Nov 29, 2011

(ghi chép biên tập) Nhà biên tập trong 1Q84

1Q84 có một nhân vật vô cùng hấp dẫn, Komatsu, một nhà biên tập, một người điển hình của mẫu nhà biên tập: ngạo đời, bất chấp nhiều thứ, sẵn sàng tạo dựng các fiasco văn chương, một khi mà đã máu :d Nhưng đặc biệt Komatsu có một năng lực tiên quyết của một nhà biên tập: ngửi một cái là biết văn hay văn dở, có đáng "đầu tư" hay không. Nhân vật này làm tôi nhớ đến nhân vật nhà biên tập của Dublinesca (Enrique Vila-Matas), rồi nhân vật Bubis người in sách cho Archimboldi ở Hamburg, trong 2666.

Nếu quả thực nhà văn chỉ có một câu chuyện rồi cứ kể đi kể lại mãi (ai nói thế nhỉ, Faulkner à, hay Nabokov?) thì cho đến 1Q84, cái câu chuyện mà Haruki Murakami kể đi kể lại mãi là câu chuyện về hai thế giới song song: ta sống ở thế giới này nhưng còn tồn tại một thế giới khác nữa. Đã là như vậy từ mấy bộ tiểu thuyết lớn nhất của Murakami: Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới.

Cấu trúc truyện chia làm đôi, một chương kể chuyện này rồi chương kế tiếp kể chuyện khác cũng cho thấy điều đó.

Và những fantasy của Murakami mới thực là đặc trưng cho phong cách của ông. Các tiểu thuyết "hiện thực chủ nghĩa" như Rừng Nauy hay Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời như thể là những lúc Murakami "xả hơi", đồng thời kiếm thêm độc giả :p bởi một tác giả theo khuynh hướng fantasy có vẻ sẽ có thể tìm được nhiều độc giả hơn nếu đột nhiên chuyển tông sang kiểu "hiện thực".

Tuy nhiên, trong 1Q84, mặc dù nó rất dài, tôi cảm thấy sức mạnh văn chương của Murakami bị giảm sút, nhất là trong lựa chọn (mà tôi cho là) dễ dãi ở chỗ để miêu tả thế giới song song, Murakami đã lấy ngay hình mẫu về một cộng đồng kiểu utopia.

Vụ fiasco trong giới xuất bản mà 1Q84 kể đại khái là có một cuộc thi nhà văn trẻ, một bản thảo được gửi tới, Tengo, một trong hai nhân vật chính của truyện (nhân vật chính thứ hai là Aomame, "ao" là "thanh", xanh, còn "mame" là đậu, cái tên này với người Nhật nghe rất buồn cười :p), đọc nó, thấy nó quá mức đặc biệt, có cái gì đó, và ý kiến này đã khiến Komatsu cũng đọc, rồi quyết định một vài biện pháp "can thiệp", vì nếu để nguyên thì bản thảo này mắc quá nhiều lỗi sơ đẳng, từ đó mà mở ra thế giới Little People.

(hehe bận việc rồi, để viết tiếp sau)

Cuối cùng cũng tìm được quyển này :p

4 comments:

  1. Buzzati in his notebooks: "All writers and artists, however long they live, say only one same thing."
    Manguel, bài viết về Buzzatihttp://www.tanvien.net/Tac_gia_ngoai/dino_buzzati.html

    ReplyDelete
  2. Lại có thủ bút, chữ ký bác ơi, nhưng thôi không cho bác xem đâu :p

    ReplyDelete
  3. Nhớ những truyện ngắn hay, cá tính mác PTH quá. Tiếc là lâu không được đọc tác phẩm mới. 10năm trở lại nhà văn PTH có in tuyển tập nào khg Thầy?

    ReplyDelete