Hôm qua được tặng một quyển sách và một cái bút, bút thì Mont Blanc dĩ nhiên rồi còn sách thì hiểm lắm, thôi các bác đừng biết làm gì. Cái hay là nhân tiện như thế lại mượn được quyển sách của Linda Lê, Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau. Đoạn mào đầu như thế này:
Michel Leiris, dans Biffures, parle de l’indéniable plaisir qu’il avait à posséder des livres, satisfaction à laquelle s’ajoutait toujours une part de gêne devant les choses non lues qui tapissaient ses cloisons. Les laissés-pour-compte de nos bibliothèques gémissent, les livres de chevet sont des raretés encore à décrypter. N’empêche, nous continuons à écumer les librairies, passons le plus du temps possible à nous pénétrer des aperçus d’autrui, espérant beaucoup de ceux que René Char appelle les alliés substantiels, et tenant pour assuré que l’art est ce qu’il y a de plus réel, dès lors que nous mettons entre parenthèses notre non-croyance pour entre de plain-pied dans un monde qui s’impose avec force. Ce sont ces alliés substantiels, dont l’absence ferait souffrir, qui viennent ici toquer à la vitre de l’homo lisens afin de l’accompagner le long d’un chemin hérissé d’obstacles, s’il sait, dirait Baudelaire, plonger au fond de l’Inconnu pour trouver du nouveau.
Một đoạn văn đẹp đến ngẩn ngơ, tôi chỉ gắng gượng mà thô thiển chuyển sang như thế này:
Michel Leiris, trong Biffures, nói đến cái khoái cảm không thể chối cãi khi ông sở hữu những quyển sách, sự thỏa mãn luôn trộn lẫn với một chút nỗi phiền muộn trước những thứ chưa đọc chất đầy các vách tường nhà. Những thứ không ai đoái hoài trong các thư viện của chúng ta đang rên rỉ, những cuốn sách gối đầu giường là những của báu vẫn còn phải khám phá. Điều này cũng không ngăn cản chúng ta tiếp tục nháo nhào ở các hiệu sách, bỏ ra thật nhiều thời gian để xâm nhập những gì người khác viết ra, đặt rõ nhiều hoài vọng vào những thứ René Char gọi là các đồng minh cốt yếu, và cứ đinh ninh rằng nghệ thuật là những cái gì thực nhất, ngay khi chúng ta tạm bỏ quên cái thói vô tín ngưỡng của mình để chân trần mà bước vào một thế giới đầy sức mạnh áp đặt. Ở đây chính những đồng minh cốt yếu gây đau khổ khi vắng mặt này đến gõ vào cửa kính nhà homo lisens rồi đi cùng anh ta trên một con đường dựng đầy chướng ngại vật, nếu anh ta biết, như Baudelaire sẽ nói, chìm sâu xuống đáy cái chưa biết để tìm ra cái mới.
Lâu lắm rồi mới thấy có người nhắc tới Michel Leiris. Biffures là tập đầu trong bộ bốn tập La Règle du jeu (Luật chơi, cũng là tên một bộ phim rất nổi tiếng, của Jean Renoir thì phải), cả ba quyển kia đều có nhan đề rất kỳ cục: Fourbis, Fibrilles và Frêle Bruit. Hồi ấy Leiris cùng Georges Bataille và Roger Caillois là các nhân vật khủng (và khỉnh) nhất. Quả “Alliés Substantiels” chỉ biết là tên một phần trong một tập thơ của René Char, tạm dịch là “đồng minh cốt yếu”, không thì lẽ nào lại là “đồng minh bổ dưỡng” :)
Trong cuốn sách cuối cùng à quên mới nhất này, Linda Lê viết về toàn tác giả rất ít người biết, đến tôi (hehe) cũng chỉ biết tên Robert Walser, Georges Perros, từng đọc qua Márai Sándor, Bohumil Hrabal, Louis Calaferte, còn thì mù tịt về Wilcock, Felisberto Hernandez, Tommaso Landolfi hay Osamu Dazai, các “đồng minh cốt yếu” của homo lisens, nếu dám tự coi mình là homo lisens, mà tại sao lại không?
+ Vẫn hết sức recommend các bác quyển Chuyện người tùy nữ, có lẽ là tiểu thuyết xuất chúng nhất của Margaret Atwood, bản dịch (của An Lý) cũng tốt. Cái cảm giác đứng trên một thang máy lao vùn vụt mà không có vách bốn bên được miêu tả ở mức độ chính xác như khâu vá. Cũng phải là Atwood với cái khí chất ấy thì mới có chuyện có thêm chương cuối, vĩ thanh, cái hội thảo kỳ cục, người khác (như Kazuo Ishiguro, vì The Handmaid’s Tale gợi nhớ Never Let Me Go) chắc chắn sẽ cho kết thúc ở lúc Offred biến mất theo đường dây giải cứu đàn bà. Nhìn chung giới nghiên cứu thật kỳ cục :)
Tất nhiên là trong khi chờ đợi A Moveable Feast.
Hôm kia mình cũng được tặng sách, sách to đùng có cả chữ ký người tặng lẫn tác giả. Nhưng không ai tặng mình cây bút nào cả. Nhân tiện, nghe nói Nguyễn Nguyên Phước có tiểu thuyết mới, đã ra chợ chưa nhỉ?
ReplyDeletechưa, sắp, apparently
ReplyDeleteTruyện ngắn Hrabal thì thôi rồi, phê lòi. Ở Việt Nam cũng có một tập truyện được xuất bản rồi; cũ mốc, bán ế khắp Sài Gòn.
ReplyDeleteĐoạn này "dès lors que nous mettons entre parenthèses notre non-croyance pour entre de plain-pied dans un monde qui s’impose avec force" đẹp ngẩn ngơ nhưng mà imbaisable. Hình như còn sai chính tả nữa ?
ReplyDeletehehe imbaisable, vầng entrer chứ không phải entre, em chép lại trong lúc buồn ngủ :)
ReplyDeleteBác Nhị đã đọc “Chargin d’Ecole” của Daniel Pennac chưa? Tôi nghe bình lựng trên rfi, thấy hấp dẫn phết. Biết đâu nhờ bác (và Nhã Nam) cuốn này lại được dịch ra tiếng Việt bác nhỉ ? hihih ! Hopefully!
ReplyDeleteChagrin d'École? Tôi chưa đọc, hình như đợt trước nó được cái giải thưởng gì đó. Nhìn chung là có quá nhiều thứ hay :)
ReplyDeleteYeah, Rule of the Game, Jean Renoir dao dien. Hay tuyet.
ReplyDeleteAgain, bác có thù oán gì với phụ nữ không mà recommend mấy truyện so horrifying cho phụ nữ thế? :) Nói chung là không biết có nên đọc không (sợ đọc xong là tịt đẻ :)) nhưng mà trên Kindle giá có 3 đô mấy nên chắc sẽ đọc.
ReplyDeleteXin lỗi hỏi 1 câu ngoài lề: anh cho xin địa chỉ email để liên lạc được không? Cám ơn.(Khôi - khoi@trananhkhoi.com)
ReplyDeletecó việc gì thế ạ? nhilinhblog@gmail.com
ReplyDeleteBohumil Hrabal còn là nhà biên kịch rất oách. Hi hi hi
ReplyDelete