu Dũng).
Xếp tự truyện vào cận văn học (paralittérature), coi như tác giả đã có đóng góp cực lớn cho khoa nghiên cứu thể loại văn học. Theo tôi đây là lần đầu tiên có người (cả gan) nói như vậy. "Cận văn học" là cái gì? Là những cái thường bị coi là lăng nhăng, giải trí, kém giá trị, những dòng văn học rất đặc thù: chưởng, trinh thám, fantasy, sci-fi etc. Có người không dịch thành "cận văn học" mà là "bàng văn học", nghe rất chối nhưng cũng cho thấy thái độ của giới hàn lâm dành cho những cái vẫn hay được xếp vào "văn chương nhà ga".
Trong nghiên cứu văn học, ít nhất là vài chục năm gần đây người ta đã bàn nhiều đến ranh giới giữa "cận văn học" và "văn học", một cách suy tư lại về vị trí cũng như giá trị của "cận văn học". Tác phẩm quan trọng và cũng mới gần đây là của Daniel Fondanèche: Paralittératures. Thực tế là trong những gì vẫn hay bị coi nhẹ có các tác phẩm thực sự lớn, và nhiều tác giả trinh thám sau này được "chuyển lên" văn học không cộng thêm prefix nào.
Và không ai xếp tự truyện vào "cận văn học" cả. Sách vở nghiên cứu (mà tôi có dịp liếc qua) chưa từng thấy, mà check nhanh trên Internet cũng chưa từng thấy. Phát kiến của bài báo trên tờ Công An quả là vĩ đại.
Mà giọng của bài viết lại còn rất nhỏ nhẹ am hiểu, cứ như là đúng là nó là phải là thế. Hic
Hồi ký có được xem là văn học không? Tự truyện có phải là một dạng hồi ký không?(ví dụ Tự truyện Lê Vân có được xem là văn học không)
ReplyDeleteTheo em thì tất cả những cái đó, kể cả thư từ, nhật ký, nên được xếp làm "tư liệu văn học", và nếu căn cứ vào chất lượng văn chương thì một số hoàn toàn có thể xem là văn học chính danh.
ReplyDeleteEm ngờ thế nào bác cũng "đanh đá" vụ này. Y như rằng....Chẹp, "cái nết đánh chết không chừa". Thiệt tình. ;P
ReplyDeleteSẵn đây em cũng mạn phép mượn chỗ công bố phát kiến vĩ đại của em ba hôm trước nhân dịp ngồi trong động (thiên nhiên chớ không có phải nhân tạo à). Phát kiến sẽ được phát triển thành một tiểu luận hoành tráng tạm đặt tên "Có một dòng văn học như thế: Sự ra đi của văn học cận lâm sàng."
Mà đố bác đứa nào đang nói đó? ;))
Mình chịu à nha :)) không hiểu là lại có quen biết sơn nhân nào (tuyệt cốc hữu giai nhân chăng hehe)
ReplyDeleteẶc! 'Thương cả cho đời bạc', mới xa nhau mấy bữa (nhậu) đã quên nhau rồi.
ReplyDeleteCó thế bác quen 'sơn nhân' ít chớ biết 'dã nhân' nhiều à. Em thuộc loại sau. Nhớ ra chưa?
;D
hehe lờ mờ đoán ra cốc chủ là ai ạ. Ý đồng chí là cần phải nhậu thêm, đúng không?
ReplyDeleteTự truyện hình như được xếp vào một thể loại riêng, không phải fiction cũng chả phải non-fiction. Đúng không nhỉ?
ReplyDeleteYou're so interesting! I do not think I have read anything like that before.
ReplyDeleteSo good to discover another person with a few original
thoughts on this issue. Really.. thanks for starting this up.
This website is something that is required on the web, someone with a
little originality!