Jun 10, 2010
Phạm Công Thiện không phê Nietzsche
Cám ơn bác Phạm Công Ác cho cái đường link trong đó GS Nguyễn Văn Trung "trả lời" về Phạm Công Thiện, đồng thời nhắc tới nhiều nhân vật của thời đó, nhất là các nhân vật trí thức Công giáo như Cao Văn Luận (Bên giòng lịch sử), Nguyễn Văn Lập (Viện trưởng Đại học Đà Lạt), Lê Văn Lý (một trong những đối tượng công kích trong suốt nhiều năm của Cao Xuân Hạo sau này).
Đọc vào Nguyễn Văn Trung thì ta sẽ có cảm giác mối hiềm khích của thời đó sâu xa và thường trực giữa Phật giáo và Công giáo.
Định không nói, nhưng thôi nói vậy, có vẻ như nhiều bác nghĩ tôi có gì thù ghét các nhân vật này: tôi chẳng thù ghét gì cả, nhiều kính trọng là khác. Giáo sư Nguyễn Văn Trung với tôi cũng có chút quen biết, trao đổi qua lại, còn Phạm Công Thiện thì tôi thấy có mấy câu thơ hay vào hàng kinh điển của thơ ca Việt Nam, chẳng hạn "Thôi nôi con trường giang mọi rợ".
Đọc bài của Nguyễn Văn Trung thì hóa ra bài phê trong post lần trước tôi nói đã xuất hiện trong Hố thẳm tư tưởng, ít nhất là version đầu tiên. Tôi không nhớ có đoạn này trong quyển sách, mà tôi cũng không có Hố thẳm tư tưởng, chỉ có cái hố thẳm còn lại, là Im lặng hố thẳm, đọc từ xưa giờ vẫn chẳng hiểu gì :d
Còn cái ảnh thứ nhất là bản dịch Ecce Homo (Nietzsche) của Phạm Công Thiện. Lười chụp ảnh nên mượn tạm trên Internet, nhưng các bác cứ yên tâm là quyển của tôi giống y hệt luôn, giống có đến 99% luôn ấy. Cái này cũng là có liên hệ với chủ đề triết học nhân quyển về Nietzsche của Deleuze mấy tuần trước, một cuộc cày cuốc ghê khiếp :)
Bản dịch này nhà Phạm Hoàng in năm 1969, ngay đầu sách thông báo "Sẽ xuất bản TOÀN BỘ TÁC PHẨM NIETZSCHE do Phạm Công Thiện dịch từ nguyên tác chữ Đức". Theo tôi được biết thì sau Ecce Homo (Tôi là ai?) này Phạm Công Thiện chưa bao giờ dịch thêm một quyển nào của Nietzsche nữa cả.
"Sẽ xuất bản hết trong năm năm (1969-1974) thong dong, nếu nước Việt Nam chưa bị tiêu diệt, chưa bị diệt vong, bôi mất trên bản đồ thế giới, còn trong trường hợp bí mật thơ mộng khiến tôi chết sớm thì những đứa em tôi trên khắp đất nước lớn rộng sẽ thay tôi mà làm cho Nietzsche xuất hiện lồng lộng trên trò chơi ngôn ngữ Việt Nam, tiếng nói của sông Cái và sông Cửu Long."
Trong "Lời người dịch" Phạm Công Thiện cho biết Ecce Homo thuộc vào bộ ba sách gây cho cuộc đời mình ảnh hưởng sâu đậm nhất, hai quyển kia là một quyển về Bồ Tát Tây Tạng Milarepa, một về Nijinski (sở thích của Phạm Công Thiện kỳ cục thật, từ triết lý văn chương nhảy phắt sang thu khí rồi lại ba lê Nga Diaghilev).
Cung cấp thông tin tài liệu thế thôi chứ cái khoản Nietzsche này tôi chẳng khoái mấy, đọc một ít quyển sách này thấy Phạm Công Thiện dịch trôi chảy, cẩn thận, ngôn ngữ uyển chuyển, rất hợp với giọng của Nietzsche.
* Ảnh thứ hai là để bác Midway nhìn bìa cuốn hồi ký của Nhật Tiến.
Đọc vào Nguyễn Văn Trung thì ta sẽ có cảm giác mối hiềm khích của thời đó sâu xa và thường trực giữa Phật giáo và Công giáo: E rằng đây là một tổng quát hóa thiếu nghiêm túc. Đọc vào Nguyễn Văn Trung thì sẽ có cảm giác mối hiềm khích của ông với Phật giáo, nếu nhận xét như vậy thì được.
ReplyDelete... thông báo "Sẽ xuất bản TOÀN BỘ TÁC PHẨM NIETZSCHE do Phạm Công Thiện dịch từ nguyên tác chữ Đức": Wow! Sợ! Run! Vẫn chờ! [NSC]
hihi, đọc sách của SG trước 75 hay có kiểu thông báo thế nhỉ, nhiều khi cứ tủm tỉm cười. À, hồi năm ngoái em có quay một băng dài ông Đức Sơn nói về Phạm Công Thiện, nhưng sau đó phát hiện ra máy quay hỏng (sau vụ đó phải chuyển từ máy quay băng sang đĩa). Nói chuyện với ông Sơn thì sẽ hiểu thêm nhiều và biết thêm nhiều chuyện về thời Bùi Giáng, PCT, TNH, nhà sách An Tiêm,... Em thích hóng hớt mấy vụ này lắm, có gì cứ tung hết ra nhé! :-) (Z)
ReplyDeletehic ok chỗ này có thể là như thế nhưng nếu nhìn rộng ra tình hình hồi đó thì mối quan hệ là hai chiều chứ, phải không?
ReplyDeleteông Sơn Núi cứ như là Bá Di, Thúc Tề ấy nhỉ :p
http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=12101&LOAIID=32&TGID=1700
ReplyDeleteChu choa, ổng làm thơ hay cách chi, hay vô chừng kể... Mặc kệ tình hình sứt mẻ hồi nớ đi bác Nhị ôi. "Em mọi nhỏ" cuả Bùi Giáng có khác chi "Loài gái đẹp" cuả Hoàng Lộc. "Con trường giang mọi rợ" cuả PCT có phải cũng là lời gọi mắng yêu không?
.
Bạn Nhị, tôi nghĩ bác NSC nói đúng đấy. Đừng bao giờ quơ một mẻ, đưa cả Phật giáo lẫn Công giáo vào trong tay cuả một vài cá nhân cho dù họ là thiên tài. Họ không thể đại diện cho cả một tôn giáo được. Đó là cái ngu mà chúng ta thường mắc, làm tan nát xã hội, trong rất nhiều thời điểm. Sự xung đột giữa hai ông - còn sống sờ sờ ra đó - để cho hai ổng tự giải quyết đi, mắc mớ chi đến độc giả chúng ta. Chỉ thưởng thức sáng tác cuả hai ông là đủ rồi.
ReplyDeletevầng, nhận lỗi rồi còn gì
ReplyDelete"Trường giang Mỹ Tho":
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=5659
thực sự là một kiệt tác
cá nhân tôi nghĩ bài này của Phạm Công Thiện thuộc vào bộ ba bài thơ tuyệt kỹ nhất của "dòng" thơ này (chắc chẳng ai thích tôi xếp dòng nhưng đôi khi cũng cần làm cái thao tác mệt mỏi này, cho tiện suy nghĩ)
bài thứ hai là "Bài thơ của một người yêu nước mình" của Trần Vàng Sao
bài thứ ba là "Dấu nước" của Thường Quán:
http://talachu.org/tho.php?bai=57
bài thơ của Thường Quán là tôi viết introduction
ok, nếu đi vào thơ PCT thì tôi xin hầu trà hầu thuốc lào các bác để nghe. now we're talking! :) [nsc]
ReplyDeleteThơ của Thường Quán mà gọi là thơ à ?!!!
ReplyDeleteNếu cái mà Thường Quán thiếu như nhiều người viết hiện nay thiếu là chất "thơ" trong người. Thơ của Thường Quán là ngồi xếp chữ chứ không phải là "thơ"
Thường Quán không phải là người xuất thần ra thơ.
Hơi nghi ngờ khả năng thưởng ngoạn của chủ nhà !
ô sao bác nsc biết là tôi hút thuốc lào? mới hôm trước bắn liền một lúc ba bi say cả chấy
ReplyDeletebác không thích nói chuyện này thì hay là ta xoay sang Lê Văn Lý-Cao Xuân Hạo nhé, tức là ngôn ngữ học (ngữ học) Sài Gòn?
tôi có một thời gian tập trung đọc Nguyễn Bạt Tụy, Bùi Đức Tịnh, Doãn Quốc Sỹ và nhất là Lê Ngọc Trụ, và thực sự thấy thất vọng với ngôn ngữ học Sài Gòn, theo tôi ở nhiều mảng Sài Gòn có những thành công lớn, thành công vừa phải, còn ở mảng này thì chán lắm
người có suy nghĩ tốt nhất, rành mạch nhất, hợp lý nhất về tiếng Việt thời ấy theo tôi lại là Nguyễn Hiến Lê
ngọc: vầng, tôi gọi là thơ, và là thơ hay
ReplyDeleteThường Quán làm thơ ở hải ngoại mấy chục năm nay. Từ lò Nhân Văn thuở còn làm thơ "Kháng Chiến" !! Từ đó đến nay, chưa hề có một người nào khen thơ Thường Quán hay. Từ độc giả cho đến các nhà văn nhà thơ hải ngọai. Ông Nhị Linh là người đầu tiên khen thơ Thường Quan hay, Nhị Linh lại là một ông dịch sách. Nghi ngờ là phải or^`i
ReplyDeleteNhìn thơ nói chuyện! và Thẩm mỹ là Tự do. :)
ReplyDeleteờ cứ nghi ngờ chả vấn đề gì cả
ReplyDeletegọi tôi là "một ông dịch sách" thì tôi cũng nghi ngờ cái mà bác biết đấy
ta cứ nghi ngờ về nhau đi cho vui, nhỉ
@NL, tiếng Việt: bác nhận xét tinh tế. trong nam vào thời ấy, người làm việc cẩn thận và rành mạch về tiếng Việt chính là Nguyễn Hiến Lê. may là sách vở của ông được bảo tồn và tái bản đàng hoàng.
ReplyDeletecó một vị nữa, là bác sĩ giáo sư Trần Ngọc Ninh, hiện ở nam California, cao niên nhưng còn minh mẫn, trước 1975 đang soạn bộ Cơ Cấu Việt Ngữ (dự định là 8 quyển nhưng mới xuất bản được 3), theo chiều hướng của de Saussure và thuyết Cấu trúc. nhiều năm nay, ông vẫn sinh hoạt với Viện Việt Học (www.viethoc.org), biên soạn và thuyết giảng, chủ yếu về tiếng Việt và Truyện Kiều. à, nói đến Viện Việt Học, cũng nên đề cập đến các công trình đáng kể của nhóm này về chữ Nôm.
NL liếc vào đây (giới thiệu vô tư thôi nhá, để làm tài liệu): http://www.viethoc.com/Ti-Liu/bien-khao/bai-giang/nguphapvietngu-baigiang1-1
đó là kể thêm, chứ tôi vẫn chuộng các đóng góp của cụ Nguyễn Hiến Lê, nghiêng về thực dụng và không bị vướng vào "chủ nghĩa" quá mức. [nsc]
à vẫn còn hai cái nữa hay tuyệt, kể tên cho các bác sợ:
ReplyDelete"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm
"Đường tới thành phố" của Hữu Thỉnh
đọc thơ mà chỉ nhòm nhân thân người làm thơ, thì đọc làm gì cho mệt
cám ơn bác nsc ưu ái
ReplyDeletebác nói rất trúng điều tôi nghĩ, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ rồi Trần Đỗ Dũng là những người có đầu óc nghiên cứu tuyệt vời
bác nói nghe rất cảm động nên tôi kể một chuyện này: tôi vẫn thường nói cần phải có sự tiếp nối các thế hệ nghiên cứu thì mọi thứ mới make sense được; về mặt cụ thể, tôi đã tiếp nhận một số tài liệu từ các nhà nghiên cứu thế hệ trước, trong đó có một quyển của Trần Ngọc Ninh, từng nằm trong tủ sách riêng của Nguyễn Hiến Lê; trong quyển sách này có chữ của Trần Ngọc Ninh, chữ của Nguyễn Hiến Lê, chữ của nhà nghiên cứu đã tiếp quản một phần tủ sách của Nguyễn Hiến Lê, và giờ có thêm chữ của tôi nữa :d
à "Lột trần Việt ngữ" của Bình Nguyên Lộc tôi kiếm mãi mà vẫn chưa ra, bác QB cho mượn đê :)
ReplyDeletecó một quyển của Trần Ngọc Ninh, từng nằm trong tủ sách riêng của Nguyễn Hiến Lê; trong quyển sách này có chữ của Trần Ngọc Ninh, chữ của Nguyễn Hiến Lê, chữ của nhà nghiên cứu đã tiếp quản một phần tủ sách của Nguyễn Hiến Lê, và giờ có thêm chữ của tôi nữa
ReplyDeletewow, you lucky dog! :))))) [nsc]
Nếu bác tìm cuốn "Lột trần Việt ngữ", thì bác có thể vào trang của BNL ở đây:
ReplyDeletehttp://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/nghiencuu.html
rất cám ơn bác, nhưng mấy dạng file kiểu này với tôi không có ý nghĩa nhiều, vì không dùng để trích dẫn được; thà những người đưa tài liệu lên Internet cứ cung cấp file ảnh chụp lại thì còn tốt hơn nhiều
ReplyDeleteVâng, thật tiếc là chúng ta không có một nguồn nào cung cấp tài liệu tiếng Việt số hóa có giá trị tham chiếu(bản điện tử chính thức của nhà xuất bản hoặc hoặc bản quét) như gigapedia.com.
ReplyDeleteĐành vậy! Đến cả sao chụp sao cho có ích, mình cũng đi sau thiên hạ một quãng khá xa :))
mợ áo xanh phanh ngực trao đổi với thím áo đỏ kín ngực: tạm ngưng tìm sách "lột trần", NL cần cách mạng profile photo tút xuỵt [nsc]
ReplyDeleteBạn Nhị Linh: mình đã photo một tập báo Thiếu Nhi đây rồi. Bao giờ thì được đọc Thuở mơ làm văn sĩ nhỉ?
ReplyDeleteấy không được bác nsc, cô áo đỏ Madonna là tôi thích, lại còn theo kiểu Lempicka tôi càng thích
ReplyDeletemặc dù công nhận giá kể he hé một tí thì vẫn hay hơn hic
nhưng mà mình cũng đòi hỏi vừa phải thôi phải không ạ?
Midway: bác viết cho tôi một cá mail vào địa chỉ trong profile đi, tôi để sẵn quyển sách rồi, sẽ tìm một cách nào thuận tiện nhất để trao đổi
Có người Rem quen khi bị hỏi về Phạm Công Thiện, ổng đành nói 'Phạm Công Thiện là người thông minh' khiến Rem cười tủm tỉm. Khổ thân ghê đi, muốn khen đại khen bậy khen bạ khen tá lả khen hông ngần hổng ngại cũng kiếm hổng ra nổi một chỗ.
ReplyDeleteĐúng đấy Rem à, đọc một bài thơ, ai thấy thích sẽ thích ngay, không thích thì có trời bảu cũng không thích được. Khen hả? để cho các chuyên gia phê bình người ta nói, đọc bài phê bình nào trúng ý mình sẽ càng khoái bài thơ đó hơn, biết ơn nhà phê bình đã nói lên được cảm xúc cuả mình. Dựa cột nghe thì cũng đáng qúi hơn là khen bậy chê bạ như cái bạn gì gì Rem vưà nói.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete"Phạm Công Thiện thì tôi thấy có mấy câu thơ hay vào hàng kinh điển của thơ ca Việt Nam...". NL nói câu này, thật làm tôi nghĩ đến khẩu khí của P.C.T
ReplyDeleteHì hì... đồng ý với bác Bui Dung!
Deletemình rất là cám ơn bác về quyển "Nikos" :)
ReplyDeleteCó ai có bản dịch phần 3,4 của sách này ko ạ
ReplyDelete