Tôi không có tài chê bai :) và có thói quen nếu lỡ vớ phải gì đó chán quá thì thôi coi như là giải trí giết thời gian. Mà nói tóm lại là cái hay thì khó kiếm chứ chán thì ợt ợt luôn. Hôm nay thử đi ra ngoài nguyên tắc cái (nguyên tắc là cái được lập ra để bị phá vỡ; hai nguyên tắc bất di bất dịch của tôi có nguy sơ sắp bị phá: không dịch tác phẩm của tác giả nữ, và không viết về thơ).
Mấy quyển sách chán đọc phải thời gian vừa rồi (đều là mới in):
+ Tiểu thuyết của Lê Lựu mang tên Thời loạn (NXB Hội Nhà văn). Nó mở đầu như sau: "Cô gái có cái tên vô cùng lạ: Xanh Dương Lẫm Liệt. Phải là người thân quen được nghe hàng xóm giảng giải hàng tiếng đồng hồ mới hiểu được ngọn nguồn của nó. Ông ngoại cô tỉnh Xanh, bố cô người Dương Đông. ở (sic) với nhà ngoại nên không khác gì như người ta nói tư thế của ông giống như một con chó chui gầm chạn."
Nhà văn lớn câu cú thế đấy. Mà đặt tên nhân vật sợ nhỉ, nhà văn Lê Lựu Đạn Nổ To Không Kịp Bịt Tai Thì Bét Xác. Sao đến giờ người ta vẫn dùng font chữ ABC để dàn trang, mấy từ như "ở" mà đứng đầu câu là cứ tịt tịt.
+ Các vấn đề tư tưởng căn bản, Michael W. Alssid và William Kenney, Cao Hùng Lynh dịch, Văn Lang và NXB Từ điển Bách khoa. Về nguyên tắc (vầng, lại nguyên tắc) tôi không mua sách của Văn Lang, được mỗi cái giấy trắng trẻo chứ nguyên nhóm Lưu Văn Hy be bét đến khủng khiếp chỉ muốn đập đầu xuống sàn nhà. Nguyên do mua quyển này chỉ vì dịch giả theo tôi nhớ từ trước là đọc được, và nhất là vì có một bài của Ruth Benedict, tác giả Patterns of Culture, nhân vật mà tôi đang quan tâm: "Khoa học về phong tục". Cái mà tôi ghét, như thường lệ với sách của Văn Lang, là không ghi tên sách gốc, và hoàn toàn không có bản quyền (tra mãi trên mạng thì mới ra tên sách: The World of Ideas, và chắc chắn chưa public domain).
+ Bà trùm thế giới ngầm, tiểu thuyết của Hương Keenleyside, Văn hóa Việt và NXB Văn học. Khủng khiếp tiểu thuyết ba xu: "Những cánh cửa ra vào sơn màu đen với những cửa sổ khổ lớn được trang trí bằng những tấm rèm màu vàng nặng trịch". Rồi "khiến người ta liên tưởng đến kiểu (sic) bắt chước kiểu (sic) trang trí ngoại thất của trụ sở hãng thời trang Coco ở Pari (sic) (tác giả Việt Kiều sống lâu năm ở Anh mà cứ Pari Pari em xin cá cược như sau). Cứ một tí là giải thích ngay, lần nào cũng ngây ngô như một, đều như vắt chanh: "chứ thật ra, phân biệt chủng tộc cũng tùy từng nơi, chứ thời này làm gì đến nỗi nặng nề như ông nghĩ", hay: "Ông Long bảo thủ thế, chứ tầng lớp nào mà chẳng có người thông minh, lịch lãm hay ngu ngốc đần độn..."
À thật ra sau rồi nó có gì hay không thì tôi không biết, vì mới đọc được hai trang đầu :)
+ Thử vai, tiểu thuyết của Ryu Murakami, Trần Thanh Bình dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn. Ca này thì hay đây. Chắc chắn sẽ nhiều người thích chứ không ghét. Cá nhân tôi khám phá Ryu từ Miso Soup với một niềm thích thú lớn lao nhất là sau khi ăn xúp miso ở sân bay Narita, sau này đọc thêm một loạt tiểu thuyết khác, sự thích thú giảm dần đều, từ Màu xanh trong suốt cho tới 69 (Sáu chín). Tôi thấy quả Thử vai (Audition) này rất giống truyện cảnh giác đọc trên đài phát thanh hay in sách kiểu nhỏ tí bán dạo ngoài đường, với bài học luân lý rất khủng: đã là đàn ông trung niên mà hơi giàu giàu thì nên cảnh giác với gái trẻ và đẹp. Cốt truyện lý tưởng cho Hollywood, tôi đã hình dung được Liam Neeson trong vai chính :) Nói vậy thôi, cũng có vài đoạn cao thủ phết, mỗi cái tội bác này như kiểu viết cho xong truyện để còn đi chích hic hic. Và sex xiếc là hơi bị ác ôn bác Lâm Tím thích.
+ Quyển tôi thấy chán nhất là Thấy Phật của Cao Huy Thuần. Từ đợt trước đọc Thế giới quanh ta đã thấy rất rất không ổn. Vụ này sẽ nói thêm sau.
+ Xong rồi thì recommend :) Hai quyển mới in của NXB Tri Thức, đều nhỏ nhắn nhưng quan trọng: Máy tính & bộ não, John von Neumann, Hà Dương Tường dịch, và Nhập môn tư duy phức hợp, Edgar Morin, Chu Tiến Ánh và Chu Trung Can dịch.
+ Danh sách nẫu vẫn còn dài lắm, ở đây là một ví dụ. Hôm trước nhận được tạp chí Đẹp (thank you nhá :) mở mục giới thiệu sách ra thấy có quyển Ảo mộng tình yêu của Brigitte Giraud và ghi là "Giải Goncourt năm 2007". Vì là người có trí nhớ rất tệ nên tôi phải huy động rất nhiều bạn nơ-ron thần kinh, cộng thêm một sự choáng váng không nhỏ, vì chính tôi đang chờ bản thảo quyển Alabama Song của Gilles Leroy, cũng Goncourt 2007 (xem danh mục giải Goncourt). Khi có thời gian ra hiệu sách thì thấy đúng là Thái Hà Books làm băng rôn đỏ lựng quấn quanh ghi quyển này được giải Goncourt 2007, và việc này không phải chỉ là một chiêu quảng cáo mang tính lừa dối và rẻ tiền: lời giới thiệu của cuốn sách cũng ghi rõ như vậy. Bìa sách gốc ở đây. Hoặc là thực sự lừa dối, hoặc nhà xuất bản còn không phân biệt được Prix Goncourt và Goncourt de la Nouvelle (cũng như Booker thì không phải Booker International). Và các bạn nhà báo bên Đẹp cũng chẳng có một tí kiểm tra nào luôn. Mà bạn nào ấy nhỉ hehe.
Thế bác đọc "Tây du ký" của giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân chưa? ;)
ReplyDeleteThử vai này được dựng thành phim rồi (Audition), xem máu me giết chóc kinh lắm.
ReplyDeleteNL có nhiều nguyên tắc hay nhể :))
ReplyDeleteBây giờ mới biết là bạn này không có tài chê bai :)) Mình tưởng là nguyên tắc về thơ là bạn này đã phá rồi chứ phỏng? :p Thế còn tác giả nữ sắp dịch kia sẽ là ai?
ReplyDeleteÀ ngoài lề 1 tí: Olga Tokarczuk, gương mặt xuất sắc của văn đàn 3lan hện nay, người Ba Lan có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài nhất từ cổ chí kim, là nữ đấy (ít nhất là theo CV). NL thử nghiên cứu xem :))
ReplyDeletehttp://en.wikipedia.org/wiki/Olga_Tokarczuk
Đọc Tàu Nhanh vừa thấy tên Hương Keenleyside than phiền bể bơi/hầm xe Kim Liên ... thiêng thật!
ReplyDeleteWhat do you have against women? :)
Không phải bác ạ: too much respect to touch them :)
ReplyDeleteHi hi may quá vụ Thấy Phật, không thì "Người tặng" đã bị lên thớt. :)) Vẫn đang đợi bài review của người không có tài chê bai nì.
ReplyDeleteKhông phải anh ạ: too much respect to touch them là kiểu trả lời đối phó với báo chí á. Còn sự thật thì đã bị đồng chí ấy đốt trụi đi rồi. :))
uhm, cái câu too much respect to touch them nó cứ điêu lồ lộ, nghe cứ như bác giai chủ tịch công đoàn nịnh (thối) chị em trong công sở, hehé.
ReplyDeleteHương Keeenleyside viết hay đấy chứ. Đây vừa đọc một mạch cả truyện xong. Bà ấy phê phán phân biệt chủng tộc nhẹ thế là đủ, cần gì phải như Bin laden?
ReplyDeleteĐọc được hai trang Bà trùm thế giới ngầm, mà chắc là đọc miễn phí ở đâu đó do ai đó post lên mạng mà dám nhận xét văn thì nhị linh này là súc vật, chứ người có văn hóa họ phải cân nhắc kỹ lắm chứ mới dám nhận xét một tác phẩm văn học. cuốn bà trùm thế giới ngầm bán tại Amazon.com với tên: Mùi vị món thịt người giá 14 .99 bảng. tức là 28 đô la Mỹ. Nhị Linh ăn tiền trợ cấp thì làm gì có tiền mua sách.
ReplyDeleteĐây cũng vừa đọc xong " Bà trùm thế giới ngầm" Mấy năm nay, Van học Việt nam có mỗi cuốn này viết bằng tiếng Việt bõ đọc, có điều giá hơi chat:£14.99 Bán tại London rồi các bạn ạ. cần mua ở hải ngoại thì vào Amazon.ca hoặc trithucviet.eu
ReplyDeletemình xin lỗi các bạn fan vì lỡ mạo phạm đến thần tượng của các bạn
ReplyDeletemình xin nhận khuyết điểm là chỉ đọc được có hai trang một quyển sách (mà không thể đọc hết dù đã tốn tiền mua)
như vậy là rất chủ quan khi đánh giá một tác phẩm văn học, ok
còn như đọc mà không hiểu người ta định nói gì, đoán vớ đoán vẩn trợ cấp trợ kiếc rồi súc vật này súc vật nọ thì công nhận là có văn hóa cao ghê
"...thì công nhận là có văn hóa cao ghê"
ReplyDeleteĐấy gọi là "văn hóa nẫu" bác Nhị Linh ạ ;))
Cac ban thu khen che va nhan xet khach quan , ton trong cac tac pham cung nhu cong viec cua nha van nhu nhung nghe khac xem sao.
ReplyDeleteBan Linh mach minh mua cuon Ba trum the gioi ngam o dau va gia bao nhieu voi. Minh o Viet nam.
ReplyDeletehiệu sách nào cũng có, giá bìa đâu như gần 100 nghìn
ReplyDeletehóa ra tôi chê sách chán lại khơi gợi tò mò cho một số bạn thì phải :)
Toi chi thich doc tieu thuyet 3 xu. Tieu thuyet hay xin danh cho nhung bo oc vi dai.
ReplyDeleteNẫu quá. Chắc bác chuẩn bị dịch thơ của một tác giả nữ nên lên đây PR trước phỏng.
ReplyDelete:) Hèn gì bác Nhị Linh bảo là không dám động đến các bà. Mới vuốt nhè nhẹ thôi đã thế rồi!
ReplyDeleteCá nhân tôi thấy đọc 2 trang không đọc nổi nữa thì bỏ xuống là người biết quý thời gian của minh :)
Mình đọc cái này biết ngay là "bài" của cánh phê bình. Cuốn " Bà trùm thế giới ngầm" của một nhà văn hải ngoại có tiền, mua cánh phê bình, kẻ khen người chê để tạo dư luận. Anh Nhị Linh đặt bà Hương cạnh toàn các nhà văn tên tuổi thế giới là đủ biết bà ta trả cho anh bao nhiêu để anh "gáy"
ReplyDelete*Trường hợp cuốn Thời loạn của Lê Lựu chắc cũng giống cuốn Sao đổi ngôi của Chu Văn nhỉ, đọc xong cứ ngớ người không biết có đúng là của cùng một tác giả với Bão biển không !
ReplyDelete*Mình nghĩ bạn nào không nghe được giọng của blog này thì đi chỗ khác chơi, sao lại nói kiểu "văn hóa" "súc vật" thế, nghe ghê quá!
Đúng là không có tài chê bai thật:)
ReplyDeleteChết Nhị Linh rồi nhé, bị đánh từ cả fan lẫn anti-fan của "Bà trùm thế giới ngầm" thế này có nẫu không chứ. Mà không chừng fan với anti-fan cùng là một người, hoặc cùng được sự chỉ đạo của một bà trùm đâu đó. hé hé hé.
ReplyDeleteTúm lại Nhị Linh tập trung chuyên môn khen sách các thể loại đê! Em đang mơ màng vụ Hiến pháp, hỏi bác chuyên gia là Hiến pháp các năm ở Việt Nam có được bán công khai tự do không ạ? Và bác khuyên em nên đọc cuốn nào để khỏi nhồi máu cơ tim ạ?
xem lượng người ở GB trên bản đồ flagcounter tăng vọt mà mình cứ bấm bụng cười thầm
ReplyDeletevừa chửi vừa nhân tiện quảng cáo hehe, cao tay đấy
Ui da, ban Nhi Linh ma khong co tai che bai. Noi that chu ngay nao to cung vao day cot de nghe ban che nguoi khac, chu co doc thong tin ban pot may dau. :)
ReplyDeleteban Nhim :)
Bác marcus ơi, toàn văn các năm trên mạng có đấy bác, em k0 dám post link lên đây đâu ;)
ReplyDeleteBác đọc thử cuốn Hiến pháp Mỹ của NCB xem.
p/s: em k0 phải chuyên gia đâu nhé hehe.
@Tân: Khổ thân chưa, đến Hiến pháp nước mình còn không dám gửi link. Tớ cũng có google rồi, ra đường link rồi, nhưng mấy cái thuộc Bộ Tư pháp thì không vào được, mấy cái bên wikisource thì đang ở tình trạng "Chờ xóa". Chộp được cái Hiến pháp 1946 tớ mừng quá vội bê về blog ngay không có một thời gian nữa biết đâu cũng đi về nơi xa lắm mất tiêu (?!?).
ReplyDeleteCái chuyện bà trùm thế giới ngầm ấy mà, đọc được nửa chương là mình phải bỏ ngay. Đọc măng- ga khoái hơn hi hi.
ReplyDeleteKhông hiểu Nhị Linh đã viết cuốn tiểu thuyết nào chưa mà thấy chê bai nhiều quá, chê từng tình tiết nhỏ, kiểu chê bai của Nhị Linh không thuyết phục về mặt logic lẫn văn học. Tôi đã cảm giác Nhị Linh bị mắc bệnh 'ngứa mồm' và 'sida não'. Hãy nhìn mọi sự việc một cách cởi mở hơn, cuộc đời của bạn sẽ bớt căng thẳng
ReplyDeleteÔi thế hóa ra vẫn chưa được tha? Chẹp! :D
ReplyDeleteNày Nhị Linh. bạn vào Your tube mà xem phim về buổi ra mắt sách của Huong Keenleyside. Mình dinh gửi link cho ban nhung không được.
ReplyDeleteẶc ặc, nẫu quá là nẫu. Bạn Nhị Linh lên youtube tìm hiểu rồi viết bài khen ngợi đê!
ReplyDelete