Trời lạnh thảm thiết, mừng Đảng mừng Xuân :)
Các nhà văn tự sát, Stefan Zweig, Ernest Hemingway, Arthur Koestler hay Wladimir Maiakovsky, khi thực hiện hành động tối hậu của cuộc đời mình, ai cũng hiểu là họ biểu hiện niềm tuyệt vọng và nỗi chán chường không thể vượt qua, trước một yếu tố của cuộc đời hay toàn bộ cuộc đời nói chung. Nhưng, với tư cách những con người sáng tạo và quyết định cuộc đời của những người khác, của các nhân vật hư cấu, họ cũng mơ hồ biểu đạt ý muốn không để lại quyền quyết định số phận của họ cho một đấng toàn năng nào đó. Họ dàn xếp cuộc đời mình, đặt một dấu chấm hết đầy kịch tính và ý nghĩa cho tác phẩm-cuộc đời họ.
Khi lấy tên Émile Ajar để viết truyện, Romain Gary, tác giả “Lời hứa lúc bình minh”, cũng đã hoàn thành một phần chặng đường đổ dốc xuống tuyệt cùng. Sự việc bốn tác phẩm viết bằng tên mới, một nhân dạng mới, một căn cước mới, thành công tuyệt đối như thể chỉ làm cho cuộc đổ dốc ấy diễn ra mau chóng hơn nữa. Bốn tác phẩm (“Gros Câlin”, “Cuộc sống ở trước mặt”, “Pseudo” và “Nỗi hoang mang của vua Salomon”) nổi như cồn và văn đàn Pháp náo nhiệt vì vừa tìm ra một nhà văn “mới” thiên tài càng khiến cho cái tuổi chớm già của Romain Gary thêm nhuốm mùi cay đắng.
Và thật trớ trêu, trong mấy tác phẩm này lại đầy hy vọng, đầy hoài bão lớn lao, và đầy tuổi trẻ. Ít nhất là nếu chỉ nhìn qua bề mặt câu chuyện và văn phong của chúng. Hai lần liền Romain Gary sử dụng đề tài tình yêu bất khả giữa một chàng thiếu niên hoặc một chàng trai trẻ và một người đàn bà sắp bước qua ngưỡng cửa cái chết, ở “Cuộc sống ở trước mặt” (Hồ Thanh Vân dịch, Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn) và “Nỗi hoang mang của vua Salomon”. Nỗi sống như bất chợt cuộn lên không gì ngăn cản nổi khi nỗi chết đã gần kề hơn bao giờ hết. “Con kỳ nhông Romain Gary”, như sau này người ta sẽ gọi tên ông, bày ra thêm một nghịch lý nữa cho hậu thế, sau khi đã đủ tuyệt vọng vì tài năng lớn lao của ông không được nhìn ra, không được công nhận trong khi ông còn sống.
Rất có thể toàn bộ những điều trên đây khiến cho Romain Gary thực hiện một cử chỉ không thể mỉa mai hơn đối với cuộc đời, nhất là với bầu khí quyển văn chương Pháp khi ấy với ông đang hết sức bất công với tài năng chân chính. Ông đã quyết định dàn xếp để trở thành một nhà văn hiếm hoi được tận mắt chứng kiến thành công sau khi chết của mình. Nhờ đến một đứa cháu tên là Paul Pavlowitch, Gary tạo dựng cả một màn kịch về căn cước, bắt người ta phải chấp nhận Émile Ajar. Sau cái chết của ông, ngay khi Pavlowitch quyết định thú nhận sự thật, rằng anh ta chỉ được Gary mượn tên, tờ “L’Express” liền đăng di cảo mang tên “Cuộc đời và cái chết của Émile Ajar” nơi Gary buồn bã cho biết rất nhiều thứ xuất hiện trong “Cuộc sống ở trước mặt” đã từng có trong những tác phẩm ông viết trước đây, ký tên thật, nhưng không một ai nhận ra.
Trong đời mình, Romain Gary đã không ít lần dùng tên giả viết truyện, cũng như đã từng mượn tên người khác. Cuốn sách dưới dạng những cuộc trò chuyện mang tên “Đêm sẽ bình yên” (“La Nuit sera calme”) chỉ có một tác giả là Gary chứ không hề có người đối thoại nào khác; đơn giản là người bạn thời thơ ấu ở Nice, François Bondy, đã đồng ý để tên mình lên bìa sách để Gary có thể chế tạo, nhào nặn đời mình tùy thích mà vẫn không làm mất đi tính chất khách quan.
Đoạn cuối “Cuộc sống ở trước mặt” kể là chú bé Momo không chấp nhận sự kiện Madame Rosa đã chết; chú vẫn ngày đêm tô màu lên khuôn mặt đang phân hủy của bà, chú vẫn bướng bỉnh phản kháng lại cuộc đời, như thể chỉ ý chí non trẻ của chú là đủ để ngăn cản một điều mà chú coi là bất công. Sự bướng bỉnh của Romain Gary cũng có tầm vóc và đối tượng như thế, Gary cũng không nhất trí với sự an bài của cuộc đời. Chỉ có điều, so với Momo của “Cuộc sống ở trước mặt”, việc Romain Gary tự bắn một viên đạn vào đầu là hành động mang ý thức đầy đủ của một “người-kỳ nhông” đã trưởng thành.
Nhị Linh
Chúc Mừng Năm Mới!
ReplyDelete"What's in a name? That which we call a rose / By any other name would smell as sweet" (Shakespeare, Romeo and Juliet). Tên và tên, bóng và bóng. Kể ra cũng thú vị, nhân vật Émile Ajar là sáng tạo của Romain Gary, và các tác phẩm của Ajar là tác-phẩm-của-tác-phẩm. Cái bóng tự nó múa! Lẽ ra, Gary nên mỉm cười khoái chí với trò chơi độc đáo này. Biết đâu ông ấy vẫn cười, chứ không buồn rầu, thất vọng như người ta nghĩ đâu. Còn khi Gary bắn vào đầu, có lẽ là vì nhớ vợ (bà hai, mới chết) nhiều hơn. Có một điểm thú vị nữa của trò đùa Ajar là hai giải Prix Goncourt, vốn chỉ thưởng một lần cho một tác giả: lần đầu vào năm 1956 cho Romain Gary và lần thứ nhì vào năm 1975 cho Émile Ajar. Hơn người như thế còn muốn gì nữa! :)
Chúc Mừng Năm Mới!
ReplyDeleteCảm ơn vì bài viết này :)
Tks Nhị Linh đã giới thiệu sách hay . Chờ sách xuất bản ở SG để đọc ...
ReplyDeletekhông biết " Haroun và Biển Truyện " đã có ở SG chưa? Tks.
ReplyDeleteChắc phải có từ lâu rồi đấy.
ReplyDeleteVẫn chưa thấy bán ở các nhà sách Phương Nam or Fahasa . Ko biết chi nhánh Nhã Nam ở SG có bán sách này không? Tks.
ReplyDeleteSách ra đúng dịp cập rập tết nhất, chắc bác chịu khó đợi vài hôm nữa là có thôi.
ReplyDeleteTrời lạnh thảm thiết
ReplyDelete&
Mừng Đảng Mừng Xuân =
Câu đối Tết ?
nqt
Có lẽ thế này: "Trời lạnh thảm thiết / Dân đói nước nghèo / Mừng Đảng Mừng Xuân / Bằng viên đạn chì." :)
ReplyDeleteNhị Linh có muốn thẩm định tất cả các vụ tự tử cuả các nhà văn trên thế giới bao gồm luôn các nhân vật cuả họ không? Đây là danh sách:
ReplyDeletehttp://en.wikipedia.org/wiki/Category:Writers_who_committed_suicide
Tks Nhị Linh nhìu. Bài viết rất hay!
ReplyDeleteĐồng chí Anh ơi!
ReplyDeleteHơi ngoài lề một tí. Trên website của Nhã Nam thì cuốn "Ảo ảnh những cuộc phiêu lưu của một gã cứu thế bất đắc dĩ" (cái nhan đề cũng hơi dài dài), vâng cuốn ấy nằm trong danh mục sắp xuất bản.
Vậy mà tối ngày 3 Tết vừa rồi em đã được tặng một cuốn ấy, mà theo em biết là trên Đinh Lễ.
Không tin nên cháu nó đã vào website xem lại, nhưng mà cuốn ấy vẫn nằm trong danh mục sắp xuất bản
Chấm hỏi?
Nhân tiện, Goncourt 2007 thì bao giờ ra mắt ạ?
ReplyDeleteHơi nhiều với nhỉ
ReplyDeleteXin bổ sung vài bác nhà văn tự sát: Yasunari Kawabata, Ryunosuke Akutagawa, hay Yukio Mishima - riêng bác thứ ba thì lý do tự sát chắc là hơi bị khác, keke.
ReplyDeleteSomebody necessarily help to make critically posts I might state.
ReplyDeleteThat is the very first time I frequented your website page and so far?
I amazed with the research you made to create this particular
put up amazing. Magnificent activity!
Bạn Nhị Linh nghi rằng các nhà văn ấy đã dành lấy quyền dàn xếp cuộc đời mình, tự kết thúc cuộc đời mình mà không cần sự can thiệp của một đấng quyền năng nào đó? Ai đa~ “cho” họ sức sáng tác, sự sáng tạo thì đấng ấy cũng có thể “cho” họ “tác phẩm” cuối cùng đó? Hay một bọn lưu manh nào đó đã hãm hại họ không chừng?
ReplyDelete