+ Trong Lược sử máy kéo bằng tiếng Ukraina xuất hiện khái niệm Panopticon là một hình thức nhà tù do Jeremy Bentham nghĩ ra. Xem hình ở đây. Ý nghĩa của nó là đặt người tù xung quanh một cấu trúc nhà sao cho người canh gác thì giấu mặt mà tù nhân lúc nào cũng cảm thấy mình bị quan sát (một cách vô hình). Cái nhìn từ bên ngoài này tố cáo, không buông tha. Ai từng học lịch sử triết học hoặc lịch sử kinh tế cũng được :) đều biết đến cái tên Bentham, nhân vật trọng yếu của "thuyết vị lợi". Sau này khi xây dựng mô hình nhà tù hiện đại về mặt lý thuyết, Michel Foucault cũng sử dụng lại hình mẫu do Bentham nghĩ ra, đặc biệt nhấn mạnh vào tính kinh tế của nó: chính quyền hiện đại thôi sử dụng các hình thức hành hình, thậm chí là hành quyết trước công chúng vì quá tốn kém, mục đích răn dạy, giáo hóa lại thường không đạt được vì những tụ tập đông người mặc dù có mùi máu (giống xưa kia hoàng đế La Mã tổ chức cho người đánh nhau với thú hoặc người đánh nhau với người để mua vui) vẫn thường có khuynh hướng trở thành carnaval, màu sắc hội hè đậm hơn màu sắc chỉnh lý tinh thần. Truyện của Dumas có rất nhiều vụ như thế.
Lược sử máy kéo còn có một đặc điểm về kỹ thuật nữa mà lần trước viết review vì thiếu giấy nên tôi chưa nói đến :d, là tình trạng dày đặc dấu ngoặc đơn. Bây giờ vắn tắt nhé: dấu ngoặc đơn kiểu Lược sử máy kéo có một tổ sư trước đó là Albert Cohen.
Aug 31, 2010
Pơ tí bí lăng bốn năm Hà Nội
Cứ nhảy mấy lần bốn năm (kiên quyết là không năm năm) như thế này là đủ mãn kiếp. Bốn năm trước đây tôi trẻ hơn bây giờ, bốn năm trước đó tôi trẻ hơn bốn năm trước đây, bốn năm trước đó nữa thì tôi ngố lắm, khi ấy không thể nghĩ mười hai năm sau mình lại rơi vào khủng hoảng ngoài hai mươi tuổi trầm trọng như bây giờ :d
Bốn năm Hà Nội vừa rồi của tôi nhé (trích đoạn hồi ký sắp xuất bản, có thể sẽ mang tên Đời dang dở của một chiếc bù loong):
- Trước tôi nghĩ tôi là người phiêu lưu, giờ tôi biết tôi chỉ thích quanh quẩn ở nhà. Bốn năm trời chỉ một lần bước chân ra khỏi Việt Nam, mà bây giờ nghĩ lại có khi nguyên do chính là bởi vì muốn tận dụng cơ hội để làm hộ chiếu mới chứ chẳng phải vì cái gì cả hic.
- Thế nhưng tôi lại sống một cuộc đời nomad ở một thành phố anti-nomad như Hà Nội. Tôi chuyển nhà một cơ số lần và dần dần quen thân vô khối trung gian nhà đất nôm na là cò nhà. Hiện tại tôi đang tìm cách móc nối với một cò chuyên hoạt động ở khu Hùng Vương-Bắc Sơn :dd
- Chuyện tình cảm: phẳng lặng như mặt Hồ Tây.
- Số cốc cà phê đã uống: cỡ 4.500-5.000.
- Số điếu thuốc lá đã hút: cỡ 300 (trong một phút giây lóe chớp của thiện tâm và lòng hối hận, tôi tự nguyện rút đi một vài số không hic).
- Số lần kín đáo nhổ nước bọt xuống đường: 4-5 lần.
- Số lần pipi ngoài đường: 0 (nếu tôi không nhầm).
- Số bát phở đã ăn: 150-200 (bây giờ phở Hà Nội toàn cho hành tây, kinh lắm).
- Số chai sữa đã pha: cỡ 600 (trong đó khoảng khoảng năm lần pha thì một lần bị nước nóng đổ vào tay).
- Số quyển sách có tên (theo nhiều cỡ và nhiều kiểu) đã in: cỡ 15 gì đó, và vẫn ngoan cường chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp: cưỡng lại một cách anh hùng việc viết một cuốn sách từ đầu đến cuối, vì nghĩ rằng bây giờ nhìn chung làm thế rất nhục. Sẽ đến lúc chịu nhục, nhưng giờ thì chưa.
- Trung bình mỗi ngày tha về nhà 3-5 quyển sách, với một tỉ lệ kha khá được cho biếu tặng, nhưng thú thực là rất nhiều lúc vội vàng đi mua sách trước khi bị tặng.
- Đã đến lúc cần nhiều bức tường thật lớn để treo được hết tranh các bạn họa sĩ tặng (và sẽ tặng hehe). Cám ơn các bạn. Nhớ vẽ nhiều sơn dầu và sơn mài nhá :d
- Số lần nhậu nhẹt bê tha bết xà lết: 30-40. Nhìn chung là càng ngày càng sống lành mạnh hơn.
- Số lần bài bạc: rất ít, thậm chí còn nhớ được từng lần một. Đúng là ngày một lành mạnh hơn. Trời mỗi lúc một sáng :d
- Số lần oánh nhau ngoài đường: thôi không nói, xí hộ nắm.
Đong đi đong lại, cho hẳn lên cân tiểu ly, thì thấy hình như là huề vốn.
Bốn năm Hà Nội vừa rồi của tôi nhé (trích đoạn hồi ký sắp xuất bản, có thể sẽ mang tên Đời dang dở của một chiếc bù loong):
- Trước tôi nghĩ tôi là người phiêu lưu, giờ tôi biết tôi chỉ thích quanh quẩn ở nhà. Bốn năm trời chỉ một lần bước chân ra khỏi Việt Nam, mà bây giờ nghĩ lại có khi nguyên do chính là bởi vì muốn tận dụng cơ hội để làm hộ chiếu mới chứ chẳng phải vì cái gì cả hic.
- Thế nhưng tôi lại sống một cuộc đời nomad ở một thành phố anti-nomad như Hà Nội. Tôi chuyển nhà một cơ số lần và dần dần quen thân vô khối trung gian nhà đất nôm na là cò nhà. Hiện tại tôi đang tìm cách móc nối với một cò chuyên hoạt động ở khu Hùng Vương-Bắc Sơn :dd
- Chuyện tình cảm: phẳng lặng như mặt Hồ Tây.
- Số cốc cà phê đã uống: cỡ 4.500-5.000.
- Số điếu thuốc lá đã hút: cỡ 300 (trong một phút giây lóe chớp của thiện tâm và lòng hối hận, tôi tự nguyện rút đi một vài số không hic).
- Số lần kín đáo nhổ nước bọt xuống đường: 4-5 lần.
- Số lần pipi ngoài đường: 0 (nếu tôi không nhầm).
- Số bát phở đã ăn: 150-200 (bây giờ phở Hà Nội toàn cho hành tây, kinh lắm).
- Số chai sữa đã pha: cỡ 600 (trong đó khoảng khoảng năm lần pha thì một lần bị nước nóng đổ vào tay).
- Số quyển sách có tên (theo nhiều cỡ và nhiều kiểu) đã in: cỡ 15 gì đó, và vẫn ngoan cường chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp: cưỡng lại một cách anh hùng việc viết một cuốn sách từ đầu đến cuối, vì nghĩ rằng bây giờ nhìn chung làm thế rất nhục. Sẽ đến lúc chịu nhục, nhưng giờ thì chưa.
- Trung bình mỗi ngày tha về nhà 3-5 quyển sách, với một tỉ lệ kha khá được cho biếu tặng, nhưng thú thực là rất nhiều lúc vội vàng đi mua sách trước khi bị tặng.
- Đã đến lúc cần nhiều bức tường thật lớn để treo được hết tranh các bạn họa sĩ tặng (và sẽ tặng hehe). Cám ơn các bạn. Nhớ vẽ nhiều sơn dầu và sơn mài nhá :d
- Số lần nhậu nhẹt bê tha bết xà lết: 30-40. Nhìn chung là càng ngày càng sống lành mạnh hơn.
- Số lần bài bạc: rất ít, thậm chí còn nhớ được từng lần một. Đúng là ngày một lành mạnh hơn. Trời mỗi lúc một sáng :d
- Số lần oánh nhau ngoài đường: thôi không nói, xí hộ nắm.
Đong đi đong lại, cho hẳn lên cân tiểu ly, thì thấy hình như là huề vốn.
Aug 27, 2010
Bức tử một sự tương tự
Tình hình thời tiết: “Mưa thu ướt đẫm cánh hoa vàng” hoặc “Trời mưa quá em ơi/Bài ca ướt mất rồi” hic, để trăng trối hoàn chỉnh và thành khẩn sau vụ hai mươi tư tình khúc, giờ đến lượt mấy bạn tản văn tản veo này. Chúc các bác khỏe mạnh không bị ốm đợt này.
----------
Tản văn về các tản văn
Với Mạc Ngôn, sự thừa mứa ngôn từ và thừa mứa vùng đất Cao Mật trong các tiểu thuyết được dịch có phần ồ ạt ở Việt Nam thời gian vừa qua bất chợt tìm được một hình thức rất phù hợp (kèm với đó là sự giảm mật độ của thứ chủ nghĩa địa phương quá đà cố hữu) trong tập tản văn “Người tỉnh nói chuyện mộng du” (Phương Nam và NXB Văn học, 2008, Trần Trung Hỷ dịch).
Trong lời tựa, Mạc Ngôn có một lời khẳng định hữu lý: “người viết tiểu thuyết lúc nào cũng cố ý giả trang, bôi phấn bôi kem lòe loẹt khiến độc giả khó mà hình dung được gương mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết”, trong khi tản văn có khả năng khiến nhà văn quên đi lớp hóa trang màu mè và để lộ con người. Điều này có phần xung đột với quan điểm hiện đại của phương Tây cho rằng con người thực của tác giả ắt hẳn nằm trong tác phẩm, còn những tuyên bố thực tế bằng lời lẽ và ngôn từ lại không thể tin được.
----------
Tản văn về các tản văn
Với Mạc Ngôn, sự thừa mứa ngôn từ và thừa mứa vùng đất Cao Mật trong các tiểu thuyết được dịch có phần ồ ạt ở Việt Nam thời gian vừa qua bất chợt tìm được một hình thức rất phù hợp (kèm với đó là sự giảm mật độ của thứ chủ nghĩa địa phương quá đà cố hữu) trong tập tản văn “Người tỉnh nói chuyện mộng du” (Phương Nam và NXB Văn học, 2008, Trần Trung Hỷ dịch).
Trong lời tựa, Mạc Ngôn có một lời khẳng định hữu lý: “người viết tiểu thuyết lúc nào cũng cố ý giả trang, bôi phấn bôi kem lòe loẹt khiến độc giả khó mà hình dung được gương mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết”, trong khi tản văn có khả năng khiến nhà văn quên đi lớp hóa trang màu mè và để lộ con người. Điều này có phần xung đột với quan điểm hiện đại của phương Tây cho rằng con người thực của tác giả ắt hẳn nằm trong tác phẩm, còn những tuyên bố thực tế bằng lời lẽ và ngôn từ lại không thể tin được.
cuống cuồng cuồng
Absolutely tired và sao mà moody thế. Cioran có quyển sách De l'inconvénient d'être né (Về sự bất tiện vì đã sinh ra) còn Cocteau thì viết quyển có tên tương tự, La Difficulté d'être (Nỗi khó làm người) trong đó có một câu thật là bất hủ: "Le diable est pur parce qu'il ne peut faire que le mal" (Quỷ là giống rất thuần khiết vì chỉ biết làm điều xấu). Bất hủ nhỉ. Công nhận nhiều lúc bất tiện, rất bất tiện, không comfortable tị nào, và thật là ấy lắm. Sống thế nào là thành công? Là không vồn vã, không đon đả, không sốt sắng.
Thế mà vẫn cứ cuống cuồng cuồng.
Các bác thấy tôi vào đề Tình cuồng giỏi chưa :d Ngọt như đường phổi đường phèn nhá. Cuốn sách này bỗng nhiên xuất hiện làm tôi nhớ ngày xưa đã đọc nó như thế nào, đã từng thấy tên con sông Marne vần với tên nhân vật chính Marthe như thế nào (thật ra là cũng không vần với nhau một cách nghiêm ngặt theo đúng từ điển rime lắm đâu nhưng thôi kệ). Nhìn sang cái laptop lại hỏng hic ngày mỗi ngày mọi thứ lại hỏng đi một tí, râu mọc đầy cằm và tóc hình như đã thưa đi hic. Và cái sự cuống cuồng cuồng nữa.
Ngày xưa tôi đọc Le Diable au corps, tưởng chừng để tưởng niệm tình đầu (là tình nào, thú thực bây giờ hỏi độp một cái có khi tôi cũng chịu chết lưỡi cứng đơ đấy chứ không phải đùa đâu) hừng hực khí thế và rất chi cuống cuồng cuồng. Giờ đọc lại thấy funny gần chết: đúng đúng, tình đầu là một thứ, nếu tách được khỏi mọi định kiến mơ màng của chàng ơi nàng hỡi, thì phải là như Raymond Radiguet miêu tả ở đây, cũng chính vì thế mà cuốn sách này đặc biệt. Tình đầu là một thứ rã rời từ buổi ban đầu, chính bởi vì sự nồng nhiệt và kèm với đó là cố gắng, nỗ lực tột cùng của chúng ta để nồng nhiệt, hoặc là để xứng đáng với sự nồng nhiệt. Tình đầu đẹp lung linh như hình tổ quốc vào giây phút ta quyết định đổi quốc tịch Bye Bye Miss American Pie.
Thế mà vẫn cứ cuống cuồng cuồng.
Các bác thấy tôi vào đề Tình cuồng giỏi chưa :d Ngọt như đường phổi đường phèn nhá. Cuốn sách này bỗng nhiên xuất hiện làm tôi nhớ ngày xưa đã đọc nó như thế nào, đã từng thấy tên con sông Marne vần với tên nhân vật chính Marthe như thế nào (thật ra là cũng không vần với nhau một cách nghiêm ngặt theo đúng từ điển rime lắm đâu nhưng thôi kệ). Nhìn sang cái laptop lại hỏng hic ngày mỗi ngày mọi thứ lại hỏng đi một tí, râu mọc đầy cằm và tóc hình như đã thưa đi hic. Và cái sự cuống cuồng cuồng nữa.
Ngày xưa tôi đọc Le Diable au corps, tưởng chừng để tưởng niệm tình đầu (là tình nào, thú thực bây giờ hỏi độp một cái có khi tôi cũng chịu chết lưỡi cứng đơ đấy chứ không phải đùa đâu) hừng hực khí thế và rất chi cuống cuồng cuồng. Giờ đọc lại thấy funny gần chết: đúng đúng, tình đầu là một thứ, nếu tách được khỏi mọi định kiến mơ màng của chàng ơi nàng hỡi, thì phải là như Raymond Radiguet miêu tả ở đây, cũng chính vì thế mà cuốn sách này đặc biệt. Tình đầu là một thứ rã rời từ buổi ban đầu, chính bởi vì sự nồng nhiệt và kèm với đó là cố gắng, nỗ lực tột cùng của chúng ta để nồng nhiệt, hoặc là để xứng đáng với sự nồng nhiệt. Tình đầu đẹp lung linh như hình tổ quốc vào giây phút ta quyết định đổi quốc tịch Bye Bye Miss American Pie.
Aug 24, 2010
Sách (XVII) Bất ngờ từ quá khứ
Tương lai làm ta bất ngờ thì chẳng có gì đáng phải bàn cả: ngày mai tôi được giải Nobel Vật lý chẳng hạn, ai biết đâu được đấy hehe, nhưng quá khứ lại cũng là một nguồn cơn bất ngờ đấy chứ không phải đùa đâu.
Một bất ngờ mới đây của tôi: hóa ra tiểu thuyết Le Diable au corps (Quỷ trong thân) của tài năng yểu mệnh nước Pháp Raymond Radiguet (chết năm 20 tuổi), một cuốn sách đậm đặc tình dục của một thời tuổi trẻ, một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất thế kỷ XX, đã có bản dịch. Nó tên là Tình cuồng, Nguyễn Nhật Duật và Huỳnh Phan Anh dịch, Ngày Mới xuất bản, 1973.
(Đặc biệt là ở bìa sau đăng quảng cáo bản dịch Love Story của Phan Lệ Thanh có lần đã được bàn tán rôm rả trên blog này).
Một bất ngờ mới đây của tôi: hóa ra tiểu thuyết Le Diable au corps (Quỷ trong thân) của tài năng yểu mệnh nước Pháp Raymond Radiguet (chết năm 20 tuổi), một cuốn sách đậm đặc tình dục của một thời tuổi trẻ, một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất thế kỷ XX, đã có bản dịch. Nó tên là Tình cuồng, Nguyễn Nhật Duật và Huỳnh Phan Anh dịch, Ngày Mới xuất bản, 1973.
(Đặc biệt là ở bìa sau đăng quảng cáo bản dịch Love Story của Phan Lệ Thanh có lần đã được bàn tán rôm rả trên blog này).
Aug 22, 2010
Cái này nữa cũng hay
Là cái hiện tượng này: những người hay phát biểu nhất về đủ thứ vấn đề nhân sinh quan xã hội, vĩ mô tầm vóc, ưu thời mẫn thế đủ thể loại, các vĩ nhân của mấy tờ báo như Tuổi Trẻ và Thanh Niên, những người thường xuyên dùng chức danh khoa học của mình hoặc uy tín (tạm gọi là) khoa học của mình, nhất là trong các ngành khoa học xã hội, lại hầu như chẳng có công trình nghiên cứu nào.
Những người nổi tiếng nhất trong các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam cũng rất nhiều người không hề có nghiên cứu, nhất là không có chuyên luận.
Thế mới hay.
Các bác cứ thử tìm theo vài cái tên đi, tra trong cơ sở dữ liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam ấy.
Những người nổi tiếng nhất trong các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam cũng rất nhiều người không hề có nghiên cứu, nhất là không có chuyên luận.
Thế mới hay.
Các bác cứ thử tìm theo vài cái tên đi, tra trong cơ sở dữ liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam ấy.
Aug 20, 2010
Khoa học và xã hội
Ngô Bảo Châu được giải Fields trở thành đề tài bàn luận và một cơ hội để nhìn vào mối quan hệ giữa khoa học và xã hội.
Được một giải thưởng lớn như vậy, Ngô Bảo Châu phải đương đầu với sự nổi tiếng phiền hà, sự co thắt :d của đời sống riêng tư, lời thị phi, những người quen cũ chẳng bao giờ thấy mặt bỗng dưng ở đâu xuất hiện nhiều thế, và không chỉ vậy, cả sự đố kỵ nữa, mà đố kỵ chủ yếu là từ cộng đồng khoa học. Tôi không biết đến trình độ chuyên môn nào và trình độ nhận thức nào thì người ta thôi đố kỵ, sự đố kỵ lẩn khuất cả trong những lời tán dương nồng nhiệt nhất. Trình độ và đố kỵ có lẽ là hai đại lượng rất khó đo lường về mức độ quan hệ.
Rất rất nhiều người nói đến may mắn (và tình cờ). Đây chính là cách giải thích thường gặp nhất ở dư luận xã hội về các trường hợp thành công đặc biệt, bất kỳ ở lĩnh vực nào. Rất rất buồn cười, nhưng mà nó cứ thế đấy. Những người không đủ khả năng tập trung suy nghĩ ba phút mỗi ngày rất thích từ "may mắn": người khác luôn may mắn, chỉ có bản thân mình là thực sự bất hạnh về mặt chiêm tinh học hehehe.
Trong khoa học địa vị của may mắn và tình cờ làm gì có, nó cũng hiếm như là giải độc đắc xổ số kiến thiết thủ đô. Nếu có may mắn và tình cờ thì mấy cái đó cũng chỉ có thể tồn tại dưới một hình thức biểu hiện kết tinh theo một đường lối quái dị của lao động quá khứ.
Điều làm nên tính chất đáng kính trọng ở nhà khoa học là mức độ sống chết với một điều gì đó gần như không ai hiểu được, thậm chí còn không thể hình dung được. Điều này đúng đối với lao động trí thức nói chung và đặc biệt đúng đối với các ngành nghiên cứu cơ bản. Không bỏ cuộc là phẩm tính lớn lao, nếu không có thì lịch sử xã hội chẳng nhúc nhắc được đến một mi li mét. Xã hội không hiểu được điều này, nó sẽ make fun of một nhà khoa học vì anh ta khác người; trong sự tuyên dương của xã hội đã ngầm chứa thái độ: ok hay đấy, nhưng để làm gì?
Bất kỳ một người nghiên cứu nào, đặc biệt ở Việt Nam, nếu chấp nhận làm khoa học dưới con mắt kỳ thị của xã hội (kỳ thị thật, không phải kỳ thị tự bịa ra) đều phải hiểu rằng một sự tôn trọng tối thiểu cũng không hoàn toàn có. Chúng ta còn phải nuôi dưỡng một thái độ angry trước cùng một lúc mấy thứ liền: 1. tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thế hệ trước không thực sự làm khoa học, mà làm một cái gì đó rất bí hiểm, thậm chí gần với tinh thần tôn giáo hơn là tinh thần khoa học 2. vì vậy cho nên họ để lại một kiểu di sản gì đó rất rất khó gọi tên 3. xã hội kỳ thị chúng ta, coi chúng ta là những kẻ dở hơi, ngay cả khi chúng ta có thành công thì bọn họ vẫn nói là chúng ta nhờ may mắn mà làm được cái này cái kia 4. chúng ta phải chứng kiến cảnh những người có đầu óc và học vấn rất tốt, thậm chí cao hơn chúng ta nhiều, mà trước đây chúng ta từng rất kính nể, dần dần bỏ cuộc 5. nhận lấy một công trình cấp này cấp nọ, hãy biết rùng mình trước viễn cảnh nhà nước trả cho chúng ta những khoản tiền chết đói và nếu muốn giữ được phẩm chất chúng ta phải tự bỏ tiền túi ra mà làm 6. không bao giờ được than thở về cái này hay cái nọ, phải tự nuôi bản thân mình, và phải sống được, để còn có thể cười vào mũi bọn chúng 7. phải biết chấp nhận tình thế xã hội này ị vào chính những gì chúng ta làm để giúp cho nó khá lên 8. khả năng rất lớn là cái xã hội này chẳng bao giờ khá được thật.
bây giờ mình đi ăn trưa hoành tráng :p
Được một giải thưởng lớn như vậy, Ngô Bảo Châu phải đương đầu với sự nổi tiếng phiền hà, sự co thắt :d của đời sống riêng tư, lời thị phi, những người quen cũ chẳng bao giờ thấy mặt bỗng dưng ở đâu xuất hiện nhiều thế, và không chỉ vậy, cả sự đố kỵ nữa, mà đố kỵ chủ yếu là từ cộng đồng khoa học. Tôi không biết đến trình độ chuyên môn nào và trình độ nhận thức nào thì người ta thôi đố kỵ, sự đố kỵ lẩn khuất cả trong những lời tán dương nồng nhiệt nhất. Trình độ và đố kỵ có lẽ là hai đại lượng rất khó đo lường về mức độ quan hệ.
Rất rất nhiều người nói đến may mắn (và tình cờ). Đây chính là cách giải thích thường gặp nhất ở dư luận xã hội về các trường hợp thành công đặc biệt, bất kỳ ở lĩnh vực nào. Rất rất buồn cười, nhưng mà nó cứ thế đấy. Những người không đủ khả năng tập trung suy nghĩ ba phút mỗi ngày rất thích từ "may mắn": người khác luôn may mắn, chỉ có bản thân mình là thực sự bất hạnh về mặt chiêm tinh học hehehe.
Trong khoa học địa vị của may mắn và tình cờ làm gì có, nó cũng hiếm như là giải độc đắc xổ số kiến thiết thủ đô. Nếu có may mắn và tình cờ thì mấy cái đó cũng chỉ có thể tồn tại dưới một hình thức biểu hiện kết tinh theo một đường lối quái dị của lao động quá khứ.
Điều làm nên tính chất đáng kính trọng ở nhà khoa học là mức độ sống chết với một điều gì đó gần như không ai hiểu được, thậm chí còn không thể hình dung được. Điều này đúng đối với lao động trí thức nói chung và đặc biệt đúng đối với các ngành nghiên cứu cơ bản. Không bỏ cuộc là phẩm tính lớn lao, nếu không có thì lịch sử xã hội chẳng nhúc nhắc được đến một mi li mét. Xã hội không hiểu được điều này, nó sẽ make fun of một nhà khoa học vì anh ta khác người; trong sự tuyên dương của xã hội đã ngầm chứa thái độ: ok hay đấy, nhưng để làm gì?
Bất kỳ một người nghiên cứu nào, đặc biệt ở Việt Nam, nếu chấp nhận làm khoa học dưới con mắt kỳ thị của xã hội (kỳ thị thật, không phải kỳ thị tự bịa ra) đều phải hiểu rằng một sự tôn trọng tối thiểu cũng không hoàn toàn có. Chúng ta còn phải nuôi dưỡng một thái độ angry trước cùng một lúc mấy thứ liền: 1. tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thế hệ trước không thực sự làm khoa học, mà làm một cái gì đó rất bí hiểm, thậm chí gần với tinh thần tôn giáo hơn là tinh thần khoa học 2. vì vậy cho nên họ để lại một kiểu di sản gì đó rất rất khó gọi tên 3. xã hội kỳ thị chúng ta, coi chúng ta là những kẻ dở hơi, ngay cả khi chúng ta có thành công thì bọn họ vẫn nói là chúng ta nhờ may mắn mà làm được cái này cái kia 4. chúng ta phải chứng kiến cảnh những người có đầu óc và học vấn rất tốt, thậm chí cao hơn chúng ta nhiều, mà trước đây chúng ta từng rất kính nể, dần dần bỏ cuộc 5. nhận lấy một công trình cấp này cấp nọ, hãy biết rùng mình trước viễn cảnh nhà nước trả cho chúng ta những khoản tiền chết đói và nếu muốn giữ được phẩm chất chúng ta phải tự bỏ tiền túi ra mà làm 6. không bao giờ được than thở về cái này hay cái nọ, phải tự nuôi bản thân mình, và phải sống được, để còn có thể cười vào mũi bọn chúng 7. phải biết chấp nhận tình thế xã hội này ị vào chính những gì chúng ta làm để giúp cho nó khá lên 8. khả năng rất lớn là cái xã hội này chẳng bao giờ khá được thật.
bây giờ mình đi ăn trưa hoành tráng :p
Aug 18, 2010
Trí thức Việt Nam và Hitler
Đề tài nghe vớ vẩn nhưng thật ra rất nghiêm túc, chứ không phải như những đề tài nghe rất nghiêm túc nhưng thật ra lại rất vớ vẩn :)
Vấn đề này liên quan ngay tới chủ nghĩa quốc gia Việt Nam (tôi thuộc vào những người thiên về gọi cái ấy là "chủ nghĩa quốc gia" hơn là "chủ nghĩa dân tộc").
Nhiều trí thức nổi tiếng của Việt Nam trước 1945 từng thể hiện thái độ ngưỡng mộ, muốn học tập Hitler. Ở đây ta có thể hiểu là họ nghĩ theo lối "kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta"; trong tình thế chống Pháp, khi nước Đức Hitler đánh Pháp, không những thế thời gian đầu còn chiến thắng vang dội, thì nhiều người đã nhìn vào đó như một lối thoát cho Việt Nam, một đồng minh tiềm năng. Vả lại, Quốc Xã cũng là chủ nghĩa quốc gia; ở Việt Nam thì Phạm Quỳnh lại theo đường lối chủ nghĩa quốc gia bảo hoàng, học theo tư tưởng của Charles Maurras.
Vấn đề này liên quan ngay tới chủ nghĩa quốc gia Việt Nam (tôi thuộc vào những người thiên về gọi cái ấy là "chủ nghĩa quốc gia" hơn là "chủ nghĩa dân tộc").
Nhiều trí thức nổi tiếng của Việt Nam trước 1945 từng thể hiện thái độ ngưỡng mộ, muốn học tập Hitler. Ở đây ta có thể hiểu là họ nghĩ theo lối "kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta"; trong tình thế chống Pháp, khi nước Đức Hitler đánh Pháp, không những thế thời gian đầu còn chiến thắng vang dội, thì nhiều người đã nhìn vào đó như một lối thoát cho Việt Nam, một đồng minh tiềm năng. Vả lại, Quốc Xã cũng là chủ nghĩa quốc gia; ở Việt Nam thì Phạm Quỳnh lại theo đường lối chủ nghĩa quốc gia bảo hoàng, học theo tư tưởng của Charles Maurras.
Aug 16, 2010
Kẹp ba huềnh tráng :)
Đã mang tiếng là dài (có chứng nhận oách :d) thì dài luôn một thể cho xong.
----------
Dịch thuật văn học trên Nam Phong, Tri Tân, Thanh Nghị
Nam Phong, Tri Tân và Thanh Nghị giữ địa vị quan trọng nổi trội trong báo chí Việt Nam trước 1945 ở khía cạnh trí thức. Ba tờ tạp chí này khác với hệ tạp chí tin tức thuần túy và cũng khác với các tạp chí văn chương thông thường; có thể nói rằng xét về mức độ “nghiêm túc” và đóng góp cho nền quốc học Việt Nam, Nam Phong, Tri Tân và Thanh Nghị là những cái tên nhất thiết phải nhắc tới ở giai đoạn định hình của lịch sử quốc ngữ, báo chí và khoa học này.
Bởi tính chất đa dạng, cả ba tờ tạp chí đã trải qua nhiều “đợt khai thác” quan trọng: Nam Phong được nhìn nhận dưới khía cạnh hợp tác với chính quyền thuộc địa, khía cạnh đóng góp cho một nền văn xuôi tuy còn mang nhiều tính chất biền ngẫu nhưng đã chứng tỏ một khả năng chưa từng có của tiếng Việt trong diễn đạt và chuyên chở văn chương, triết học, hoặc người ta có thể khai thác Nam Phong ở nhiều phương diện khác, chẳng hạn phương diện các bài viết du ký, phương diện thơ ca cổ điển Việt Nam ở giai đoạn mạt kỳ. Với cụm từ “en-tête” “L’Information française”, Nam Phong đã chịu nhiều búa rìu của dư luận sau này, nhất là từ phía các phát ngôn viên của chủ nghĩa quốc gia. (Tham khảo thêm về Nam Phong: Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934, luận án tiến sĩ của Phạm Thị Ngoạn, bản Pháp văn in trong Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Bulletin de la Société des Études Indochinoises, bản dịch tiếng Việt của Phạm Trọng Nhân do Ý Việt ấn hành, Paris, 1993).
----------
Dịch thuật văn học trên Nam Phong, Tri Tân, Thanh Nghị
Nam Phong, Tri Tân và Thanh Nghị giữ địa vị quan trọng nổi trội trong báo chí Việt Nam trước 1945 ở khía cạnh trí thức. Ba tờ tạp chí này khác với hệ tạp chí tin tức thuần túy và cũng khác với các tạp chí văn chương thông thường; có thể nói rằng xét về mức độ “nghiêm túc” và đóng góp cho nền quốc học Việt Nam, Nam Phong, Tri Tân và Thanh Nghị là những cái tên nhất thiết phải nhắc tới ở giai đoạn định hình của lịch sử quốc ngữ, báo chí và khoa học này.
Bởi tính chất đa dạng, cả ba tờ tạp chí đã trải qua nhiều “đợt khai thác” quan trọng: Nam Phong được nhìn nhận dưới khía cạnh hợp tác với chính quyền thuộc địa, khía cạnh đóng góp cho một nền văn xuôi tuy còn mang nhiều tính chất biền ngẫu nhưng đã chứng tỏ một khả năng chưa từng có của tiếng Việt trong diễn đạt và chuyên chở văn chương, triết học, hoặc người ta có thể khai thác Nam Phong ở nhiều phương diện khác, chẳng hạn phương diện các bài viết du ký, phương diện thơ ca cổ điển Việt Nam ở giai đoạn mạt kỳ. Với cụm từ “en-tête” “L’Information française”, Nam Phong đã chịu nhiều búa rìu của dư luận sau này, nhất là từ phía các phát ngôn viên của chủ nghĩa quốc gia. (Tham khảo thêm về Nam Phong: Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934, luận án tiến sĩ của Phạm Thị Ngoạn, bản Pháp văn in trong Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Bulletin de la Société des Études Indochinoises, bản dịch tiếng Việt của Phạm Trọng Nhân do Ý Việt ấn hành, Paris, 1993).
Aug 13, 2010
hai mươi tư
Xin phép bác Lâm Tím cho post cái này (tức cái mới nhất) lên sớm vì mục đích làm một cái kỷ niệm nho nhỏ. Đang buồn tình, chim vặn dây cót một cái :p Hic cũng chẳng có gì: hai năm giữ mục đọc sách cho một tờ tạp chí ra hằng tháng. Mục duy nhất của tôi, mọi mục khác đều thất bại, phần lớn là từ trong trứng nước.
Cũng định xếp cho đúng trình tự thời gian nhưng không nổi, chỉ áng chừng thôi, mà lý do chủ yếu là vì tôi lười không ghi lại chính xác thứ tự, còn lý do phụ là mình chưa hề bao giờ nhận được báo biếu cả, nhiều khi chả biết mặt mũi nó ra sao nữa. Cũng như chẳng biết có ai thèm đọc hay không hic.
[trình tự ngược từ dưới lên, khổ thân các bác di chuột thế nào cũng mỏi tay :d]
Cũng định xếp cho đúng trình tự thời gian nhưng không nổi, chỉ áng chừng thôi, mà lý do chủ yếu là vì tôi lười không ghi lại chính xác thứ tự, còn lý do phụ là mình chưa hề bao giờ nhận được báo biếu cả, nhiều khi chả biết mặt mũi nó ra sao nữa. Cũng như chẳng biết có ai thèm đọc hay không hic.
[trình tự ngược từ dưới lên, khổ thân các bác di chuột thế nào cũng mỏi tay :d]
Aug 10, 2010
Sách (XVI) Hẻo lánh lạnh lưng
Không biết Bay trên tổ chim cúc cu có được số phận huy hoàng ở Việt Nam đúng như nó xứng đáng không. Điều này tôi chẳng bao giờ chắc được, đa số trường hợp đi ngược lại suy nghĩ và dự liệu ban đầu của tôi, thế mới lạ :d, nhưng điều đó không quan trọng, mà quan trọng ở đây là phải bày tỏ lòng biết ơn và sự hâm mộ với tiền bối B. :)) không có tiền bối thì không có Bay trên tổ chim cúc cu như bây giờ. Ít ra là không sớm đến thế.
Quyển non-fiction quan trọng nhất thời gian vừa qua là Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, Hans Küng (Great Christian Thinkers), Nguyễn Nghị dịch, NXB Tri Thức. Nguyễn Nghị là một trong số dịch giả tốt nhất mà NXB Tri Thức từng tìm được. Đặc biệt đừng bỏ qua phần "Bảng từ vựng" để ở cuối sách.
Quyển non-fiction quan trọng nhất thời gian vừa qua là Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, Hans Küng (Great Christian Thinkers), Nguyễn Nghị dịch, NXB Tri Thức. Nguyễn Nghị là một trong số dịch giả tốt nhất mà NXB Tri Thức từng tìm được. Đặc biệt đừng bỏ qua phần "Bảng từ vựng" để ở cuối sách.
Aug 9, 2010
Project Balzac (2)
bắt đầu thôi :d
Người đàn bà tuổi ba mươi
I
Những lỗi lầm đầu tiên
Đầu tháng Tư năm 1813, có một buổi sáng Chủ nhật hứa hẹn một ngày đẹp trời người Paris sẽ được thấy đường phố không bùn và bầu trời không mây lần đầu tiên trong năm. Trước buổi trưa, một cỗ xe ngựa nhẹ [cabriolet à pompe, có lẽ ý muốn nói hai bánh xe là bánh bơm hơi, anw không chắc lắm :d] do hai con ngựa hùng dũng kéo từ phố Castiglione đi vào phố Rivoli rồi dừng lại đằng sau đủ thứ dụng cụ chất đống cạnh hàng rào lưới mới mở giữa sân trường dòng Les Feuillants [có lẽ liên quan đến cái này]. Người điều khiển cỗ khinh xa là một người đàn ông dáng vẻ lo âu và ốm yếu; những sợi tóc muối tiêu chỉ phủ được một phần lên trên cái sọ màu vàng khiến ông trông già trước tuổi; ông ném sợi dây cương cho tên hầu trông ngựa chạy theo cỗ xe, rồi bước xuống vòng tay đỡ một cô bé có vẻ xinh đẹp cuốn hút sự chú ý của những người nhàn rỗi đang đi vơ vẩn trên sân. Con người bé nhỏ ấy, đứng trên bậc lên xuống của cỗ xe, thoải mái buông người và quàng tay quanh cổ người đã đỡ mình, ông đặt cô đứng xuống vỉa hè, cẩn thận tránh làm nhăn cái váy vải crếp màu xanh lá cây. Một người tình cũng không âu yếm được đến như vậy. Chắc hẳn người đàn ông lạ mặt là bố đứa trẻ ấy, cái con bé không nói cảm ơn ông, nũng nịu bám lấy cánh tay ông rồi kéo mạnh ông về phía khu vườn [ở đây cần hiểu là vườn Tuileries, chạy dọc phố Rivoli, hồi này lâu đài trong vườn còn chưa bị cháy]. Ông bố già nhận ra những cái nhìn chiêm ngưỡng của vài thanh niên, nỗi buồn hằn sâu trên mặt ông liền được xóa nhòa trong giây lát. Dù cho từ lâu đã đến cái tuổi đàn ông đành lòng sung sướng với những thú vui lừa dối do phù hoa mang lại, ông vẫn khởi sự mỉm cười.
- Chúng tưởng con là vợ của bố đấy, ông thì thầm vào tai con người bé nhỏ kia, rồi đứng thẳng người lên mà bước đi thật chậm rãi khiến cô bé phát tuyệt vọng.
Có vẻ như ông rất yêu chiều cô con gái, chừng như ông còn thích thú hơn cả cô bé với những cái liếc mắt của mấy kẻ tò mò ném vào đôi bàn chân bé nhỏ đi đôi giày xăng đá màu mận chín, vào thân hình được một chiếc váy cổ cao xếp đăng ten [từ cực hiểm: robe à guimpe] khuôn dáng thật đẹp, và vào cái cổ tươi tắn chưa bị cổ áo thêu che khuất hết. Trong lúc bước chân đi đôi khi cái váy của cô bé nâng lên, làm lộ ra, phía trên đôi giày xăng đá, sự tròn trịa của một bắp chân bó vừa khít trong một cái tất lụa thêu trổ [ôi xời ơi fashion, chết mất :p “un bas de soie à jours”]. Thế nên, có hơn một kẻ đi dạo vượt lên trên họ để ngoái nhìn ngưỡng mộ hoặc nhìn kỹ hơn khuôn mặt tươi trẻ bao quanh là vài lọn tóc nâu hờ hững, rồi thì làn da trắng xen hồng được tôn lên cả vì ánh phản chiếu của vải xa tanh hồng lót bên trong cái áo choàng có mũ duyên dáng cũng như vì ham muốn và nỗi nóng lòng đang nhảy nhót trong mọi đường nét của con người xinh đẹp này. Một nét ranh mãnh dịu dàng làm sống động đôi mắt đen tuyệt đẹp hình quả hạnh của cô, với hai hàng lông mày thật cong, những sợi lông mi dài, và đôi mắt ấy bơi trong một chất lỏng thuần khiết [khó hiểu nhỉ, bơi thế nào?]. Sự sống và tuổi trẻ trưng bày các vưu vật của mình trên khuôn mặt láu lỉnh đó, trên cả một thân hình yêu kiều dù cho có thắt một sợi dây lưng ngay dưới ngực. Không buồn quan tâm tới những cái nhìn ham muốn, cô gái trẻ vẻ như lo lắng nhìn về phía lâu đài Tuileries, hẳn chính là cái đích cho cuộc đi bộ phấp phỏng của cô. Khi ấy còn mười lăm phút nữa thì đến giữa trưa. Dù cho giờ này vẫn còn sớm lắm, đã có nhiều phụ nữ, tất thảy đều mong muốn hiện ra thật lộng lẫy, từ lâu đài trở ra, đầu ngoái lại phía sau vẻ hờn dỗi, như thể đang tự trách cứ vì đã đến quá muộn không kịp thưởng thức một cảnh tượng mà họ rất muốn xem. Vài lời khó chịu của những người đàn bà đẹp đang cơn tức tối lọt vào tai cô bé xinh đẹp xa lạ, làm cô thấy vô cùng lo âu. Ông già liếc cái nhìn tò mò hơn là chế giễu sang để rình các dấu hiệu nóng ruột và e sợ hiện lên trên khuôn mặt khả ái của người đồng hành, và có lẽ là quan sát cô quá âu yếm, đến mức không thể không có một hậu ý nào đó từ tư cách làm bố.
Đó là ngày Chủ nhật thứ mười ba của năm 1813. Hai ngày nữa, Napoléon sẽ khởi hành dấn thân vào chiến dịch định mệnh ấy, để rồi lần lượt mất đi Bessières và Duroc, chiến thắng trong những trận đánh đáng nhớ Lutzen và Bautzen, bị phản bội bởi nước Áo, xứ Saxe, xứ Bavière, Bernadotte [ở đây là vị thống chế đặc biệt của Napoléon, thời điểm này đã lên ngôi vua Thụy Điển; Bessières và Duroc ở trên cũng là các thống chế; cách liệt kê không thuần nhất này có tên gọi trong tu từ học, nhưng tôi không nhớ :d] và tiến hành trận Leipzig khủng khiếp. Cuộc diễu binh hùng tráng do hoàng đế lĩnh xướng sẽ là cuộc cuối cùng trong số những cuộc diễu binh từ lâu đã trở thành đối tượng cho sự ngưỡng mộ của người Paris cũng như người nước ngoài. Đội binh già nua sẽ thực hiện lần cuối những thao tác phức tạp mà máy bơm và sự chính xác làm đến cả vị khổng lồ đó cũng phải kinh ngạc, vị khổng lồ sắp sửa đấu tay đôi với châu Âu. Một cảm giác buồn bã đưa một đám đông dân chúng rực rỡ và tò mò đến điện Tuileries. Như thể ai ai cũng đoán định được tương lai, có lẽ là dự cảm được trước rằng sẽ hơn một lần trí tưởng tượng sẽ phải vẽ lại bức tranh khung cảnh ấy, khi mà thời đại anh hùng của nước Pháp rồi sẽ, giống như ngày nay, mang những sắc màu gần như là hoang đường.
- Ta đi nhanh lên nào, bố ơi, cô bé gái nói vẻ tinh quái, kéo tay ông già. Con nghe thấy tiếng trống rồi.
- Các đội quân đang tiến vào điện Tuileries đấy, ông đáp.
- Hoặc là họ đi mất rồi, mọi người đang trở lại rồi kia kìa! cô nói, giọng đượm vẻ cay đắng trẻ con làm ông già mỉm cười.
- Mười hai rưỡi mới bắt đầu diễu binh cơ, người bố nói, giờ đây đã gần như bước đi đằng sau cô con gái hoạt bát.
Nhìn cử động cánh tay phải của cô, người ta sẽ nghĩ cô đang dùng nó làm dụng cụ giúp cô chạy. Bàn tay nhỏ xíu của cô, kín mít trong chiếc găng, bồn chồn vo tròn một cái khăn mùi soa, trông thật giống mái chèo một con thuyền đang rẽ sóng. Ông già chốc chốc lại mỉm cười; nhưng đôi khi những nét lo lắng cũng làm khuôn mặt khô héo của ông thoáng chút u ám. Tình yêu dành cho cái tạo vật đẹp đẽ này khiến lòng ngưỡng mộ hiện tại của ông cũng lớn ngang bằng nỗi e sợ tương lai. Như thể ông đang tự nhủ: Hôm nay nó hạnh phúc, liệu mai có còn được vậy không? Bởi lẽ các ông già rất thường có xu hướng chất lên tương lai những người trẻ tuổi các buồn rầu của họ. Khi hai bố con đi tới bên dưới hàng cột tòa nhà trên nóc tung bay lá cờ tam tài [chi tiết quan trọng], cũng là nơi thường ngày người ta đi lại từ vườn Tuileries sang bên Carroussel, thì lính gác hét lên, giọng nghiêm trọng: - Không được đi qua nữa!
Người đàn bà tuổi ba mươi
Tặng Louis Boulanger, họa sĩ.
I
Những lỗi lầm đầu tiên
Đầu tháng Tư năm 1813, có một buổi sáng Chủ nhật hứa hẹn một ngày đẹp trời người Paris sẽ được thấy đường phố không bùn và bầu trời không mây lần đầu tiên trong năm. Trước buổi trưa, một cỗ xe ngựa nhẹ [cabriolet à pompe, có lẽ ý muốn nói hai bánh xe là bánh bơm hơi, anw không chắc lắm :d] do hai con ngựa hùng dũng kéo từ phố Castiglione đi vào phố Rivoli rồi dừng lại đằng sau đủ thứ dụng cụ chất đống cạnh hàng rào lưới mới mở giữa sân trường dòng Les Feuillants [có lẽ liên quan đến cái này]. Người điều khiển cỗ khinh xa là một người đàn ông dáng vẻ lo âu và ốm yếu; những sợi tóc muối tiêu chỉ phủ được một phần lên trên cái sọ màu vàng khiến ông trông già trước tuổi; ông ném sợi dây cương cho tên hầu trông ngựa chạy theo cỗ xe, rồi bước xuống vòng tay đỡ một cô bé có vẻ xinh đẹp cuốn hút sự chú ý của những người nhàn rỗi đang đi vơ vẩn trên sân. Con người bé nhỏ ấy, đứng trên bậc lên xuống của cỗ xe, thoải mái buông người và quàng tay quanh cổ người đã đỡ mình, ông đặt cô đứng xuống vỉa hè, cẩn thận tránh làm nhăn cái váy vải crếp màu xanh lá cây. Một người tình cũng không âu yếm được đến như vậy. Chắc hẳn người đàn ông lạ mặt là bố đứa trẻ ấy, cái con bé không nói cảm ơn ông, nũng nịu bám lấy cánh tay ông rồi kéo mạnh ông về phía khu vườn [ở đây cần hiểu là vườn Tuileries, chạy dọc phố Rivoli, hồi này lâu đài trong vườn còn chưa bị cháy]. Ông bố già nhận ra những cái nhìn chiêm ngưỡng của vài thanh niên, nỗi buồn hằn sâu trên mặt ông liền được xóa nhòa trong giây lát. Dù cho từ lâu đã đến cái tuổi đàn ông đành lòng sung sướng với những thú vui lừa dối do phù hoa mang lại, ông vẫn khởi sự mỉm cười.
- Chúng tưởng con là vợ của bố đấy, ông thì thầm vào tai con người bé nhỏ kia, rồi đứng thẳng người lên mà bước đi thật chậm rãi khiến cô bé phát tuyệt vọng.
Có vẻ như ông rất yêu chiều cô con gái, chừng như ông còn thích thú hơn cả cô bé với những cái liếc mắt của mấy kẻ tò mò ném vào đôi bàn chân bé nhỏ đi đôi giày xăng đá màu mận chín, vào thân hình được một chiếc váy cổ cao xếp đăng ten [từ cực hiểm: robe à guimpe] khuôn dáng thật đẹp, và vào cái cổ tươi tắn chưa bị cổ áo thêu che khuất hết. Trong lúc bước chân đi đôi khi cái váy của cô bé nâng lên, làm lộ ra, phía trên đôi giày xăng đá, sự tròn trịa của một bắp chân bó vừa khít trong một cái tất lụa thêu trổ [ôi xời ơi fashion, chết mất :p “un bas de soie à jours”]. Thế nên, có hơn một kẻ đi dạo vượt lên trên họ để ngoái nhìn ngưỡng mộ hoặc nhìn kỹ hơn khuôn mặt tươi trẻ bao quanh là vài lọn tóc nâu hờ hững, rồi thì làn da trắng xen hồng được tôn lên cả vì ánh phản chiếu của vải xa tanh hồng lót bên trong cái áo choàng có mũ duyên dáng cũng như vì ham muốn và nỗi nóng lòng đang nhảy nhót trong mọi đường nét của con người xinh đẹp này. Một nét ranh mãnh dịu dàng làm sống động đôi mắt đen tuyệt đẹp hình quả hạnh của cô, với hai hàng lông mày thật cong, những sợi lông mi dài, và đôi mắt ấy bơi trong một chất lỏng thuần khiết [khó hiểu nhỉ, bơi thế nào?]. Sự sống và tuổi trẻ trưng bày các vưu vật của mình trên khuôn mặt láu lỉnh đó, trên cả một thân hình yêu kiều dù cho có thắt một sợi dây lưng ngay dưới ngực. Không buồn quan tâm tới những cái nhìn ham muốn, cô gái trẻ vẻ như lo lắng nhìn về phía lâu đài Tuileries, hẳn chính là cái đích cho cuộc đi bộ phấp phỏng của cô. Khi ấy còn mười lăm phút nữa thì đến giữa trưa. Dù cho giờ này vẫn còn sớm lắm, đã có nhiều phụ nữ, tất thảy đều mong muốn hiện ra thật lộng lẫy, từ lâu đài trở ra, đầu ngoái lại phía sau vẻ hờn dỗi, như thể đang tự trách cứ vì đã đến quá muộn không kịp thưởng thức một cảnh tượng mà họ rất muốn xem. Vài lời khó chịu của những người đàn bà đẹp đang cơn tức tối lọt vào tai cô bé xinh đẹp xa lạ, làm cô thấy vô cùng lo âu. Ông già liếc cái nhìn tò mò hơn là chế giễu sang để rình các dấu hiệu nóng ruột và e sợ hiện lên trên khuôn mặt khả ái của người đồng hành, và có lẽ là quan sát cô quá âu yếm, đến mức không thể không có một hậu ý nào đó từ tư cách làm bố.
Đó là ngày Chủ nhật thứ mười ba của năm 1813. Hai ngày nữa, Napoléon sẽ khởi hành dấn thân vào chiến dịch định mệnh ấy, để rồi lần lượt mất đi Bessières và Duroc, chiến thắng trong những trận đánh đáng nhớ Lutzen và Bautzen, bị phản bội bởi nước Áo, xứ Saxe, xứ Bavière, Bernadotte [ở đây là vị thống chế đặc biệt của Napoléon, thời điểm này đã lên ngôi vua Thụy Điển; Bessières và Duroc ở trên cũng là các thống chế; cách liệt kê không thuần nhất này có tên gọi trong tu từ học, nhưng tôi không nhớ :d] và tiến hành trận Leipzig khủng khiếp. Cuộc diễu binh hùng tráng do hoàng đế lĩnh xướng sẽ là cuộc cuối cùng trong số những cuộc diễu binh từ lâu đã trở thành đối tượng cho sự ngưỡng mộ của người Paris cũng như người nước ngoài. Đội binh già nua sẽ thực hiện lần cuối những thao tác phức tạp mà máy bơm và sự chính xác làm đến cả vị khổng lồ đó cũng phải kinh ngạc, vị khổng lồ sắp sửa đấu tay đôi với châu Âu. Một cảm giác buồn bã đưa một đám đông dân chúng rực rỡ và tò mò đến điện Tuileries. Như thể ai ai cũng đoán định được tương lai, có lẽ là dự cảm được trước rằng sẽ hơn một lần trí tưởng tượng sẽ phải vẽ lại bức tranh khung cảnh ấy, khi mà thời đại anh hùng của nước Pháp rồi sẽ, giống như ngày nay, mang những sắc màu gần như là hoang đường.
- Ta đi nhanh lên nào, bố ơi, cô bé gái nói vẻ tinh quái, kéo tay ông già. Con nghe thấy tiếng trống rồi.
- Các đội quân đang tiến vào điện Tuileries đấy, ông đáp.
- Hoặc là họ đi mất rồi, mọi người đang trở lại rồi kia kìa! cô nói, giọng đượm vẻ cay đắng trẻ con làm ông già mỉm cười.
- Mười hai rưỡi mới bắt đầu diễu binh cơ, người bố nói, giờ đây đã gần như bước đi đằng sau cô con gái hoạt bát.
Nhìn cử động cánh tay phải của cô, người ta sẽ nghĩ cô đang dùng nó làm dụng cụ giúp cô chạy. Bàn tay nhỏ xíu của cô, kín mít trong chiếc găng, bồn chồn vo tròn một cái khăn mùi soa, trông thật giống mái chèo một con thuyền đang rẽ sóng. Ông già chốc chốc lại mỉm cười; nhưng đôi khi những nét lo lắng cũng làm khuôn mặt khô héo của ông thoáng chút u ám. Tình yêu dành cho cái tạo vật đẹp đẽ này khiến lòng ngưỡng mộ hiện tại của ông cũng lớn ngang bằng nỗi e sợ tương lai. Như thể ông đang tự nhủ: Hôm nay nó hạnh phúc, liệu mai có còn được vậy không? Bởi lẽ các ông già rất thường có xu hướng chất lên tương lai những người trẻ tuổi các buồn rầu của họ. Khi hai bố con đi tới bên dưới hàng cột tòa nhà trên nóc tung bay lá cờ tam tài [chi tiết quan trọng], cũng là nơi thường ngày người ta đi lại từ vườn Tuileries sang bên Carroussel, thì lính gác hét lên, giọng nghiêm trọng: - Không được đi qua nữa!
Aug 4, 2010
Từ đâu đến?
Vừa mới có một bạn đề nghị tặng tôi Tự do đầu tiên và tự do cuối cùng làm tôi nhớ đến Phạm Công Thiện, nhớ lắm í :)
Không nhớ những hố thẳm và tư tưởng, bùng vỡ và rắn, mà nhớ Mặt trời không bao giờ có thực, tập thơ-văn xuôi do An Tiêm xuất bản vào năm 1967.
Tập thơ được chia thành nhiều đoạn, đoạn 1 bắt đầu như sau:
"Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu".
Không lâu sau sẽ có một câu giống như tuyên ngôn: "Viết cho mệt nhoài thân thể, rã rời trí óc, tê chết ngòi bút, lạnh buốt hơi thở."
Ai đọc cả tập Mặt trời không bao giờ có thực này hẳn đều thấy: Phạm Công Thiện có một văn chương bạo lực, mơ mộng trong cơn bạo lực và bạo lực mà vẫn mơ mộng.
Từ đâu mà có cái đó, cái writing đó? Tôi nghĩ câu trả lời có thể là: từ tập thơ (cũng thơ-văn xuôi) Les Chants de Maldoror của Lautréamont. Đến Lautréamont thì tính chất "insolence" (láo xược) là nét chính yếu của Rimbaud đã dần phai nhạt, thơ ca dường như bước vào một giai đoạn khác, đại diện bằng bạo lực.
Đang vội chưa nói tiếp được hehe, vội lắm í :) Chỉ thêm một cái là hai tác phẩm thơ quan trọng nhất của thời kỳ đầu hiện đại của Pháp đều dính dáng tới mal/evil/ác: Les Fleurs du mal của Baudelaire và trong cái tên Maldoror của Lautréamont cũng có từ này.
Cái ác làm nên thơ hiện đại, chăng? :d
-----------------
Vừa nghe tin nhân sự ban chấp hành Hội Nhà văn: mort de rire :ddd
Thôi bây giờ quay lại với Lautréamont: bác nào có ham muốn đọc thì ở đây có đủ cả 6 "chant".
Mấy câu mở đầu:
Plût au ciel que le lecteur, enhardi et devenu momentanément féroce comme ce qu'il lit, trouve, sans se désorienter, son chemin abrupt et sauvage, à travers les marécages désolés de ces pages sombres et pleines de poison; car, à moins qu'il n'apporte dans sa lecture une logique rigoureuse et une tension d'esprit égale au moins à sa défiance, les émanations mortelles de ce livre imbiberont son âme comme l'eau le sucre.
Ngại dịch quá, nhưng các bác có thể hiểu đây là đoạn mào đầu của Lautréamont, cảnh báo cho độc giả về khả năng sẽ trở nên "féroce" khi đọc các "chant" (bài ca) cũng "féroce" này, rồi thì đường đi sẽ chông gai, khúc khuỷu, không những thế còn đầy đầm lầy.
"ces pages sombres et pleines de poison": ngữ đoạn này quan trọng hơn cả, nó nói đến sự u tối, và nhất là "thuốc độc": bài thơ là thuốc độc, Achtung! :d
Đoạn mào đầu này có làm các bác nhớ đến ai khác ngoài Phạm Công Thiện không? Tôi thì nghĩ ngay đến đoạn cảnh báo của Thanh Tâm Tuyền đặt ở đầu tập Tôi không còn cô độc, bác nào đọc thuộc lòng được không ạ? Lê Huy Oanh sau này trên tờ Văn số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền đã tán rất lâu về cái mào đầu này.
-------------------
Đoạn Thanh Tâm Tuyền như sau:
"Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi.
người hoàn toàn tự do.
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ.
người hoàn toàn tự do.
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ"
Còn Lê Huy Oanh, trên Văn số Giai phẩm "số đặc biệt về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền" (11/1973), viết như sau:
"Thanh Tâm Tuyền đã tuyên bố như vậy [tức đoạn tôi vừa chép lại ở trên] ở đầu tập Tôi không còn cô độc. Trong cơn giận dữ rất chân thật, tôi đã mạt sát đả kích anh ta thậm tệ để rồi chỉ ít ngày sau tôi dần dần thấy tất cả sự nông nổi bất công của những lời mạt sát đó, những cử chỉ đả kích đó. Tôi đã không ngần ngại "ném cuốn sách ra cửa sổ" để rồi tôi lại len lén bước ra nhặt nó lên, ấp nó vào ngực, mang nó vào nhà. Vậy thì, vậy thì tôi chỉ còn có cách phải chịu thần phục những luật lệ tinh thần của "vị hoàng đế" ấy bởi tôi rất muốn tiếp tục chuyến đi vào lãnh thổ của ông ta" (bài "Ký sự về một chuyến đi kỳ thú vào vùng rung cảm", tr. 11).
Bài của Lê Huy Oanh nồng nhiệt và chân thực, nhưng chẳng nói được gì nhiều về thơ Thanh Tâm Tuyền. Các bạn có nghĩ giống tôi hong? :d
Không nhớ những hố thẳm và tư tưởng, bùng vỡ và rắn, mà nhớ Mặt trời không bao giờ có thực, tập thơ-văn xuôi do An Tiêm xuất bản vào năm 1967.
Tập thơ được chia thành nhiều đoạn, đoạn 1 bắt đầu như sau:
"Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu".
Không lâu sau sẽ có một câu giống như tuyên ngôn: "Viết cho mệt nhoài thân thể, rã rời trí óc, tê chết ngòi bút, lạnh buốt hơi thở."
Ai đọc cả tập Mặt trời không bao giờ có thực này hẳn đều thấy: Phạm Công Thiện có một văn chương bạo lực, mơ mộng trong cơn bạo lực và bạo lực mà vẫn mơ mộng.
Từ đâu mà có cái đó, cái writing đó? Tôi nghĩ câu trả lời có thể là: từ tập thơ (cũng thơ-văn xuôi) Les Chants de Maldoror của Lautréamont. Đến Lautréamont thì tính chất "insolence" (láo xược) là nét chính yếu của Rimbaud đã dần phai nhạt, thơ ca dường như bước vào một giai đoạn khác, đại diện bằng bạo lực.
Đang vội chưa nói tiếp được hehe, vội lắm í :) Chỉ thêm một cái là hai tác phẩm thơ quan trọng nhất của thời kỳ đầu hiện đại của Pháp đều dính dáng tới mal/evil/ác: Les Fleurs du mal của Baudelaire và trong cái tên Maldoror của Lautréamont cũng có từ này.
Cái ác làm nên thơ hiện đại, chăng? :d
-----------------
Vừa nghe tin nhân sự ban chấp hành Hội Nhà văn: mort de rire :ddd
Thôi bây giờ quay lại với Lautréamont: bác nào có ham muốn đọc thì ở đây có đủ cả 6 "chant".
Mấy câu mở đầu:
Plût au ciel que le lecteur, enhardi et devenu momentanément féroce comme ce qu'il lit, trouve, sans se désorienter, son chemin abrupt et sauvage, à travers les marécages désolés de ces pages sombres et pleines de poison; car, à moins qu'il n'apporte dans sa lecture une logique rigoureuse et une tension d'esprit égale au moins à sa défiance, les émanations mortelles de ce livre imbiberont son âme comme l'eau le sucre.
Ngại dịch quá, nhưng các bác có thể hiểu đây là đoạn mào đầu của Lautréamont, cảnh báo cho độc giả về khả năng sẽ trở nên "féroce" khi đọc các "chant" (bài ca) cũng "féroce" này, rồi thì đường đi sẽ chông gai, khúc khuỷu, không những thế còn đầy đầm lầy.
"ces pages sombres et pleines de poison": ngữ đoạn này quan trọng hơn cả, nó nói đến sự u tối, và nhất là "thuốc độc": bài thơ là thuốc độc, Achtung! :d
Đoạn mào đầu này có làm các bác nhớ đến ai khác ngoài Phạm Công Thiện không? Tôi thì nghĩ ngay đến đoạn cảnh báo của Thanh Tâm Tuyền đặt ở đầu tập Tôi không còn cô độc, bác nào đọc thuộc lòng được không ạ? Lê Huy Oanh sau này trên tờ Văn số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền đã tán rất lâu về cái mào đầu này.
-------------------
Đoạn Thanh Tâm Tuyền như sau:
"Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi.
người hoàn toàn tự do.
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ.
người hoàn toàn tự do.
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ"
Còn Lê Huy Oanh, trên Văn số Giai phẩm "số đặc biệt về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền" (11/1973), viết như sau:
"Thanh Tâm Tuyền đã tuyên bố như vậy [tức đoạn tôi vừa chép lại ở trên] ở đầu tập Tôi không còn cô độc. Trong cơn giận dữ rất chân thật, tôi đã mạt sát đả kích anh ta thậm tệ để rồi chỉ ít ngày sau tôi dần dần thấy tất cả sự nông nổi bất công của những lời mạt sát đó, những cử chỉ đả kích đó. Tôi đã không ngần ngại "ném cuốn sách ra cửa sổ" để rồi tôi lại len lén bước ra nhặt nó lên, ấp nó vào ngực, mang nó vào nhà. Vậy thì, vậy thì tôi chỉ còn có cách phải chịu thần phục những luật lệ tinh thần của "vị hoàng đế" ấy bởi tôi rất muốn tiếp tục chuyến đi vào lãnh thổ của ông ta" (bài "Ký sự về một chuyến đi kỳ thú vào vùng rung cảm", tr. 11).
Bài của Lê Huy Oanh nồng nhiệt và chân thực, nhưng chẳng nói được gì nhiều về thơ Thanh Tâm Tuyền. Các bạn có nghĩ giống tôi hong? :d
Aug 2, 2010
Nguyễn Hưng Quốc trích dẫn
Bài "Văn hóa chú thích" của Nguyễn Hưng Quốc đã chỉ ra một điều rất hiển nhiên: nhà nghiên cứu Việt Nam, nhất là những người thuộc các thế hệ trước, trích dẫn và làm chú thích rất có vấn đề, và cái đó là do giáo dục.
Điều tôi muốn nói ở đây là khi đọc sách của Nguyễn Hưng Quốc, mà cụ thể là Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học (Văn Mới, California, 2007), thì điều tôi thấy đáng phàn nàn nhất chính là chú thích (và trích dẫn).
Tôi đọc cách đây quãng hai năm, bây giờ không nhớ cụ thể từng chỗ nhưng trong khi đọc tôi có đánh dấu lại: trích dẫn trong Mấy vấn đề... chủ yếu lấy từ các trang đầu tiên trong những cuốn sách tiếng nước ngoài. Bởi Mấy vấn đề... lấy nguồn tài liệu chính từ các "anthology" và "reader" về phê bình và lý thuyết của Anh-Mỹ, nên có thể thấy ngay là Nguyễn Hưng Quốc chủ yếu trích dẫn từ các "Introduction". Hình như trên 50% trích dẫn trong sách là thuộc "các trang La Mã" (phần "Introduction" trong các sách tuyển tập của Anh-Mỹ thường đánh dấu trang bằng số La Mã, tất nhiên không phải là tất cả), tập trung chủ yếu trong 30 trang đầu mỗi cuốn sách. 100% ở đây là đã tính tất tần tật, cả sách tiếng Việt.
Trong khi đọc Mấy vấn đề... không ít lần tôi muốn bật lên câu hỏi: ơ sao lại thế. Cụ thể thế nào tôi sẽ tìm lại cuốn sách, tôi còn nhớ chính xác được một lần nhắc tới "Mercure Français" và đặc biệt lúc Nguyễn Hưng Quốc triển khai một luận đề rất quan trọng trong cuốn sách dựa trên một trích dẫn từ Wellek, nhưng trích dẫn này lại bị hiểu sai.
Quay trở lại với vấn đề rộng hơn: các nhà nghiên cứu nước ngoài khi nghiên cứu Việt Nam có vẻ như đã vượt qua "phase" ban đầu vô lối và trịch thượng khi áp đặt mô hình nghiên cứu của mình làm thước đo đánh giá, từ đó với họ các nhà nghiên cứu Việt Nam trích dẫn không giống họ nghĩa là trình độ rất thế này thế nọ. Nhìn theo cách đấy, Trần Đình Hượu và kể cả Lê Quý Đôn đúng là mấy học trò tiểu học. Nhưng giới nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam hiện nay cũng nhiều vấn đề :d đặc biệt là khi nghiên cứu về giai đoạn trước 1945 và giai đoạn miền Bắc 1954-1975, khi nào tôi sẽ liệt kê ra một loạt (Nguyễn Lê Hiếu trong một thảo luận trên talawas cũng đã chỉ ra nhiều điều không hay ho trong cách nhìn và cách tiến hành công việc của nhà nghiên cứu nước ngoài).
Điều tôi muốn nói ở đây là khi đọc sách của Nguyễn Hưng Quốc, mà cụ thể là Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học (Văn Mới, California, 2007), thì điều tôi thấy đáng phàn nàn nhất chính là chú thích (và trích dẫn).
Tôi đọc cách đây quãng hai năm, bây giờ không nhớ cụ thể từng chỗ nhưng trong khi đọc tôi có đánh dấu lại: trích dẫn trong Mấy vấn đề... chủ yếu lấy từ các trang đầu tiên trong những cuốn sách tiếng nước ngoài. Bởi Mấy vấn đề... lấy nguồn tài liệu chính từ các "anthology" và "reader" về phê bình và lý thuyết của Anh-Mỹ, nên có thể thấy ngay là Nguyễn Hưng Quốc chủ yếu trích dẫn từ các "Introduction". Hình như trên 50% trích dẫn trong sách là thuộc "các trang La Mã" (phần "Introduction" trong các sách tuyển tập của Anh-Mỹ thường đánh dấu trang bằng số La Mã, tất nhiên không phải là tất cả), tập trung chủ yếu trong 30 trang đầu mỗi cuốn sách. 100% ở đây là đã tính tất tần tật, cả sách tiếng Việt.
Trong khi đọc Mấy vấn đề... không ít lần tôi muốn bật lên câu hỏi: ơ sao lại thế. Cụ thể thế nào tôi sẽ tìm lại cuốn sách, tôi còn nhớ chính xác được một lần nhắc tới "Mercure Français" và đặc biệt lúc Nguyễn Hưng Quốc triển khai một luận đề rất quan trọng trong cuốn sách dựa trên một trích dẫn từ Wellek, nhưng trích dẫn này lại bị hiểu sai.
Quay trở lại với vấn đề rộng hơn: các nhà nghiên cứu nước ngoài khi nghiên cứu Việt Nam có vẻ như đã vượt qua "phase" ban đầu vô lối và trịch thượng khi áp đặt mô hình nghiên cứu của mình làm thước đo đánh giá, từ đó với họ các nhà nghiên cứu Việt Nam trích dẫn không giống họ nghĩa là trình độ rất thế này thế nọ. Nhìn theo cách đấy, Trần Đình Hượu và kể cả Lê Quý Đôn đúng là mấy học trò tiểu học. Nhưng giới nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam hiện nay cũng nhiều vấn đề :d đặc biệt là khi nghiên cứu về giai đoạn trước 1945 và giai đoạn miền Bắc 1954-1975, khi nào tôi sẽ liệt kê ra một loạt (Nguyễn Lê Hiếu trong một thảo luận trên talawas cũng đã chỉ ra nhiều điều không hay ho trong cách nhìn và cách tiến hành công việc của nhà nghiên cứu nước ngoài).