Jun 2, 2009

A Farewell to...

Yiyun Li kể câu chuyện hồi còn ở Trung Quốc trên The New Yorker. Một câu chuyện như thế này rất nhiều người Việt Nam cũng có trong ký ức. Hoặc ít nhất là những mảnh nhỏ của nó:

Chẳng hạn như là "my year of involuntary service", nghĩa vụ quân sự, vụ đọc sách bị bố mẹ cấm (sao nhiều người bị bố mẹ ngăn cản đọc sách thế nhỉ; hình như các bố mẹ Trung Quốc và Việt Nam luôn ngấm ngầm sợ con cái mình rơi vào vòng tay nguy hiểm của sách vở, rời xa thực tế, xuất hiện những suy nghĩ không kiểm soát được), vụ bố mẹ quản lý chuyện yêu đương, và vụ xếp hàng hồi tem phiếu.

Điều tôi thấy đáng chú ý là các nhà văn Trung Quốc hồi đó đọc sách rất đa dạng: Cao Hành Kiện học đại học chuyên ngành tiếng Pháp, đọc Beckett và/hoặc Ionesco, Đới Tư Kiệt thì như ai cũng biết là đọc Balzac, còn Yiyun Li đọc Thomas Hardy, D. H. Lawrence và Hemingway. Nhà văn Việt Nam thì hình như có mỗi Remarque.

Đoạn cuối tả cảnh đội mũ rơm xếp hàng mua trứng ở cửa hàng bách hóa nhà nước: một chút fiction (A Farewell to Arms của Hemingway) cũng có ích, giúp cô gái trẻ giết được một chút thời gian, nhưng dĩ nhiên là sau đó sẽ có dư vị cay đắng: "His war was over, beautifully, tragically, mercifully". Còn cuộc xếp hàng vẫn tiếp tục.

+ Đinh Linh trên The New York Times thì tiếc nuối truyện kể và những "story-teller" ngày xưa, thời tivi còn chưa hung hăng như bây giờ.

+ If the Rain Comes

+ Các đồng chí thấy tôi nói "Farewell" chắc lại tưởng tôi tu từ. Ừ thì cũng có tu từ thật nhưng không đến nỗi :) vì cũng có một quả farewell: thôi không đổ đốn nữa, không đặc biệt quan tâm đến những cái ngắn (và rất ngắn) nữa.

Trông chờ mòn mỏi mãi quyển sách dày khộp (un pavé koi) đã về được đến nơi: Paul Valéry của Michel Jarrety. Gần 1400 trang, theo Pierre Campion (người từng có một quyển sách in trong tủ Poétique đợt trước) trên trang web riêng thì chưa từng bao giờ có quyển tiểu sử nào về Valéry ngon lành như thế này: chi tiết kỹ càng đến mức gần như một "agenda".

Từ trước đã có nhiều review ca ngợi quyển tiểu sử này: nhất là TLS chạy một bài cực oách: "The Ultimate French Intellectual?" của Paul Gifford.

Đi vào một nhân vật như Paul Valéry dĩ nhiên là không dễ, nếu không nói là thuộc dạng công việc "impossible". Như hôm trước tôi cũng đã nói về văn học Pháp đầu thế kỷ XX, hồi ấy bộ tứ vĩ đại là Gide, Proust, Valéry và Claudel, trong đó Valéry là con người đa dạng nhất, có vai trò và uy thế cực lớn, gần như được coi là đại diện, đại sứ, đại biểu của văn học Pháp. Trong tập Approximations, Charles Du Bos kể chuyện Valéry "nhường" lại cho Du Bos vai trò correspondant của tờ Athenaum huyền thoại bên Đức (anh em nhà Schlegel, dĩ nhiên). Theo tôi nhớ thì mới chỉ có ba hoặc cùng lắm bốn nhà văn Pháp từng được hưởng quy chế quốc tang (obsèques nationales), ngoài Valéry còn có Victor Hugo và André Malraux. Hơn thế nữa, Valéry còn là cái gì đó giống như cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Pháp, một trong những học trò xuất sắc nhất của Mallarmé tập hợp ngày nào tại rue de Rome.

Cái khó khi viết tiểu sử Valéry là cũng giống như các nhà văn thời đó, Valéry viết rất nhiều, rồi thư từ nhật ký ghi chép, và nhất là không hủy đi cái gì cả. Thu thập và xâm nhập những gì chưa công bố đã là cả một khối lượng công việc khổng lồ. Cái khó rất lớn nữa là ai cũng biết rằng Valéry luôn tuyên bố căm ghét tiểu sử. Michel Jarrety đã phải giải thích khá nhiều trong Lời nói đầu quyển sách lần này.

Ai theo dõi blog cũ của tôi có thể còn nhớ Jarrety. Một ông thầy cũ của tôi, con người hắc ám ít khi cười luôn ăn mặc chải chuốt và lúc nào cũng màu đen. Thế nhưng lại là người cho tôi một cái điểm rất cao, hơn cả môn ông giáo sư hướng dẫn hic. Nhìn thấy quyển sách Valéry lần này (Jarrety hiện nay chắc chắn là chuyên gia lớn nhất về Paul Valéry) vừa vui cho thầy vừa thấy ngậm ngùi. Đời một nhà nghiên cứu khi in xong được một công trình để đời như thế, cũng có nghĩa là đoạn kết đã gần kề. Không có nhiều hoa hồng và cũng không bao giờ có pháo hoa cùng mùi vị tuổi trẻ trong thành công của một nhà nghiên cứu. Xong được việc quan trọng cũng đồng nghĩa với farewell.

10 comments:

  1. Em cũng vừa đọc bài về Yiyun Li thì thấy anh post. Bonus cho anh bài này
    http://www.nytimes.com/2009/05/31/opinion/31yiyun.html

    ReplyDelete
  2. Tôi vừa đọc xong 2 cuốn truyện dịch, cuốn Vu Khống và cuốn Mở Rộng Phạm Vi Đấu Tranh. Có một cái chung là cả hai đều do Nhị Linh ''Sửa bản in''. Đó là hai cuốn sách vừa hay vừa khó. Mở Rộng Phạm vi Đấu Tranh có hơi truc trắc vài chương đầu, nhưng đọc được nữa cuốn thì không muốn dừng, phải đọc cho bằng hết. Nhưng sự hấp dẫn là do tự thân tác phẩm chứ không phải do công của dịch giả...Còn Vu Khống thì hơi khó gặm. Tôi phải kiên trì suốt 3 đêm, mặc dù trướt đây tôi đã đọc ''Slander'' Cái khó của Vu Khống là ở thế giới schysoprenic. Người bình thường không ai muốn lại gần. Vậy mà bản dịch lại rất smooth, thật đáng ngạc nhiên và đáng khen. Nếu có một giải thưởng dành cho dịch thuật thì tôi xin nominate cuốn Vu Khống này

    ReplyDelete
  3. "Đời một nhà nghiên cứu khi in xong được một công trình để đời như thế, cũng có nghĩa là đoạn kết đã gần kề. Không có nhiều hoa hồng và cũng không bao giờ có pháo hoa cùng mùi vị tuổi trẻ trong thành công của một nhà nghiên cứu. Xong được việc quan trọng cũng đồng nghĩa với farewell."- Don't be so brooding, it leads to Botox!

    Cao Hành Kiện tên quốc tế trong sáng là gì ạ?

    ReplyDelete
  4. P.S: Cuốn Vu Khống có vẻ hay nhỉ? Tên gốc là gì ạ? Em google Vu Khống + nha nam chẳng ra kết quả gì huhu

    ReplyDelete
  5. Tìm là ra ngay chứ:

    http://nhanam.vn/Desktop.aspx/Van-hoc-Viet-Nam/Tieu_thuyet/Vu_khong-NN98949384/

    (bị xếp nhầm vào "Văn học Việt Nam" lol chắc tại đồng chí webmaster là người nationalist :)

    Cái đó là "Calomnies", một trong những tiểu thuyết đầu tiên của Linda Lê. Thật ra đã có thể đọc bản dịch của Nguyễn Khánh Long trên một số trang web, nhưng bản sách thì vẫn tốt hơn vì có một số chỉnh sửa (không hề nhiều, nhưng theo tôi là cần thiết).

    ReplyDelete
  6. Bình thường tôi rất tránh nhận xét về các bản dịch mà mình biên tập, vì lý do (theo tôi là) professional. Nhưng hôm nay phá lệ chút: đến giờ thì tôi rút ra một nguyên tắc không bao giờ sai: nếu không có "phôi" tốt thì dù có gia công đắp trét đến đâu sản phẩm cuối cùng vẫn thiếu một cái gì đó, lúc thì là gia vị lúc thì là cái không khí lúc thì chính bản thân tinh thần tác phẩm bị ảnh hưởng.

    "Mở rộng phạm vi đấu tranh" là một bản dịch không tồi, nhưng quả thực "Vu khống" là một cái gì đó vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường. Tôi đã cố gắng "đánh động" về chất lượng dịch rất cao của quyển này, không biết có ai để ý không.

    Sắp tới đây những ai thích văn Linda Lê sẽ tiếp tục được đọc thêm một bản dịch của Nguyễn Khánh Long: tập truyện ngắn "Autres Jeux avec le feu".

    Cao Hành Kiện là Gao Xingjian, nhan đề tiếng Pháp hai quyển quan trọng nhất là "La Montagne de l'âme" (Linh Sơn) và "Le Livre d'un homme seul" (Thánh kinh của một con người).

    ReplyDelete
  7. thế khi nào có quyển "Tu écrias sur le bonheur" ạ :)
    văn phong trong " Vu Khống" vừa có một ít HN, một ít Nam bộ xưa và ít Pháp .

    tôi ngỡ ngàng.

    ReplyDelete
  8. Em thich cai bia cua Vu Khong, sombre et assez classe. Cam on Nhi Linh nhieu!

    ReplyDelete
  9. Tôi không hiểu câu: "Valéry "nhường" lại cho Du Bos vai trò correspondant của tờ Athenaum huyền thoại bên Đức (anh em nhà Schlegel, dĩ nhiên)". Cái này lam sao có thể xẩ ra được, Friedrich Schlegel và Paul Valery cách nhau một thế kỷ mờ? :D (lv)

    ReplyDelete
    Replies
    1. trong ngoặc đơn chỉ bổ nghĩa cho cụm từ đứng ngay trước nó thôi, tức là ý nói tờ Athenaum do Schlegel lập ra, còn đến thời Valéry dĩ nhiên là mãi sau rồi :p

      Delete