Feb 16, 2013
Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhạc sĩ Phạm Duy với tôi là một nhân vật lịch sử quan trọng của nhiều giai đoạn lịch sử Việt Nam nhiều hơn là nhac sĩ Phạm Duy, nhạc Phạm Duy tôi không thể hâm mộ được. Xung quanh Phạm Duy thật là lắm câu chuyện, chẳng hạn như về gia đình ông.
Nhưng dĩ nhiên, vẫn phải nhìn nhận Phạm Duy là một nhạc sĩ, một nhân vật lịch sử ở tư cách nhạc sĩ.
Và là một con người hết sức phức tạp.
Về Phạm Duy, ở giai đoạn khá sớm, có quyển sách này, mà tôi chưa từng thấy ai nhắc đến:
Quyển sách này in năm 1969, bên trong có chữ ký tác giả đề tặng một ai đó.
Tìm thông tin tác giả trên mạng thật không dễ, vì "Hà Anh Tuấn" lại trùng tên một ca sĩ hiện nay, ca sĩ ấy lại cũng từng hát nhạc Phạm Duy. Thông tin về tác giả ở trong quyển sách chỉ vỏn vẹn "Hà Anh Tuấn (Viễn Thông - Air Việt Nam)", không hiểu là như thế nào.
Đây là một bài phát biểu được truyền trực tiếp trên đài phát thanh rồi in thành sách.
Trong chương trình ấy có kèm nhiều bài hát nổi tiếng của lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Tác giả đã dành những lời rất nồng nhiệt cho nhạc sĩ Phạm Duy: "... yêu nhạc Phạm Duy trước khi yêu ca dao; yêu nhạc Phạm Duy trước khi yêu người con gái đầu tiên của đời mình! Hơn thế, tôi đã đến với Phạm Duy trong thái độ của một người đàn em quá thiếu thốn tình thương yêu và khao khát hạnh phúc con người từ ngay buổi đầu đời! Phạm Duy đã dắt đưa trái tim chúng ta trở về với những rung động chân thành, giản dị, chất phác muôn đời của bản chất VN..."
Còn đây là sự kiện nghệ thuật lớn nhất những ngày này: Maika Elan giành giải thưởng World Press cho loạt ảnh "Yêu là yêu" - "The Pink Choice":
Đêm qua tự dưng mơ thấy nói chuyện với Phạm Duy, đang hỏi ông về tính lưỡng nhân cách, đa nhân cách trong sáng tác. Ví dụ một người sáng tác những bài rất thanh tao, lại có những bài tục kinh khủng... Ông sắp trả lời đột ngột có xe tới đón, rồi mình giật mình tỉnh dậy. Tiếc hùi hụi... GMS.
ReplyDeleteKhông kịp tiêm thuốc cho ông ấy hả bác :p
DeleteÔng ấy ngồi nói chuyện tỉnh rụi, việc gì phải tiêm thuốc... Chẳng biết sao lại mơ thấy Phạm Duy rứa không biết.
DeleteEm cũng thấy lạ quá, hay là bác kiểm điểm thật kỹ xem có ẩn ức gì với Phạm Duy không đi :p
DeleteMình cũng như NL, cũng chưa thấy hết cái hay của nhạc Phạm Duy. Nếu phải chọn giữa Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, thì mình chọn Ca Khúc Da vàng của Trịnh ngay. Chắc cái gu của mình nó thế. Mình chỉ nể nhất Phạm Duy ở những bài nhạc ngoại, lời Việt (ví dụ bài Torna A Surriento... Có lẽ ẩn ức từ khi mình xem 10 bài Tục Ca của ông. Nhưng nếu vậy mà ẩn ức thì ẩn ức nhiều lắm, theo đà này có lẽ sắp tới mình sẽ mơ thấy Hồ Chủ tịch (hay Trần Dân Tiên) không chừng. Hehe.
DeleteCó một dạo em bị tra tấn suốt một cái đĩa Phạm Duy, lại còn là DVD nữa, nát nhừ cả tai. Khủng hoảng thứ hai là "Minh họa Kiều". Nhưng thật ra em cũng thích không ít bài, miễn là thỉnh thoảng nghe thôi.
Delete"Ca khúc Da vàng" cũng là một khủng hoảng tương tự :p
À nhưng TCS em rất hâm mộ, bác xem cái này đi hehe:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2009/05/tap-duc-am-nhac.html
Vậy thì làm luôn một cái luận án postdoc về chủ đề: Ảnh hưởng của nhạc Trịnh với vấn đề sức khỏe và nét duyên của Ngọc Trinh.
Deleteyep, không thể có 1 PHẠM DUY không VIỆT NAM & 1 VIỆT NAM không PHẠM DUY!
ReplyDeleteCho em 1 quyển màu hồng ấy nhé? :D
ReplyDeleteỪ để riêng luôn không khéo sắp hot :p
DeleteHot rồi đấy. Đầy người đang lùng rồi í. hihi đội ơn đội ơn.
DeleteAnh Nhị Linh có cuốn Con Đường Tình Sử Vn qua hai thế hệ không ạ?
ReplyDeleteCó, tôi mới kiếm được.
DeleteEm tới anh mượn đi phô tô được không? Em ở Hà Nội.
DeleteThe Pink Choice mang tính báo chí nhiều hơn là một sự kiện nghệ thuật chứ?!
Ừ, không vấn đề gì.
DeleteMerci beaucoup. Nhưng em không biết làm cách nào liên lạc được với anh?
ReplyDeletenhilinhblog@gmail.com
DeleteBác còn thiếu cuốn: Phạm Duy đã chết như thế nào? của Giáo sư Triết Nguyễn Trọng Văn trước 1975.
ReplyDeleteNếu gọi là "thiếu" thì mấy món trên đây đã là gì, thiếu nhiều ấy chứ.
DeletePhạm Duy lớn khỏi phải bàn, nhưng nhiều người vẫn vin vào một số điều cấm kị mà không thừa nhận ca ngợi ông. Càng tranh cãi thì người ta càng muốn hiểu về Phạm Duy, thế lại hay :)
ReplyDeleteChỉ mong hiện tại có nhạc sĩ nào đủ năng lượng xông vào mọi đề tài như ông, chưa kể đề tài nào cũng có cả chùm âm nhạc chất lừ lừ :)
NL thử đọc bài này trên quechoa:
ReplyDeletehttp://quechoa.vn/2010/05/05/nguyen-van-ty-ngoi-thuc-voi-xa-xam/
không phải bài chủ, mà là các comments.
hầu hết đều thừa nhận PD là tài năng lớn (dẹp cái nhân cách + í thức chính trị của ông già đi), nhưng đó hình như là một PD khác, không phải chính ông.
chỉ trừ 1 comment của KWAN (đỗ trung quân):
"Nhà em sinh ra ,lớn lên ở miền Nam-sài gòn ,nghe nhạc cụ Phạm từ khi vừa thôi quấn bỉm. Yêu nước mình cũng từ ‘Tình ca ‘ bất hủ của cụ …” Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mời ra đời người ơi/ mẹ hiền ru những câu xa vời/ à ạ ơi tiếng ru muôn đời…’.Sau 1975 lại được biết thêm một “Tình ca “ bất hủ khác của ns Hoàng Việt.Túm lại là nhạc vàng,nhạc đỏ nhạc nhờ nhờ chi nhà em cũng được hân hạnh nghe qua.Lớn lên yêu đương nhăng nhít cũng lại từ ca khúc của cụ Phạm ,TCS và nhiều người khác…cụ Phạm được miền Nam trước 1975 xem là một ns lớn không chỉ bằng số lượng ,thể loại,đề tài của ca khúc cụ sáng tác mà còn chính là ảnh hưởng sâu đậm của nó trong mỗi người nghe,tiếp xúc với âm nhạc của cụ."
không nghe PD ngay khi các nhạc của ông được viết ra thì không phải nghe PD nữa rồi hehe.
Vâng, chuyện "cấm kị" như bác titi nói, tôi thấy là một vấn đề khác, chẳng mấy liên quan.
ReplyDeleteNgười cùng thời với ông ấy nghe nhac ông ấy với một cảm thức rất khác, còn như tôi, tôi có thể thích thú nhiều sáng tạo của ông ấy, phục tài ông ấy, thấy ông ấy thú vị với tư cách nhân vật lịch sử đặc biệt, nhưng bảo là thực sự cảm nhận được thì tôi e rằng là rất khó.
Mấy năm nữa có khi bác Nhị mới cảm đó hi hi...
ReplyDeleteTrích:
ReplyDelete"... Thiên Thai mở ra bằng một tiếng hát:
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng...
Bồng Lai, ở đây, chỉ là tiếng hát: Thiên Thai là lịch sử một tiếng hát, một tác phẩm nghệ thuật lừng danh và vô danh. Tiếng hát, không à ơi trên võng, không tỉ tê bên gối, không ê a dưới ánh đèn màu, không rè rè qua máy phát thanh, mà vang lừng trên sóng, vượt tới vũ trụ và lấn át vũ trụ. Tiếng hát át tiếng sóng là một âm thanh tự thức đè lên những âm thanh vô thức. Tiếng ai hát... ai hát? Ta không biết và không cần biết. Một tác phẩm nghệ thuật, khi lìa tác giả, không còn cần tác giả, như đứa con khi trưởng thành không còn cần mẹ như trước. Chúng ta yêu Truyện Kiều mà không cần liên hệ với Nguyễn Du. Liên hệ, dĩ nhiên, “thì cũng tốt thôi” nhưng không phải là điều chính yếu trong nghệ thuật. Cái sai lầm của cô Mỵ Nương là đã muốn đồng hoá tiếng hát với người hát: “Hồ nghe tiếng hát thì thương... Hồ trông thấy bóng anh chàng thì chê...” như lời ca dao có kể lại. Không cứ gì một cô bé lầu Tây sai lầm, mà cả nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa (đã) sai lầm, khi đánh giá những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ qua Nguyễn Công Trứ, đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh qua con người Nhất Linh – mà lại đánh giá sai." (Đặng Tiến, "Văn Cao tiếng hát", Diễn Đàn Forum).
Mượn Văn Cao để nói một tí về PD. Dù gì cũng phải xác nhận - như PD đã từng xác nhận, chính tôi nghe ông nói đại ý như thế - không có Văn Cao thì hẳn không có n/s PD (bệnh thiên tài là thứ hay lây!). Nhưng ý chính ở đây là: hầu hết người nghe đánh giá PD sai toét. Khen cũng lắm nhưng không đúng chỗ, chê cũng nhiều nhưng chê bậy bạ. Với tôi, PD trước hết là một khối ngọc, được ông đục đẽo thành nhạc và lời ca. Khối ngọc PD trở thành tiếng hát. Nhưng để thưởng thức cần phải "quên" tiếng hát để đi đến với khối ngọc PD, tức là tầm hồn của chàng. Nó nguyên thủy, đơn sơ ("... khi trăng nưóc chưa thành thơ...") như cái cảm xúc của một đêm trăng rằm, nằm ôm thân xác ngọc ngà của người thôn nữ - không xú chiêng, nịt vú - nơi đống rơm cạnh bờ ao... Đó là những cảm xúc rất "hiện sinh" mà PD muốn chia xẻ với mọi người... (Ý nghĩa ca dao Việt cũng nằm ở chỗ đó, PD chỉ là người chuyển dịch tài tình để mọi người có thể tiếp cận... nhưng câu như "Đêm qua ra đứng bờ ao - Trông cá cá lặn trông sao sao mờ...").
Đặng Tiến là "ông tiên" hạnh phúc khi ông nhìn thấy tất cả những điều đó... ở nhạc Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn... (lv)