Sep 9, 2010

Raymond Carver - Về viết

[xong cả rồi, các bác ném đá đi, à hay là thay đá bằng gạch, tôi đang cần gạch xây chuồng bò; tôi định nuôi bò; sáng sớm tinh mơ tôi sẽ ra chuồng bò nằm dưới bụng bò vừa lơ mơ ngủ vừa hứng, tôi sẽ có những giấc mơ sweet and wet, còn bây giờ tôi đi ngủ, with my very dry dreams]

[“On Writing”, trích từ Fires, Essays, Poems, Stories, Vintage, 2009 (bài “Về viết” viết năm 1981, đăng trên The New York Times Book Review); tập sách đề tặng Tess Gallager, người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy]


Hồi giữa thập niên sáu mươi, tôi thấy tôi mắc mớ với vụ tập trung vào những câu chuyện dài [<- a.="" b="" bi="" br="" c.="" c="" ch="" chuy="" con="" d="" g="" gi="" gian="" hai="" ho="" i.="" i="" k="" kh="" khi="" ki="" l="" li="" m="" may="" n.="" n="" ng.="" ng="" ngh="" nh="" nhi="" o.="" o="" p="" ph="" qu="" qua="" quan="" r="" ra.="" ra="" s="" t.="" t="" ta.="" th="" tham="" thuy="" ti="" trong="" trung="" truy="" tu="" u="" v="" vi="" y="">
Một số nhà văn có nhiều tài năng; tôi không biết [có] nhà văn nào lại không có [chút ít] tài năng. Nhưng một cách nhìn sự vật duy nhất, chính xác, rồi tìm ra được bối cảnh chuẩn để diễn đạt cách nhìn ấy, lại là chuyện khác hẳn. The World According to Garp, lẽ dĩ nhiên, là thế giới tuyệt diệu theo John Irving. Còn có một thế giới khác theo Flannery O’Connor, rồi những thế giới khác nữa theo William Faulkner và Ernest Hemingway. Có những thế giới theo Cheever, Updike, Singer, Stanley Elkin, Ann Beattie, Cynthia Ozick, Donald Barthelme, Mary Robinson, William Kittredge, Barry Hannah, Ursula K. LeGuin. Mỗi nhà văn lớn, mỗi nhà văn thật giỏi đều tạo ra thế giới tùy thuộc theo những gì đặc thù của anh ta.

Giống phong cách lắm, điều tôi đang nói đây, nhưng không chỉ là riêng phong cách. Đó là dấu ấn riêng biệt không thể nhầm lẫn của nhà văn lên mọi thứ anh ta viết. Đó là thế giới của anh ta chứ không thể là thế giới nào khác. Đó là một trong những gì phân biệt một nhà văn với một nhà văn khác. Không phải tài năng. Tài năng thì có vô khối khắp nơi. Nhưng [một] nhà văn sở hữu [<- :="" bi="" br="" c="" ch="" cho="" d="" i="" l="" m="" n="" ngh="" nh="" o="" r="" s="" t="" th="" thu="" u="" v="" xu="" y="">
Isak Dinesen nói ngày nào bà cũng viết một ít, không hy vọng mà cũng không tuyệt vọng. Một ngày nào đó tôi sẽ viết điều này lên một tấm thẻ nhỏ rồi dán lên tường bên cạnh bàn làm việc của tôi. Giờ tôi đã có vài tấm thẻ nhỏ trên tường. “Trình bày chuẩn xác là phẩm hạnh ĐỘC NHẤT của việc viết [<- a="" ang="" anh="" b="" br="" c="" ch="" chu="" duy="" ezra="" h="" i="" kh="" l="" m="" n="" ng.="" ng="" nh="" o="" ph="" pound.="" s="" t="" ta="" th="" tr="" u="" v="" vi="" x="" y="">
Trên tường tôi còn có một tấm thẻ ghi lại phần trích từ một câu trong truyện của Chekhov: “… và đột nhiên anh thấy mọi thứ đều sáng sủa.” Tôi cho rằng những từ này đầy ắp diệu kỳ và khả thể. Tôi yêu vẻ sáng sủa giản dị của chúng, và cả sự khơi gợi về khải ngộ mà chúng hàm ý. Cũng bí ẩn nữa. Trước đó thì cái gì không sáng sủa? Tại sao đúng đến lúc này thì lại sáng sủa? Có chuyện gì? Giờ sao? Những bất chợt nhận biết ấy gây ra nhiều hậu quả lắm. Tôi cảm thấy rất rõ sự nhẹ nhõm - và trông chờ.

Tôi nghe kể nhà văn Geoffrey Wolff nói “Không dùng những mẹo mực rẻ tiền” trước một nhóm sinh viên học viết văn. Câu này xứng đáng ghi lên một tấm thẻ. Tôi sẽ sửa chút ít, thành “Không mẹo mực.” Thế thôi. Tôi ghét mưu mẹo. Vừa thoáng gặp một mẹo hoặc một thủ thuật trong một tác phẩm hư cấu, dù là một mẹo mực rẻ tiền hay một mẹo mực tinh vi, thường tôi liền bỏ ngay. Mẹo mực là thứ nản vô cùng tận, mà tôi thì dễ nản, chắc điều này cũng dính dáng đến việc tôi không được chú tâm cho lắm. Thế nhưng tôi sẽ ngủ nếu đọc những thứ viết lách khôn khéo vặt vãnh hoặc ngớ ngẩn lèo phèo. Nhà văn không cần mẹo mực, thậm chí còn không nhất thiết cần phải là kẻ khôn ngoan nhất. Tuy rất dễ bị xem là điên rồ nhưng đôi khi một nhà văn cần làm được một việc: chỉ đứng yên một chỗ há miệng nhìn một cái gì đó - mặt trời lặn hoặc một chiếc giày cũ - trong một nỗi ngây dại tuyệt đỉnh và đơn giản.

Cách đây vài tháng, trên The New York Times Book Review, John Barth nói mười năm trước phần đông sinh viên trong lớp dạy viết văn của ông quan tâm tới “cách tân về hình thức,” nhưng giờ thì không thế nữa. Ông có chút lo ngại rằng trong thập niên tám mươi này các nhà văn sẽ lại bắt đầu viết những quyển tiểu thuyết vụn vặn luẩn quẩn. Ông lo ngại công việc thể nghiệm sẽ suy tàn, cùng chủ nghĩa tự do. Tôi thì lại bực bội nếu phải nghe thấy hoặc rơi vào những cuộc thảo luận u ám về “cách tân hình thức” trong viết văn. Quá nhiều “thể nghiệm” chính là cái cớ để cẩu thả, viết lách bắt chước ngu ngốc. Còn tệ hơn nữa, một cái cớ cho việc làm độc giả trở nên hung bạo hoặc xa lánh. Rất thường xuyên cái thứ viết đó không mang lại điều gì mới về thế giới, hoặc giả miêu tả một khung cảnh trơ trọi và chỉ vậy mà thôi - lèo tèo dăm đụn cát rồi thằn lằn ở đây ở kia, nhưng không người; một nơi không cư ngụ bất kỳ cái gì có thể nhận biết là con người, một nơi chỉ dăm chuyên gia khoa học thèm để ý đến.

Cần nói rằng thí nghiệm thực thụ trong hư cấu là uyên nguyên, khó nhọc và nguồn gốc của hoan lạc. Nhưng cách nhìn sự vật của một người khác - chẳng hạn Barthelme - thì các nhà văn đừng có học đòi. Không ra gì đâu. Chỉ có một Barthelme thôi, nhà văn khác mà cứ nhân danh cách tân cố chộp lấy sự nhạy cảm hay cách mise en scène đặc trưng của Barthelme thì sẽ chỉ tổ lùng nhùng trong hỗn độn và thảm họa mà thôi, tệ hơn nữa là sẽ phải tự lừa dối. Những nhà thể nghiệm đích thực phải Làm Cho Nó Mới, như Pound thúc giục, rồi thì trong tiến trình thể nghiệm phải tự tìm ra những thứ riêng cho mình. Nhưng nếu các nhà văn không từ biệt các giác quan của họ, thì họ sẽ muốn giữ mối liên thông với chúng ta, muốn mang những gì mới mẻ từ thế giới của họ tới cho chúng ta.

Trong một bài thơ hay một truyện ngắn, người ta có thể viết về những điều những thứ bình thường, sử dụng ngôn ngữ bình thường nhưng kỹ càng, đồng thời yểm trợ những thứ ấy - một cái ghế, rèm cửa sổ, nĩa, hòn đá, khuyên tai của phụ nữ - bằng sức mạnh to lớn, thậm chí là sức mạnh choáng váng. Có thể viết một đoạn hội thoại nhìn qua rất tầm phào nhưng vẫn có thể làm độc giả ớn lạnh sống lưng - nguồn của khoái cảm nghệ thuật, như Nabokov có thể làm. Đây là cách viết hấp dẫn tôi hơn cả. Tôi ghét sự viết luộm thuộm hay ngẫu nhĩ, dẫu cho có là dưới chiêu bài thể nghiệm hoặc chỉ đơn thuần là thứ chủ nghĩa hiện thực vụng tay nghề. Trong truyện ngắn tuyệt diệu “Guy de Maupassant” của Isaac Babel, người kể chuyện đã nói như thế này về viết văn: “Không gì chọc vào tim mạnh được bằng một đoạn văn để đúng chỗ.” Cả câu này cũng cần được ghi lên thẻ.

Evan Connell có lần nói ông biết ông xong xuôi được một truyện ngắn vào lúc ông có thể lấy hết dấu phẩy ra khỏi đó rồi đặt được chúng lại về đúng chỗ ban đầu. Tôi thích cách này. Tôi kính trọng lối săn sóc này. Rốt cuộc thì ta cũng chỉ có vậy thôi, các từ, tốt hơn hết chúng nên là những từ chuẩn, được phân ngắt đúng chỗ để nói được chuẩn xác nhất những gì cần nói. Nếu các từ cứ trôi nổi theo cảm xúc lơi lỏng của nhà văn, hoặc nếu chúng không kỹ càng, chính xác vì một nguyên do nào đó - tóm lại là nếu các từ bị nhòe nhoẹt - thì cái nhìn của độc giả sẽ trượt qua chúng, sẽ chẳng đi đến đâu cả. Cảm giác nghệ thuật của độc giả đơn giản là không can dự vào. Henry James gọi kiểu viết bất trắc này là “yếu đặc thù.”

Có những người bạn bảo tôi họ phải viết gấp cho xong một cuốn sách để lấy tiền, nhà xuất bản hoặc vợ của họ bắt bí hoặc bỏ bê họ - một điều gì đó, một lời cáo lỗi vì đã viết không hay. “Sẽ khá hơn nhiều nếu tôi đầu tư thêm thời gian.” Tôi ngơ ngẩn cả người khi nghe một người bạn tiểu thuyết gia nói vậy. Giờ tôi vẫn ngơ ngẩn cả người nếu nghĩ lại đến câu nói ấy, nhưng tôi không nghĩ. Có phải việc của tôi đâu. Nhưng nếu những gì viết ra không thể bằng được như ta làm được, thì tại sao lại viết ra để làm gì? Xét đến cùng, niềm thỏa mãn vì đã làm hết sức mình, rồi thì bằng chứng cho điều ấy, chính là cái ta sẽ mang theo xuống mồ. Tôi những muốn nói với bạn tôi, vì Chúa đi mà làm việc khác đi. Có nhiều cách kiếm sống khác dễ hơn và có thể là trung thực hơn. Hoặc nếu không thì hãy làm bằng toàn bộ khả năng của anh, tài năng của anh, rồi sau đó đừng có biện minh hay phân trần gì hết. Đừng than thở, đừng giải thích.

Trong một tiểu luận mang nhan đề rất đơn giản, “Viết truyện ngắn,” Flannery O’Connor nói về viết với tư cách một hành động khám phá. O’Connor nói bà thường xuyên không biết mình sẽ đi đến đâu mỗi lúc ngồi vào bàn viết một truyện ngắn. Bà nói bà ngờ nhiều nhà văn biết họ sẽ đi đến đâu vào lúc khởi sự một cái gì đó. Bà sử dụng “Good Country People” làm ví dụ về việc bà đã làm thế nào để tạo nên một truyện ngắn với cái kết bà hoàn toàn không đoán được cho tận tới khi đã gần kề:

Khi bắt tay vào viết câu chuyện ấy, tôi không biết một Ph.D. mang chân gỗ sẽ là như thế nào. Chỉ là một buổi sáng tôi viết truyện về hai người phụ nữ tôi có biết đôi chút, và trước khi kịp nhận ra, tôi đã cho một người có đứa con gái mang một cái chân gỗ. Tôi đưa thêm vào người bán Kinh Thánh, nhưng tôi không hay biết tôi sẽ làm gì với anh ta. Tôi không biết anh ta sẽ lấy cắp cái chân gỗ đó cho tới khoảng một chục dòng trước khi anh ta làm chuyện ấy, nhưng khi biết được chuyện đó sẽ xảy đến, thì tôi nhận ra chuyện đó là không thể tránh khỏi.

Vài năm trước, đọc thấy cái này tôi thấy thật choáng váng vì bà, hoặc bất kỳ ai khác, có thể viết truyện theo cách ấy. Tôi đã nghĩ đó là bí mật khó chịu của một mình tôi, tôi chẳng mấy thoải mái với nó. Chắc chắn tôi đã nghĩ lối viết truyện ngắn này cách nào đó hé lộ những khiếm khuyết của tôi. Tôi còn nhớ mình đã cảm thấy được cổ vũ rất nhiều khi đọc những gì bà viết về chủ đề này.

Đã có lần tôi ngồi xuống viết ra được một truyện khá là hay, mặc dù khi bắt tay viết nó tôi mới chỉ có câu đầu tiên. Trong nhiều ngày tôi cứ quẩn quanh với cái câu ấy ở trong đầu: “Anh đang chạy máy hút bụi thì điện thoại đổ chuông.” Tôi biết có một truyện đang ở sẵn đó chờ được kể ra. Tôi cảm thấy trong xương tủy rằng có một truyện ngắn với khởi đầu ấy, miễn là tôi có thời gian viết nó ra. Tôi có thời gian, cả một ngày - mười hai hoặc thậm chí mười lăm tiếng - nếu cần đến thế. Tôi đã có, tôi ngồi xuống bàn vào buổi sáng và viết câu đầu tiên, rồi những câu khác nhanh chóng bắt đầu tự ghép lại với nhau. Tôi viết một truyện ngắn giống hệt như làm một bài thơ; một dòng rồi một dòng rồi lại một dòng. Khá nhanh chóng, tôi thấy một truyện ngắn, và tôi biết nó là truyện của tôi, truyện mà tôi muốn viết.

Tôi thích cảm thấy sợ hãi hoặc có cảm giác về sự đe dọa trong các truyện ngắn. Tôi nghĩ một chút đe dọa là rất cần thiết trong một truyện ngắn. Ít nhất thì nó cũng có ích cho sự lưu chuyển. Phải có sự căng thẳng, cảm giác một điều gì đó sắp xảy đến rồi, một số thứ đang dịch chuyển đầy tàn nhẫn, nếu không thì, và thường như vậy, đơn giản là sẽ không có truyện. Một phần của cái tạo ra sự căng thẳng trong một tác phẩm hư cấu nằm ở cách thức các từ cụ thể gắn kết lại với nhau để tạo nên động thái hữu hình của truyện. Nhưng đó còn là những thứ bị bỏ ra, được hàm ý, khung cảnh ngay bên dưới cái bề mặt mềm mỏng của sự vật (nhưng cũng có lúc bề mặt đó vỡ tan, bất định).

V.S. Pritchett định nghĩa truyện ngắn là “một thứ liếc nhìn thấy từ khóe mắt, thoáng qua.” Hãy để ý phần “liếc nhìn” ở trong đó. Trước tiên là liếc nhìn. Rồi liếc nhìn tạo ra cuộc sống, trở thành cái gì đó soi sáng khoảnh khắc và, nếu chúng ta may mắn - lại là cái từ này - thậm chí còn có thể có những tàn dư và ý nghĩa lớn hơn. Nhiệm vụ của nhà văn viết truyện ngắn là đầu tư toàn bộ những gì sức mạnh anh ta sở hữu vào liếc nhìn. Trí tuệ và kỹ năng văn chương của anh ta, ý thức về tỉ lệ và ý thức về tính chất đích đáng ở mọi thứ của anh ta: những thứ ở kia thực sự như thế nào và anh ta nhìn chúng ra sao - khác với tất tật người khác nhìn chúng. Và điều này sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ sáng sủa và đặc thù, thứ ngôn ngữ được sử dụng để mang lại các chi tiết có thể soi sáng câu chuyện cho độc giả. Để các chi tiết được cụ thể và và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kỹ càng. Các từ có thể kỹ càng đến mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác; nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc.

57 comments:

  1. Nhị Linh dịch câu này:

    "But a writer who has some special way of looking at things and who gives artistic expression to that way of looking: that writer may be around for a time."

    thành:

    "Nhưng một nhà văn có một cách nhìn sự vật đặc biệt rồi đề xuất một cách biểu đạt nghệ thuật cho cách nhìn đó: nhà văn ấy có thể ở đâu đó vào một thời điểm nhất định."

    thì SAI mất rồi.

    Cái câu đấy có nghĩa là: (Tài năng thì nhiều người có). Nhưng một nhà văn có một cách nhìn sự vật đặc biệt và thể hiện được cách nhìn ấy bằng ngôn ngữ nghệ thuật thì nhà văn ấy có thể sẽ trường tồn/còn được tìm đọc rất lâu"

    Bản gốc tiếng Anh:
    http://www.faculty.english.ttu.edu/rice/3360/On-Writing.pdf

    ReplyDelete
  2. “Trình bày chuẩn xác đến mức nền tảng CHÍNH LÀ đạo đức duy nhất của viết.” (Ezra Pound)?

    “Trình bày chuẩn xác CHÍNH LÀ nền tảng đạo đức duy nhất của viết.”??

    ReplyDelete
  3. Bản dịch quá tồi. Không có ban biên tập để trách cứ đâu nhá. Vài đề nghị như sau.

    ... I found I was having trouble concentrating my attention on long narrative fiction. For a time I experienced difficulty in trying to read it as well as in attempting to write it.

    ... tôi nhận ra rằng tôi khó lòng chuyên chú vào thể loại truyện dài. Trong một thời gian, tôi gặp trở ngại khi cố gắng đọc cũng như viết thể loại ấy.


    Some writers have a bunch of talent; I don't know any writers who are without it. But a unique and exact way of looking at things, and finding the right context for expressing that way of looking, that's something else.

    Một số nhà văn có khá nhiều tài; tôi không biết nhà văn nào mà lại không có tài. Nhưng có cách nhìn độc đáo và chính xác về mọi thứ, và tìm được bối cảnh xứng đáng để diễn đạt cách nhìn ấy, đó mới là khác biệt. (Thành ngữ "He's something else" hàm nghĩa "Hắn khác thường" hoặc "Hắn nổi bật".)


    But a writer who has some special way of looking at things and who gives artistic expression to that way of looking: that writer may be around for a time.

    Nhưng nhà văn nào có cách nhìn dặc biệt về mọi thứ và cống hiến sự trình bày nghệ thuật cho cách nhìn ấy: nhà văn như thế có thể tồn tại một thời gian (thành ngữ tương đương: may last for a while).


    "Fundamental accuracy of statement is the ONE sole morality of writing."

    "Sự chuẩn xác của trình bày là phẩm hạnh ĐỘC NHẤT của việc viết."

    (accuracy: chính xác; fundamental: nền tảng, cơ bản, chủ yếu, ở đây dùng để nhấn mạnh; tôi dịch chung là "chuẩn xác". Chữ ONE là để nhấn mạnh nổi bật cho sole: duy nhất; tôi dịch chung là "ĐỘC NHẤT". Chữ morality, ở đây, không thể dịch là "đạo đức" được!)

    Còn nhiều chông gai lắm [nsc]

    ReplyDelete
  4. thành khẩn nhận lỗi, đợi tối về xử lý nốt

    ReplyDelete
  5. Ối, cảm ơn nhá vì đã góp gió cho lửa:) Đặc biệt cảm ơn hội đồng biên tập bên dưới!

    ReplyDelete
  6. hề hề, hôm qua Nhị Linh bị sai quét nhà rồi, nghe nói nhà mới rộng lắm thì phải ;)
    bác nsc:
    -1/Cách dịch của NL đọan này tôi thấy hay hơn (và nghe giống R.C hơn:) nhưng có lẽ chỉnh một tí ở đọan sau ""tôi mắc chứng không thể tập trung vào những câu chuyện dài.Trong một quãng thời gian tôi gặp khó khăn ở cả việc đọc lẫn viết truyện dài"
    -2/đọan này tôi cũng thấy NL hay hơn (he he sorry my idol)nghe có vị hài hước hơn, ngọai trừ câu "lại là chuyện khác", có lẽ cái ý "sự khác biệt" chuẩn hơn.
    - 3/"...nhà văn như thế có thể tồn tại một thời gian" theo tôi hơi bất công! hay là "với thời gian" nhỉ?
    ...
    không biết tiếng Anh mà còm bô lô ba la như thế này kể cũng liều nhì :))

    ReplyDelete
  7. Đọc lại và đọc qua các comment của bác NSC và bác SNT (i.e. Sonata), mạo muội giơ tay phát biểu như sau:

    1/Đồng ý với edit của bác NSC. Chị So thua đi!
    2/ "that's something else": em nghĩ dịch như chủ blog cũng được. Nếu là em thì em dịch là "lại là chuyện khác" không có chữ "hẳn".
    3/Edit của bác NSC chuẩn. Eidt của chị So còn chuẩn hơn: "với thời gian".
    4/ Edit của bác NSC quá chuẩn. Câu đấy NL dịch tối như cái tiền đồ của chị Dậu:))

    ReplyDelete
  8. vầng (gãi đầu gãi tai) từ giờ đến chiều các bác đợi tôi sửa sai với làm nốt ạ hic, rồi lại ném đá tiếp nhá

    ReplyDelete
  9. thêm tí... :)

    "having trouble" đơn giản là "gặp khó khăn" chứ không phải "mắc chứng", "mắc mớ", "mắc nạn" hay "dính líu" đâu (thí dụ: Speak up, I'm having trouble hearing you = Speak louder, I can't hear you). RC vận dụng nhiều từ tương đương trong một câu: trouble/difficulty, trying/attempting.

    khi RC viết "long narrative fiction", ông đề cập đến một thể loại - ở đây ông muốn ngầm tương phản với thể loại truyện ngắn ((short) story) và thể loại thơ (poem) mà ông thích [nsc]

    ReplyDelete
  10. vẫn còn đoạn nữa nhỉ, thế đã được ném đá chưa?:))

    Carver cũng mâu thuẫn: bảo là ghét mẹo mực, nhưng rất ưa xài mẹo mực. Mà thật ra, viết truyện ngắn kiểu gì cũng phải xài mẹo mực.

    ReplyDelete
  11. đoạn sau thoáng hẳn ra: like this :))) lần sau, ăn no ngủ kỹ zồi hẵng zịch nhá [nsc]

    ReplyDelete
  12. rất là biết ạ, nhưng những lúc như thế còn phải ấy nữa hic

    ReplyDelete
  13. Bác Carver thì bẩu không nên có mẹo, còn bác NHT, nổi tiếng cuả VN, thì lại nói viết văn cần phải có mẹo. Thật đúng như lời Mr. Do nói, zăn nghệ xĩ các ông bà nhiều chiện quá chời.

    ReplyDelete
  14. I overheard the writer Geoffrey Wolff say "No cheap tricks" to a group of writing students. That should go on a three-by-five card. I'd amend it a little to "No tricks." Period. I hate tricks.

    "mẹo" theo nghĩa "trick" của Carver không có nghĩa là "kỹ thuật" mà là mưu mô, thủ đoạn gian xảo, thao túng, cố ý đánh lừa người đọc vì bản thân người viết thiếu khả năng diễn đạt một cách lôi cuốn qua việc chọn chữ, đặt câu, dàn dựng cấu trúc thứ tự các sự kiện và nhân vật - các điều này đều phải học hỏi và luyện tập!

    thí dụ: sau một chương đầy tình tiết éo le, người đọc tự mình cảm thấy bất nhẫn. trái lại, sau vài trang đối thoại, tác giả chen vào: bất nhẫn đến thế là cùng! trường hợp thứ hai là "cheap trick."

    nói khác đi, Carver nhấn mạnh sự độc đáo trong cách nhìn, sự chân thật trong cảm xúc và sự tinh tế trong trình bày (tức là "gốc," fundamental), và khuyên tránh múa may nhằm gây tác dụng (tức là "ngọn," trick). [nsc]

    ReplyDelete
  15. Tôi hiểu rồi, cảm ơn nha bác NSC. Theo lời bác giải thích, thì tôi đã đọc thấy rất nhiều "cheap trick" ở các truyện ngắn trên báo chí Việt Nam.

    ReplyDelete
  16. sau cùng, đã trọn essay. :) nói chung, bài này quý. tôi thích nhất hai đoạn sau:

    ... Rốt cuộc thì ta cũng chỉ có vậy thôi, các từ, tốt hơn hết chúng nên là những từ chuẩn, được phân ngắt đúng chỗ để nói được chuẩn xác nhất những gì cần nói. Nếu các từ cứ trôi nổi theo cảm xúc lơi lỏng của nhà văn, hoặc nếu chúng không kỹ càng, chính xác vì một nguyên do nào đó - tóm lại là nếu các từ bị nhòe nhoẹt - thì cái nhìn của độc giả sẽ trượt qua chúng, sẽ chẳng đi đến đâu cả.

    ... Trí tuệ và kỹ năng văn chương của anh ta, ý thức về tỉ lệ và ý thức về tính chất đích đáng ở mọi thứ của anh ta: những thứ ở kia thực sự như thế nào và anh ta nhìn chúng ra sao - khác với tất tật người khác nhìn chúng. Và điều này sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ sáng sủa và đặc thù, thứ ngôn ngữ được sử dụng để mang lại các chi tiết có thể soi sáng câu chuyện cho độc giả. Để các chi tiết được cụ thể và và chuyên chở được nghĩa, ngôn ngữ phải chuẩn xác, chọn lọc kỹ càng. Các từ có thể kỹ càng đến mức nghe thật bình thường, nhưng chúng vẫn có thể gánh vác; nếu được dùng đúng, chúng có thể chạm tới mọi cung bậc.

    và lời của Pound: "Trình bày chuẩn xác là phẩm hạnh ĐỘC NHẤT của việc viết."

    thank you. like. :) [nsc]

    ReplyDelete
  17. Bác NSC có thể nào dịch một vài đoạn hay nhất trong cuốn "The Role of the Reader" cuả Umberto Eco

    http://www.amazon.com/Role-Reader-Explorations-Semiotics-Advances/dp/025320318X/ref=pd_sim_b_4#reader_025320318X

    cho chúng tôi sáng mắt chút được không ạ?
    Mặc dù bạn Goldmund "đánh giá cao" [rất sợ dùng mấy từ này, nhưng thôi kệ] chị So về "for a time" là "theo thời gian", nhưng tôi ủng hộ cách cuả bác.

    - Alberta Eco

    ReplyDelete
  18. "với thời gian" khác "theo thời gian" à nha.
    Còn "một thời gian" thì nghe hơi bất công với cái mệnh đề khủng ở trên "Nhưng nhà văn nào có cách nhìn dặc biệt về mọi thứ và cống hiến sự trình bày nghệ thuật cho cách nhìn ấy"

    ReplyDelete
  19. "Tôi thích cảm thấy sợ hãi hoặc có cảm giác về sự đe dọa trong các truyện ngắn. Tôi nghĩ một chút đe dọa là rất cần thiết trong một truyện ngắn"

    Carver thường xuyên tạo ra cảm giác sợ hãi hoặc đe dọa trong truyện của ông. Trong truyện của ông, đôi lúc bật cười cũng là bất an, còn nói câu một câu đơn giản như "tạm biệt" hay "mình đi nào" cũng có thể chất chứa rất nhiều đổ vỡ.

    ReplyDelete
  20. đặt lại vào bối cảnh lịch sử: Raymond Carver thuộc bộ tứ kinh hoàng của văn chương Mỹ thế kỷ XX, trong bài Carver cũng đã nhắc đến hai người là Barthelme và Barth (hình như giữa Carver và Barthelme có vụ cãi cọ to trên báo chí), người thứ tư là ai quên mất rồi, Cheever hay Gass nhỉ, tức là những nhà văn thiên về "less is more"

    còn cả loạt tên mà Carver nhắc tới trong bài là các nhà văn chuyên truyện ngắn lừng danh của nước Mỹ trong những năm 50, 60, chủ yếu xuất hiện trên The New Yorker

    ReplyDelete
  21. Mỗi lần nhìn thấy chữ "original" là rất sợ, không biết nên dùng chữ tiếng Việt như thế nào để lột tả được ý. Ở đây NL dịch là "uyên nguyên". "Uyên nguyên" theo mình hiểu chỉ là "sâu sắc" thôi. Thật ra với phần lớn ngừơi đọc, chữ "uyên nguyên" có khi còn khó hiểu hơn chữ "original":) Nên chăng dịch là "độc sáng"?


    Câu: "She says she doubts that many writers know where they are going when they begin something."

    NL dịch là:

    "Bà nói bà ngờ nhiều nhà văn biết họ sẽ đi đến đâu vào lúc khởi sự một cái gì đó".

    Mình nghĩ phải thêm chữ "không" hay "chẳng" vào mới rõ nghĩa:

    "Bà nói bà ngờ nhiều nhà văn chẳng/không biết họ sẽ đi đến đâu vào lúc khởi sự một cái gì đó".

    vì "she doubts" có nghĩa tương đương "she doesn't believe" hay "she thinks it's unlikely".

    Chữ "ngờ" trong tiếng Việt một mình nó không diễn tả được cái hàm ý negative.

    ReplyDelete
  22. đúng đấy, "may be around for a time" là cách nói mộc mạc của người Mỹ, khi Carver dùng thì... tạo ra cảm giác bất an: thế là thế nào? một thời gian là bao lâu? khen hay mỉa?

    cũng như mình kết luận "được như thế thì nhà văn ấy không phải là hạng bốc đồng", thì hẳn là tốt rổi, nhưng người cẩn trọng (như Carver) sẽ không khẳng định là "ông ấy sẽ nổi tiếng" hay "bà ấy sẽ tồn tại lâu dài với năm tháng" - ai biết đấy vào đâu? mình đánh giá một số tác phẩm là "cổ điển" (nhiều người dùng từ "kinh điển", nhưng tôi thì ngần ngại) chỉ vì mình đứng ở thời điểm mấy trăm năm sau mà xét, chứ vào lúc ấy thì... ai biết đấy vào đâu [nsc]

    ReplyDelete
  23. "original" mà context không rõ thì thường không thể biết muốn nói "độc" hay "đầu", ở đây context cũng không rõ, nhưng theo logic mà suy thì không phải "độc": có vẻ Carver muốn nói experiment trong viết truyện ngắn là khởi sự của mọi thứ

    thêm "không/chẳng" vào câu của O'Connor là ngược nghĩa chứ?

    ReplyDelete
  24. @GM: "she doubts (that) they know..." = "bà không chắc là họ biết..." cho nên bác đề nghị chèn chữ "chẳng" vào thì lại thêm rối rắm

    It should be noted that real experiment in fiction is original, hard-earned and cause for rejoicing.

    "original" cũng được dịch là "độc đáo", nhưng trong trường hợp này tôi đề nghị "sáng tạo"

    @NL: nhất định không phải là "khởi sự" như bác hiểu

    [nsc]

    ReplyDelete
  25. Mình thấy không ngược nghĩa, vì ý O'Connor nói là nhiều nhà văn khi viết câu đầu chẳng biết câu cuối sẽ như thế nào. Ví dụ của bà về vụ chân gỗ minh họa cho ý này. Sau đó Carver tán đồng, dẫn ra ví dụ về truyện bắt đầu bằng câu máy hút bụi. (Đây chính là truyện Collectors trong tập Will You Please Be Quiet, Please - wait and see!). Khi đó Carver chỉ viết xong câu đầu, biết là sẽ có một câu chuyện, nhưng chưa biết chuyện sẽ như thế nào.

    ReplyDelete
  26. Bà ấy ngờ vực cái điều ấy nghĩa là bà ấy tin điều ấy ko xảy ra, GM nói đúng đấy.
    Ngược nghĩa mới hợp lý, bà ấy nghĩ là nhiều người khác cũng không biết truyện của mình dẫn đến đâu vì bà ấy suy từ bà ấy ra, như bà ấy kể đấy.

    ReplyDelete
  27. Ý tớ là ngược nghĩa với câu dịch ban đầu của Nhị Linh.

    ReplyDelete
  28. Ở tiếng Việt nếu chỉ viết "ngờ" không thì nhiều khi nghe tương tự như "nghĩ" chứ không phải "không nghĩ".

    Tôi ngờ rằng anh ấy đã có vợ = Tôi nghĩ rằng anh ấy đã có vợ
    Chứ không được hiểu là: Tôi nghi ngờ cái chuyện anh ta có vợ, tôi không tin anh ta có vợ.

    ReplyDelete
  29. @NSC: Bác nói: "@GM: "she doubts (that) they know..." = "bà không chắc là họ biết..." cho nên bác đề nghị chèn chữ "chẳng" vào thì lại thêm rối rắm".

    Em hiểu y sì như bác, cho nên em mới đề nghị thêm "không" hay "chẳng" vào, vì chữ "ngờ" không diễn tả được hàm ý negative.

    ReplyDelete
  30. chán nhỉ không tìm được một bản tiếng khác nữa để soi mấy chỗ

    "original" ở đây nằm trong một cái gì đó khá là "vuốt đuôi" trong thái độ của Carver với quan niệm của Barth: không thích nhấn mạnh vào thể nghiệm, nhưng ok, thể nghiệm là cực quan trọng trong truyện ngắn, có ba nấc: phải nằm ở khởi đầu, và tính chất của nó là khó nhọc, rồi kết quả là mang lại lạc thú, trong "uyên nguyên" có "nguyên" chỉ nghĩa "nguyên khởi"

    cái từ "độc sáng" nghe ghét nhỉ

    ReplyDelete
  31. hi hi có bạn HY làm đồng minh rồi, móc tay tấn công phe trục nào:)

    ReplyDelete
  32. "độc sáng" là vừa độc đáo, vừa sáng tạo, bản quyền Trần Tiễn Cao Đăng đằng đẵng quy tiên he he

    ReplyDelete
  33. @NL: nếu hiểu như bác thì tiếng Anh phải dùng từ "initial" chứ

    tìm bản tiếng khác à? ôi dào, họ còn... ấy hơn NL ấy chứ - thôi, "original" đi cho nó oách [nsc]

    ReplyDelete
  34. lại có người nhảy vào đòi bản quyền từ "độc sáng" bây giờ

    bác nào search giỏi tìm "On Writing Short Stories" đi, muốn hiểu rõ ý Carver thì lại phải đọc cái ông ấy trích nữa

    mệt thật

    ReplyDelete
  35. ôi giời, original sin thì chẳng nhẽ lại là tội sáng tạo hay tội độc đáo/sáng ạ?

    ReplyDelete
  36. thì thêm quách chữ "nghi" vào (Bà nói bà nghi ngờ nhiều nhà văn biết họ sẽ đi đến đâu vào lúc khởi sự một cái gì đó) :))

    ReplyDelete
  37. tội nguyên sơ, ông cụ ạ - có nghĩa này nghĩa kia chứ lị. mấy ông bạn Công giáo của tôi thì cứ nằng nặc "tội tổ tông", chán thật, à hay là dùng từ này, nhể? :))) [nsc]

    ReplyDelete
  38. nói chung là khó a khó a thôi mình cũng chẳng thấy vấn đề gì, có chịu gạch đá thì đến đây cũng được một rổ rồi nhưng chắc cũng chỉ thế thôi

    mình biết một người có khả năng còn bị gạch đá rơi ầm ầm xuống đầu suốt một thời gian dài cơ á, chắc là đang sợ run lên í

    ReplyDelete
  39. tiếng Anh nó buồn cười lắm các bác ạ

    họ nói "I doubt that..." hay "I suspect that..." mà chẳng có ý tiêu cực theo nghĩa đen "nghi ngờ" hay "khả nghi" gì cả, họ nói trong những bối cảnh bình thường, có thể với những người thân với nhau

    họ chỉ muốn nói "I'm not sure that..." hoặc "I don't think that", nghĩa là "tôi không chắc rằng..." [nsc]

    ReplyDelete
  40. cơ khổ, em nói negative là "phủ định" chứ có phải "tiêu cực đâu"

    đại khác em thấy em với bác NSC hiểu câu đó giống nhau, chỉ có diễn tả khác nhau thôi:)

    nhờ gạch đá chứ kg lại bảo là ế xưng ế xỉa rồi cứ đi ngủ sớm thì nguy nan lắm:))

    ReplyDelete
  41. nhân tiện góp ý (gạch) luôn: original idea

    ý tưởng khởi đầu? chẳng phải. một ông đạo diễn đã làm được hơn 10 bộ phim, một hôm hứng chí phát kiến ra một phim quái chiêu, không giống ai, không biết xếp loại như thế nào, được bà con khen ngợi: An original movie! [nsc]

    ReplyDelete
  42. Bác nsc, tôi ngồi nghĩ mãi không ra "tội nguyên sơ" là tội gì, có phải là tội xuất phát từ nhu cầu bản năng nhất, ăn vụng vì đói? trai trên gái dưới vì tình? :P

    Nhất trí với chị So vụ nghi ngờ. Hai bạn giò đợt này kết đoàn/giò phối hợp Raymond Carver đẹp thật :P

    ReplyDelete
  43. thì đây lại là độc đáo, context rõ thế rồi còn gì ạ

    ReplyDelete
  44. @HY: đại khái thế đấy bác ạ, cái lỗi lầm nền tảng dẫn đến những lỗi lầm khác - bác cũng có thể đối chiếu với bác So về "dưa chua" í :) [nsc]

    ReplyDelete
  45. It should be noted that real experiment in fiction is original, hard-earned and cause for rejoicing.

    thêm gạch xây chuồng bò: original còn một nghĩa nữa là primary, không phải là "đầu tiên" hay "tiên khởi" - liên hệ với context trên, nên dịch là "chính yếu"

    like? [nsc]

    ReplyDelete
  46. không like:)

    em nghĩ original dịch là "sáng tạo" hay "độc đáo" là tương đối ổn

    ReplyDelete
  47. mà thôi kg gạch đá gì nữa, đi chọc tổ ong bầu đây

    mới tậu được, cực kỳ hoành tráng, nhõn 100 nghìn nhé

    ReplyDelete
  48. em mạn phép tham gia góp ít sơn cho chuồng bò có màu sắc tí. Câu này nhen:
    "Fundamental accuracy of statement is the ONE sole morality of writing."
    NL: Trình bày chuẩn xác đến mức nền tảng CHÍNH LÀ đạo đức duy nhất của viết
    NSC: "Sự chuẩn xác của trình bày là phẩm hạnh ĐỘC NHẤT của việc viết."
    câu của NL thì sai rồi, e bàn câu góp ý của bác NSC thôi: e k cho rằng fundamental ở đây chỉ để nhấn mạnh như bác NSC nói, bản thân chữ accuracy dịch là chính xác hay chuẩn xác đều ok thôi, nhưng quả thật là dịch như bác NSC thì đã mất chữ fundamental rồi.
    Nhìn lại và phân tích kỹ cụm fundamental accuracy of statement ta có thể thấy chữ fundamental rất quan trọng và không phải là 1 từ chêm vào để nhấn mạnh, nhất là ở câu này nó được xét như 1 definition cho morality of writing. Xét nghĩa thông thường thì fundamental = nền tảng, thiết yếu...và xét trên phương diện theory thì chữ fundamental luôn chỉ đến 1 structure sâu hơn, nằm bên dưới, nâng đỡ cho cái gì đó. Khi ta đưa ra một statement thì đàng sau nó luôn có một background mà ta tin và hiểu để đưa ra được statement đó. chẳng hạn một câu đơn giản như "trời sắp mưa" thì cũng cần phải có những dấu hiệu fundamental để giúp ta biết phát biểu ấy có accuracy hay không. Có lẽ đây chính là hàm ý của chữ fundamental accuracy [tính chính xác bản chất/ nền tảng]. Chữ morality có thể dịch được là phẩm hạnh [virtue] nhưng e nghĩ phẩm hạnh k đủ rộng để nói lên tính tương tác giữa author-writing-reader. Luân lý thì có lẽ đủ và đúng hơn chăng.
    Em xin tạm dịch lại:
    Tính chính xác ngay tại nền tảng của phát biểu là luân lý duy nhất của Viết.
    em hiểu thế thôi k biết có sơn được chút gì không hay lại bôi bẩn chuồng bò của bác NL.

    ReplyDelete
  49. "Original sin" tớ có thấy dịch là "nguyên tội". Bà Mary được tôn là "đấng vô nhiễm nguyên tội".

    ReplyDelete
  50. mấy con bò của tôi rơm rớm nước mắt cảm động

    đi tìm bài của O'Connor không ra, lại thấy mấy thứ hay hay về truyện ngắn:

    http://www.theshortstory.org.uk/features/index.php4?features_id=40

    http://www.fishpublishing.com/writing-short-stories.php

    http://thoughtcapital.wordpress.com/2007/04/13/kurt-vonneguts-8-rules-for-writing/

    ở cái link Vonnegut, các bác chú ý nguyên tắc số 6, xà địch :)

    ReplyDelete
  51. Chỉ là tạt sang bên lề thôi.

    Bọn Tầu dịch original thành các nghĩa sau:

    1. Sơ khởi, sớm nhất, đầu tiên. Thí dụ "an orginal edition" họ dịch là "nguyên bản"

    2. Độc sáng tính (có tính độc sáng): nghĩa là không sao chép hoặc mô phỏng của bất cứ ai trong các trường hợp như "nguyên tác", "nguyên trước"...

    Đại khái thế. Chữ "uyên nguyên" bạn Nhị Linh dùng cũng mang vài nghĩa cơ bản:

    Nghĩa thứ nhất là "đầu nguồn", "khởi nguồn".Cũng có ý chỉ bản nguyên của sự vật.

    Nghĩa thứ hai là chỉ sự truyền thừa học nghiệp

    Còn nghĩa nữa cũng thường được dùng là "nguồn sâu", hoặc "sâu rộng".

    ReplyDelete
  52. hehe bây giờ thì biết là các bác ấy học từ "độc sáng" của người Tàu

    ReplyDelete
  53. "uyên nguyên" có lẽ mượn từ Ấn Độ :))) [nsc]

    ReplyDelete
  54. http://thoughtcapital.wordpress.com/2007/04/13/kurt-vonneguts-8-rules-for-writing/

    "6. Be a sadist. Now matter how sweet and innocent your leading characters, make awful things happen to them — in order that the reader may see what they are made of."

    It should be "No matter how sweet..."

    ReplyDelete
  55. "Tôi viết văn như thế nào?" cuả Umberto Eco

    http://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=816

    ReplyDelete
  56. cám ơn bác NTH, không ngờ bác đã dịch quyển này rồi, mà TV không ghi ngày post bài lên à? và vẫn chưa hết à?

    chắc đúng là "no" chứ không phải "now" rồi

    ReplyDelete
  57. Tôi search Umberto Eco trên Google, no' dẫn tôi đến link đó. Toàn bộ là do bác Hoàng Ngọc Tuấn dịch.
    Entry này cuả Nhị Linh cũng hay. Nghe "thập cẩm" nhỉ. Hoa hồng và hoa lan chẳng có gì ăn nhập với nhau, nhưng cái đẹp thì chỉ là... đẹp. Thế thôi. Tôi không giỏi ăn nói lắm. Mong thông cảm.

    -NK.

    ReplyDelete