Hôm trước, ở cửa hàng thịt, mẹ của Óscar Mayer nói với mẹ tôi thế này:
- Tôi sẽ mua cho Óscar nhà tôi một cái máy vi tính xách tay để nó viết lại cuộc đời nó. Xét cho cùng, những gì Manolito nhà chị kể chẳng có gì đặc biệt hết cả.
- Tốt thôi, nhưng làm thế thì sẽ phải sẵn sàng mà chịu nhiều rủi ro lắm đấy. Manolito nhà tôi đã phải thú nhận ngay từ đầu rằng nó bị gọi là Mắt Kính; con trai chị sẽ phải ký tên là Óscar Mayer [một nhãn hiệu xúc xích ở Tây Ban Nha], viết hoa từng chữ một.
- Không có chuyện đó đâu nhé, nó tên là Óscar Sandoval chứ.
Thế là mẹ tôi đáp lại ngay:
- Chị hãy công nhận là ở Carabanchel này, chẳng ai biết nó tên là Óscar Sandoval cả.
Và tất cả các bà cùng đồng thanh:
- Công nhận đi, công nhận đi!
Ở khu phố của tôi mọi chuyện cứ diễn ra như vậy đấy, người dân thích nói thẳng toẹt mọi thứ vào mặt nhau; ở đây, không ai có thể lừa ai hết.
Cậu bạn Óscar Mayer của tôi sẽ không bao giờ viết về cuộc đời mình bởi mẹ nó sẽ không bao giờ để nó bắt đầu cuốn tiểu sử tự thuật của mình bằng câu: “Tôi tên là Óscar Sandoval, nhưng tất tật lũ bạn tôi đều biết đến tôi dưới cái tên Óscar Mayer, ông vua xúc xích”.
Phải nói rằng phải can đảm lắm thì mới viết được một tiểu sử tự thuật. Mỗi lần một tập mới trong bộ bách khoa toàn thư vĩ đại về đời tôi được in, tôi lại thấy vô cùng xấu hổ khi ra đường, bởi mọi người đều biết rõ về những điều sâu kín hết mức của chúng tôi, và không chỉ có tôi, mẹ cũng rất xấu hổ khi đến chợ để rồi bác Martín bán cá nói với mẹ:
- Trời ơi, Catalina, chị đừng có đét Manolito nhà chị như thế nữa chứ; đét thế rồi đến trường thì làm sao mà học hành được.
- Cái đó thì đúng đấy, một bà lợi dụng cơ hội để nói xen vào, tôi ấy à, con trai tôi, nếu phải đét nó, thì tôi đét vào đít, lấy giày đi ở nhà mà đét chứ, để nó không bị đau mà tôi cũng không bị đau.
Trong các quán bar cho dân lái xe tải, những người phục vụ hỏi bố tôi như sau:
- Thật ra thì Manolo ơi, con trai anh nó nói anh còn phải trả nợ cho cái xe bao nhiêu tiền nữa nhỉ?
Bác Luisa cũng không thích mọi người biết bác Bernabé hay có xu hướng thả khí độc trong bụng ra, không thích mọi người biết bác đội một bộ tóc giả. Thế nhưng mẹ tôi vẫn tìm cách nói lý với bác ấy:
- Nhưng mà này, sao chị lại cứ muốn mọi người không biết anh ấy đội tóc giả trong khi mỗi Chủ nhật anh ấy lại đội một bộ có màu khác nhau nhỉ; thôi được rồi, về câu chuyện thải khí độc trong bụng… ta cũng biết nhiều người như thế mà.
Ông tôi thì chẳng thấy hề hấn gì khi mọi bí mật của mình đều bị phanh phui:
- Người ta có biết tất cả đống răng của tôi đều là răng giả thì cũng có làm sao đâu, biết tôi có vấn đề về tuyến tiền liệt thì cũng có làm sao đâu, biết tôi ngáy như kéo bễ và cả ngày cứ ngồi lì ở quán Tropezón thì cũng có làm sao đâu… Từ khi các bà già ở Câu lạc bộ Hưu trí biết mọi khiếm khuyết của tôi, họ bổ nháo bổ nhào vào tôi như một đàn ruồi. Giờ đây, các bà ấy còn thích tôi hơn trước đây, cái hồi họ cứ tưởng tôi chính là hiện thân của một ông già hoàn hảo.
Ngốc cũng vui sướng, mặc dù nó không hề thích gì chuyện tên thật của nó xuất hiện trong tập hai. Nó thì chỉ muốn cứ tiếp tục làm đứa trẻ bốn tuổi theo kiểu cổ điển, với một điều bí ẩn cần che giấu thôi.
Thôi được rồi, nói gì thì nói, ngay cả khi Óscar Mayer đã sẵn sàng kể những chuyện đáng xẩu hổ nhất trong đời nó, thì để viết ra được cuộc đời ấy, có một cái máy vi tính xách tay đâu đã đủ, vì sự thật là tôi chưa bao giờ viết những gì mà bạn đang đọc đây. Người đã viết là cái bà có tên ở trang bìa ấy. Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên cách đây đã nhiều năm, bà ấy tìm kiếm trẻ con trên phạm vi toàn hành tinh và, rốt cuộc, bà ấy đã chọn tôi. Bà ấy đến nhà tôi, đặt một chiếc máy ghi âm lên bàn và bắt tôi nói, chẳng chút xót thương nào hết. Trong suốt khoảng thời gian đó, bà ấy cứ liên hồi nhét vào miệng những cái bánh ngọt mà mẹ tôi mua từ cửa hàng bánh của Bà Porfiria mang lên. Mẹ tôi và bác Luisa quan sát bà ấy qua khóe mắt. Khi bà ấy đã đi, bác Luisa bảo:
- Sao mà cái bà ấy ăn lắm…!
Với bà ấy, tôi đã kể rất nhiều chuyện, thậm chí là cả những chuyện lẽ ra không bao giờ tôi nên kể, theo lời mẹ tôi. Khía cạnh tốt trong câu chuyện này là chúng tôi, nhà García Moreno, chúng tôi đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới, khía cạnh tệ là điều đó chẳng giúp gì được cho chúng tôi, bởi nó không mang lại cho chúng tôi một xu nào, dù cho có người nói bà ấy đã trở nên vô cùng giàu có bằng những đồng đô la kiếm được nhờ các câu chuyện của tôi.
Cách đây chưa lâu lắm, bà ấy gọi điện đến. Mẹ tôi nói:
- Kìa, lại là bà ta quay trở lại để kiếm cho đầy túi đấy.
Lần này, chúng tôi hẹn gặp ở quán Tropezón. Chúng tôi có nghĩa là mẹ tôi, bác Luisa, ông tôi, tôi và Ngốc… và máy ghi âm đặt ngay giữa bàn, như mọi khi. Cái bà có tên ở trang bìa ấy hỏi mẹ tôi và bác Luisa liệu hai người có thể sang ngồi ở bàn khác hay không:
- Để thằng bé không bị rối trí quá…
Và khi chúng tôi chỉ còn lại hai người với nhau, bà ấy bảo tôi phải kể những gì tôi chưa bao giờ kể về cuộc sống trong gia đình tôi và về các bạn của tôi. Bà ấy nói những câu chuyện của chúng tôi đang cạnh tranh với các chương trình thịt tế [cháu nó nhầm ;p] trên tivi, phim tình dục và vấn đề bạo lực.
- Nào, xả cho cô những thứ bí mật khó nói đi nào.
- Đồng ý, nhưng với một điều kiện…
- Điều kiện gì nào? Cô chấp nhận tất, bà ấy nói, ở thời điểm căng thẳng tột cùng như lúc này.
- Cháu muốn trên bìa sách tên cháu phải to hơn tên cô, và tên cô phải thật là nhỏ, để ai ai cũng nghĩ rằng cháu mới là người viết cuốn sách. Hoặc cô chấp nhận như vậy, hoặc cô sẽ không có gì hết.
Bà ấy suy nghĩ trong năm phút, năm phút đáng nguyền rủa.
- Được rồi, cô đồng ý.
Tôi cũng đòi các chữ cái trong tên tôi phải sáng lên rồi tắt đi, nhưng bà ấy đáp về mặt kỹ thuật điều đó là không thể.
Rồi tôi uống một ngụm rượu từ cốc whisky thứ hai của mình (thật ra là cốc Coca-Cola thứ hai) và bắt đầu kể cho bà ấy nghe những chương câu chuyện đời tôi, những chương còn chưa bao giờ vượt qua các bức tường Carabanchel, và giờ đây chúng đang ở ngay trước mắt bạn. Ông tôi nói để an ủi tôi:
- Đừng lo lắng gì hết, Manolito ạ, ông chưa bao giờ biết một gia đình nào không có bí mật khó nói phải che giấu đâu.
Người phụ nữ ấy đi khỏi cùng cuộn băng cát xét và sau một thời gian, bà ấy gửi cho tôi cuốn sách này, tức là cuốn sách thứ ba.
Tôi không biết liệu bà ấy có trở lại hay không bởi, sau ba tiếng ghi âm, lúc bà ấy tiến lại gần quầy bar để trả tiền, bác Ezequiel đã nói với bà ấy:
- Mười một nghìn đồng.
Trên thực tế, mặc dù bà ấy không hề biết, bố tôi, bác Bernabé, ông của Yihad, Yihad, Tai To, Melody Martínez, Susana, bạn trai của mẹ Tai To, mẹ của Tai To, Bà Porfiria, cô Asunción, Mù Tạt, Melanie, Jessica trước đây từng béo ị, Paquito Medina và Boni (nó đã ăn mấy con tôm) đều đến dự bữa tiệc. Người phụ nữ nín thở, rồi sau đó rời khỏi Tropezón mà gần như không cả chào tạm biệt.
- Mẹ có nghĩ là bà ấy giận không? tôi hỏi mẹ.
- Kệ bà ấy chứ; bà ấy nợ chúng ta mà, với toàn bộ số tiền mà bà ấy kiếm được nhờ chúng ta…
Và chúng tôi, các nhân vật của cuốn sách khủng khiếp này, chúng tôi chạm cốc với nhau, chẳng buồn nghĩ gì đến bà ấy nữa.
Quan hệ tác giả/nhân vật ở đây quả là rất ngộ nghĩnh. Nhân vật chính, thằng bé Manolito, kể là tác giả đã tới gặp nó, bắt nó kể chuyện, ghi âm lại, viết thành sách và kiếm kha khá tiền. Nhân vật chính còn kể thêm rằng tác giả là người tham ăn, keo kiệt vì không chịu chia cho nó-nhân vật chính, người kể chuyện, chút nhuận bút nào... Một chi tiết rất thú vị là nhân vật chính chỉ đồng ý kể cho tác giả những bí mật sâu sa của nó với điều kiện trên bìa sách, tên nhân vật phải to hơn tên tác giả.
ReplyDeleteQuan hệ tác giả/nhân vật cũng được khai thác bởi các nhà văn khác, nhưng có lẽ không được đặc sắc như trong "Manolito". Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong "L'immortalité", tác giả kể là đang ngồi ở quán cà-phê đợi một nhân vật của một tác phẩm mà ông ấy đã viết cách đây nhiều năm. Văn học VN cũng có đấy: trong "Chinatown", nhân vật chính là nhà văn, mấy đêm liền bị một nhân vật trước đây của mình gõ cửa đòi "chị ơi, chị lại cho em làm nhân vật của chị nhé". Tạ Duy Anh thì viết hẳn một tiểu thuyết tên là "Đi tìm nhân vật". Còn Bảo Ninh thì cho nhân vật Kiên của "Nỗi buồn chiến tranh" nghiền ngẫm một bản thảo có vẻ như chính là "Nỗi buồn chiến tranh"! Hẳn còn các ví dụ khác mà tôi chưa kịp nghĩ ra...
Hay, thâm và rộng. Như nho ấy! :))
ReplyDeleteanh đã xem Hạt cơ bản chưa? hôm trước mua được đĩa này chỗ Victory Hàng Bạc, định bảo anh mua nhưng ko có số đt và lúc ấy blog của anh vẫn khóa.
ReplyDeletehơ em nào đấy :)
ReplyDeletephim đấy có lâu rồi mà, anh xem cách đây mấy năm rồi, nhưng boring lắm
em Hoàng, hi hi, quên ko ký tên.
ReplyDeletevâng, cái phim này đề sản xuất năm 2006, chắc chỉ có một phiên bản này thôi. bác này cũng làm phim, anh xem chưa ạ?
This grape is great and green
ReplyDeletecan make white wine for the grandpa(s)
a sleepingtime story for the teen(s)
for the tree of life is evergreen...
:-)
Happy New Year, NhiLinh!