Được đề tặng cho “tất cả những ai, mà một ngày nào đó, từng ngồi mơ mộng, một mình, trong góc phòng”, cuốn “Bách khoa thư học sinh lười” viết riêng về “những kẻ phá cách, bậc thiên tài”, đưa ra một ý tưởng không phải thiên tài nhưng cũng không hay gặp: nhìn lại những con người xuất chúng từ nhược điểm của họ, ở đây là nhược điểm hồi còn đi học, vì “Bách khoa thư” này được viết cho trẻ em. Cuốn sách của hai tác giả, Jean-Bernard Pouy và Serge Bloch, dựa trên ý tưởng của Anne Blanchard, in trong tủ sách thiếu niên của nhà xuất bản Gallimard năm 2006, mới được NXB Kim Đồng ấn hành bản tiếng Việt năm 2009 qua bản dịch của Vũ Đức Tâm.
Cuốn sách này rất tự nhiên lôi tuột ta vào những câu chuyện nho nhỏ về các nhân vật chủ chốt đã làm nên lịch sử của chúng ta. Thường thì các tác giả chọn cách thức phổ thông là thuật chuyện, ông ấy là con nhà ai, ông ấy đã làm gì trong đời, ông ấy đã hư hỏng không nghe lời bố mẹ như thế nào, vân vân và vân vân, nhưng cũng có lúc họ đặt lời kể vào miệng nhân vật, để cho Claude Debussy hay Thomas Edison xưng “tôi” và ngay lập tức câu chuyện của họ trở nên đáng tin hơn nhiều. Mục đích chính của cuốn sách có lẽ là làm cho bạn đọc nhỏ tuổi lỡ học không giỏi hiểu ra một điều (cái điều chúng ta người lớn rồi cũng sẽ hiểu) là học hành thì quan trọng thật đấy nhưng học giỏi chưa chắc đã nhất định phải là mục đích cuộc đời trường lớp của chúng ta.
Các bậc cha mẹ chắc cũng không hẳn đồng ý với cách nhìn này, trường lớp bây giờ thì đắt đỏ, mỗi ngày đưa con đi học đưa con về học đã mất bao nhiêu thời gian rồi thì chồng chất khó khăn đời sống, ai chẳng muốn ít nhất cũng mang trong mình niềm hãnh diện là con mình học giỏi (hơn con nhà hàng xóm). Nhưng điều hữu lý ở đây là đâu có thể nào mọi đứa trẻ đều đứng nhất lớp được, cũng như bố mẹ của chúng thôi, đâu có thể nào ai cũng là giám đốc hay luật sư “in house”. Các bố mẹ tìm đến liệu pháp tinh thần chẳng hạn như thiền, yoga hay đi phượt, thì lũ trẻ con cũng nên có một chút an ủi tinh thần như là biết được cái ông nghĩ ra cái định lý vật lý thật là mù mờ kia thực chất hồi nhỏ còn chưa chắc đã giải đúng một bài số học đơn giản. Tinh thần quan trọng hơn vật chất, tương lai quan trọng hơn hiện tại, ít nhất là ở điểm này.
Vì là một “Bách khoa thư” nên cuốn sách có nhiều “mục từ”, mỗi mục từ gồm bốn trang giấy nhiều tranh ảnh, bao quát nhân vật của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ các nhà bác học (Bell, Einstein, Darwin…), các quân vương tướng lĩnh (Charlemagne, Napoléon…) cho tới văn nghệ sĩ (Balzac, Cézanne, Cocteau…). Họ rất khác nhau, dĩ nhiên, nhưng họ đều không phải là học sinh giỏi. Ngoài những người hồi nhỏ học dốt nổi tiếng như Albert Einstein hay Alexandre Dumas, khi đọc bộ “Bách khoa thư” này ta sẽ hào hứng mà phát hiện còn khối người cứ tưởng học giỏi lắm hóa ra cũng rất tệ.
Khi học đại học Edinburg, Darwin “không chịu được các cuộc giải phẫu cơ thể để nghiên cứu các bộ phận bên trong, cái đó làm cậu kinh tởm”, nhưng “về sau này cậu hối hận vì không chịu nỗ lực”. Darwin vẽ rất kém nên có kết quả không thể tồi hơn ở môn giải phẫu là môn đòi hỏi sinh viên phải vẽ chi tiết các bộ phận cơ thể con người. Bù vào đó Darwin thời tuổi trẻ biết nhồi rơm các con thú đã chết. Nhạc sĩ thiên tài Debussy thì “chả đi học bao giờ và suốt đời toàn mắc lỗi ngữ pháp”. Thật là buồn khi đọc thấy Edison hồi tám, chín tuổi đã “khóc lóc trở về nhà vì một thầy giáo mắng tôi là kẻ hay ngọ nguậy và làm mất trật tự”.
Cũng cần để ý rằng tâm lý chung của con người là khi về già nhìn lại cuộc đời người ta hay có khuynh hướng nhấn mạnh vào những gì không dễ dàng từng phải đối mặt (khía cạnh tô hồng của hồi ký, tiểu sử bắt nguồn từ nơi đây và từ nhiều nơi khác); cứ nghe các vĩ nhân nói thì họ chẳng bao giờ bẩm sinh mà khá cả, toàn phải nỗ lực rất ghê gớm. Vả lại, đặt giả định theo chiều ngược lại, ta cũng nên hiểu rằng nếu hồi nhỏ các vĩ nhân chịu học hành hơn thì biết đâu thế giới đã có máy bay từ hồi Leonardo da Vinci và Einstein đã hiểu ra từ sớm rằng năng lượng nguyên tử là một thứ rất nguy hiểm.
Nhị Linh
---------------
Bonus, phần tiếp theo và cuối cùng của đợt foreplay Manolito này. Warning: các bác có thói quen vừa đọc vừa cầm cốc nước hay bát cơm thì cứ liệu hồn. [đến lần này thì tôi lại quyết định "lợn" chứ không phải "heo" :d]
Những con lợn con
Cách đây một năm rưỡi, tôi vẫn còn tin rằng bác Luisa, hàng xóm của tôi, sở hữu một trong những gia sản lớn nhất nước. Cả bạn cũng thế thôi, bạn sẽ tin như vậy nếu nhìn thấy cái máy trộn năm tốc độ của bác ấy, con rô-bốt nấu bếp của bác ấy và cái máy hút bụi siêu thanh của bác ấy. Thế nhưng mẹ tôi đã tiết lộ Sự thật của cuộc đời:
- Luisa, lúc nào chị ấy cũng vênh vang.
Ông tôi góp thêm cho Sự thật của cuộc đời:
- Dù thế nào đi chăng nữa, Manolito ạ, cháu cứ biết rằng có nhiều tiền hơn chúng ta thì chẳng có gì để mà tự hào hết, vì việc đó thì quá ư là dễ.
Sự thật của cuộc đời thật khủng khiếp, đừng biết đến nó thì tốt hơn. Vậy nên cái ngày bác Luisa sang nhà chúng tôi để thông báo rằng Bernabé, ông chồng nhỏ bé yêu quý của bác và đồng thời cũng là bố đỡ đầu của tôi, vừa được thăng chức ở hãng, rồi thì bác muốn chúng tôi sang nhà bác để tiến hành một cuộc ăn mừng bác Bernabé, nho nhỏ thôi nhưng thật là nồng nhiệt, rồi thì mẹ tôi hét lên những tiếng hét vui mừng của một người bị động kinh, thì tôi không còn biết bác Luisa thích vênh vang hay là mẹ tôi thật ra là một kẻ đạo đức giả. Thêm một lần nữa, tôi đã nhầm. Mẹ giải thích về chuyện Bernabé thì là thật đấy, cho đến giờ bác ấy là đại diện về quả ôliu có hạt, giờ thì bác sẽ là đại diện về các món khai vị, dưa chuột muối, rồi cả ôliu tách hạt nhồi vào cá. Loại ôliu này chỉ tồn tại ở Tây Ban Nha; đừng hỏi tôi các bác nông dân làm thế nào mà trồng được loại cây ôliu mọc ra cả ôliu lẫn cá nhé, không ai biết được tại sao cá lại trèo lên được cao đến thế đâu. Đã từng có các hội nghị khoa học bên Mỹ nghiên cứu loại cây ôliu này nhưng họ không tìm ra được câu trả lời; các bác nông dân thì cứ nhất định không chịu tiết lộ gì cả. Đây là một điều bí ẩn lớn, lớn ngang cỡ công thức Coca-Cola.
Nói thật lòng, việc bác Bernabé trở thành đại diện về ôliu nhồi cá là cực quan trọng. Trước hết, chúng tôi sẽ đỡ phải chịu đựng cái cảnh Ngốc luôn luôn bị hóc hạt, và rồi bác Bernabé sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và, vì bác là bố đỡ đầu của tôi mà lại không có con cái gì, bác sẽ nêu tên tôi trong di chúc của bác, nhưng Luisa và mẹ tôi bảo không được nói đến di chúc chừng nào những cái tai vẫn còn ve vẩy (ở đây những cái tai là tai của Ngốc và tôi).
Thật là đỉnh vì bác Bernabé chính là bố đỡ đầu của tôi. Khi nào chúng tôi tụ họp vào dịp Giáng sinh hoặc các bữa tiệc trong khu, thế nào bác cũng sẽ nhảy điệu twist, và bởi đầu bác ra mồ hôi rất nhiều, bác sẽ giao cho Ngốc và tôi quản lý bộ tóc giả của bác. Bác Luisa không hề thích bác Bernabé để tóc giả của bác lưu lạc lung tung vì bác phải trả rất nhiều tiền để mua nó tại một cửa hàng trên Phố Lớn, nơi Frank Sinatra từng mua đồ khi ông ấy đến hát ở Madrid. Bạn choáng chưa, bố đỡ đầu của tôi mang cùng bộ tóc giả với Frank Sinatra đấy, sợ chưa nào? Giờ đây khi nghĩ lại, có được bác Bernabé làm bố đỡ đầu không phải là đỉnh, mà là cực cực đỉnh.
Ngốc và tôi, chúng tôi hộ tống bác Luisa và mẹ đến siêu thị để mua những món ăn thật ngon cho xứng đáng với cuộc ăn mừng nồng nhiệt. Chúng tôi cho Ngốc ngồi vào một cái xe đẩy hàng để nó không bị lạc, nhưng vì nó cứ thượng lên mấy quả trứng nên lại phải cho nó xuống dưới đất. Kết quả: sau năm phút, nó đã biến mất. Mẹ đòi cái cô phụ trách vụ trẻ lạc đưa cho mẹ cái micro rồi mẹ gọi qua hệ thống loa:
- Về đây ngay, con yêu, mẹ có một gói Kit-Kat cho con này.
Cứ như là toán học vậy: đúng ba giây sau, Ngốc từ sau một tấm pa nô bước ra. Trước hết mẹ cho nó một cái đét, nó liền òa lên khóc, rồi mẹ đưa cho nó gói Kit-Kat và vài nụ hôn theo kiểu chùn chụt chùn chụt. Tiết mục đi lạc và giải cứu Ngốc thường xuyên xảy ra lắm, ít nhất là một lần mỗi tuần, bây giờ cái trò ấy muỗi lắm lắm rồi.
Chúng tôi quay về nhà bác Luisa, mang theo rất nhiều đồ ăn. Bác trang hoàng phòng ăn hết sức rực rỡ, đặt lên trên bàn mấy cái giá nến chiếm gần hết cả mặt bàn. Nhân tiện, ông tôi vẫn hay kể cách đây khoảng một năm ông có một giấc mơ kỳ cục lắm: đang giữa đêm ông bắt gặp bác Luisa trên cầu thang, tay cầm một trong mấy giá nến này. Mỗi lần nhớ lại cảnh tượng ấy, ông vẫn còn run lên vì sợ.
Luisa giải thích với chúng tôi là bác Bernabé không biết chúng tôi đang chuẩn bị cuộc ăn mừng khiêm tốn nhưng nồng nhiệt này, rằng ông bố đỡ đầu của tôi là một người rất đơn giản, bác ấy không phải là loại người đem kể với cả thế giới là bác mới được lên chức.
- Cần gì đâu, chuyện đó thì bác ấy có thể cứ để cho bác lo mà.
Tôi là người nói điều này, nhưng không hề có dụng ý xấu nào, tôi xin thề đấy, đặt tay lên Kinh Thánh mà thế: tôi nói vậy bởi tôi nghĩ thế. Ngay lập tức cùi chỏ bố tôi và cùi chỏ mẹ tôi đậu ngay vào miệng tôi. Một ngày nào đó, họ đến là phải mua cho tôi một bộ răng giả và rồi họ sẽ phải hối tiếc bởi một đứa trẻ mang toàn răng giả thì thật là tội nghiệp quá chừng.
9 giờ, chúng tôi nghe tiếng chìa khóa xoay trong ổ khóa: bác Bernabé đấy! Chúng tôi ngừng nói. Ngốc thì thầm vào tai tôi:
- Bé em muốn hạt.
Thằng này điên thật! Nó cứ thích cấu quả ôliu ra để tìm hạt. Nó đau lòng lắm vì không còn có thể tự làm nó tắc họng nữa: lúc nào nó cũng rất gắn bó với các thói quen của mình.
Bác Bernabé hét lên từ sau cánh cửa:
- Lợn Con Bé Nhỏ, em ở đó không?
Chúng tôi suýt cắm đầu xuống sàn nhà mà cười. Ai mà tưởng tượng nổi bác Luisa lại tên là như thế… Lợn Con Bé Nhỏ!
Bác ném về phía chúng tôi một cái nhìn ngùn ngụt căm thù.
- Vâng, em ở đây.
Lẽ ra bác phải nói thêm: Anh Lợn Con. Nhưng điều này đã trở nên không còn cần thiết bởi bố đỡ đầu của tôi đã tự lĩnh lấy trách nhiệm chứng tỏ điều ấy với chúng tôi. Chuyện xảy ra tiếp theo giờ đây đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuốn biên niên sử khu phố nhà tôi và tôi chính là nhân chứng chính yếu: Bernabé vừa đi suốt dọc hành lang vừa đánh rắm. Những phát rắm như là những tiếng sấm gớm ghiếc, những phát rắm không phù hợp với bác một chút nào, vì bác thì nhỏ xíu mà lại đeo tóc giả như thế. Những phát rắm này như thể thoát ra từ một con người có kích cỡ vào hạng siêu nhiên. Đúng lúc ấy, cả người tôi bỗng run lên vì sợ: thế nhỡ ra bác Bernabé đã biến thành một con quái vật thì sao? Tôi tin tất cả chúng tôi đều ít nhiều cảm thấy cùng điều đó, bắt đầu là bác Luisa, đang đỏ lựng như một quả cà chua, và bố mẹ tôi cùng ông tôi đang mỗi người nhìn đi một hướng. Bố nhìn chăm chăm một cái ổ cắm điện, mẹ nhìn chăm chăm một cái dĩa, còn ông tôi thì săm soi sàn nhà, cắn cắn môi trên. Người duy nhất còn ở trạng thái bình thường (ngay cả khi “bình thường” cũng đã là nói quá lên rồi) là Ngốc, vẫn tiếp tục tìm hạt bên trong mấy quả ôliu.
Nhưng bác Bernabé không hề biến thành quái vật. Khi bước vào căn phòng nhỏ, nhìn thấy chúng tôi đang yên ắng đến thế, mặt bác đỏ dừ, đỏ đến nỗi trông bác thật là giống Chuột Mickey, chú chuột bị chúng tôi đốt cái đầu vào ban đêm nhằm làm cho Ngốc đỡ sợ bóng tối. Bác Bernabé nuốt nước bọt trong vòng ít nhất ba mươi giây, rồi bác nói:
- Sao mà có những lúc khó tiêu hóa mấy cái bữa ăn đấy thế!
Rồi xảy đến một chuyện rất lạ: mọi người đều làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra, làm ra vẻ những phát rắm kinh thiên động địa kia chưa từng tồn tại. Chúng tôi ngồi vào bàn. Ngốc và tôi, chúng tôi mỗi đứa nhấm một giọt sâm banh vì phải nâng cốc chúc mừng Bernabé được lên chức. Bác cho chúng tôi mượn bộ tóc giả của bác và khi ra cửa tiễn chúng tôi về bác vừa đi vừa xoay người theo điệu twist. Khi chào tạm biệt, bố đỡ đầu của tôi hôn tôi và lại nhắc đến bản di chúc, thế là lại như thường lệ, bác liền bị bác Luisa và mẹ tôi mắng cho một trận.
Không một ai mang chuyện này ra nói đùa trước mặt Bernabé, về cái ngày bác gặp cơn khó tiêu đồ ăn ấy. Nhưng tối hôm đó, như mọi tối khác, tôi cùng mẹ đi đến chỗ cái nôi của thằng bé con khổng lồ của chúng tôi, hát cho nó nghe một bài. Mẹ hỏi nó:
- Đêm nay con muốn nghe bài gì nào?
Ngốc, thỉnh thoảng nó cũng rất hài mặc dù chẳng hề tự biết là nó rất hài, đáp:
- Mấy chú lợn nhỏ.
Thế là mẹ tôi, nước mắt đã dàn dụa, bắt đầu hát:
Mấy chủ lợn nhỏ đã nằm trên giường
Mẹ các chú đến bên mà hát ru
Nhưng mẹ cười dữ dội đến mức không sao hát tiếp được nữa. Bố định thay chỗ mẹ nhưng bố cũng gặp chuyện giống i xì, rồi đến lượt ông tôi, ông tôi cười rụng bộ răng giả. Chứng kiến cả ba cười đến quằn quại trên giường, Ngốc nhảy tưng tưng vỗ tay hoan hô. Còn tôi, người cũng có mặt trong cái cảnh ấy, tôi những muốn thời khắc này là thời khắc dài nhất trong đời tôi, không bao giờ chấm dứt.
-------------
Theo tôi tiên đoán thì tôi sắp có một loạt fan là các bà mẹ và các bà sắp làm mẹ. Chưa biết phải chống đỡ như thế nào đây :ppppppp
Bè chính:
ReplyDelete"Một bầy tang tình con lợn... í a... Lợn nhớ thương ai...
Thương ai... í mấy đi tìm...Lợn nhớ thương ai.
Duyên nợ í a tang bồng...
Bè phụ:
"Tang bồng... ụt ịt ụt ịt... Tang bồng... ụt ịt ụt ịt ..."
Nhị Linh dịch loại truyện "thiếu nhi" này thật quá có duyên, cố gắng dịch nguyên một quyển nhé.
ReplyDeleteDe thuong that! :)
ReplyDeletela noi cai phan Bonus, thoi khong goi "heo" that dung luc, "Nhung con lon con" nghe di dom hon, sau hon.
ReplyDeleteNhưng "heo" có khi nghe rất thơ nhé:
ReplyDelete"Gió heo may đã về chiều tím loang viả hè..."
Còn "lợn"? Chả có gì "sâu", ngoài "lợn cợn" ;-p
Ban bao Heo nghe tho hon day nhe, con Lon nghe ban nang hon dung khong? Vay thi sau hon o cho no ban nang hon day ;)
ReplyDeleteSách hay lắm, rất dễ thương, em đang nghiên cứu để viết truyện về thứ trẻ con học hành làng nhàng đây, đầu óc lộn xộn mãi không xong cái mở bài. = =
ReplyDeleteThực ra thì trẻ con sẽ dễ dàng nhận ra cái lẽ thường rằng thành tích học không nói lên gì mấy nếu như các bậc cha mẹ và cả xã hội bớt ám thị cho chúng bệnh thành tích đi. Ví dụ như em đây vừa làm học sinh chuyển trường do học dốt vừa đội sổ suốt thời cấp ba sau lại trượt đại học, nhưng chưa bao giờ cảm thấy tự ti nhờ có một ngày đẹp trời được mục sở thị học sinh giỏi trong lớp giỏi trường giỏi hẳn hoi say sưa đọc tiểu thuyết tình cảm miền nam (hà hà - mình thật là độc ác).
by Nghi
Ôi vì "say sưa đọc tiểu thuyết tình cảm miền Nam" [nhớ viết hoa nhé] mà đội sổ hả? Có phải còn đọc thơ và truyện dịch và Kim Dung nữa chứ, Bạn Nghi thật là độc đáo nhá. Thương bạn Nghi.
ReplyDeleteBạn Nhị dịch chuyện heo và lợn thật là hay, tôi cũng muốn kể một câu chuyện mà tôi đã nghe từ lâu lắm rồi:
ReplyDeleteCó một anh nọ tự mang sứ mệnh đánh thức dân làng vì trời nóng quá nên họ cứ ngầy ngật không làm ăn được gì cả. Anh ta cứ nói gần nói xa giọng thì thào: "Nào thức dậy đi bà con ơi, bà con ơi..."
Chẳng ai nghe hay không nghe thấy, cứ ngầy ngật mãi...
Bỗng đâu có một thằng nhỏ đi qua, thấy rề rà quá, nó hét toáng lên: "Thức dậy, lưả cháy rồi!!..."
Vô số những cặp mắt mở thật to ra, rồi vì không thấy khói lưả đâu,những con mắt ấy trợn ngược.
Biết nguy rồi, anh trai kia cầm ngay một cái cán chỗi đánh đuổi thằng nhỏ chạy te. Vưà đuổi nó anh vưà mắng: "Đồ con heo sữa ngu ngốc. Mày có biết trong dân làng có bao nhiêu người đang ngầy ngật vì say thuốc phiện, bao nhiêu người đang mỏi mệt lắm rồi phải ngầy ngật cho qua cơn, bao nhiêu người đang cực kỳ tỉnh táo nhưng đành phải nhắm mắt lại lim dim... Mày rống lên như thế, thì ăn bạt tai là cái chắc. Cút đi!"
Thằng nhỏ đứng lại không bỏ chạy nưã.
"Ai mà biết cái làng này nó lạ thế. Thôi tôi không rống to lên nưã, anh cho tôi đứng đầu làng để học hỏi nhé?"
"Có gì mà học hỏi ở cái làng này? Còn làng đàng kia thì sao?"
"Làng bên kia cũng lạ không kém đấy. Mọi người đều mở mắt, sáng long lanh, đi lại làm việc nhanh nhạy lắm. Nhưng... nhưng..."
"Nhưng cái gì mà cà lăm lâu thế?"
"Nhưng họ lại thường nhắm mắt khi các làng khác có chuyện ạ. Hay nói đúng hơn, là họ nhắm một con, còn một con kia vẫn mở"
"Đồ heo sưã cút đi, chuyện làng đó thật là quái gở. Làng tao dù sao cũng... còn có lý hơn"
Kể tiếp nhé...
ReplyDeleteChàng trai đi về hướng làng vài bước thì có một ông từ trong làng đi ra, tay cầm bút ghi chép xuống cuốn sổ tay lia lịa.
- Chào ông. Vào làng tôi có việc gì đấy?
- Ngâm kíu về làng một chút.
- Kết quả ngâm kíu ra làm sao cơ?
- Thế này, hệ thống già làng có vẻ kỳ cục lắm, èo uột thế nào ấy. Họ đứng thành hình bậc thang, từ dưới cứ thế tiến lên. Lên đến tận đỉnh dĩ nhiên dừng lại và rớt xuống, hoặc nưả chừng thì rớt xuống tuỳ theo hoàn cảnh.
- Chuyện đó bình thường, đâu có chi lạ.
- Cái lạ ở chỗ, ngay bậc thang đầu tiên, gọi là cánh cưả dẫn vào thế giới già làng ấy, người ta kiểm duyệt, nghiệm thu rất rất kỹ lưỡng. Kiểm tra nào là đầu óc tóc tai đã được điều chỉnh và đánh bóng chưa, chân có đứng ngay ngắn hay xià qua bên trái không, mặt mày có nghiêm trang hay có giấu nụ cười nào ở bên trong cổ áo. Ấy vậy, mà không hiểu sao, hệ thống già làng cuả các anh lại không mấy chất lượng.
- Ông có biết lý do nào không?
- Tôi đoán, có lẽ vì trong cách suy nghĩ cuả những người gác cổng, kể cả dân làng cuả anh, có sự phân cực quá máy móc, có sự xếp loại lệch lạc đến bệnh hoạn. Ở bất kỳ địa hạt nào, hễ đứng bên phải là chính, bên trái là tà. Thân với các tinh hoa hướng Bắc bị qui vào trường phái "Cuốn theo chiều gió", thân với các đồng điệu ở hướng Nam sẽ rất sợ bị hưởng ngay một cú "Li tâm chưởng". Bià làng cho trong làng là hủ lậu, trong làng chửi biả làng mất gốc. Trẻ chê già thủ cựu bất tài nhưng không hề biết có bao nhiêu già sáng quắc mà buộc phải im như thóc. Già chê trẻ nông nổi ngu si mà không thấy bao nhiêu trẻ có thể làm mới lại cả cái làng. Mà không phải chỉ song phương đối cực thôi, có đến cả bốn phương tám hướng lận, làng cuả anh có sự mâu thuẫn tranh chấp được phát đi trên quá nhiều làn sóng chồng chéo nhau. Thú thật lúc mới vào làng, tôi chả hiểu nó là cái thế giới gì. Nó cần thay đổi và cải tiến đấy.
- Bây giờ thì ông đã hiểu hết làng cuả tôi chưa?
- Ờ… chưa. Hỏi chi dzậy? Bộ định đuổi tôi đi hả? Tuy không phải người làng này, nhưng đây là quê cuả tôi đấy, có giấy mời cuả Liên Hợp Xã đến để ngâm kíu mà.
- Nói dóc hoài, thử đưa giấy mời ấy ra cho tôi xem nào.
- Có chứ, để ở nhà rồi. Tại hôm trước tôi đọc lộn "Khi đi, nhớ mang theo giấy mời" thành ra… giày mới.
"Tầm nhìn ngắn hay tắt trách?"
ReplyDelete- Hong phải, í là "mắt nhắm mắt mở"
http://chunamcuong.blogspot.com/2010/07/tam-nhin-ngan-hay-tac-trach.html