Hôm trước bác Midway than phiền là đọc được vài chục trang bản dịch Thành phố vùng thảo nguyên (Cormac McCarthy) thì nản quá. Lúc ấy thì tôi cũng chưa có sách nên chả biết an ủi bác ấy thế nào cả. Khổ thân, đã ngồi giữa đàng đọc sách nóng bỏ xừ rồi mà còn phải ngán ngẩm trên ghế có cái dằm.
Giờ thì sách do bác QB (đọc là Kill Bill) gửi đã ra tới nơi, trong số đó có Thành phố vùng thảo nguyên. Tôi đã giở vài trang ra đọc. Còn chưa sờ tới Những con tuấn mã và Vượt lằn ranh, nhưng phải nói cho tới giờ theo tôi số phận McCarthy ở Việt Nam quá đen đủi. Không chốn nương thân, rồi đặc biệt Cha và con đã thế rồi. Tất nhiên, Thành phố thảo nguyên rất khó tệ được như Cha và con, nhưng có một điều làm tôi rất chú ý.
Người dịch quyển này là Lại Thu Trinh. Tôi đã đọc một phần một quyển khác do Lại Thu Trinh dịch, là tập truyện ngắn Vùng đất lạ (tức Unaccustomed Earth) của Jhumpa Lahiri (ở Việt Nam Lahiri đã từng có tập truyện Người dịch bệnh tức Interpreter of Maladies xuất bản từ lâu rồi; chị Đặng Tuyết Anh dịch tập đó sau này còn dịch Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của Tracy Chevalier và Trên bãi biển Chesil của Ian McEwan; các bạn thích phim ảnh có thể tới trung tâm TPD hôm tới để gặp chị Đặng Tuyết Anh nhân dịp chiếu và bình luận phim Thiếu nữ..., các bác vào xem thông tin bên TPD - quảng cáo hộ TPD rồi đấy nhá :). Tập truyện ấy tôi đọc được hai truyện đầu. Bản dịch không phải là tệ, chẳng cần có bản gốc thì cũng biết là nó không tệ, nhưng có một vấn đề thế này, tôi xin trình bày thế này (hay ngồi với bác Nguyên Ngọc đâm ra bị nhiễm cách nói của bác, xin bác tha lỗi cho cháu :):
Dịch văn học không phải cái gì đó quá khó, nhưng chỉ cần đọc là biết người dịch có phải một độc giả văn học hay không. Nếu đúng thì coi như ta gặp may, nếu không đúng thì coi như ta gặp vận rủi. Nhận ra điều này không khó, dễ là khác, cứ xem cách đặt câu từ, và nhất là một vài dấu hiệu liên văn bản. Đọc Vùng đất lạ tới một lúc tôi chán hẳn, chẳng thiết xem tiếp nữa, vì ở một chỗ người dịch viết Chiếc vớ dài Pippi, tức là phiên từ Pippi Longstocking đấy, vầng các bác đã đoán đúng. (Chi tiết nằm ở truyện thứ nhất hoặc truyện thứ hai, tất nhiên, vì tôi mới đọc có thế).
Khi người dịch đã không phải một người văn học, thì bản dịch muốn tốt nhất thiết phải có biên tập viên rất cứng tay. Mà làm biên tập viên ấy, nguyên tắc là phải hết sức tôn trọng người dịch. Nhưng mà phải cứng tay.
không những cứng tay mà giò phải trắng nữa:)
ReplyDeleteYoubooks, in the words of the late, great Nat King freaking Cole, unforgivable, that's what you are!
ReplyDeleteNha Nam khong mua ban quyen Sutree and Blood Meridian a?
Nhị Linh nói đúng, giời nóng thế này mà bị dằm đâm vào bàn toạ thì cay đắng chả kém nông nỗi Giữa đàng cày không đẽo lại đẽo vào tay!
ReplyDeleteMình bản tính nóng ruột, đọc đoạn đầu mà cứ trúc tra trúc trắc là muốn tung hê hết. Nhiều lúc cũng muốn kiên gan bền chí lắm. Thế mà rồi lâm sự gặp sách có khai mào lẩm cẩm là tính cũ lại nổi lên, bên tai nghe cứ như tiếng ai thì thầm thầy dùi: “trứng ung, trứng ung rồi”.
Đọc 1 bản dịch trôi chảy thật là thú, nhưng vô phúc gặp 1 lỗi, lỗi nho nhỏ thôi nhưng không đáng có, thì khác nào xe đang bon chèn qua hòn đá. Bực cả mình lẫn bực người vô ý ném đá. Chẳng hạn trong cuốn Thiên nga bạc của B. Black, trang 282 có đoạn: “…trông như bức tượng Triết gia của Robin”. Giá bạn biên tập đừng vừa ngáp vừa nhảy trang lúc duyệt thì đâu đến nỗi, nhỉ.
Nói thế chứ lỗi của một cuốn sách là khó tránh, đến mặt trời còn có vết đen mà. Nhưng hồi xưa dù giấy xấu mà sách vẫn được chế bản kỹ hơn, ít lỗi hơn. Và nếu có thì cũng đính chính rõ ràng, công khai cuối sách.
Quan niệm về văn học dịch của Nhị Linh mình tán thành cả. Nhưng mình cũng lẩn thẩn nghĩ đơn sơ hơn thế này: nếu người dịch không phải là một người văn học thì biên tập viên nhất thiết phải là người văn học. Còn nếu yêu cầu đó không được thì độc giả bắt buộc cũng không phải là người văn học nốt. Mà nếu sách không còn độc giả luôn có khi càng quý!
Ah, ko biết Nhị Linh có đọc bản dịch Cô gái có hình xăm rồng của Stieg Larsson không? Theo mình bản dịch thế là ổn vì câu truyện liền mạch, hầu như không có chỗ nào bí hiểm (đương nhiên những lỗi như “chiếc máy tính có một cái Bluetooth” xét với dịch giả đã ngoài 80 thì ta có thể hiểu được). Thành thử, đọc Tuổi trẻ cuối tuần vừa rồi (http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/377907/Stieg-Larsson-va-hien-tuong-van-hoc-Co-gai-co-hinh-xam-rong.html), tác giả sau khi giới thiệu về cuốn sách, chốt lại bằng câu: “Cô gái có hình xăm rồng, tập 1 trong loạt tiểu thuyết Milennium, được NXB Phụ Nữ ấn hành vào tháng 3-2010. Đáng tiếc là bản dịch này có một số lỗi dịch thuật.” mình hoá băn khoăn tợn. Rồi đâm giận bản thân đọc nhanh quá mà không thấy những lỗi dịch thuật ấy. Giận, giận quá.
You've got to understand the culture. This is where collaboration would be meaningful: the editor, in addition to "hard hands" [NL] and "white legs" [Goldmund], should have first-hand experience of the language: the expressions, the idioms, the metaphors, the jokes... Bác Rem đã than thở về những vụ kiểu "Longstocking" trong bài "Dịch với thuật": dịch theo tự điển, mà tự điển cũng sai. Điệu này, George "Bush" và "Dick" Chenney dịch thế nào nhể? :) [NSC]
ReplyDeleteMidway: "chiếc máy tính có một cái Bluetooth" ha ha ha! Bác nói thiết thực: "[N]ếu người dịch không phải là một người văn học thì biên tập viên nhất thiết phải là người văn học." Rồi châm biếm: "Còn nếu yêu cầu đó không được thì độc giả bắt buộc cũng không phải là người văn học nốt." Và tuyệt vời: "Mà nếu sách không còn độc giả luôn có khi càng quý!" :) [NSC]
ReplyDelete"chiếc máy tính có một cái Bluetooth". Chưa Việt hóa đủ nhỉ, lẽ ra phải dịch "chiếc máy tính có một cái răng xanh".
ReplyDeleteTớ nghĩ Trần Đĩnh dịch sách khá OK nhưng biên tập viên sách của ông cũng rất mệt vì hình như ông ít khi để ý tới câu cú. Lấy ví dụ đọc cuốn "Những con chim hồng hộc" do ông dịch thấy nửa đầu dịch rất tốt đến khoảng nửa sau thì câu văn bắt đầu trúc trắc, có lẽ do BTV đã bắt đầu mệt hay cẩu thả.
Vừa đọc xong "Kể chuyện Tam Quốc" do Cao Tự Thanh dịch. Ông Thanh là nhà nghiên cứu, dịch giả nổi danh, có vốn Hán học uyên thâm nên khi mua sách, mình cũng tự cảm thấy yên tâm về bản dịch. Nhưng đến khi đọc cũng có một số lỗi về tên người không chính xác, chắc cũng do người biên tập không chịu đọc kỹ.
Ban nao chon nghe Bien tap cung dung cam nhi!!!
ReplyDeleteFR
Công việc editor, biên tập viên, không phải trò đùa. Nhất là Việt Nam, dịch từ nhiều ngoại ngữ (và văn hóa, và thời đại) khác nhau, vấn đề trở nên gay go và thiết thực. Editors phải có tài, mà tình hình cần tiến đến một giai tầng mà translators và authors không những tôn trọng vai trò quan trọng của editors, mà chính mình bỏ thời giờ nghiên cứu đàng hoàng. Kiran Desai, nhận Man Booker Prize 2006 cho The Inheritance of Loss, cũng có editors, thế mà cũng còn vài lỗi nhỏ về chi tiết lịch sử. [NSC]
ReplyDeleteTran Dinh, Cao Nhi deu het suc tai hoa, tuc la talent ay, toi noi that day, bien tap ma tot thi se ra duoc quyen sach hay.
ReplyDeleteQuyen Larsson toi cung co mua nhung chua doc vi truoc doc ban tieng Anh roi.
Ban viet bai tren Tuoi Tre sai ngay chi tiet dau tien: tap ba da co vao thoi diem ban ay viet bai, nhung toi cung chi ron ren noi vay thoi chu khong dam to mom, vi ngay truoc khi toi viet ve Larsson cung bi sai mot chi tiet bi bac Linh chui cho vo ca mat.
Sorry may tinh hong khong go duoc tieng Viet than thuong.
Văn của McCarthy công nhận là rất khó dịch. Phải là người dịch cực kỳ chắc tay mới dịch những đoạn đối thoại tưng tửng cho độc giả cảm thấy được. Ví dụ đoạn này trong The Road:
ReplyDeleteYes. Of course.
Are we going to die?
Sometime. Not now.
And we're still going south.
Yes.
So we'll be warm.
Yes.
Okay.
Okay what?
Nothing. Just okay.
Go to sleep.
Okay.
I'm going to blow out the lamp. Is that okay?
Yes. That's okay.
And then later in the darkness: Can I ask you something?
Yes. Of course you can.
What would you do if I died?
If you died I would want to die too.
So you could be with me?
Yes. So I could be with you.
Okay.
Bài trên Tuổi Trẻ viết thế là không công bằng với dịch giả. Cả bài viết tràn lan về tác giả, tác phẩm nhưng không hề nhắc tới bản dịch tiếng VIệt. Chỉ tới câu cuối mới hạ một câu "Cô gái có hình xăm rồng, tập 1 trong loạt tiểu thuyết Milennium, được NXB Phụ Nữ ấn hành vào tháng 3-2010. Đáng tiếc là bản dịch này có một số lỗi dịch thuật." mà không giải thích xem các lỗi dịch thuật đó là như thế nào, có nghiêm trọng không, có ảnh hưởng tới hiểu và cảm nhân tác phẩm không...
ReplyDeletesiriusstar: Hai cha con, cha trung niên, con còn nhỏ, len lủi chạy trốn về miền nam, hy vọng tìm được cả ấm lẫn no. Thử dịch nhé...
ReplyDeleteỪ, hẳn rồi.
Liệu mình sắp chết không bố?
Rồi sẽ, giờ thì chưa.
Và mình vẫn đang đi về phía nam.
Ừ.
Dạ.
Dạ cái gì?
Đâu có gì, dạ thôi.
Ngủ đi.
Dạ.
Bố thổi tắt đèn đây. Được chứ?
Vâng. Được bố.
Và lát sau trong bóng tối: Con hỏi bố một điều nhé?
Ừ. Con cứ hỏi.
Giả sử con chết bố sẽ làm gì?
Con mà chết thì bố cũng chết theo.
Để bố có thể ở bên con à?
Ừ. Để bố có thể ở bên con.
Dạ.
[NSC]
Bác NSC dịch lại nguyên cả quyển The Road đi :))
ReplyDeleteTính post lại mấy cái viết liên quan tới bản dịch "Cha và con" trên blog cũ nhưng thôi. Hồi đó làm mấy bác giận lắm, có bác còn không thèm nhìn mặt mình suốt bao nhiêu lâu cơ hihihi.
Bầy chó riga:
ReplyDeleteToàn bộ chuyện là chiếc xuồng có 2 xác chết, tại sao đến trang 379 lại thành ca-no? Đọc vẫn hiểu tuy nhiên nếu giữ nguyên là chiếc xuồng thì hay hơn.
Cả Bầy chó riga và Vô tri đều dùng "Ý hệ"- Vẫn hiểu tuy nhiên khi đọc không thấy thú lắm
Thế là bị sửa sót rồi bác ạ. Lúc đầu để ca nô, rồi sau chuyển hết thành xuồng, đã dò từng chỗ nhưng vẫn bị sót, rất sorry, và đã note lại.
ReplyDelete"Ý hệ" tôi dùng cách dịch mới do Bùi Văn Nam Sơn đề xuất, tôi tán thành cách giải thích của BVNS, cách giải thích đó chắc có thể tìm thấy trên mạng.
Bác Midway nói vậy chính ra lại động chạm đến một cái nhé, trước đây tôi rất tự ái mỗi khi nghe, giờ đỡ lắm rồi nhưng vẫn hơi hơi...
ReplyDeletePhan Hồng Giang, Thúy Toàn, Phạm Mạnh Hùng, Trọng Đức, kể cả Cao Xuân Hạo ngày xưa dịch sách cũng đầy lỗi. Các nxb Cầu Vồng, Tiến Bộ cũng đầy lỗi. Quyển "Tuyết bỏng" của Bôn-đa-rép tôi mới đọc lại, người dịch quên mất tên rồi nhưng người biên tập là Vương Trí Nhàn, mắc bao nhiêu là lỗi thiếu nhất quán...
Thành thử nhiều khi nói chuyện ngày xưa cũng nguy hiểm phết đấy, hoài nhớ và vô tri nó cứ lững lờ hihi.
Chuyện đính chính, errata/erratum thì tôi nghĩ cũng không phải là cái gì quá hay, các bác đã bao giờ nhìn thấy tờ đính chính dài như hóa đơn Big C cuối tháng dày kín cả hai mặt chưa?
Tiêu chí về biên tập của tôi rất đơn giản: quyển sách khi in zero lỗi. Thật ra tôi đã từng làm được một vài quyển như vậy. Trong tiếng Việt làm được điều này là cực khó, vì tiếng Việt quá nhiều dấu má, quá nhiều âm tiết, và lại không có phần mềm hỗ trợ nữa. Nhưng nếu thực sự cố, mà có thời gian nữa, cộng sự tốt, thì vẫn làm được.
Từ Hải phòng:
ReplyDeleteBác đã lưu ý về chiếc "xuồng" và " ca nô", tuy nhiên "Ý hệ" của BVNS sử dụng trong các văn bản triết học thì chuẩn hơn và hay hơn. Với văn phong của Kundera thì tôi không thích "ý hệ" lắm.
Mình bây giờ bỗng dưng hoài cổ như gà nhảy ổ. Nhưng bạn Nhị Linh đừng chạnh lòng. Mình nghĩ thời nào thì sách bảnh sách kém cũng đan xen, chen vai hích cánh nhau. Có lẽ ngày nay cả đầu sách lẫn đầu nậu đều tăng cao nên dù cho tỷ lệ “chen vai hích cánh” giữ nguyên thì số lượng sách kém cũng vẫn tăng theo số học (đương nhiên mặt tích cực là số sách bảnh choẹ cũng tăng).
ReplyDeleteNói thế này sợ bạn Nhị hơi hơi… phập phồng cánh mũi: ở miền Bắc mình hầu như chỉ tin tưởng sản phẩm của Nhã Nam và Đông Tây (tất nhiên còn một số bạn nhỏ lẻ khác chưa tiện nêu danh). Còn những đại gia như Văn hoá thông tin nhác thấy là vắt chân giữa đầu và vai ngay.
Nếu nói bản dịch "Cô gái có hình xăm rồng" là tệ thì không công bằng, nhưng cũng phải công nhận là nó nhiều lỗi đến...lạ lùng. Giá mà biên tập viên chắc tay hơn thì đã có thể tránh được.
ReplyDelete