Hôm trước đề tài Đỗ Phấn bị vùi lấp hoàn toàn, hôm nay lôi lên trở lại :d
--------------
Một tập truyện phảng phất từ đầu đến cuối cái phong vị Hà Nội cũ, như ở Nguyễn Việt Hà hay Trần Chiến, mà hầu như không nhắc đến cái tên địa danh những quen thuộc nảo nào, mà đều là những chuyện mới người mới, hiện đại đến chân tơ kẽ tóc, cũng nhúng chìm từ đầu đến chân trong dòng chảy văn hóa đặc biệt của đất kinh kỳ.
Rõ hơn, đó là cái văn hóa thể hiện trong phong tục, và đây là những truyện phê bình phong tục. Kể một cách điềm đạm và hóm hỉnh, kể một cách giãi bày vừa đủ kiềm chế, kể như dốc bầu tâm sự nhưng là một cái bầu tiên thắt ngẫng và dẫu thỉnh thoảng có nghiêng quá tay thì rượu ra vẫn không quá giọt.
Một ngạc nhiên thú vị về văn chương của một họa sĩ: tập hợp những người mẫu của anh ở đây. Đó là một viên chức hưu non, một viên chức trí thức bỏ nghề đi buôn rồi sa cơ làm xe ôm, một người đàn bà vẻ đài các trong quán rượu, những người nông thôn lên thành phố đánh giày đổi đời trớ trêu và đắng chát, một cô “cave” gặp truyện cổ tích trên chung cư cao cấp, v.v… Đó là cái ngôn ngữ “đời thường” trộn khéo như nộm thịt bò khô: đủ hết sắc sảo sâu cay, sàm sỡ mà không mất mặt, tục thanh thanh tục đổi chỗ như chảo chớp mà lại có thể gợi niềm suy nghĩ, v.v…, gợi lên đủ thứ khôn khéo thị dân cùng với giấu giếm trong đó nỗi dằn vặt của những người “có chữ”, nỗi đau đáu của những người vừa hưởng thụ (cũng khiêm tốn thôi!) vừa giật mình…
Vâng, người mẫu của họa sĩ trong những câu chuyện ở đây là chữ nghĩa, là cái tiếng Hà Nội đang bị biến đổi khôn lường, là những nết ăn nết ở của phong tục Hà thành vừa nhào nặn những cư dân mới của mình lại vừa bị nhào nặn bởi chính những cư dân ấy cùng với sự mở rộng vô bờ bến của đô thị nói chung và lối sống tiêu thụ biến văn hóa đô thị, ít ra ở lớp bề ngoài dễ thấy, thành một khối hỗn độn “giống nhau đến tùy tiện” (tr.156).
Âm hưởng chung của nó là buồn bã với suy ngẫm, cũng trong cái vẻ buồn buồn thanh lịch cũ cách nay chưa xa.
Một cái buồn day dứt nhưng nhã nhặn.
Trong tất cả những chuyện ăn chơi và toan tính, trong tất cả những tình bạn và tình “cho không biếu không”, trong tất cả những buông thả và nghĩa hiệp và chất “giang hồ vặt” của những “Rời rạc chuyện đàn ông” (tr.201), đều luôn hiện lên gương mặt một người-thành-phố-độc-thân; và những người độc thân khác, độc thân theo nhiều cách khác nhau, nhiều nghĩa khác nhau.
Đấy là một trong mấy điểm độc đáo nhất của tập truyện này, hay có thể nói cũng là cái cảm quan này về đời sống đô thị hiện đại, ở đây.
Không thật rõ đấy là ý tưởng bao trùm hay ý đồ khái quát, nhưng thật rõ là một chân dung sắc sảo và đầy rung động, đầy suy nghĩ - chân dung một thành phố độc thân.
Những câu chuyện ở đây dường như nói với ta rằng, nếu độc thân là một nết hư mới, một sự hư thân mất nết hợp thời, một kết quả hư hỏng và biến động, thì từ vị thế của nó, nó buông lời phê phán chính bản thân nó trong tập hợp những phong tục mới vẫn nảy sinh hằng ngày hằng giờ; những phong tục không xa lạ gì đâu: là thói quen, “thói quen tạo ra tính cách, tính cách tạo ra…”, như người ta vẫn nói xưa nay; và nó chống lại chính sự độc thân của mình, chống lại bằng hoài niệm, và hoài niệm như là sống, hằng ngày hằng giờ, hoài niệm như là nghĩ, không ngừng không nghỉ.
* Đọc Đêm tiền sử, tập truyện, Đỗ Phấn, Nxb Hội Nhà Văn, 2010
(bài đã đăng trên Văn Nghệ)
+ Chúc mừng anh Di và Bi :))
lại bị vùi dập nhỉ? :P Có lẽ vì 2 lý do: 1-Nhiều người không biết Đỗ Phấn vì Đỗ Phấn ko phải là hiện tượng fashionable gì cho cam; 2-anh Hoan viết khó hiểu quá :P. Nhưng mà dạo gần đây anh Hoan viết dễ hiểu đi bao nhiêu rồi ấy nhỉ, nên chắc là vì bác Phấn ít tên tuổi quá! Ý kiến cá nhân của em thì tùy bút của bác Phấn hay hơn rất nhiều so với truyện ngắn. Truyện ngắn em đọc thấy nhiều đoạn rất lên gân, rất cưỡng! (Z)
ReplyDeleteSao ko thấy cuốn này ở hiệu sách nhỉ?
ReplyDeleteanh Linh đợi được thì để tháng 7 về em tặng, nhà em có mấy cuốn của bác ấy :P
ReplyDeletebác Linh nhờ Đỗ Quốc Anh nó xin cho một quyển ấy :d
ReplyDeleteHọ hàng nhà họ Đỗ à
ReplyDelete