Tên tuổi nó ám vào người đấy các bác ạ. Trong Đỏ và đen có nhân vật Baron Baton buồn cười thế, hồi bé tôi đọc nhớ mỗi chi tiết ấy với cả chi tiết Julien Sorel rút súng bắn đoàng một phát trong nhà thờ. Kết luận: funny, violent và religious bám rễ ăn sâu thật đấy ;p
Trong lịch sử văn học Pháp, có tờ tạp chí Combat (Albert Camus các thứ) nghe là biết rồi. Chủ nghĩa lãng mạn thì có "la bataille d'Hernani", cuộc chiến xung quanh vở kịch của Victor Hugo, kể từ đó Chateaubriand mất ngôi chủ soái phong trào vào tay Hugo. Nhưng có một người ngay cái tên đã là chiến đấu, oánh nhau, vật lộn rồi: Georges Bataille.
Bataille thì nhiều thứ lắm, nhưng một thứ cực hấp dẫn là tập La Littérature et le Mal (Văn chương và cái ác) viết về tám nhà văn, trong đó đưa ra định đề là văn chương thì dính liền với cái ác. Chủ đề này gần đây có thêm một khảo luận lớn nữa của Pietro Citati, Le Mal absolu (Cái ác tuyệt đối) dày kồm kộp và rất là chi tiết về văn chương Âu Mỹ thế kỷ XIX. Quyển này thì mình ăn ở hiền lành nên đã được tặng, nhưng hồi năm ngoái dự định đưa Citati sang đây nói chuyện về Italo Calvino bị đổ bể hic.
Các ấn bản sau này của La Littérature et le Mal không in lại đủ cái bìa bốn của bản đầu tiên, 1957 (Gallimard). Cùng năm 1957 ấy Bataille còn in Le Bleu du ciel bên Jean-Jacques Pauvert và L'Érotisme bên Minuit. Hai tình yêu kia thì nói sau nhá :d, còn đây là bìa bốn của bản đầu tiên:
"Người khác thú ở chỗ họ quan sát những gì bị cấm, nhưng những gì bị cấm thì mù mờ. Họ quan sát chúng, nhưng họ cũng phải vi phạm chúng. Vi phạm những điều cấm không phải vì họ ngu dốt: việc ấy đòi hỏi một sự can đảm nhất quyết. Với con người, sự can đảm cần thiết cho việc vi phạm chính là một thành tựu. Đặc biệt, đó là một thành tựu của văn chương, với thách thức là sự chuyển động chính yếu. Văn chương chân chính có tính chất Prométhée. Nhà văn chân chính dám làm những gì đi ngược lại các luật lệ nền tảng của xã hội hiện hành. Văn chương đặt vấn đề về những nguyên lý của sự quy định, sự thận trọng cốt yếu.
Nhà văn biết mình là thủ phạm. Anh ta có thể công nhận những lầm lỗi của mình. Anh ta cũng có thể đòi được hưởng một cơn sốt, đó chính là dấu hiệu của sự đặc tuyển.
Tội lỗi, sự buộc tội, nằm ở đỉnh cao.
Trên con đường đi của tám nhà văn được nghiên cứu trong cuốn sách này, Emily Bronte, Baudelaire, Michelet, William Blake, Sade, Proust, Kafka, Jean Genet, chúng tôi đã dự cảm được cái khuynh hướng nguy hiểm này, nhưng cái khuynh hướng ấy xét về mặt con người thì lại có tính chất quyết định, cho một thứ tự do tội lỗi."
chiến nhỉ :p
Trong một ghi chú, Bataille giải thích vì sao không có Lautréamont trong tập sách này (Lautréamont thì tôi đã nhắc tới khi bàn về sự xuất hiện của Phạm Công Thiện):
"Ở tập hợp này thiếu mất một nghiên cứu về Les Chants de Maldoror. Nhưng hiển nhiên là xem xét một cách nghiêm ngặt thì làm việc này sẽ là thừa. Về tập Poésies thì chỉ cần nói rằng nó thích ứng hoàn toàn với vị thế của tôi. Poésies của Lautréamont, đó không phải là thứ văn chương "biện hộ cho tội phạm" ư? Tập thơ ấy gây ngạc nhiên, nhưng người ta có thể hiểu được nó thì không phải là nhờ quan điểm của tôi hay sao?"
Còn đây là những gì Swinburne viết về Sade, được Bataille trích dẫn:
"Ở ngay giữa bản hùng ca đế chế ồn ã ấy ta nhìn thấy bừng bừng cháy khuôn mặt sét đánh đó, khuôn ngực rộng chằng chịt ánh chớp đó, con người-dương vật, vẻ mặt trông nghiêng đầy vẻ uy nghi và vô sỉ, cái nhăn nhó của vị Titan đáng sợ và trác tuyệt; ta cảm thấy lưu chuyển ở trong những trang viết bị nguyền rủa ấy một cơn rùng mình của vô biên, rung động trên cặp môi bốc cháy như một hơi thở của cái lý tưởng giông bão. Hãy lại gần, bạn sẽ nghe thấy phập phồng bên trong cái xác thối đầy bùn đất và đẫm máu đó những động mạch của linh hồn vũ trụ, những đường mạch căng tràn máu thần linh. Cái chốn dơ bẩn ấy lại ngập bầu trời; trong chuồng tiêu đó lại có cái gì đó của Chúa. Hãy bịt tai lại trước tiếng lách cách lưỡi lê, tiếng ùng oàng của đại bác; hãy quay đi khỏi vũng lầy chuyển động của những trận chiến thua hay thắng; khi ấy bạn sẽ thấy nổi bật lên trên cái nền tối đó một bóng ma khổng lồ, chói sáng, không sao diễn tả nổi; bạn sẽ thấy vươn cao lên trên cả một thời kỳ lấp lánh những tinh tú hình tượng kỳ vĩ và chết chóc của hầu tước de Sade."
Emily Brontë (phát âm "bron ti")
ReplyDeleteđúng thế ạ, lười paste (pết ti) :)
ReplyDeleteMười thế kỷ văn chương Pháp (2 tập) chắc anh có rồi nhỉ? ;)
ReplyDeletechả nhớ ;p nhưng mấy cái sách ấy chật nhà lắm í
ReplyDeletecó gì chiến hơn không hehe
"The city of sanity..."?
ReplyDeleteWelcome to California, NhiLinh. They are all insane there:
http://wiki.answers.com/Q/What_California_cities_start_with_San
;-p
Vũ Đình Hòe - Thanh Nghị hồi ký, hờ hờ :D
ReplyDeleteui xời cái đó anh có cả bản thảo viết tay, đủ hết mọi ấn bản hehe
ReplyDelete