Trong thế giới sách vở, có những cái sự nó khó lắm.
rất là khó
;)
Thật ra, xuất bản Umberto Eco ở Việt Nam không khó. Xuất bản Marcel Proust dễ hơn nhiều so với xuất bản Linda Lê. Xuất bản Nabokov dễ hơn nhiều so với xuất bản, chẳng hạn, Jonathan Franzen.
Ý tôi muốn nói rằng, bỏ ra mọi thứ khác chưa bàn tới, nếu chỉ xét thuần túy từ khía cạnh xuất bản, những cái tên lớn thật ra không khó. Không khó có độc giả, không khó "gây dư luận", dẫu có thể đó là dư luận *hèm hèm hèm*. Ngay một tác giả như Italo Calvino tôi cũng chẳng bao giờ thấy lo. Thế hệ độc giả này không hiểu, không đánh giá được đúng giá trị, thì thế hệ tiếp theo sẽ hiểu.
Tất nhiên ở chiều ngược lại (nhưng thế nào là ngược lại? :p) các tác giả kiểu "điện giật", phóng điện tứ tung, những tác giả xuất hiện ở đâu là ở đấy ồn ào, hiệu sách cháy hàng, nhà in cháy máy, thì càng không cần nói đến.
Khó nhất là đoạn ở giữa. Linda Lê, dẫu có ở bất kỳ ngôn ngữ nào, ngôn ngữ gốc (tức là tiếng mẹ đẻ nhưng không phải tiếng cha đẻ) hay thứ tiếng nào đi nữa, đều có rất ít độc giả. Ý tôi đang muốn nói đến những nhà văn giỏi nhưng không phải "big name", những tác phẩm rất khó làm, rất khó nói đến, không có phản ứng trước mọi hình thức quảng cáo; nhưng những tác phẩm ấy thật ra rất quan trọng, một khi chúng tìm đến đúng độc giả dành sẵn cho chúng, thì sẽ xảy ra những hiện tượng rất lớn lao, có thể làm thay đổi cuộc đời một số con người. Điều này khó khủng khiếp, rất nản với đủ mọi thứ trở ngại và chướng ngại vật, chạy từ vật chất cho tới tinh thần :p
Nhân vật mà tôi muốn nói đến là Oriana Fallaci, với cuốn tiểu thuyết dưới dạng bức thư Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra (Lê Thúy Hiền dịch). Đây là một tác phẩm tuyệt vời, nhưng thuộc dạng sách chỉ có thể đọc để biết nó tuyệt vời, chứ nói về nó thì cực khó.
Mặc dù, cái tên Oriana Fallaci cũng không hẳn không phải là "big name". Nhà báo Oriana Fallaci là người rất hiếm hoi từng phỏng vấn cả tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lẫn tướng Võ Nguyên Giáp, một nhân vật không hề xa lạ trong mảng lịch sử Việt Nam thế kỷ 20, đối với những người quan tâm đến lịch sử.
Viết trong thập niên 70, Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra có cái gì đó khiến tôi nghĩ ngay đến bộ phim Malèna (điều này thật ra cũng chẳng có gì đáng nói, vì chẳng cần cái gì khác thì cứ hai phút là tôi lại nghĩ đến Monica Bellucci í mà :p), về người phụ nữ Ý sống trong một xã hội kỳ thị và hạ thấp giống cái, những định kiến trong đầu và những người đàn ông như thể lúc nào cũng nghĩ một ngày nào đó mình sẽ trở thành Il Duce (tức là Mussolini).
Ở Việt Nam cách đây mấy năm đã có bản dịch một tác phẩm đi theo hướng khá giống: Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời của nhà văn Hungari Kértesz Imre.
Và một "bức thư" khác rất tương tự (tuy thật ra rất khác) là của Linda Lê (chưa có bản dịch tiếng Việt). Xem thêm ở đây.
Lúc em đọc Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra, em nghĩ tới Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời, và em nghĩ ngay tới việc nó sẽ lại bị quên lãng
ReplyDeleteĐọc thì đọc vậy, nhưng để nói một cái gì đó về cả 2 quyển này, lại rất khó diễn đạt.
Kafka cũng là một ca, đọc thì đọc mà khó diễn đạt. Loay hoay cỡ nào cũng thấy nó vướng cái gì, có một cái gì đấy gợn gợn
Vậy ra NL cũng có lúc không phê bình nổi.
ReplyDeleteBao giờ thì lại có thư của Linda Lê. Hay lại giống Amerika, NL dịch rồi post luôn trên blog cho mọi người thưởng thức (icon "chớp chớp mắt đầy năn nỉ" có 65 trang khổ nhỏ thôi mà -.- )
biết là 65 trang thì cũng gớm đấy
ReplyDeleteLL thuộc public domain đâu mà làm thế được
với cả, nhắc lại là mình chỉ toàn nghĩ đến Malèna Bellucci thôi
Who's Malena Bellucci? Chắc lại vừa tưởng tượng ra ả.
DeleteQuyển "Kinh cầu..." của Kértesz Imre bác ơi.
ReplyDeleteúi, nhầm, sorry :p
DeleteCái tội của Malèna là cứ khiến cho "người ta" cảm thương và thèm muốn. Dù có sống lại bây giờ cô ấy vẫn sẽ bị các bà xé xác thôi.
ReplyDeletehồi trước em cũng thích Monica Bellucci lắm, bây giờ thì hơi đỡ một chút rồi
ReplyDeletenhưng trong lòng thì vẫn coi Malèna như là hình tượng mối tình đầu ấy :3
http://33.media.tumblr.com/963ea767376cb9bbf20f0aee8a079661/tumblr_mkn7hfROnq1qkg5u5o1_500.gif
http://38.media.tumblr.com/1f303c963b8809edfca994263aa49064/tumblr_mk4zsn1xRj1qlxvxuo3_500.gif