Trời mưa các bác ạ. Ehem, tôi biết thừa các bác lại đang chờ món sperm nhưng thôi nhá, tôi cũng biết thừa các bác lại đang chờ món cà phê một mình nhưng thôi nhá, mà có bác nào chờ cùng một lúc cả đôi thì... ờ... khó nghĩ quá :)
Tôi vào đề chẳng ăn nhập gì, chỉ định nói là trời bắt đầu mát ở Hà Nội thì cũng bắt đầu có sách mới zồi. Đã hết hạn hán chúng ta đã có thể ăn xôi.
Mấy quyển sách mới cho các bác đọc này:
1. Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Cynthia Freeland, Như Huy dịch, giới thiệu và chú thích, NXB Tri Thức, tủ sách "Tri thức phổ thông". Quyển này có thể coi là quyển tiếp sau của Thế mà cũng gọi là nghệ thuật ư? cũng Cynthia Freeland và cũng Như Huy. Bác Như Huy bây giờ có biệt danh mới rồi, oách cực: triết gia bộ đội há há, hoặc một ca rất khó trong lịch sử nhân loại :d Nghiêm túc thì tôi thấy An Introduction to Art Theory không phải "dẫn về" mà là "dẫn vào".
2. Du khách bất đắc dĩ của Anne Tyler, oách đấy.
3. Bộ Demonata của Darren Shan đã được NXB Trẻ in xong hai tập đầu (tổng cộng 10 tập cơ, các bác cứ đợi đấy :d), do Nguyễn Thành Nhân dịch. Thú thực càng ngày tôi càng không thích sách do NXB Trẻ in, ngay trang đầu tiên của tập 1, "Lời nói đầu" của nhà xuất bản đã có hai lỗi cơ bản cần đặc biệt tránh, nhất là sách cho trẻ em: "đương thời" không có nghĩa là "hiện tại", "bây giờ", "lúc này", và "sau Công nguyên" đơn giản là một cách nói sai.
4. Cái này thì chưa in xong: tập thơ song ngữ Pháp-Việt in nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày mất Xuân Quỳnh, mang tên Nếu ngày mai.../Si demain... do Nguyễn Minh Phương và Đặng Trần Thường dịch. NXB Thế giới đang in.
Thú thực quyển thứ tư này là tôi được nhờ quảng cáo hộ đấy :d nhưng các bác cứ yên tâm, tôi cũng đồng thời được nhờ xem bản thảo, và tôi recommend các bác.
Chờ đi, rồi trời sẽ còn mưa nữa, rồi lại (kiểm duyệt đục bỏ) và rồi lại (kiểm duyệt vẫn đục bỏ).
có 4 cái thôi à? hơi sớm. vừa ít vừa ngắn [nsc]
ReplyDelete...: "đương thời" không có nghĩa là "hiện tại", "bây giờ", "lúc này", và "sau Công nguyên" đơn giản là một cách nói sai.
ReplyDeletecâu này thì em tịt hiểu, anh có thể giải thích rõ hơn không?
Hay Nhị Linh làm một list những câu hay được hỏi nhất, dán ngay phía trên "Bric - À - Brac", tô đậm gạch đít nổi bần bật, khỏi mất công gõ lui gõ tới :D
ReplyDeleteVí dụ:
-"Sau" Công nguyên?
-Những - các,
-Nhan đề tựa,
-Phương pháp nghiên cứu của tôi :D
-Tiếng Việt (như tôi thấy :D)
-Dịch (như tôi hiểu :D)
-...
Anh ơi check lại cuốn anh Như Huy dịch đê, hình như là ấn bản lần hai có sửa chữa của bản "Thế mà là nghệ thuật à?" mà:) E thấy nhà TT giới thiệu trên facebook vậy.
ReplyDeleteCafe sữa: Chỉ cần nói "Công nguyên" thôi, không có chữ "sau", mặc dù rất nhiều người nói là "sau Công nguyên".
ReplyDeletexem thêm ở đây, hỏi NL làm gì cho tốn nước bọt:))
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_Nguy%C3%AAn
ui xời sorry, NT, anh mới mua quyển của Như Huy và mới giở ra xem tranh, cũng đang tự hỏi quái sao tranh minh họa giống quyển kia thế :d
ReplyDeleteHình như Nhã Thuyên nói đúng. Cynthia Freeland, người yêu của bác Như Huy, đến từ Houston:), chỉ viết một quyển thôi: "But is it art? An introduction to art theory".
ReplyDeletemà tiếng Việt cứ hâm hâm thì dễ thành công trong cuộc sống các bạn trẻ ạ
ReplyDeletenhư chị Tạ Bích Lan (bông hoa lan màu xanh nặng đúng một tạ) đầu độc cả nước bằng hai phát to đùng (nặng đến tấn) là "Đường lên đỉnh Olympia" và "Người đương thời", thì nay đã lên đến chức giám đốc kênh, một cái kênh gì đó cứ hâm hâm, nhưng cũng là giám đốc kênh
"Công nguyên" với "sau Thiên Chúa" thì cách nói nào ổn hơn hả anh?
ReplyDeleteCuốn thơ Xuân Quỳnh hình như chỉ in với vài trăm bản và không xuất bản rộng rãi mà anh.
nếu là mốc cụ thể, chẳng hạn 2000 nhé, thì chẳng cần nói cái gì cả
ReplyDeletemọi thứ chỉ phức tạp ở khoảng vài trăm năm đầu gần mốc không về phía tay phải trên trục thời gian (haha diễn đạt toán học chưa?), nhất là các sự kiện vắt qua mốc số không, những lúc đó thì nên dùng "sau Thiên Chúa" để phân biệt với "trước Thiên Chúa" hoặc "trước Công Nguyên"
còn thì cả cụm "Công nguyên" lẫn "sau Công nguyên" đều không dùng
oh, Tạ Bích Loan chứ , con chim màu xanh nặng đúng một tạ .
ReplyDeletemà chữ " Công - nguyên" có phải ngày xưa được gọi là " Tây - nguyên" ko ạ ?
chả nhớ, đọc An Chi chắc có nói rõ đấy
ReplyDeletetừ lâu rồi tôi cứ tự hỏi tại làm sao mà có thể dùng được từ "Olympia", chịu luôn không hiểu xuất xứ thế nào
ReplyDeletehôm nay thì nghĩ ra zồi :d
trong tiếng Tây Ban Nha "limpia" có nghĩa là "rửa ráy", thế thì Olympia hẳn là: Ô, Rửa ráy nhé và cả syntagm này có nghĩa "Đường lên chỗ Ô, Rửa ráy nhé"
phải thế chứ, ít nhất thì cũng make sense há há
em nhớ vụ Công nguyên rồi, có đọc trong Những cuộc đời song hành. ;))
ReplyDeleteNgôn ngữ là quy ước, chứ vạch lá tìm sâu có mà sai cả nút. Ví dụ nói "té ngã" cũng sai à? "té" và "ngã" là từ đồng nghĩa. Trong tiếng Việt không thiếu những từ như thế.
ReplyDeleteMấy cái đứa suốt ngày đọc sách xong phán linh tinh.
Đọc cuốn " Lịch sử văn học Anh Quốc " của Đỗ Khánh Hoan , Sáng tạo 1969 thấy cách gọi " Tây - nguyên" .
ReplyDeleteĐúng ra phải là Olympiad ?
các bác hay chê người khác dốt với hâm, chứ cả đám vừa dốt vừa ác lên ngồi trên đầu toàn dân thì để làm gì?
ReplyDeletemấy chú ngẫn ngẫn lẽ ra nên bỏ mỗi ngày vài ba phút đọc sách thay vì thể hiện cái sự ngẫn của mình ở chỗ nhiều người nhìn thấy
ReplyDeletequy ước hả? mời về Hy Lạp thời tiền sử mà quy ước lại từ đầu
cái đám đó thì để những bác đặt câu hỏi như bác vừa đặt về xử lý chắc một nhát xong ngay, dạ
Nghiêm túc thì tôi thấy An Introduction to Art Theory không phải "dẫn về" mà là "dẫn vào"
ReplyDeleteTôi nghĩ ý của dịch giả là "một"_"đề dẫn"_"về"_"lý thuyết nghệ thuật".
Chuyện công nguyên và sau công nguyên, bác An Chi đã bàn nhiều, các sách nghiêm túc thời này không còn sử dụng SCN nữa, còn công nguyên vẫn là khái niệm chỉ khoảng thời gian từ 0:00 năm 1 đến hiện giờ (2010) sao lại là khái niệm không đúng nhỉ
1. Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Cynthia Freeland, Như Huy dịch, giới thiệu và chú thích, NXB Tri Thức, tủ sách "Tri thức phổ thông". Quyển này có thể coi là quyển tiếp sau của Thế mà cũng gọi là nghệ thuật ư? cũng Cynthia Freeland và cũng Như Huy.
ReplyDeleteĐại nhảm. Cả hai chuyện. Thứ nhất, cái đề nào mà dẫn về? Ở đây là 'đề dẫn' chứ không liên hệ gì đến 'dẫn vào' hay 'dẫn ra', lại ra! Thứ hai, NL mới liếc cái bìa thôi, chưa đọc gì cả mà đã phán 'có thể coi là', 'cũng', 'cũng', cứ như thật. Hâm chăng?
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Sach-Hay/Loi_nguoi_dich_de_dan_ly_thuyet_nghe_thuat/
ReplyDeleteSite NQT có nhiều virus, xin bạn vui lòng báo cho NQT biết. Bạn có thể thử vào site đó bằng Chrome, sẽ thấy.
ReplyDeleteƠi bác Ano nào đó ở phía trên nói: "các bác hay chê người khác dốt với hâm, chứ cả đám vừa dốt vừa ác lên ngồi trên đầu toàn dân thì để làm gì?"... Đừng có làm khó Nhị Linh, thôi hãy qua bên chỗ này mà còm nè:
ReplyDeletehttp://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/GS_Cao_Huy_Thuan-Dan_toc_khong_co_song_Ngan/
Hi NhiLinh, the rest of your amazing order was shipped today. Love, kiss ;-p
ReplyDeleteToi da duoc mot doc gia cho biet
ReplyDeleteDa bao server check
Tks
NQT
Nhiều từ Hán-Việt thực chất là do người Việt Nam bịa ra bằng cách lắp ghép các từ đơn Hán-Việt lại với nhau chứ chúng không có từ tương ứng trong tiếng Hán. Một số từ khác thì được hiểu lệch đi, "đương thời" là một ví dụ. Hoặc như "thương hại", từ này nguyên nghĩa là làm tổn thương, làm hại chứ không phải nghĩa như ta thường vẫn dùng. Nếu từ "thương hại" đã thế thì "đương thời" cũng chả có gì sai.
ReplyDeleteMấy thằng suốt ngày đọc sách nhai lại như Nhị Linh cứ tưởng chỉ có nó là biết.
khậc khậc ai chả biết "đề dẫn" chứ không phải "dẫn", mà tôi cũng nói ngay là tôi chưa đọc chỉ mới xem tranh cơ mà bố khỉ lắm thằng nhảm mà cứ thích gọi người ta là nhảm nhể
ReplyDeletechú ano nhai lại: cả nước nó biết, nhưng NXB Trẻ vẫn không biết, thế mới tài, mà lý luận như chú nó cũng không khá hơn cái gì cũng sai đâu, cái gì cũng đúng và cái gì cũng sai là hai vành đai rộng lớn của ignorance
Server cho biet, bi chom password
ReplyDeleteDa delete virus
Da change password
Nho ban nao gioi nghe PC coi gium,coi con virus hay het roi
Tks
NQT
à tôi cũng thông báo là thái độ của tôi đối với những người tôi biết hoặc biết thật hoặc thuần túy biết tên khác với những bác hì hụi chửi người khác mà lại giấu giấu giếm giếm mình là ai đấy nhé
ReplyDeletenghe nói ngày xưa ở ngoại thành Hà Nội ngoài cổng mà có thằng dở hơi nào cứ đứng chửi đổng thì người trong nhà lấy cái gầu múc tí phân tươi lúc nào cũng sẵn trong vườn hắt cho một phát, vô phúc mà giữa mặt thì há há há
Bác Tin Văn ơi, ngày nào cháu cũng vào trang cuả bác mấy bận lục soạn, chắc là cũng bị truyền nhiễm virus rồi. Hu hu... Biết đâu lấy độc trị độc chết cho rùi. Y như người tẫm thuốc độc vào trang sách trong cuốn "Tên cuả hoa hồng" :-(
ReplyDeleteIt's OK now
ReplyDeleteNQT
Cho mượn chỗ này mắng ông NQT một phát. Ông làm ơn đừng viết tắt. Viết tắt tên người khác là một tâm lý bần tiện vì chửi người ta mà lại còn sợ. Có ngon thì viết nguyên tên họ người bị chửi ra mà mở blog cho người khác vào đối thọi, thế mới là người văn minh Hậu Cộng Sản
ReplyDeleteChị Tạ được anh chị em du học bên Nga ca ngợi hồi ở bên đấy lắm đấy. Mà hai cái chương trình Olympiad với Người Đương Thời của bà ấy cũng hay chứ. Không hiểu cái Olympiad có bắt chước của bọn nào không.
ReplyDelete@ Ano:
ReplyDeleteNày, đừng có xúi bậy! Viết tắt là đủ rồi.
NQT
'đương thời' không đồng nghĩa 'thời đại'
ReplyDeletethế Gió thập thò thì không 'bần tiện' phỏng?
hai cuon sach cua cynthia Freeland chi la mot ma thoi, nxb Tri Thuc doi lai bia con noi dung chi la cuon cu
ReplyDeleteChị Nkd có vẻ rất ấn tượng với các vụ học giỏi (và đồn đại về học giỏi): Nguyễn Quang A được du học sinh bên Hung ca ngợi; Tạ Bích Loan được du học sinh bên Nga ca ngợi...
ReplyDeleteTheo ý em thì Tạ Bích Loan sucks. Ngay tên chương trình của chị ấy đã sai rồi còn nói gì tới những cái khác. Phong cách dẫn chương trình của chị này cũng rất khó chịu, cứ loi cha loi choi, không hiểu sao nhiều người lại thích?
Chị Nkd cũng sắp được ca ngợi, không biết mai này khiêng được cái mẻ gì ở Mỹ về. ;-p
ReplyDeleteChị nghe được cái gì nói nấy thôi. Có lẽ là một thói quen xấu của phải cố gắng bỏ. Chắc vì mình ám ảnh vì nhiều chuyện học hành nên cứ thấy ai được tiếng giỏi là hãi.
ReplyDeleteChú Linh với chú CVD thuộc dạng scholar quý tộc, biết nhiều quá cho nên mới có cái để so sánh. Chứ đối với dân bình thường thì thế là tốt rồi. Chị nói là nội dung chương trình thôi chứ không bình luận về thái độ của MC. Thế các chú bảo chương trình truyền hình thì cái nào tốt???
Học giỏi chưa chắc là người giỏi, làm được việc, có thể chỉ giỏi trong khuôn khổ bài bản của người khác, một loại nô lệ, sau cùng cũng chỉ phục vụ cho hệ thống của họ như một con chốt.
ReplyDeleteGớm, sinh viên mà cứ "chị" với "chú" nghe gớm bỏ xứ. Bà chị muốn "thoát Á" mà sao hủ lậu thế? ;-p
"Chứ đối với dân bình thường thì thế là tốt rồi." Bà chị sinh viên Mẽo ôi, đó là thái độ thực dân đối với chính đồng bào của mình. ;-p
ReplyDeleteChú Nhị Linh, cuốn Du khách bất đắc dĩ oách ở chỗ mẹ nào thế? The Accidental Tourist của Anne Tyler thì oách, chứ anh không ngửi nổi được hơn trang 25 bản dịch.
ReplyDeleteSai từ cái bìa sai đến lời giới thiệu đến nội dung.
Trên bìa thì đề Dinner at the Homesick Restaurant (Giải Pulitzer 1983) trong khi ở lời giới thiệu lại viết đã lọt vào vòng chung kết giải thưởng Pulitzer năm 1983. Thế tóm lại là cuốn này có thắng Pulitzer không?
Bà này làm bibliographer thì anh hiểu bà ấy làm gì, chứ sưu tầm danh mục thì thách nhau à?
Những cái nhỏ nhặt như pickup truck dịch thành xe tải nhỏ không mui với Texaco station viết thành Taxeco rồi dịch mẹ thành ga Taxeco trong khi nó là chỗ đổ xăng đổ dầu, rồi cái đoạn gì pha cocktail rum mà đổ nước dừa vào, rồi liquid rouge lại biến thành giọt chất lỏng với chả giọt thuốc nước, Cold Spring Lane tương thành con hẻm Cold Spring... thì anh không nói làm gì.
ReplyDeleteNhưng có quá nhiều chỗ đứa dịch chả hiểu khỉ gì:
"Mà chẳng cứ gì hôm nay, thật điên khùng mới đi mô tô. Em cứ hay để ý những thứ vặt vãnh."
Câu gốc của bà kia nó thế này:
It's crazy to ride a motorcycle on a day like today," Macon said. "Crazy to ride one any day. You're so exposed to the elements."
Ý nó bảo là đi môtô thì gặp nhiều nguy hiểm, chứ để ý cái gì vặt vãnh ở đây?
Đó là do anh đã tiến hành lề lối giúp mình có thể ngủ trên chiếc ga sạch sẽ vào mỗi đêm mà không phải đổi giường.
Câu gốc của nó thế này:
This was because he had developed a system that enabled him to sleep in clean sheets every night without the trouble of bed changing.
Bed changing là thay ga giường chứ nhỉ, hay là đây không phải tiếng Anh, anh hiểu sai?
Và toàn bộ đoạn sau đó là dịch sai bét, không đúng nổi một câu vì chú dịch giả không hề hiểu là thằng Macon này nó làm gì với 7 cái ga giường của nó cả. Không hiểu sao lại dịch được He was barely making it from one day to the next as it was thành anh vừa mới làm xong nó một ngày trước.
Đây nữa:
Khách sạn nào ở Marid quảng cáo về những tấm đệm ngủ kích cỡ lớn hơn bình thường? Nhà hàng nào ở Tokyo có phục vụ đồ ăn ít ngọt?
Đây nữa:
What hotels in Madrid boasted king-sized Beauty-rest mattresses? What restaurants in Tokyo offered Sweet'n'-Low?
Boasted của nó ở đây có nghĩa là have, contain, quảng cáo cái gì.
Sweet'n'-Low là đồ ăn ít ngọt thì anh cũng chịu.
Đây nữa:
Giáng sinh nào bọn em cũng đến đưa chị ấy đi ăn tối.
Bà Anne viết thế này: we went on having her to dinner every Christmas
Cái này phải là mời tới nhà chứ sao lại là tới đưa đi?
Công nhận cuốn này oách.
Cám ơn bác và hết sức xin lỗi, tôi đọc quyển này không đối chiếu bản gốc.
ReplyDeleteTôi sẽ chuyển các lỗi dịch mà bác chỉ ra (tôi thấy là rất chuẩn xác) cho những người có trách nhiệm để giải quyết.
Một lần nữa cám ơn bác.
Nói dóc dọa nhau thôi, chứ hàng tấn sách trên kệ thì làm sao đọc hết và đọc kỹ, nói gì đến chuyện đối chiếu bản gốc với bản sao! Tình hình dịch thuật tệ nhiều hơn chú nghĩ đấy.
ReplyDeleteAnh bonus thêm cho chú một câu nữa để thấy cái sự ngớ ngẩn của bản dịch:
ReplyDeleteẤy là một trong những cái chết không gây đau đớn gì cả - cái lối cướp của mà tên cướp sau khi lấy xong tiền và đã chực bước đi thì bỗng thấy tốt hơn nên nã vào sọ mỗi nạn nhân một phát đạn cho xong.
Anh đọc đoạn này thấy sự vô lý sờ sờ ra rồi.
Vâng, cám ơn bác, việc gì phải nói dóc :d
ReplyDeleteCó cái tốt, có cái tệ, ở đây sáng, ở kia tối, và người ta luôn luôn nhìn ra lỗi của người khác rất nhanh còn lỗi của mình thì cực khó.
Nghe cách bác nói thì biết bác hiểu rõ điều này. Rất trông chờ cao kiến trong tương lai của bác.
Cheers, mind your steps.
Dẫn về cái đề Vanity doesn't mean right.
ReplyDeleteChú Anony nói dóc kia phán câu nặng trịch nhỉ. Tệ hơn chú Nút nghĩ là tệ đến mức nào? Lần sau học tập anh, nói gì cũng có bằng chứng cả nhá.
ReplyDeleteAnnus - để phân biệt với thằng anony nói dóc kia.
ơ, những cái (kiểm duyệt đục bỏ) và (kiểm duyệt vẫn đục bỏ vì từ nãy vẫn không khá hơn cái từ kia) như tathy và tnxm vẫn còn tồn tại cơ à?
ReplyDeleteđùa chứ, khối người bây giờ có cháu gọi là ông rồi mà vẫn chui vào đó chú chú anh anh nhỉ, mua trống bỏi từ năm ba mươi hai tuổi bảy tháng rưỡi, chết mất
mấy cái bạn này, lời khuyên chân tình là lên lại từ đầu phần comment trong entry này, đếm đúng đến cái comment thứ 29 mà đọc nhé
Mình là một người mê đọc sách dịch, và hay chọn sách của Nhã Nam. Gần đây có đọc cuốn 'Du khách...' và cũng có đối chiếu với bản gốc (mình dạy môn dịch ở một trường Đại học). Đúng là những chỗ dịch ấy sai ngớ ngẩn thật.Mình rất đồng ý với những phát hiện của bạn 'Anonymous và cũng rất tâm đắc với comment của bạn Nhị Linh rằng 'Có cái tốt, có cái tệ, ở đây sáng, ở kia tối, và người ta luôn luôn nhìn ra lỗi của người khác rất nhanh còn lỗi của mình thì cực khó.' Cuốn 'Accidental Tourist' quả có nhiều đoạn rất khó dịch (đương nhiên chẳng thế bắt buộc ai đi thông cảm với một công việc chỉ vì nó khó) những đoạn ngớ ngẩn kia hầu hết không phải là đoạn khó trong cuốn sách, không hiểu sao người dịch lại dịch thành thế. Cuốn này quả không thật oách như bạn Nhị Linh comment, nhưng bạn 'Anonymous ơi, bạn thử 'ngửi' thêm vài chục trang nữa được không? Biết đâu bạn sẽ nghĩ khác đi một chút. Cảm ơn và trân trọng.
ReplyDelete