Vì muốn tìm hiểu thế giới quanh ta :) và áy náy lương tâm vì lỡ giới thiệu một quyển sách mình chưa đọc, nên tôi đã cắm cúi đọc Thế giới hậu Mỹ của Fareed Zakaria, bản dịch tiếng Việt.
Kết quả là tôi đã đọc hết được ba chương đầu. Rồi dừng lại, nhất quyết là không thể đọc nữa. Tôi từng đọc rất nhiều quyển sách chán trong đời, thêm một quyển nữa thực sự cũng chẳng thể chết được, thậm chí đôi khi tự bắt mình đọc hết một cuốn sách thấy chán cũng là có ích, một bài tập rất có thể chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng giết thời gian cũng là một bài tập - tôi biết có những người biệt tài giết thời gian ác liệt đến nỗi thời gian phải băng bó vẫy xe cứu thương vào bệnh viện.
Thế giới hậu Mỹ (The Post-American World) là một thứ tầm phào về ý tưởng, đôi chỗ tác giả cố gắng tỏ ra mình cũng tinh tế (như ai đó hoặc như không ai cả) chẳng hạn như bằng cách nói sau này rồi lịch sử sẽ phải ghi công cho nước Mỹ trong công cuộc toàn cầu hóa thế giới, nhưng rất tiếc, thật là tiếc, vì Mỹ lại cứ thường xuyên quên tự toàn cầu hóa mình.
Zacharia nói rằng đã từng có mấy vụ chuyển giao quyền lực lớn (power shift) trong lịch sử: một lần khi phương Tây nổi lên, lần thứ hai Mỹ nổi lên, còn đến lần thứ ba này sẽ là thế này sẽ là thế kia. Chủ yếu là để nói rằng thời của chúng ta sống, mặc dù vô tuyến cứ rùm beng lên về oánh nhau bạo lực nhưng chưa từng bao giờ có thời đại an toàn thế đâu, và những nước như Trung Quốc hay Ấn Độ rồi ra sẽ kinh lắm đấy. Những thứ như thế thật chẳng cần đọc một quyển sách cũng biết. Có đôi chút thú vị ở đoạn so sánh bối cảnh chính trị be bét nhưng kinh tế lại đi lên của ngày nay với hai thời đã qua: thời điểm chuyển giao thế kỷ (1880-1890) và thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai, 1950-1960).
Một thứ chiêm tinh học giống như là nói rồi mai đây Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nhất thế giới, hoặc không nhất thế giới, và bữa trưa mai sẽ có món cà ri gà.
Điều thu lượm lớn nhất của tôi (vẫn có đấy ạ, con người positive như tôi chưa từng bao giờ không thu lượm được cái gì) là một niềm cay đắng kinh hoàng: mình đã chọn sai việc rồi, lẽ ra phải chọn dịch những quyển sách như thế này, thích lắm ý: câu nào khó không hiểu được thì ta bỏ qua, từ nào khó ta không hiểu được thì ta đại khái, fund manager thì cứ nói là chuyên gia kinh tế muốn hiểu thế nào thì hiểu, polymath professor của Harvard thì cứ nói đơn giản là giáo sư, chết làm sao được, từ nào có hai nghĩa trở lên thì ta cứ chọn đại một nghĩa, thỉnh thoảng kiểu gì chả đúng, như là state nó muốn nói nhà nước thì ta cứ nói bang này bang kia kiểu gì cũng gần đúng, vẫn là mấy cái bo đì. Quyển này ngôn ngữ straight hết mức, thẳng đến mức bạn nào đó dịch cứ thoải mái uốn, và nắn, gần như lần nắn nào cũng tạo ra một cái mà ta nên gọi là bùn xịt.
Kết luận lại là bạn nào thích tôi cho (không dám dùng từ tặng hehe) quyển này.
+ Hihi Phan Nhiên Hạo nói đến "chủ trương cứng rắn" chống hòa hợp hòa giải. Không biết bác có nghĩ là tôi bảo bác như thế không, nếu có thì tôi xin nói là tôi không nói thế, mà đó chỉ là một cách diễn giải (không đúng) lời của tôi.
May quá, đang định mua bản tiếng Việt cuốn này mà nghe Nhị Linh nói khỏi thấy cần mua nữa.
ReplyDeleteChưa đọc cuốn này nhưng cuốn trước của tay này thì tớ thích.
thế bác có lấy sách không em cho :)
ReplyDeleteOK, nếu cho không thì lấy :D. Còn quyển gì cho nữa không ;))
ReplyDeleteViết về văn hóa cuộc sống Mỹ thì hồi đó có Hữu Ngọc cũng in 1 cuốn dày dày thì phải. Nói chung giờ người ta hay lạm dụng post này post nọ nhỉ? hết hậu hiện đại giờ đến hậu mỹ, không hiểu mai mốt có bàn về cửa hậu hay không?
ReplyDeletevầng, nhưng em cũng phải báo trước là ở ba chương đầu có vài đoạn bị gạch bút đỏ vào đấy nhé :) thỉnh thoảng em cũng có nhu cầu cho sách đấy, nếu thuận lợi về địa lý thì cho bác luôn hehe
ReplyDeleteHữu Ngọc viết quyển đó là kiểu mô tả cuộc sống xã hội lịch sử Mỹ đọc chán chết
thời đại của post-this-and-that mà bác :) post một hồi thế nào chẳng quay về đúng mấy cái cũ lol
Quyển chán chết của bác Hữu Ngọc là Hồ sơ văn hóa Mỹ phỏng ạ? :D Lâu lắm rồi phỏng ạ? Cả quyển em nhớ mỗi từ Melting pot nồi hầm nhừ! :D
ReplyDeleteZakaria gốc Ấn Độ nên nhận xét thiếu khách quan cũng phải thôi :D
ReplyDelete