+ Nói rõ hơn về giai đoạn Hoài Thanh viết cho Tràng An: đó là sau khi Hoài Thanh bật khỏi Hà Nội, bị mật thám mang về Vinh, ở Vinh một thời gian (thay Tôn Quang Phiệt làm gia sư cho một nhà giàu) thì tình cờ gặp Bùi Huy Tín chủ nhà in Đắc Lập và theo BHT vào Huế làm thợ sửa mo-rát, đến 1935 (Hoài Thanh sinh năm 1909) khi Tràng An bắt đầu được ấn hành thì Hoài Thanh đã có mặt trong những số đầu tiên.
Một số điều tôi rút ra từ các bài phê bình văn học (cả điểm tin tức văn nghệ) trên Tràng An (cũng cần nhắc lại: hồi Tràng An này Hoài Thanh không viết nhiều về văn học):
- Bài đầu tiên của mục "Phê bình văn nghệ": viết về tiểu thuyết Cô Lâu mộng của Võ Liêm Sơn (ai đọc lịch sử thời này rồi đều biết Võ Liêm Sơn, một nhân vật có nhiều quan hệ thân thiết với gia đình Hồ Chí Minh).
- Đánh giá Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại có giá trị ngang ngửa Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn đã in trước đó, nhưng cùng lúc lại nói Tú Xương không phải thi sĩ, mà chỉ là một "người làm thơ".
- Coi Thế Lữ có vai trò giống như Nguyễn Du xưa kia.
- Một bài rất đáng chú ý: "Cụ Phan Sào Nam còn viết báo làm gì?" ý nói Phan Bội Châu lẩm cẩm, làm cách mạng xong rồi thì cứ ngồi đó mà hưởng danh tiếng, sao lại còn viết văn làm thơ xong rồi còn đăng lên báo làm những người yêu mến cụ rất lấy làm "khổ tâm".
- Những ai quan tâm đến Hoài Thanh với tư cách dịch giả có thể tập trung vào bản dịch bài diễn văn của Gide mà Hoài Thanh cho đăng vào cuối năm 1935.
- Mấy chi tiết tôi cho là rất quan trọng ở bài viết về Henri Barbusse (dịp Barbusse mất; dịp này Hoài Thanh trách cứ các báo ở Việt Nam im tịt không tưởng niệm gì). Chỉ là mấy từ mà tôi nhặt ra: "bọn Marcel Proust và Fernand Gregh", "thơ của bọn Parnasse và Symbolisme kiểu cách và xa tự nhiên". Hoài Thanh có vẻ rất dị ứng với chính phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (Parnasse tức là Thi Sơn, Symbolisme tức là Chủ nghĩa Tượng trưng). Cái gu của Hoài Thanh hướng tới cái dễ hiểu, cái đẹp nhưng là cái đẹp dễ hiểu (nói đúng hơn là cái đẹp hiểu được, cắt nghĩa được). Có tương đồng gì giữa Hoài Thanh tây học và Hoài Thanh trong cốt cách một nhà nho, ưa "kính nhi viễn chi" không nhỉ? Rất khó nói.
- Điều trên, cộng với một điều nữa: Hoài Thanh là một người hết sức thành thật (cái này trước đây thực sự tôi không tin lắm dù nhiều người nói, nhưng ngày càng tin hơn), đã khiến Hoài Thanh sẽ thực sự là người đầu tiên "đánh" Nhân Văn-Giai Phẩm, dù bài viết của Hoài Thanh không có trong tập Bọn Nhân Văn trước tòa án dư luận in dưới sự chủ trì của Như Phong sau này. Hoài Thanh chính là người ngồi chủ tọa cuộc phê phán "Nhất định thắng" ngay đầu năm 1956. Toàn thể các tài liệu liên quan đều có thể tìm thấy trên Internet, talawas cũng như một số trang cá nhân, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Nhương... Với tôi đây cũng là một lần "bị lựa chọn" lớn nữa. Và vẫn chưa hết.
- Trước đây một lần tôi nhắc đến Hoài Thanh và so sánh Hoài Thanh với Sainte-Beuve, chủ yếu là do trực cảm. Với các tài liệu mới công bố này tôi nghĩ là so sánh ấy đã có cơ sở hơn hẳn. Cụ thể như thế nào thì... nói sau.
+ Tôi đã từng đối chiếu từng câu giữa nguyên bản tiếng Anh A Moveable Feast và bản dịch tiếng Pháp mang tên Paris est une fête của Marc Saporta, một bản dịch được in rất nhiều lần và có vẻ chưa bao giờ gây điều tiếng gì. Tôi có thể nói rằng bản tiếng Pháp làm biến dạng Hemingway ghê gớm, thường xuyên viết lại câu, đoạn, thêm bớt, sai mấy chỗ rất nặng, nhìn chung là một bản dịch khó nói là tốt.
Tôi cũng đã từng đối chiếu không ít như thế. Có thể nói rằng nhìn chung các dịch giả tiếng Pháp đáng tin cậy hơn các dịch giả tiếng Anh (khá nhiều bản tiếng Anh cắt đến khoảng 10% văn bản; cái này còn liên quan tới quan điểm dịch thuật và xuất bản chung), nhưng không phải cái nào cũng tuyệt vời cả. Dùng một bản dịch khác để nói về một bản dịch từ một thứ tiếng khác nữa là việc không có giá trị. Trong phạm vi tôi biết, bản dịch tiếng Việt của A Moveable Feast tốt hơn bản dịch tiếng Pháp. Chuyện Hemingway là nhà văn khó thì tôi không bàn đến vội.
+ Blog tôi hiện nay trong dashboard không thấy hiện mục "blogs I follow" nữa, các bác có bị thế không?
Bị y chang như thế, cái vụ dashboard. Ngoài ra nhiều lúc không thấy chỗ nào để sign in.
ReplyDeleteNghe nói Phan Triều Hải dịch A Moveable Feast à? Đã ra chưa?
ReplyDeleteTớ nghĩ có thể triển khai bài này thành một bài kiểu như "lật lại một trang trong tiểu sử" Hoài Thanh, hoặc nhìn lại "công án nghệ thuật vị nghệ thuật" trong đời Hoài Thanh chẳng hạn...He he he he.
ReplyDeleteTrong khoảng hơn 100 bài Hoài Thanh đã đăng trên Tràng An thì chỉ có khoảng trên dưới 10 bài ông bàn về văn chương. Trong 10 bài đó thì có đến 4, 5 bài ông cãi nhau với người ta về vụ "nghệ thuật vị nghệ thuật", kết thúc cuộc này bác Hoài Thanh ức quá không làm thế nào để mọi người tin là mình không phải là phái nghệ thuật vị nghệ thuật nên bác ấy hạ một bài "Một lời vu cáo đê hèn"...
Những bài còn lại, nói rất chân thành chỉ toàn là những bài "phiếm luận" (đúng nghĩa là "chuyện rông"). Trong toàn bộ những bài đã đăng trên Tràng An của bác Hoài Thanh không có một chuyên luận nào, tất cả chỉ là cảm thán thế sự...Tớ nhìn thấy cái bài về lễ tế Nam Giao xông vào đọc, thì...Thôi, chả nói nữa, không thì lại bị một số vị bảo là "chúng mày chỉ biết chê là giỏi"...:)) :)) :))
Sách sắp ra rồi đấy bác thơ ký.
ReplyDeleteHồi ấy cả Hoài Thanh lẫn Hải Triều đều ở Huế. Rất cay đắng là ông vị nhân sinh thì nhà giàu ngựa xe đề huề còn ông vị nghệ thuật nghèo rớt mùng tơi (không rõ là khi viết báo thì Hoài Thanh có còn làm thợ sửa mo-rát nhà in nữa không, chứ ngay trước đó thì có).
Hồi đó dẫu sao cũng vẫn vui. Nguyễn Công Hoan, trung tâm của cuộc tranh luận, kể lại trong hồi ký là ban ngày thì đến quán sách của Hải Triều ký tặng, tối đến về nhà Hoài Thanh gác chân nhau bàn luận văn chương. Mình sợ bây giờ các bác không làm được vậy :))
Bác Nhị Linh nói đúng. Ngày ấy dầu sao cũng vui :)
ReplyDelete