Cuối tuần đi nhảy đầm uống rượu đọc sách cái nhỉ :)) Bài này của bác Nguyễn Chí Hoan viết về tập truyện ngắn Của rơi (Nguyễn Việt Hà, NXB Phụ nữ, 2004), tên đầy đủ của bài là "Nhảy đầm - uống rượu - đọc sách, và cái Hà Nội lãng mạn u sầu).
-------------
Xuyên suốt và bao trùm 19 truyện ngắn trong tập truyện này, từ đầu đến cuối, trước hết không phải là đề tài cốt truyện nhân vật..., mà là cái phong cách nhất quán và xuất sắc của tác giả.
Đó là một phong cách rõ ràng biểu hiện nổi bật trong hai đặc thù về hình thức văn chương: thứ nhất, đó là sự độc đáo của từng câu văn; mỗi câu văn ở đây đều hiển nhiên mang một "bộ gen" của cái đặc thù phong cách này, nghĩa là mỗi câu văn ở đây đều mang cái âm hưởng của giọng nói của một con người cụ thể và như vậy, các câu ở đây thực sự là các phần tử tạo thành một thiên truyện; đặc tính của các câu này như một nguyên tắc cấu trúc dẫn đến đặc thù thứ hai là thuật kể chuyện của tác giả đồng thời cũng là cấu trúc của câu chuyện. Lối cấu trúc này, như ta có thể thấy trong tập truyện, rõ ràng đã phát triển từ các truyện đầu (tất cả các truyện trong tập đều đươc tác giả ghi chú thời điểm sáng tác) qua các truyện về sau, vẽ nên một tiến trình ngày càng trở nên điển hình về cách kiến tạo một thiên truyện của tác giả. Đó là một cấu trúc dòng tâm tư. Tất nhiên nó không phải là cái "dòng ý thức" đã quá nổi tiếng suốt cả trăm năm qua. Và tất nhiên, nó cũng không phải là những chuỗi phân tích tâm lý nhìn từ một góc độ nhà văn, với tư cách như là một đạo diễn kiêm biên kịch lại kiêm cả diễn viên nhập "vai"... Đơn giản nó là một dòng chảy của tâm tư hữu thức - những cái nhớ, cái tiếc, cái muốn, cái cảm thán và cái chủ định, cái hồi tưởng và cái suy ngẫm, v.v…, tất cả những hoạt động thông thường của cái tâm trí gần gũi với bất cứ ai, cũng chất chứa và sâu xa đồng thời cũng sẵn sàng là dễ hiểu với bất cứ ai. Nhưng nó lại là một "con đường vương giả" đi đến chỗ tạo nên một thực tại riêng biệt, một thực tại của tâm trí trong đó những sự phi lý về không-thời gian được nhìn nhận như là tương đương với không-thời gian có tính trần thế bên ngoài tách biệt với tâm tư.
Như chúng tôi đã nhận xét, toàn bộ những đặc tính cấu trúc trên đây là xuất phát từ/dựa vào các câu văn, từng câu văn - giống như thể con mắt của con chuồn chuồn tạo nên bởi những con mắt nhỏ hơn sắp xếp bên trong theo một trật tự chặt chẽ. Ta có thể xem một vài ví dụ trong tập truyện:
a. Mở đầu truyện "Cố rồi sẽ nhớ" tác giả viết:
"Có một ngày rất âu lo đã đến với thằng Nam béo. Bụng bồn chồn tưng tức, giống như đang ngồi giữa một cuộc họp trang trọng bỗng mót tiểu tiện mà không thể đi". (tr.240)
b. Và đây, tác giả viết về một nhân vật nữ thi sĩ trong truyện "Biển lạ":
"Cô thử gào, cái giọng khàn khàn bị lấp nhợt nhạt ngay sau tiếng gió. Giọng khàn chỉ thời thượng trên sân khấu ca nhạc còn trên thi đàn giọng đó là vớ vẩn. Văn chương khắc nghiệt lắm, một trong tứ đại phê bình gia đã chân thành khuyến cáo các cây bút trẻ. Thơ hay phải có giọng. Nhưng to quá thì ồn nhỏ quá thì nhược thánh thót quá thì sến. Làm sao nó phải vừa to vừa nhỏ, hoặc lúc thì dài lúc thì ngắn. Cứng khi cần cứng mềm lúc muốn mềm. (...) Cô đã nghe theo và mất gần hai năm cô mới đau đớn nhận ra là mình lầm lẫn. Cô là phụ nữ, cô không cần cái đó và không thể có cái đó. Cô tháo bớt vòng để buộc chỉ cổ tay thề tuyệt giao với nhà phê bình Tây Đọc, chỉ chơi với ba người còn lại theo kiểu vong niên đó là Nam Gào, Bắc Thét và Đông La." (tr.210-211)
Jul 31, 2009
Jul 29, 2009
Chanson française
Mấy hôm trước buổi tối nhà mất điện, tôi thì không thích phàn nàn (giống bác gì ấy hehe) nên đã biến sự mất điện thành một công cuộc nghe chanson française. Những bài hát tiếng Pháp này, như một cô bạn học ngày xưa người Anh chuyên nghiên cứu ca khúc, phải gọi là chanson française vì quá đặc thù. Đặc thù nhất là quá nhiều thơ ca trong lời bài hát.
Mà mình nghe chanson française cũng thấy hãnh diện, vì trong quyển của Trần Dân Tiên hay ít nhất là một quyển gì đó rất nổi tiếng kể là Nguyễn Tất Thành rất thích dừng lại ở các music-hall để nghe Maurice Chevalier hát. Chevalier thì không hay bằng một người cùng thời, Charles Trenet, chẳng hạn như bài này (“Que reste-t-il de nos amours?”).
Hồi tôi còn đi học (nghe giống bắt tay vào viết hồi ký nhỉ, nhưng các bác đừng vội lo à quên đừng vội mừng) khi thấy trong sách viết từ “chanson” thế nào chúng tôi cũng lấy bút viết thêm vào để sửa thành “chán sống”. Chẳng bao giờ sự chờ đợi giống như thế nữa, chờ đợi tiếng trống hết giờ và chờ đợi mấy cái người ngồi hay đứng gần cái bảng thôi nói đi. Sau này chắc chỉ những lúc ngồi chờ máy bay Vietnam Airlines bị delay là có một ít tương tự (hình như có cả một chuỗi cửa hàng ăn uống ở sân bay tên là Delay luôn thì phải, hiểm thật).
Chanson française đầu tiên bắt đầu gây ấn tượng lên tôi là của hai người, Enrico Marcias (chính là “venez venez venez-moi”) rồi nhất là Gérard Lenorman, chẳng hạn như bài này (“La Ballade des gens heureux”).
Cái dở nhất và cũng hay nhất của chanson française chính là lời của nó. Tôi vẫn nghĩ nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng về tư duy của nhạc Pháp: coi trọng lời hơn nhạc một cách tương đối, sự tiếp nhận của công chúng cũng vậy, đột phá sáng tạo về nhạc không quan trọng và được hoan nghênh bằng lời mượt mà thướt tha (“chỉ còn mênh mông gương hồ, hiu hắt soi những cây bàng lá đỏ”) hay hoài vọng (“lòng trần còn tơ vương khanh tướng”) hoặc hào hùng (“đoàn vệ quốc quân một lần ra đi”). Người Việt Nam rất thích Trịnh Công Sơn, nhất là khi hiểu tốt được lời bài hát, cũng như người Pháp rất thích Georges Brassens, nhân vật bí hiểm với giới thưởng ngoạn nước khác, vì lời bài hát lúc nào cũng dày đặc điển tích điển cố. Ví dụ rõ hơn cả là bài chắc là nổi tiếng nhất của Brassens (“Les Copains d’abord”); nếu thử tìm lời đọc tôi nghĩ ngay người có biết tiếng Pháp cũng sẽ thấy choáng váng.
Nghe nhạc Pháp mà liên tưởng sang nhạc tiếng Anh cũng thú vị. Trường hợp “My way” Frank Sinatra hát lại Claude François (chuyển lời) là một ví dụ (chú ý cái clip hehe). Nhưng không chỉ có vậy, trong nhạc Pháp Eddy Mitchell (Eddy Love) hát không khác gì country Mỹ (bây giờ nghĩ lại có khi cái đĩa Eddy Mitchell tôi có lại chính là của bạn Đỗ :) và tôi cũng biết bạn Đỗ ngoài nghe Cyrus còn nghe cả Johnny Halliday nhá hehe). Trường hợp “kiểu Pháp” nhất của Mỹ có lẽ là Bob Dylan. Nghe thử bài “Ma gonzesse” của Renaud (rất chán là trên youtube hình như không có bài này, Renaud thì toàn thấy “Mistral Gagnant”), tiếng armonica không khác gì Bob Dylan. Renaud được coi là con người nổi loạn của lịch sử ca khúc Pháp, có một đĩa cover Georges Brassens mà tìm trên youtube cũng không có, thôi nghe bản gốc vậy (“Le Gorille”, một bài hát rất đặc biệt).
Nhạc Pháp còn có rất nhiều nhân vật nữa, nhưng tôi nghe nhiều người hát được vài lần là chán. Mới nhận ra là mình chẳng thích thay đổi gì cả, một đĩa nhạc có thể bật đi bật lại cả ngày cũng được, lúc nào tập trung thì hiểu được vài câu, còn thì chỉ cần có cảm giác là đang bật nhạc là đủ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ nghe vài người, nghe một thời gian rồi sau nghe lại. Édith Piaf nghe một tí là chán, Juliette Gréco thì lúc nào muốn oải hẳn nghe cũng được (bà này hóa ra vẫn còn sống, hôm nhìn thấy ảnh mới chụp suýt ngất, không khác gì bộ xương biết đi cả). Jacques Brel có thể nghe đi nghe lại mãi không chán, nhưng Brel nói đúng ra là người của “le plat pays” tức là nước Bỉ. À các bạn ở Pháp cho hỏi sau Lori hiện nay em nào là hot nhất ạ?
Nhân vật xuất chúng nhất là Serge Gainsbourg. Chắc các bác lại tưởng tôi nói đến “Je t’aime moi non plus” hehe không phải, bài đỉnh cao nhất của Gainsbourg theo tôi là bài này (“Je suis venu te dire que je m’en vais”, nghe live để xem ông ấy, chứ bản chuẩn có những tiếng thở hổn hển hay hơn nhiều và đậm chất Gainsbourg hơn). Cả Gainsbourg cũng thế, cũng quá thơ ca, ngay bài thôi cũng đã trích Verlaine (“le vent mauvais”: cần phải hiểu bình thường người ta nói “cơn gió lành nào đưa anh tới đây” thì Gainsbourg nói về sự chia tay nên dùng cụm từ “cơn gió xấu”).
Mà mình nghe chanson française cũng thấy hãnh diện, vì trong quyển của Trần Dân Tiên hay ít nhất là một quyển gì đó rất nổi tiếng kể là Nguyễn Tất Thành rất thích dừng lại ở các music-hall để nghe Maurice Chevalier hát. Chevalier thì không hay bằng một người cùng thời, Charles Trenet, chẳng hạn như bài này (“Que reste-t-il de nos amours?”).
Hồi tôi còn đi học (nghe giống bắt tay vào viết hồi ký nhỉ, nhưng các bác đừng vội lo à quên đừng vội mừng) khi thấy trong sách viết từ “chanson” thế nào chúng tôi cũng lấy bút viết thêm vào để sửa thành “chán sống”. Chẳng bao giờ sự chờ đợi giống như thế nữa, chờ đợi tiếng trống hết giờ và chờ đợi mấy cái người ngồi hay đứng gần cái bảng thôi nói đi. Sau này chắc chỉ những lúc ngồi chờ máy bay Vietnam Airlines bị delay là có một ít tương tự (hình như có cả một chuỗi cửa hàng ăn uống ở sân bay tên là Delay luôn thì phải, hiểm thật).
Chanson française đầu tiên bắt đầu gây ấn tượng lên tôi là của hai người, Enrico Marcias (chính là “venez venez venez-moi”) rồi nhất là Gérard Lenorman, chẳng hạn như bài này (“La Ballade des gens heureux”).
Cái dở nhất và cũng hay nhất của chanson française chính là lời của nó. Tôi vẫn nghĩ nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng về tư duy của nhạc Pháp: coi trọng lời hơn nhạc một cách tương đối, sự tiếp nhận của công chúng cũng vậy, đột phá sáng tạo về nhạc không quan trọng và được hoan nghênh bằng lời mượt mà thướt tha (“chỉ còn mênh mông gương hồ, hiu hắt soi những cây bàng lá đỏ”) hay hoài vọng (“lòng trần còn tơ vương khanh tướng”) hoặc hào hùng (“đoàn vệ quốc quân một lần ra đi”). Người Việt Nam rất thích Trịnh Công Sơn, nhất là khi hiểu tốt được lời bài hát, cũng như người Pháp rất thích Georges Brassens, nhân vật bí hiểm với giới thưởng ngoạn nước khác, vì lời bài hát lúc nào cũng dày đặc điển tích điển cố. Ví dụ rõ hơn cả là bài chắc là nổi tiếng nhất của Brassens (“Les Copains d’abord”); nếu thử tìm lời đọc tôi nghĩ ngay người có biết tiếng Pháp cũng sẽ thấy choáng váng.
Nghe nhạc Pháp mà liên tưởng sang nhạc tiếng Anh cũng thú vị. Trường hợp “My way” Frank Sinatra hát lại Claude François (chuyển lời) là một ví dụ (chú ý cái clip hehe). Nhưng không chỉ có vậy, trong nhạc Pháp Eddy Mitchell (Eddy Love) hát không khác gì country Mỹ (bây giờ nghĩ lại có khi cái đĩa Eddy Mitchell tôi có lại chính là của bạn Đỗ :) và tôi cũng biết bạn Đỗ ngoài nghe Cyrus còn nghe cả Johnny Halliday nhá hehe). Trường hợp “kiểu Pháp” nhất của Mỹ có lẽ là Bob Dylan. Nghe thử bài “Ma gonzesse” của Renaud (rất chán là trên youtube hình như không có bài này, Renaud thì toàn thấy “Mistral Gagnant”), tiếng armonica không khác gì Bob Dylan. Renaud được coi là con người nổi loạn của lịch sử ca khúc Pháp, có một đĩa cover Georges Brassens mà tìm trên youtube cũng không có, thôi nghe bản gốc vậy (“Le Gorille”, một bài hát rất đặc biệt).
Nhạc Pháp còn có rất nhiều nhân vật nữa, nhưng tôi nghe nhiều người hát được vài lần là chán. Mới nhận ra là mình chẳng thích thay đổi gì cả, một đĩa nhạc có thể bật đi bật lại cả ngày cũng được, lúc nào tập trung thì hiểu được vài câu, còn thì chỉ cần có cảm giác là đang bật nhạc là đủ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ nghe vài người, nghe một thời gian rồi sau nghe lại. Édith Piaf nghe một tí là chán, Juliette Gréco thì lúc nào muốn oải hẳn nghe cũng được (bà này hóa ra vẫn còn sống, hôm nhìn thấy ảnh mới chụp suýt ngất, không khác gì bộ xương biết đi cả). Jacques Brel có thể nghe đi nghe lại mãi không chán, nhưng Brel nói đúng ra là người của “le plat pays” tức là nước Bỉ. À các bạn ở Pháp cho hỏi sau Lori hiện nay em nào là hot nhất ạ?
Nhân vật xuất chúng nhất là Serge Gainsbourg. Chắc các bác lại tưởng tôi nói đến “Je t’aime moi non plus” hehe không phải, bài đỉnh cao nhất của Gainsbourg theo tôi là bài này (“Je suis venu te dire que je m’en vais”, nghe live để xem ông ấy, chứ bản chuẩn có những tiếng thở hổn hển hay hơn nhiều và đậm chất Gainsbourg hơn). Cả Gainsbourg cũng thế, cũng quá thơ ca, ngay bài thôi cũng đã trích Verlaine (“le vent mauvais”: cần phải hiểu bình thường người ta nói “cơn gió lành nào đưa anh tới đây” thì Gainsbourg nói về sự chia tay nên dùng cụm từ “cơn gió xấu”).
Jul 27, 2009
Chim chổng (mông) lên giời
Trong tiếng Anh, những người như Đan Đông được (đúng hơn là “bị”) gọi là “rệp” (bug): con rệp hút trộm máu các bữa tiệc. Chính vì vậy nhan đề tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Khách không mời” (tác giả: Geling Yan tức Yến Kha Lăng, Lê Quang dịch, Phương Nam và NXB Hội Nhà văn) có tên “The Banquet Bug” (Rệp Tiệc).
Còn trong tiếng Pháp, những người trơ mặt đến đóng giả nhà báo hoặc nhân vật mang lý lịch vượt trội để được tiệc tùng ngon lành và no nê có lúc được gọi là “hirondelle”, nghĩa là “chim nhạn”. Những con chim này không ẩn mình và không chờ chết; không có gì chung giữa những con chim chiến đấu vì cái dạ dày này và những con chim của dòng văn học nhiều nước mắt (Cha Ralph, xén lông cừu và trang phục màu tro của hoa hồng). Ngược lại, đó là những con chim xuất hiện ở những bữa tiệc xa hoa nhất, đụng đũa vào các món ăn cầu kỳ và bí ẩn nhất, thậm chí nhiều khi mặt còn lấp ló trên báo chí. Chúng cũng hoạt động rất tích cực để sống, quẫy đạp trong cõi đời khó nhọc, giống như Đan Đông của nhà văn Yến Kha Lăng, người có độc hai chiếc áo sơ mi nghiêm chỉnh, một màu trắng một xanh da trời, rất lo gây tổn thất cho cà vạt và luôn tự hỏi đến ăn tiệc lén lút như vậy thì sao lại có tội, vì lúc nào cũng “có quá nhiều thức ăn cơ mà”.
Còn trong tiếng Pháp, những người trơ mặt đến đóng giả nhà báo hoặc nhân vật mang lý lịch vượt trội để được tiệc tùng ngon lành và no nê có lúc được gọi là “hirondelle”, nghĩa là “chim nhạn”. Những con chim này không ẩn mình và không chờ chết; không có gì chung giữa những con chim chiến đấu vì cái dạ dày này và những con chim của dòng văn học nhiều nước mắt (Cha Ralph, xén lông cừu và trang phục màu tro của hoa hồng). Ngược lại, đó là những con chim xuất hiện ở những bữa tiệc xa hoa nhất, đụng đũa vào các món ăn cầu kỳ và bí ẩn nhất, thậm chí nhiều khi mặt còn lấp ló trên báo chí. Chúng cũng hoạt động rất tích cực để sống, quẫy đạp trong cõi đời khó nhọc, giống như Đan Đông của nhà văn Yến Kha Lăng, người có độc hai chiếc áo sơ mi nghiêm chỉnh, một màu trắng một xanh da trời, rất lo gây tổn thất cho cà vạt và luôn tự hỏi đến ăn tiệc lén lút như vậy thì sao lại có tội, vì lúc nào cũng “có quá nhiều thức ăn cơ mà”.
Jul 23, 2009
"có mục văn hóa khá"
Bài viết của Trịnh Hữu Tuệ có lẽ là dự án đầu tiên đặt vấn đề về tư cách của người hướng dẫn thông tin trên Internet.
Về những ý chính của bài, theo tôi quan sát thì quả thực trong thời gian vừa qua khi đưa lại thông tin trong nước về các vụ án chính trị (Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung), các trang web thuộc "giới trí thức cánh tả" (ở đây điển hình nhất là viet-studies và Diễn Đàn) thứ nhất là hạn chế không đưa nhiều, thứ hai có có những lời bình luận không thể nói là đồng tình.
Nhưng điều tôi quan tâm nhất là ý "báo Công an Nhân dân có mục văn hóa khá" (trước đây khi nói đến điều này tôi thường dẫn nhầm thành "có trang văn hóa khá"). Thử search cụm "cand" trên phần "Văn hóa-Giáo dục" của viet-studies thì quả thực sẽ thấy ngay cụm từ này xuất hiện với tần số rất cao, như vậy phát ngôn và hành động của Trần Hữu Dũng hoàn toàn tương hợp với nhau.
Tôi đã vài lần cố gắng chỉ ra báo CAND có mục văn hóa tệ như thế nào, chưa nói gì đến các yếu tố khác, chỉ chất lượng bài viết thôi đã không hề cao rồi, nhất là thông tin thường xuyên bị đưa sai (về mặt kiến thức). Cách giải thích của tôi từ trước tới nay cho việc THD thích dẫn lại bài từ CAND là vì cái gu thẩm mỹ của THD nó như thế. Tuy nhiên điều này lại không tương hợp với việc trang Arts & Letters Daily mà Trần Hữu Dũng là "managing editor" (kéo chuột xuống cuối trang) lại đưa tin phải nói là rất hay và rất chọn lọc. Nếu nói công bằng thì tôi (và rất nhiều người khác) được hưởng lợi rất nhiều từ trang aldaily.
Về những ý chính của bài, theo tôi quan sát thì quả thực trong thời gian vừa qua khi đưa lại thông tin trong nước về các vụ án chính trị (Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung), các trang web thuộc "giới trí thức cánh tả" (ở đây điển hình nhất là viet-studies và Diễn Đàn) thứ nhất là hạn chế không đưa nhiều, thứ hai có có những lời bình luận không thể nói là đồng tình.
Nhưng điều tôi quan tâm nhất là ý "báo Công an Nhân dân có mục văn hóa khá" (trước đây khi nói đến điều này tôi thường dẫn nhầm thành "có trang văn hóa khá"). Thử search cụm "cand" trên phần "Văn hóa-Giáo dục" của viet-studies thì quả thực sẽ thấy ngay cụm từ này xuất hiện với tần số rất cao, như vậy phát ngôn và hành động của Trần Hữu Dũng hoàn toàn tương hợp với nhau.
Tôi đã vài lần cố gắng chỉ ra báo CAND có mục văn hóa tệ như thế nào, chưa nói gì đến các yếu tố khác, chỉ chất lượng bài viết thôi đã không hề cao rồi, nhất là thông tin thường xuyên bị đưa sai (về mặt kiến thức). Cách giải thích của tôi từ trước tới nay cho việc THD thích dẫn lại bài từ CAND là vì cái gu thẩm mỹ của THD nó như thế. Tuy nhiên điều này lại không tương hợp với việc trang Arts & Letters Daily mà Trần Hữu Dũng là "managing editor" (kéo chuột xuống cuối trang) lại đưa tin phải nói là rất hay và rất chọn lọc. Nếu nói công bằng thì tôi (và rất nhiều người khác) được hưởng lợi rất nhiều từ trang aldaily.
Jul 22, 2009
How to talk about
Năm 2007 Pierre Bayard (giáo sư văn học tại trường Paris VIII) cho in một quyển sách tên là Comment parler des livres que l'on n'a pas lus? (tên tiếng Anh: How to Talk about Books You Haven't Read), nôm na nghĩa là làm sao mà nói về những cuốn sách mình chưa đọc. Đồng thời còn là một nhà tâm phân học (:) thực hành, Bayard rất biết cách làm bối rối người đọc, vì chắc đại đa số người đọc quyển này đều thích đọc sách và có làm các công việc liên quan đến sách. Comment parler... được in, một cách đầy cố ý, trong tủ sách "Paradoxe" (Nghịch lý) của NXB Minuit. Có thể đọc bài review trên TLS khi sách mới được in, chưa có bản dịch tiếng Anh ở đây.
Ý tưởng chung của Bayard đã rõ ràng như trên nhan đề sách; cái nhan đề này cũng hứa hẹn trước một cái gì đó không chính thống, mang tính bỡn cợt và đi sâu vào khía cạnh trò chơi: trò chơi trong đời sống xã giao (mundanity) và trò chơi với chính bản ngã của từng người. Sách gồm ba phần: "Các cách thức không đọc", "Những tình huống lời lẽ" và "Các cách hành xử cần theo", mỗi phần gồm bốn chương, mỗi chương là một ví dụ rút từ một cuốn sách, bắt đầu từ Musil, đi qua Eco, Montaigne, Lodge, Balzac, cả một bộ phim có Bill Murray đóng (Groundhog Day). Tất cả đều là những tình huống vừa gây cười vừa gây lúng túng trong ý thức: Montaigne quên mất hết cả những cuốn sách mình từng đọc, quên đến cả tác phẩm của mình, không bao giờ nhận ra kể cả khi có người trích dẫn ngay trước mặt ông, nhân vật Baskerville của Umberto Eco trong Tên của bông hồng không cần biết đến nội dung quyển tập hai Thi học (Aristote) cũng có thể phá án, dù toàn nhờ các sai lầm liên tiếp trong suy luận, vân vân và vân vân.
Ý tưởng chung của Bayard đã rõ ràng như trên nhan đề sách; cái nhan đề này cũng hứa hẹn trước một cái gì đó không chính thống, mang tính bỡn cợt và đi sâu vào khía cạnh trò chơi: trò chơi trong đời sống xã giao (mundanity) và trò chơi với chính bản ngã của từng người. Sách gồm ba phần: "Các cách thức không đọc", "Những tình huống lời lẽ" và "Các cách hành xử cần theo", mỗi phần gồm bốn chương, mỗi chương là một ví dụ rút từ một cuốn sách, bắt đầu từ Musil, đi qua Eco, Montaigne, Lodge, Balzac, cả một bộ phim có Bill Murray đóng (Groundhog Day). Tất cả đều là những tình huống vừa gây cười vừa gây lúng túng trong ý thức: Montaigne quên mất hết cả những cuốn sách mình từng đọc, quên đến cả tác phẩm của mình, không bao giờ nhận ra kể cả khi có người trích dẫn ngay trước mặt ông, nhân vật Baskerville của Umberto Eco trong Tên của bông hồng không cần biết đến nội dung quyển tập hai Thi học (Aristote) cũng có thể phá án, dù toàn nhờ các sai lầm liên tiếp trong suy luận, vân vân và vân vân.
Jul 20, 2009
Không chạm chân xuống đất
Trong cuốn hồi ký nổi tiếng mang tên Istanbul, Orhan Pamuk kể lại một kỷ niệm hồi nhỏ. Ở nhà, cậu bé Orhan tự nghĩ ra trò chơi nhảy trên các thứ đồ đạc (bàn ghế hoặc tủ) như thể nhảy trên những hòn đảo, sao cho không bị chạm chân xuống nước. Pamuk so sánh trò chơi thuở nhỏ của mình với vị nam tước, nhân vật của Italo Calvino: suốt cả đời Cosimo chỉ ở trên cây, không một lần chạm chân xuống đất. Đây chính là tác phẩm văn học đầu tiên mà Pamuk nhắc tới trong hồi ký của mình, như một cách để vinh danh nhà văn lớn, người vẫn không ngớt được vinh danh trong suốt phần cuối thế kỷ XX và phần đầu thế kỷ XXI vừa rồi.
Tiểu thuyết Nam tước trên cây (một trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta) vừa xuất hiện tại Việt Nam, qua bản dịch từ tiếng Ý của Vũ Ngọc Thăng (Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành). Là một trong những nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX, nhưng trước đây Calvino mới chỉ thấp thoáng được biết đến trong tiếng Việt qua một tác phẩm nhỏ mang tên Palomar và một số tiểu luận văn học, với lượng độc giả hạn chế trong giới nghiên cứu. Nam tước trên cây có thể coi là một bước tiến tới độc giả “đại chúng”, vì trước hết đây là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, có thể quyến rũ từ độc giả nhỏ tuổi tới lớn tuổi. Sau đó, nó còn là một tác phẩm đầy tri thức và gợi mở nhiều suy nghĩ, ý tưởng.
Tiểu thuyết Nam tước trên cây (một trong bộ ba Tổ tiên của chúng ta) vừa xuất hiện tại Việt Nam, qua bản dịch từ tiếng Ý của Vũ Ngọc Thăng (Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành). Là một trong những nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX, nhưng trước đây Calvino mới chỉ thấp thoáng được biết đến trong tiếng Việt qua một tác phẩm nhỏ mang tên Palomar và một số tiểu luận văn học, với lượng độc giả hạn chế trong giới nghiên cứu. Nam tước trên cây có thể coi là một bước tiến tới độc giả “đại chúng”, vì trước hết đây là một cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn, có thể quyến rũ từ độc giả nhỏ tuổi tới lớn tuổi. Sau đó, nó còn là một tác phẩm đầy tri thức và gợi mở nhiều suy nghĩ, ý tưởng.
Jul 17, 2009
Nobel mặt mũi thế nào
Tiện tay đang có quyển The World Is What It Is ở đây (vừa được cho, à quên vừa đổi được, một cuộc đổi chác xuyên biên giới hehe) đoạn đầu "Introduction" Patrick French viết về khi Naipaul được giải Nobel như sau:
"When V.S. Naipaul won the Nobel Prize in Literature in 2001, each country responded in its own way. The president of the Republic of Trinidad and Tobago sent a letter of congratulation on heavy writing paper; an Iranian newspaper denounced him for spreading venom and hatred; the Spanish prime minister invited him to drop by; India's politicians sent adulatory letters, with the president addressing his to 'Lord V.S. Naipaul' and the Bollywood superstar Amitabh Bachchan sending a fax of congratulation from Los Angeles; the New York Times wrote an editorial in praise of 'an independent voice, skeptical and observant'; the British minister for 'culture, media and sport' sent a dull, late letter on photocopying paper, and BBC Newsnight concentrated on Inayat Bunglawala of the Muslim Council of Britain, who thought the award 'a cynical gesture to humiliate Muslims'."
Như vậy là tổng kết sơ bộ có:
- thư chúc mừng của Tổng thống Trinidad và Tobago, giấy xịn
- Thủ tướng Tây Ban Nha mời Naipaul sang chơi
- ngôi sao Bollywood Amitabh Bachchan (hình như nhân vật xuất hiện trong Slumdog Millionaire thì phải) viết thư chúc mừng
- Bộ trưởng văn hóa Anh viết thư chúc mừng, giấy tệ
- các chính trị gia Ấn Độ gửi thư tán loạn
- báo chí lung tung cả lên, chỗ ca ngợi chỗ chê bai chỗ tố cáo
(đoạn sau nói thêm khi có điện thoại gọi đến nhà riêng - thông lệ của Viện Hàn lâm Thụy Điển là như thế, ngay khi có kết quả sẽ gọi điện vào sáng sớm cho đương sự - Naipaul đang oánh răng và suýt không nhấc máy lên nghe; ông Thụy Điển lo lắm, hỏi ngài có định chơi một cú Jean-Paul Sartre với chúng tôi không đấy)
+ xem đường link trên blog chị Hoàng Yến về tình hình thế giới mà ớn quá.
+ lại đang mưa to. Vừa có việc phải đi ra ngoài, chợt nhớ hôm qua đọc một bài liên quan tới tâm phân học nói mưa là biểu tượng của tinh trùng, lại càng thấy ớn. Về đến nơi vắt gấu quần sperm chảy tong tỏng
+ chiều thay đổi chiến thuật (một hai ba stratagème): mặc quần đùi vải mỏng cho yên tâm hẳn. Chắc là ối bạn phải thèm thuồng (ý tôi là thèm quần)
"When V.S. Naipaul won the Nobel Prize in Literature in 2001, each country responded in its own way. The president of the Republic of Trinidad and Tobago sent a letter of congratulation on heavy writing paper; an Iranian newspaper denounced him for spreading venom and hatred; the Spanish prime minister invited him to drop by; India's politicians sent adulatory letters, with the president addressing his to 'Lord V.S. Naipaul' and the Bollywood superstar Amitabh Bachchan sending a fax of congratulation from Los Angeles; the New York Times wrote an editorial in praise of 'an independent voice, skeptical and observant'; the British minister for 'culture, media and sport' sent a dull, late letter on photocopying paper, and BBC Newsnight concentrated on Inayat Bunglawala of the Muslim Council of Britain, who thought the award 'a cynical gesture to humiliate Muslims'."
Như vậy là tổng kết sơ bộ có:
- thư chúc mừng của Tổng thống Trinidad và Tobago, giấy xịn
- Thủ tướng Tây Ban Nha mời Naipaul sang chơi
- ngôi sao Bollywood Amitabh Bachchan (hình như nhân vật xuất hiện trong Slumdog Millionaire thì phải) viết thư chúc mừng
- Bộ trưởng văn hóa Anh viết thư chúc mừng, giấy tệ
- các chính trị gia Ấn Độ gửi thư tán loạn
- báo chí lung tung cả lên, chỗ ca ngợi chỗ chê bai chỗ tố cáo
(đoạn sau nói thêm khi có điện thoại gọi đến nhà riêng - thông lệ của Viện Hàn lâm Thụy Điển là như thế, ngay khi có kết quả sẽ gọi điện vào sáng sớm cho đương sự - Naipaul đang oánh răng và suýt không nhấc máy lên nghe; ông Thụy Điển lo lắm, hỏi ngài có định chơi một cú Jean-Paul Sartre với chúng tôi không đấy)
+ xem đường link trên blog chị Hoàng Yến về tình hình thế giới mà ớn quá.
+ lại đang mưa to. Vừa có việc phải đi ra ngoài, chợt nhớ hôm qua đọc một bài liên quan tới tâm phân học nói mưa là biểu tượng của tinh trùng, lại càng thấy ớn. Về đến nơi vắt gấu quần sperm chảy tong tỏng
+ chiều thay đổi chiến thuật (một hai ba stratagème): mặc quần đùi vải mỏng cho yên tâm hẳn. Chắc là ối bạn phải thèm thuồng (ý tôi là thèm quần)
Jul 15, 2009
Dương Thu Hương và Nobel Văn chương
Hôm trước tôi vừa nói thế thì hôm nay đã thấy có tin Dương Thu Hương được đề cử Nobel Văn chương năm nay.
Trước hết là đài RFA phỏng vấn Joseph Privato (đọc đến đoạn "ngành sưu khảo chuyên môn của tôi là so sánh về văn học" mà chết cười). Đây là người đề cử Dương Thu Hương. Thật ra tôi cũng không biết quy chế hoạt động của việc đề cử, nhưng việc này có vẻ là chính thức và xác thực, tuy mới có rất ít tin tức.
Một trang web của Canada nói thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển Horace Engdahl (chính là người năm ngoái từng phát biểu văn chương Mỹ thật là vớ vỉn) đã chính thức công nhận đề cử này (từ tận tháng Hai vừa rồi).
Trước hết là đài RFA phỏng vấn Joseph Privato (đọc đến đoạn "ngành sưu khảo chuyên môn của tôi là so sánh về văn học" mà chết cười). Đây là người đề cử Dương Thu Hương. Thật ra tôi cũng không biết quy chế hoạt động của việc đề cử, nhưng việc này có vẻ là chính thức và xác thực, tuy mới có rất ít tin tức.
Một trang web của Canada nói thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển Horace Engdahl (chính là người năm ngoái từng phát biểu văn chương Mỹ thật là vớ vỉn) đã chính thức công nhận đề cử này (từ tận tháng Hai vừa rồi).
Jul 14, 2009
Papa cũng đi ăn mảnh
Thường thì sau khi chết các nhà văn (nhất là lớn, nhỏ ai mà quan tâm) mới bắt đầu trở nên rộn ràng. Tờ The Guardian ở đoạn cuối bài này liệt kê một số vụ việc mới đây, liên quan tới một số người như George Orwell hoặc André Malraux. Tất nhiên toàn là những chuyện mang tính tiêu cực, nhất là thường xuyên dính dáng đến những thứ tài liệu mới được công bố.
The Guardian có vẻ bỏ qua hai nhà văn tên tuổi khác: Kundera và Auden. Kundera từng bị cáo buộc chỉ điểm theo giấy tờ của công an mật Tiệp Khắc, còn Auden làm thơ ca ngợi Stalin. Vụ Kundera có vẻ không còn ai nói đến nữa.
Nhân vật chính lần này là Ernest Hemingway. Theo quyển sách vừa xuất bản Spies: The Rise and Fall of the KGB in America (Yale University Press) của ba tác giả John Earl Haynes, Harvey Klehr and Alexander Vassiliev, Ernest Hemingway bắt đầu được KGB tuyển làm nhân viên cho mình vào năm 1941. Không những thế, Hemingway còn tự đề nghị được phục vụ. Năm 1941 là ngay trước khi Hemingway sang Trung Quốc, tại đó ông gặp Tưởng Giới Thạch (công khai) và Chu Ân Lai (bí mật).
Nhân vật đáng chú ý trong ba tác giả kể trên là người mang họ Nga: Vassiliev; đó là một cựu sĩ quan KGB, đã xâm nhập được kho hồ sơ thời Stalin.
Tuy nhiên theo cuốn sách, câu chuyện không có gì là ly kỳ cả: sau vài năm không thấy Hemingway cung cấp được tài liệu chính trị gì quan trọng, KGB đánh giá ông là loại "điệp viên tài tử" (dilettante spy) và rốt cuộc gạch tên khỏi danh sách. The Guardian chỉ nhẹ nhàng nói là Hemingway chắc "lose some of his lustre".
Có thể Papa thiếu tiền hoặc thấy thiếu cảm giác mạnh nên định phiêu lưu một chuyến chăng?
+ Còn ở đây khi các bạn nói đến chuyện đích danh với tên thật sao mà mình thấy funny thế (chú ý các comment).
+ Frederic Raphael mà viết lách như thế này bằng tiếng Việt chắc bị dân tình chửi chết cha vì cứ tương từ ngữ ngoại nhập vào. Không trong sáng tiếng Anh và không thuần thục tinh thần dân tộc, đã thế lại cứ chơi trò elite: viết tiếng Anh thế này có chết không cơ chứ: "just the kind of remark to nettle the bien-pensants", "Le Lièvre de Patagonie leaps from episode to episode of a vie mouvementée" hay là "during the plus beaux jours of Saint Germain-des-Prés", từ tiếng Anh thì cũng lại toàn chơi gốc Pháp, như là "rancour" chẳng hạn. Hê hê nhưng personally thì tôi thấy đọc rất dễ hiểu.
Bài này điểm quyển hồi ký mang tên Le Lièvre de Patagonie, của nhân vật nói tên ra là đã thấy oách rồi: Claude Lanzmann. Quyển này là quyển tôi đang chờ đợi nhất, mà không biết đồng chí đang cầm bỗng dưng lưu lạc đâu mất dấu vết. "Into the Wild" chăng :) Phần câu khách của bài (bài điểm sách thường có một hoặc nhiều yếu tố câu khách) là khi Raphael viết về Lanzmann hồi trẻ:
The Guardian có vẻ bỏ qua hai nhà văn tên tuổi khác: Kundera và Auden. Kundera từng bị cáo buộc chỉ điểm theo giấy tờ của công an mật Tiệp Khắc, còn Auden làm thơ ca ngợi Stalin. Vụ Kundera có vẻ không còn ai nói đến nữa.
Nhân vật chính lần này là Ernest Hemingway. Theo quyển sách vừa xuất bản Spies: The Rise and Fall of the KGB in America (Yale University Press) của ba tác giả John Earl Haynes, Harvey Klehr and Alexander Vassiliev, Ernest Hemingway bắt đầu được KGB tuyển làm nhân viên cho mình vào năm 1941. Không những thế, Hemingway còn tự đề nghị được phục vụ. Năm 1941 là ngay trước khi Hemingway sang Trung Quốc, tại đó ông gặp Tưởng Giới Thạch (công khai) và Chu Ân Lai (bí mật).
Nhân vật đáng chú ý trong ba tác giả kể trên là người mang họ Nga: Vassiliev; đó là một cựu sĩ quan KGB, đã xâm nhập được kho hồ sơ thời Stalin.
Tuy nhiên theo cuốn sách, câu chuyện không có gì là ly kỳ cả: sau vài năm không thấy Hemingway cung cấp được tài liệu chính trị gì quan trọng, KGB đánh giá ông là loại "điệp viên tài tử" (dilettante spy) và rốt cuộc gạch tên khỏi danh sách. The Guardian chỉ nhẹ nhàng nói là Hemingway chắc "lose some of his lustre".
Có thể Papa thiếu tiền hoặc thấy thiếu cảm giác mạnh nên định phiêu lưu một chuyến chăng?
+ Còn ở đây khi các bạn nói đến chuyện đích danh với tên thật sao mà mình thấy funny thế (chú ý các comment).
+ Frederic Raphael mà viết lách như thế này bằng tiếng Việt chắc bị dân tình chửi chết cha vì cứ tương từ ngữ ngoại nhập vào. Không trong sáng tiếng Anh và không thuần thục tinh thần dân tộc, đã thế lại cứ chơi trò elite: viết tiếng Anh thế này có chết không cơ chứ: "just the kind of remark to nettle the bien-pensants", "Le Lièvre de Patagonie leaps from episode to episode of a vie mouvementée" hay là "during the plus beaux jours of Saint Germain-des-Prés", từ tiếng Anh thì cũng lại toàn chơi gốc Pháp, như là "rancour" chẳng hạn. Hê hê nhưng personally thì tôi thấy đọc rất dễ hiểu.
Bài này điểm quyển hồi ký mang tên Le Lièvre de Patagonie, của nhân vật nói tên ra là đã thấy oách rồi: Claude Lanzmann. Quyển này là quyển tôi đang chờ đợi nhất, mà không biết đồng chí đang cầm bỗng dưng lưu lạc đâu mất dấu vết. "Into the Wild" chăng :) Phần câu khách của bài (bài điểm sách thường có một hoặc nhiều yếu tố câu khách) là khi Raphael viết về Lanzmann hồi trẻ:
Jul 9, 2009
Evasion
Định tập post nhạc cho nó mấu nhưng thấy có vẻ không dễ dàng cho lắm huhu ngu quá, các bạn sang youtube nghe cho nó lành nhá hehe
She's Leaving Home
Sáng tác và biểu diễn: mấy bác cổ lỗ sĩ
(chú ý cái bìa đĩa hehe lần nào nhìn cũng thấy buồn cười)
She's Leaving Home
Sáng tác và biểu diễn: mấy bác cổ lỗ sĩ
(chú ý cái bìa đĩa hehe lần nào nhìn cũng thấy buồn cười)
Jul 8, 2009
Đích danh chấm chấm
Tôi mới đọc bài "Sự xót xa của những lời bộc bạch diêm dúa". Đường link ở đây đặt vào trang web lethieunhon.com của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, bỏ qua các "trạm trung chuyển" là viet-studies và phongdiep.net. Đọc xong thì tôi nghĩ mấy điều như thế này:
- Tác giả "Tuy Hòa" chính là Lê Thiếu Nhơn. Trước đây Lê Thiếu Nhơn đã từng dùng bút danh này để tự phỏng vấn mình. Bác Tư Hồng có lỡ chân bước qua đây nếu muốn thì có thể xác nhận.
- Bài này chắc đã đăng báo (cả mấy trang đăng đều không thấy ghi nguồn). Nếu hiểu biết của tôi về báo chí Việt Nam là chính xác thì bài này đã đăng ở một trong mấy tờ sau: Công an Nhân dân, An ninh Thế giới, hoặc Cảnh sát Toàn cầu.
- Tác giả "Tuy Hòa" chính là Lê Thiếu Nhơn. Trước đây Lê Thiếu Nhơn đã từng dùng bút danh này để tự phỏng vấn mình. Bác Tư Hồng có lỡ chân bước qua đây nếu muốn thì có thể xác nhận.
- Bài này chắc đã đăng báo (cả mấy trang đăng đều không thấy ghi nguồn). Nếu hiểu biết của tôi về báo chí Việt Nam là chính xác thì bài này đã đăng ở một trong mấy tờ sau: Công an Nhân dân, An ninh Thế giới, hoặc Cảnh sát Toàn cầu.
Jul 7, 2009
Thử thách :)
Lại khủng bố thêm phát nữa, nhì :)
Không biết có bác nào đủ sức đọc cho đến dòng cuối cùng không. Tuần này không có chronicle, không phải vì tôi lười không viết hay không có gì để viết (lol) mà là vì tờ báo chạy một chuyên đề gì đó không còn chỗ (chuyên đề gì cũng chẳng biết vì số nào không có bài mình dại gì mà mua báo hehe).
Chương I (chant I) trong 24 chương của Zone, Mathias Énard. Có thể dễ dàng nhận ra một ý đồ mô phỏng Homère của Énard, nhất là Iliade, đọc riêng chương đầu tiên này là đã thấy. Về phần tôi, dịch đoạn này là for fun for now :)
---------------
Không biết có bác nào đủ sức đọc cho đến dòng cuối cùng không. Tuần này không có chronicle, không phải vì tôi lười không viết hay không có gì để viết (lol) mà là vì tờ báo chạy một chuyên đề gì đó không còn chỗ (chuyên đề gì cũng chẳng biết vì số nào không có bài mình dại gì mà mua báo hehe).
Chương I (chant I) trong 24 chương của Zone, Mathias Énard. Có thể dễ dàng nhận ra một ý đồ mô phỏng Homère của Énard, nhất là Iliade, đọc riêng chương đầu tiên này là đã thấy. Về phần tôi, dịch đoạn này là for fun for now :)
---------------
Jul 4, 2009
Đọc lại một tập thơ cũ
Tập thơ này chắc ít người biết, thậm chí mới là nghe nói đến tên: Gửi một mùa cổ điển, Nguyễn Chí Hoan, 1997. Mùa cổ điển trong lịch sử thơ Việt Nam đã từng là nhan đề một tập thơ của Quách Tấn. Nhưng cũng đừng cố tìm các mối liên hệ hiển ngôn giữa hai cái, dù bỏ hẳn đi mối liên hệ cũng không hẳn là đúng. Trong tập thơ Gửi một mùa cổ điển ngay lập tức đã có một trường ngữ nghĩa lùi về quá khứ: "hồi cố", "Hoàng Hoa"... Tập thơ rất mỏng, một bài đầu tiên rồi đến chín bài "Gửi một mùa cổ điển", hai bài "Về các đại từ nhân xưng", hai bài "Đêm Rostropovich" và bài cuối cùng ở dưới đây (tặng một nhà thơ, Xuân Anh).
Đáp từ
Đáp từ
Jul 2, 2009
Chống mù lòa
Edgar Morin, ở cuốn sách xuất bản tại Việt Nam lần này, đặc biệt tỏ ra mạnh mẽ với các luận thuyết mang tính chiến đấu cao độ ở địa hạt tư duy con người. Trong Nhập môn tư duy phức hợp (Chu Tiến Ánh, Chu Trung Can dịch, NXB Tri Thức), triết gia nổi tiếng tỏ thái độ gay gắt trước thực trạng của tri thức, thông qua các cụm từ như “trí tuệ mù lòa”, “chủ nghĩa ngu dân”, “lý tính” bị “xuống cấp”, hay “bệnh lý hiện nay của tư duy”.
Sinh năm 1921, Edgar Morin cùng với các triết gia-nhà xã hội học như Alain Touraine, Pierre Bourdieu có tiếng nói uy tín ở nhiều lĩnh vực của khoa học thế giới. Từng tham gia Kháng chiến hồi Thế chiến thứ hai, Morin là một trong những người lập ra tạp chí quan trọng Arguments (Lập luận) năm 1956, từng nhận bằng tiến sĩ danh dự của rất nhiều đại học trên thế giới. Ông được biết đến nhiều nhất với bộ sách Phương pháp (Méthode) khởi thảo từ những năm 1970 (một số tập đã được dịch sang tiếng Việt, nhất là các tập bàn về vấn đề tri thức), và “tư duy phức hợp” (pensée complexe), cũng như có nhiều đóng góp trong lý thuyết thông tin của Claude E. Shannon, nhất là bổ sung theo đó thông tin mang trong nó một thực tại vật lý, tức là thông tin không thể bị tách rời khỏi yếu tố vật lý mang thông tin đó.
Sinh năm 1921, Edgar Morin cùng với các triết gia-nhà xã hội học như Alain Touraine, Pierre Bourdieu có tiếng nói uy tín ở nhiều lĩnh vực của khoa học thế giới. Từng tham gia Kháng chiến hồi Thế chiến thứ hai, Morin là một trong những người lập ra tạp chí quan trọng Arguments (Lập luận) năm 1956, từng nhận bằng tiến sĩ danh dự của rất nhiều đại học trên thế giới. Ông được biết đến nhiều nhất với bộ sách Phương pháp (Méthode) khởi thảo từ những năm 1970 (một số tập đã được dịch sang tiếng Việt, nhất là các tập bàn về vấn đề tri thức), và “tư duy phức hợp” (pensée complexe), cũng như có nhiều đóng góp trong lý thuyết thông tin của Claude E. Shannon, nhất là bổ sung theo đó thông tin mang trong nó một thực tại vật lý, tức là thông tin không thể bị tách rời khỏi yếu tố vật lý mang thông tin đó.