Theo tôi, giới từ là căn cứ rõ rệt nhất để hiểu tư duy, quan niệm về không gian và thời gian của từng dân tộc.
Đó là quan niệm nền tảng nhất, vì giới từ phải được hình thành từ rất sớm và không giống tự vị, nó rất ít thay đổi, số lượng lại rất nhỏ.
I. Về không gian
Dần dần, quan sát hệ thống giới từ tiếng Việt, tôi rút ra kết luận, người Việt Nam dùng hai quy chiếu quan trọng nhất là mặt đất và nhà. Trú sở của người Việt Nam là mặt đất và ngôi nhà, tư duy của người Việt Nam luôn luôn tìm cách định vị không gian theo đó.
- "Tôi trèo lên cây", "tôi ngồi trên cây" là ví dụ tiêu biểu hơn cả, "trên" ở đây là trên so với mặt đất. Ngôn ngữ phương Tây không quan niệm như vậy, vì có quy chiếu khác. Điều này tôi đã nói qua ở đây.
- "Ngoài phố" là tiêu biểu cho quy chiếu ngôi nhà: tiếng phương Tây nói "trong phố", nhưng Trịnh Công Sơn viết "Ngoài phố mùa đông, đôi môi em là đốm lửa hồng".
Nhận xét mới: người phương Tây có quan niệm không gian vây quanh chủ thể nói, họ viết "I'm in the street", không quan tâm đến gì khác nữa. Không gian là cái không gian trong quan hệ với chủ thể nói.
Vậy nên, khi viết "Tôi sống trong thành phố Hà Nội từ ba năm nay" hoặc "Tôi ngồi trong quán cà phê" một cách đương nhiên, thì tức là bạn đã bị lây nhiễm cách tư duy của người phương Tây.
Người Việt Nam sẽ nói "ở" là chủ yếu, hoặc các biến thể sắc thái khác. "Tôi ngồi ngoài quán cà phê nhìn mưa rơi trên phố": ở đây ta quay lại quy chiếu ngôi nhà. "Tôi ngồi quán cà phê" (không cần giới từ). "Tôi ngồi trong quán nhìn ra": "trong" đã trở thành nhấn mạnh đối lập trong/ngoài. Ví dụ nữa: "Tôi hay gặp bạn bè ở/ngoài quán cà phê", nếu nói "Tôi hay gặp bạn bè trong quán cà phê" tức là bạn đã lai căng đầu óc :p lai căng dĩ nhiên chưa chắc đã là xấu.
II. Về thời gian
Tôi chỉ xét ngôn ngữ nói, vì ngôn ngữ viết kiểu gì cũng đã lây nhiễm lối viết phương Tây từ rất lâu, rất rất nhiều thứ đã thành ra quá bình thường, đặc biệt ở một đất nước như Việt Nam.
Điều này tôi cũng từng nói đến.
Khi nói "hai hôm trước", bạn đã tự động dịch lối nói của phương Tây sang tiếng Việt.
Vì quy chiếu thời gian của tiếng Việt là lúc này, hiện tại.
"Hai hôm trước" là so với cái gì? Đầu óc Việt Nam không chấp nhận trừu tượng như vậy, mà sẽ nói "hôm kia", hoặc giả "Cách đây ba hôm" chứ không phải "Ba hôm trước", trong đó "đây" rất quan trọng, chính là biểu hiện của hệ quy chiếu Việt Nam.
Tương tự, rất tương tự, là cách nói giờ rất rất phổ biến, "năm sau": trong khi nói, "sau" hay "trước" cần có điểm mốc; ở chỗ này, cụm từ tiếng Việt thích hợp nhất của tư duy thời gian ở người Việt Nam là "sang năm". Để thấy cái vô lý của "năm sau", chỉ cần thêm từ vào: "ba năm sau", ví dụ trong câu "Tôi sẽ viết xong cuốn sách ba năm sau". Ngớ ngẩn, đúng không? :p ("Đợi hai ba năm nữa, quê mình thôi khói lửa" :p)
đó hihi, đúc kết giản dị chỉ vậy thôi
cho thêm vào đây phân tích một mẫu câu đơn giản tôi thực hiện cách đây đã lâu:
tôi có ba ví dụ nhé:
(1) Khi NL đi ra đường, không mặc quần.
(2) Khi đi ra đường, NL không mặc quần.
(3) Khi NL đi ra đường, NL không mặc quần.
Ngữ nghĩa thì tất nhiên ai cũng hiểu, nhưng câu (1) và (3) là viết sai tiếng Việt. Sai "mẹo", vì vẫn hiểu được nghĩa không sai lệch, nhưng không đúng tiếng Việt.
Câu (1) cần có mệnh đề phía sau vì cả cụm đã có mới chỉ là trạng ngữ. Ví dụ câu đầy đủ sẽ là "Khi NL đi ra đường, không mặc quần, một con chó xồ tới và bạn biết chuyện gì xảy ra rồi đấy."
Câu (3) là dạng đặt câu thừa chủ thể (subject).
(4) Khi NL đi ra đường, chàng không mặc quần.
ReplyDelete(5) Khi NL đi ra đường, NL không mặc quần (vì nàng mặc váy).
Hehe, vui một tý, xin vô phép.
câu (4) hay phết đấy, chỉ cần viết Khi chàng đi ra đường, NL không mặc quần là mọi chuyện đã lại khác nữa rồi :p
ReplyDeleteĐiểm rõ rệt là người phương Tây lấy "tôi" làm trung tâm điểm của hê thống quy chiếu (không gian), nên họ mới được thoải mái ngồi "trong" phi cơ, trong khi trong khi 'ta' phải ngồi "trên" tầu bay, "ngoài" quán, đi "trên" đường (và chỉ được ngồi "trong" nhà!)...
ReplyDeleteĐúng là "tôi" chỉ đưọc du nhập vào cùng với văn hóa Pháp (Tây Phương nói chung). Trước đó, thơ văn ta chỉ nói về "tôi", trong tương quan với người khác hay với những "siêu ngả", như tổ quốc, giống nói, núi sông...!
Tùy theo ngữ cảnh như thế nào thì mới on the plane hay in the plane chứ. Nếu một đống hành khách en masse thì là travel on the plane, "you are allowed to bring 7kg of handbag onto the plane"...
ReplyDeleteNhưng nếu ông phi công lái máy bay chiến đấu bị bắn rớt báo cáo về mặt đất thì sẽ là "I'm still safe in the plane".
Tương tự với cái cây, trong tiếng Anh có thể dùng on the tree và in the tree tùy lúc.
Dạ... có lẽ "get on the plane" hay "get in the plane" đều được - nhưng idiom đúng là "get on the plane" - khi máy bay vẫn còn đứng ở dưới đất ạ. Còn khi phi cơ đang bay hay đang... rơi thì "I'm sitting in the plane" an toàn hơn!
ReplyDeleteCòn "on the tree" và "in the tree" khác nhau khá nhiều. Chẳng hạn, nếu cây cao 10 thước, thì ít ai ngồi "on the tree" cả.
Về tiếng Anh và các từ "trong phố," "ngoài phố," nói "I'm in the street" thì không sai, nhưng nghe chưa được ổn. Vì bằng tiếng Anh mình thường không nói đến cái "phố." "I'm outside" là đủ, hay nếu nói đến đường phố thì "I'm out on the street" or "I'm out in the street." Đúng là tiếng Việt bị tây phương hóa. Còn nữa, những người học tiếng Việt như ngoại ngữ sẽ rất dễ áp dụng ngữ pháp của ngôn ngữ mình khi nói và viết bằng tiếng Việt.
ReplyDeletexa nhau từ đây
ReplyDeleteGần thêm chút nữa
ReplyDeleteanh làm em nhớ cụ Nguyễn Tuân tán ngôn ngữ, “Tán về ngôn ngữ”
ReplyDelete