Aug 19, 2014

a và b và c về me tây - trịnh hữu tuệ

Bài của Trịnh Hữu Tuệ về "me Tây", mà bản chí coi là một dẫn nhập vào cái thế giới đã được bay bướm hình tượng hóa từ cách đây rất lâu bằng cụm từ "thế là mợ nó đi Tây".

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tuy nhiên bản chí chia sẻ không ít với các ý kiến ở trong đó.

Bài viết cũng sử dụng lối trình bày rất cá nhân; về mặt này, bản chí xin phép không nói rõ mình có đồng tình hay không.


a và b và c về me tây

trịnh hữu tuệ



vì tò mò nên vừa tìm đọc bài báo về ba chữ n của gái miền tây ở đâu đó trên mạng. liếc qua phần ý kiến bạn đọc thấy rõ công luận rất phẫn nộ vì tác giả đã "vơ đũa cả nắm." mình thì có cảm giác bài báo bị ném đá phần chính vì giọng văn quá ngây ngô, làm độc giả có cảm giác người viết ít học, bắt nạt được. chứ về trình độ vơ đũa cả nắm thì bạn này còn thua xa mấy me tây vén váy chửi "đàn ông việt." mà để ý thì thấy phần đông đàn ông việt bênh các em miền tây chằm chặp nhưng hầu như vô cảm trước những mạt sát của các me. mình thì hơi khác. mình đặc biệt dị ứng với các loại "me tây chửi việt." có lẽ vì mình đã ở nước ngoài khá lâu, có cơ hội tiếp xúc với các thành phần quan yếu nên biết rõ hơn một chút trong chăn có bao nhiêu rận. sau mười năm sống bên đức, mình chỉ có thể nói rằng phần lớn các me tây chửi việt là những con người vô cùng bất hạnh, và có một cuộc sống hết sức nhục nhã. điều đáng sợ là nhiều người trong số họ đã thoả hiệp được với số phận một cách xuất sắc đến mức họ cảm thấy tự hào về những sự nhục nhã ấy. mình quen một chị, tạm gọi là A, có một ông chồng được coi là trí thức, vì ông có bằng cử nhân của đông đức cũ. A luôn luôn ở trong trạng thái nổi xung với đàn ông việt, và mặc dù chị có nêu ra nhiều lý do xã hội chính trị để giải thích cho sự nổi xung triền miên này, ai cũng nhìn ngay ra được nguyên nhân thực sự của nó, đó là chẳng ma nào trong cái đám đàn ông việt mà chị căm thù ấy rung động trước nhan sắc của chị cả. có lần chị tự hào khoe rằng ông chồng tây của chị, trong thời gian hai vợ chồng còn sống ở việt nam, đã cấm không cho ông bà ngoại đụng vào cháu, vì sợ ông bà sẽ "làm hỏng" nó. tất nhiên, các loại chồng tây thường hay coi bố mẹ vợ là khỉ, hoặc nếu không thì cũng là một chủng người mọi rợ chưa tiến hoá và nên tiếp xúc càng ít càng tốt. điều này không có gì đáng ngạc nhiên. cái làm mình ngạc nhiên, và kinh hãi, là việc A đã tự đào tạo khả năng cảm thấy kiêu hãnh khi bố mẹ bị chồng tây coi là khỉ. đáng kinh hãi không kém là trường hợp một me khác, tạm gọi là B. me này đã tự hào kể rằng ông chồng tây, cũng trí thức theo kiểu ông trên, trong một bữa ăn với mấy người bạn việt, đã lẳng lặng đứng lên bỏ về, không nói gì với ai, làm mọi người cứ tưởng ông đi toilet để rồi sau đó hốt hoảng không hiểu ông biến đi đâu. mình nghe chuyện chỉ thấy ông chồng đó rất bất lịch sự. nhưng theo B thì hành động lẳng lặng đứng lên bỏ về này không những không bất lịch sự mà còn hoàn toàn hợp lý, phản ánh một tính cách vô cùng mạnh mẽ, độc đáo, khó có thể tìm thấy ở đàn ông an nam. cũng chính ông chồng độc đáo đó đã từng nói thẳng vào mặt B là "ich hasse dein land" ("i hate your country"), để rồi được B kể lại với giọng âu yếm và tự hào không kém. một me khác nữa, C, tự coi mình là trí thức nhưng lại lấy một ông chồng thuộc giai cấp công nông, và mặc dù cả đời ông chưa bao giờ đọc hết một quyển sách, ông luôn có nhu cầu chỉ ra sự ngu dốt của người việt, và cả người các nước khác. có lần mình đang ngồi chơi với C và mấy người bạn việt thì ông đi làm về, hỏi rất to "chúng mày đang nói cái thứ tiếng gì mà nghe kỳ quái thế," làm C cười hinh hích trước khi te tái chạy đi nấu mỳ cho ông ăn. ông chồng của C cũng rất ghét việt nam và đã tuyên bố là sẽ không bao giờ đến thăm việt nam. ông bảo ông ghét việt nam vì "việt nam là một nước độc tài," nhưng vẫn thản nhiên nói rằng ông muốn có dịp đến thăm bắc triều tiên, và nếu nghe ông nói về israel và dân do thái thì thấy rằng chất SS trong tâm hồn ông - nhất là yếu tố bài do diệt chủng của nó - vẫn còn vô cùng đậm đặc. lưu ý rằng A, B và C còn là những trường hợp lấy được chồng lành lặn, sạch nước cản, có công ăn việc làm, và bản thân mấy chị này cũng còn nói được tiếng tây - mặc dù nói với âm điệu việt nam đặc sệt nghe rất buồn cười - và ít ra còn có một chút tư duy, tức đọc các loại sách dễ dễ cũng còn hiểu mang máng được vài quyển, ngồi nói chuyện phiếm cũng thả được vài cái tên. còn các thể loại vợ không biết tiếng, đọc lá thư không nổi, chồng thất nghiệp béo phì phải vén bụng lên mới nhìn thấy chim, hai vợ chồng cả ngày chỉ gầm gừ ậm oẹ được với nhau mấy câu về ăn ngủ ỉa đái bằng một thứ ngôn ngữ người rừng trước thời kỳ săn bắn và hái lượm, thì đầy! đại đa số là như vậy! đại đa số các me tây là những con người bất hạnh hơn A, B và C rất nhiều. và họ không chỉ bất hạnh vì sống không ra sống, mà còn vì phải gồng mình lên chứng tỏ với thế giới, nhất là với đám đàn bà trong nước, rằng họ không bất hạnh. họ lao tâm khổ tứ đi kiếm đủ các loại dữ liệu, thống kê để thuyết phục mọi người rằng lấy tây sướng hơn lấy ta, sử dụng những so sánh ngớ ngẩn nhất để chứng minh rằng "chất lượng sống" ở tây cao hơn ở ta. thậm chí có me còn động kinh đến mức lồng lộn cãi cho bằng được là tây nước mình giỏi hơn tây các nước khác. và đặc biệt là các me luôn luôn nổi điên khi thấy có một thằng đàn ông việt nam nào đó không sợ tây, dám cãi lại tây, và không ôm bụng cười ngặt nghẽo khi tây - nhất là tây của các me - pha trò một cách vô duyên và nhạt như nước ốc. còn rất nhiều các ví dụ khác nữa để minh hoạ cho sự méo mó, què cụt, cùng quẫn trong tâm lý của các loại me tây chửi việt, nhưng mình không nói hết được ra ở đây. để dịp khác sẽ nói tiếp, nếu có hứng.

mình phải nói ngay rằng độc giả hoàn toàn có thể, thậm chí nên, coi các nhân vật A, B và C ở trên là những kết hợp có phần trừu tượng của các trải nghiệm và quan sát vụn vặt trong đời thực. họ không nên liên hệ chúng trực tiếp với ba người đàn bà cụ thể nào đó trên thế giới. nếu có ai nhìn ra bản thân hoặc người quen trong một hay hai hay cả ba nhân vật này thì cũng chỉ là do một sự giống nhau ngẫu nhiên mà thôi. last but not least: tại sao mình lại viết những dòng trên? tại sao không để yên cho một bộ phận vô cùng nhỏ và vô cùng đáng thương của nhân loại tiếp tục sự tồn tại của họ trong vương quốc êm đềm của sự ngu xuẩn? vì mình nghĩ nếu có một nhóm người hoang tưởng vĩ cuồng càng ngày càng bốc mùi thối hoắc cứ xưng xưng xúc phạm mình, ông mình, bố mình, chú mình, các bạn mình ... bằng cách miệt thị và lên giọng dạy giỗ "đàn ông việt," thì cũng chẳng có lý do gì để mình phải im lặng. ít nhất mình cũng nên có vài lời để cho thấy rằng sự thật có thể được nhìn từ nhiều góc độ, và từ một số góc độ nhất định thì nhóm người kia chưa chắc đã có đủ tư cách để mở mồm dạy bất kỳ ai, về bất kỳ cái gì.

18 comments:

  1. Bác Nhị Linh đăng bài này làm tôi phải tìm thêm vài bài của Trịnh Hữu Tuệ để tiếp tục không ưa ông này.

    (Ấy là vì) tôi luôn thấy THT đặt mình ở vị trí cao hơn người khác và không chịu rằng mình có thể sai. Có thể ông ấy cố tình thế, có thể không, nhưng tôi luôn cảm thấy thế. Một ví dụ chẳng hạn: ngày xưa ông ấy viết thế này:

    "Tôi cho rằng nằm trong bản chất của phê phán là tiền giả định về tự do của chủ thể tư duy, và vì một phản xạ có điều kiện không phải một hành động tự do, phê phán mang tính phản xạ có điều kiện là một mâu thuẫn nực cười mà chúng ta nên tránh."

    thì bây giờ, đến một con rắn tự cắn đuôi cũng còn ít mâu thuẫn nực cười hơn.

    Thêm nữa, tôi rất ghét việc lạm dụng các phong cách trình bày cá nhân, vì, như THT từng viết, "niềm tin sâu sắc của tôi [THT] là dù một nhà ngôn ngữ học có đáng được nể trọng đến đâu chăng nữa thì cũng không thể đáng được nể trọng hơn ngôn ngữ học."

    Tất nhiên, người ta cũng có thể dựa vào lối trình bày cá nhân để bảo vệ việc dùng một chữ "l" viết thường trong "ich hasse dein land". Nhất là khi người ta sống ở Đức đã mười năm, lành lặn, sạch nước cản, và có thể đã là một nhà ngôn ngữ học đáng nể trọng.

    -N

    ReplyDelete
    Replies
    1. ngoài mấy chuyện theo tôi là không mấy liên quan đến chủ đề, cho tôi hỏi bác điều này: chỗ "rắn cắn đuôi" của bác có phải một suy luận không? hay là hệ quả từ sự "không ưa" "chủ thể" "phê phán"? vì tôi vẫn chưa thấy rắn cắn đuôi đâu cả, đây hình như không phải một phản xạ có điều kiện mà

      Delete
    2. bác làm tôi phải lục tục tra mất một lúc để biết mình không lầm "phản xạ có điều kiện" với "phản xạ không điều kiện" ;)

      Đây, đoạn đấy đây:
      " có lẽ vì mình đã ở nước ngoài khá lâu, có cơ hội tiếp xúc với các thành phần quan yếu nên biết rõ hơn một chút trong chăn có bao nhiêu rận. sau mười năm sống bên đức, mình chỉ có thể nói rằng phần lớn các me tây chửi việt là những con người vô cùng bất hạnh, và có một cuộc sống hết sức nhục nhã."

      thế nghĩa là, nếu dựa vào những câu chữ trên, người đọc có thể bảo:

      1. Nếu THT không "ở nước ngoài khá lâu" - chưa ở nước ngoài bao giờ, mới sang Đức một thời gian ngắn, v.v.-, hoặc
      2. THT "ở nước ngoài khá lâu", nhưng không "có cơ hội tiếp xúc với các thành phần quan yếu"(1),

      (hoặc...)

      thì THT sẽ không "đặc biệt dị ứng với các loại "me tây chửi việt."", không bị "ngứa" có điều kiện như thế này.

      Tất nhiên, bác có thể bảo "[...]" vì tôi không ưa "chủ thể". Phía tôi, tôi không nghĩ là thế.

      Tôi cũng rất ghét "me Tây chửi Việt".
      Cùng với một mức độ như thế, tôi rất ghét những gì cực đoan :)

      (1) mà thật tôi chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu với từ "quan yếu". Tôi còn vừa tra "Trịnh Hữu Tuệ + quan yếu" xem thế nào, just for fun.

      Delete
    3. hic bác mà tra "Nhị Linh"+"quan yếu" thì chắc kết quả cũng làm bác ngạc nhiên đấy :(

      Delete
    4. hì, bác là dân ngôn ngữ học chuyên nghiệp rồi, mấy quả này thì tôi chịu chết :p

      Delete
    5. à quên, comment vừa rồi của bác là comment thứ 8888 trong lịch sử cái blog này đấy hehe

      Delete
  2. à cũng xin nói thêm một chút :p

    có ý kiến cho rằng hình ảnh "rắn cắn đuôi" không hề làm nổi bật lên ý tưởng "mâu thuẫn", vì rắn cắn đuôi là hết sức bình thường :D

    ReplyDelete
  3. Rắn cắn đuôi thì thường, nhưng rắn độc cắn đuôi, mới ghê. Đó là định nghĩa nhà phê bình, và Nguyễn Tuân mới thèm, khi ta chết nhớ chôn theo với ta 1 tên phê bình! NQT

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tks bác Tin Văn. "Rắn tự cắn đuôi" thật không đạt. Hay giờ ta thêm "phiên bản Việt" cho Ouroboros? Vẫn có rắn, mà đỡ phải chạm vào mấy ông phê bình, kẻo các ông ấy ngứa nọc thì khổ :P

      -N

      Delete
  4. Cắn độc cắn lưỡi mới đúng, sorry

    ReplyDelete
  5. Những người phê phán đàn ông Việt như vậy họ phê phán những cái chưa hay mang tính "xã hội" của đàn ông Việt Nam chứ đâu hướng vào chỉ trích cá nhân cụ thể từng người. Họ cũng có bạn bè là đàn ông, có bố, có chú... và vẫn kính trọng và tôn trọng những người đó thôi. Họ thường là nhà văn nên viết có chua ngoa hơn bình thường thôi. Bạn Nhị Linh lại đi phê phán họ trên phương diện cá nhân, nhiều khi động tới những nhược điểm cá nhân, hình thể của họ, như vậy là không nên. Như ở Trung Quốc có ông luật sư mù bênh vực cho quyền lợi người nghèo, nếu nói như bạn thì các dư luận viên cũng có thể nói là ông đó mù có nhìn thấy gì đâu, bất mãn nên mới làm thế. Bạn có thể không đồng ý với những cái người ta nói nhưng theo mình bạn chỉ trích cá nhân như thế là không nên.
    Nếu ai đó viết cái này tôi cũng chả comment nhưng tôi biết bạn Nhị Linh là người có kiến thức, sống ở nước ngoài lâu mà vẫn vậy nên tôi mới góp ý. Xin nói thêm tôi là đàn ông chứ không phải phụ nữ.

    ReplyDelete
  6. Bài bác này viết có phần đúng, nhưng cái cơ bản là những người gọi là A,B,C gì đó của bác họ ko có thời gian để ngồi chửi đàn ông Việt, nên bác chửi họ thì quả là oan cho họ quá...họ đã khổ sở cuộc sống còn nhận sự miệt thị của bác

    ReplyDelete
  7. Chả hỉu j cả. Ngôn ngữ học sao tối nghĩa vậy.

    ReplyDelete
  8. Vài ấn tượng: tản văn này của Trịnh Hữu Tuệ tước bỏ một quy tắc chính tả, nên có vẻ quá văn chương, theo nghĩa là chống lại một thứ ước lệ về một thứ bị coi là có thật.
    Như vậy thì cái có vẻ chắc chắn gần thật nhất ở đây chỉ là một thói quen nói xấu giữa "đàn" nọ vs, "đàn" kia hay cả hai, lọ phải là "đức" hay "việt".
    Một câu phàm là kiểu như có ai thích mình bất hạnh đâu! thì cũng chỉ là một câu nói láo (- ở Nam bộ, "nói láo" nghĩa là "nói phét" nhé.)
    Ông có phải cá bao giờ mà biết cá nó vui!

    ReplyDelete
    Replies
    1. bác này là bác Lưu Văn Say ngày trước đấy à?

      Delete

  9. Me tây là tên gọi những người lấy chồng tây thời pháp. Đây là những cô gái việt, do phải tiếp xúc với tây vì sanh kế, rồi lập gia đình với ngoại chủng luôn cho… khoẻ tấm thân.
    Kêu bằng me lá có ý coi thường, miệt thị nữa là khác. Đây là những người học ít và có lẽ lấy chồng không phải vì tình yêu.
    Thời pháp thuộc ta có me tây. Sang tới chiến tranh VN thì có me mỹ, me úc.

    Sau chiến tranh VN, phong trào me thinh không được mùa tới rôm rả. Gái việt thi đua trở thành me.
    Sang sang... có me mỹ (lấy mỹ) me tây (lbao gồm tây, đức, hoà lan, hung tiệp ...v.v), hèn hèn... có me đại hàn (nam hàn), me đài loan.
    Gái việt chừ làm me dám toàn khắp thế giới !
    Ngộ cái gái việt y hình chỉ thích làm về dâu những vùng đất không cộng sản, hay ít nhứt hết còn là cộng sản - Me liên sô tui chưa từng nghe qua, hay có mà hổng biết -

    Khổ thân, chàng trẻ tuổi đẹp trai họ Trịnh sang Đức học "thạc sĩ" khi ấy, hổng hiểu đi lang bang những đâu, chơi với những ai, mà xui xẻo lại đụng trúng 3 mệ me tây (đúng ra là me đức) trời ơi đất hỡi. Một mệ trong bọn họ, tạm gọi là bà a, cũng vì kém nhan sắc nên ế chỏng gọng, đành phải lấy tây, một ông tây chỉ mới có cái "cử nhơn đông dức cũ" (thế mà cũng tự hào, trời ạ)
    Khi viết bài ni, ông Trịnh mới là "thạc sĩ". Chừ thì ông đã có bằng tiến sĩ và là giáo sư (assistant professor) đại học Wisconsin đất mỹ, không rõ cái nhìn của ông về đám me mỹ (mà ông có thể gập) sẽ ra thế nào nữa lận. Tui tò mò quá xá !

    Ý kiến của tui về bài me tây của ông tiến sĩ hở ?
    Dà, đọc nó xong tui hết hồn, liên tưởng tới một trự còn trẻ nên sức dai, đang ráo riết chửi bâng quơ đám me tây vì chúng đã dám vơ đũa cả nắm mần màn "khen tây chê việt" - ta cứ chửi vậy, chửi dùm thiên hạ - những đứa ra ngoại quốc chưa đủ lâu - Ai có tật thì cứ động lòng.

    Dĩ nhiên tui động lòng, nhưng hổng phải vì có tật.
    Sự thiệt là tui hổng mấy sạch nước cản, hồi ra quốc ngoại mấy chục năm trước, hên sao cũng lấy được tấm chồng, và phước đúc ông bà, lại là người việt - chắc vì thời nớ, gái việt còn hiếm ha - Tui biết mình may mắn nên sanh lòng thương cảm những hoàn cảnh phải lấy chồng ngoại chủng của những cô những bà vì sanh kế gia đình, vì muốn thoát khỏi "thiên đường" nhưng thiếu phương tiện (không con ông cháu cha, học giỏi, có của v.v). «

    Tui đoán, cái đám đờn ông VN "vô cảm" nọ, nếu không lên tiếng, hoậc vì họ đầy tánh khí nam nhi nên tiềm tàng lòng thương xót cảm thông, hoặc họ thấy chẳng việc gì phải ... lây với hủi.
    Thời này y hình phong trào me ở VN ngày càng được mùa. Gái việt không còn ái ngại chuyện thành me đã đành, trong một chừng mực giới hạn nào đó, người ta còn hân hoan hãnh diện là khác.
    Thời trước, cái thời VN sửa soạn mở cửa, người ta hãnh diện nếu gia đình có "việt kiều". Chừ cửa đã mở toang rồi, người ta hãnh diện vì có me. Ăn theo thuở, ở theo thì, nhà có me mới bảo đảm là nhà có... đẩng cấp.

    Thiệt sự thì... cái đám me nớ có thể chúng nhố nhăng thiệt, nhưng chúng đáng thương, bởi trình độ hiểu biết không tới.
    Nay nghe một trự đờn ông nam nhi chi trí ăn học con nhà, chừng phẩn nộ cái là đâng đàn chửi rủa móc máy đám đờn bà phụ nữ dưới cơ, thiệt chẳng còn ra làm sao cả !
    Hổng chừng con gà của ông tiến sĩ bỏ ông đe làm me tây nên ông sanh uất ức ?
    Và ... hổng lẽ đờn ông trí thức khoa bảng VN bây giờ, mỗi lần phẩn nộ thì mặc váy ra đường đứng vậy à ?
    Chết thật !

    ReplyDelete
  10. thôi rồi, dính hội phụ nữ chuyên khai quật mộ cổ rồi

    ReplyDelete
  11. Ngạn ngữ tây phương có câu "đừng bao giờ đánh một người đàn bà dù bằng một cành hoa ",

    ReplyDelete