tiếp tục "sờ vào là"
tiếp tục "Giáo dục châu Âu"
vì ở đây nói đến các từ (một từ) cho nên cũng tiếp tục một post về từ trước đây
Đã có thể quay trở lại với Baudelaire (hồi hộp quá):
Nhưng, trước khi nói đến cái từ propre trong địa hạt Baudelaire, tôi muốn nói đến một từ khác ở một phạm vi rộng hơn. Một từ bắt đầu sống khi nhận được attestation: nếu muốn biết rõ hơn thì có thể hỏi các nhà ngôn ngữ học.
Trong vòng trên dưới một năm vừa qua, một từ đã có nhiều "attestation": đấy là từ cồ quẹt.
cô ấy thật là cồ quẹt
con mụ đó phải cái là cồ quẹt quá
Một từ nữa: kể từ khi có các attestation, tôi đã thấy quả thật là nó đứng vững được (một từ cũng cần đứng, tất nhiên nó cũng cần test: cũng phải đi qua các thử thách). Đấy là từ "cảm tri". (về "cảm tri")
Ngôn ngữ có một chiều không phải lúc nào cũng được nhìn thấy: chiều của tình yêu. Nhưng đặc biệt một số từ hoạt động trên bình diện của tình yêu: như là môi trường của chúng, cũng như là chính lẽ sống của chúng. Điều này tôi từng nói, nhưng ở đâu ấy nhỉ?
Với "cảm tri", tôi đặc biệt thấy đã có thể nhằm vào một từ như "thức". Tôi nghĩ, có một số từ đặc biệt tai hại, nhất là "thức", "thể" và "giác".
Một bản dịch sách triết học, trong đó tôi thấy, "thuộc tính" bị gọi là "thể tính": điều này khiến có thể thấy là ảo tưởng đến mức nào, sự dạy dỗ và vung vãi tràn lan sách triết học (tuyệt đại đa số là nhập môn) ở đây những năm vừa rồi.
đấy, lại
Quay trở vào đúng địa hạt Baudelaire, Baudelaire của Le Spleen de Paris và của Họa sĩ của cuộc sống hiện đại. Để tìm từ (tìm từ chứ không phải tạo từ), cần có các nguyên tắc khác. Những nguyên tắc ấy rất nhiều khi đi ngược lại mọi điều. Chẳng hạn, đường thẳng không phải là đường ngắn nhất, rất có thể đường thẳng chẳng bao giờ là đường ngắn nhất. Cần phải biết đi đường vòng.
Ở đây là từ - như một số người đã nhận ra - "bản sinh". Nó xuất hiện ở "Con bạc hào phóng" trong Le Spleen de Paris.
Cho đến giờ, vẫn chưa có, trong tiếng Việt, từ nào đương nổi (cần phải nói như vậy, vì vấn đề không phải là chuyện tương đương) "sein" trong tiếng Đức hay "être" trong tiếng Pháp ("being" trong tiếng Anh cũng không đương nổi, nên chỉ nhìn vào hai từ này).
HDL: <1.03 mmol/L
ReplyDelete(Y)
Bìa đã có hình ảnh làm rõ nhưng nội dung bên trong thì chưa biết điểm nào từ nào trang nào đuợc thay đổi. Bồi hồi đợi sách đến ạ!
ReplyDeleteđây này
ReplyDeleteKỳ trước tôi nói (thoáng qua) rằng khái niệm hoạt động trên bình diện của tình yêu. Theo lương tri thông thường (nó thường rất chuẩn xác, và luôn luôn chuẩn xác ở một bình diện nhất định), tình yêu thì không có đúng sai. Không có sai-đúng ở khái niệm: ta có một khái niệm "heureux" hay không "heureux". Hạnh phúc, may mắn mới là những điều chỉ ra tính cách của một khái niệm nào đó. Quay trở lại với "dụng hành" đã nhắc đến ở kỳ trước (đó là từ được dùng để dịch "pragmatism"). Đây là một khái niệm không heureux.
Tình yêu không thể đạt đến hạnh phúc nếu - a, đây là điểm then chốt, rất then chốt: tình yêu không đưa tới hạnh phúc khi có lừa dối? khi có phản bội? không hề, tình yêu thậm chí còn là địa hạt hiếm hoi chấp nhận được cả mấy thứ đó. Càng trắc trở tình yêu càng lớn - không phải đó là một sự thật tầm thường à?
Không, tình yêu sẽ lủng củng (thậm chí, không phải là chính nó) khi nó quá nhiều lý trí. Nhận ra một khái niệm (hay một mối tình) có đúng là khái niệm (hay mối tình) hay không, chỉ cần nhìn xem nó bị vướng vào lý trí hay không, có bị nhốt vào dây buộc của lý trí quá nhiều hay không. Lý trí vừa là ân sủng vừa là sự trừng phạt mà con người phải gánh chịu. Chẳng hạn "dụng hành": nó được hình thành từ quá nhiều lý trí, nó quá cố đúng. Mais c'est bête. Quá nhiều lý trí dẫn tới không chỉ ngu xuẩn (xuẩn=quá khôn), mà còn dẫn tới không heureux.
trang 119, bản dịch Họa sĩ của cuộc sống hiện đại có một cụm từ “tinh thần độ do”, có phải anh ngắt bớt từ tự do và cao độ?
ReplyDeletecao độ =))
ReplyDeleteem vẫn chưa hiểu từ cồ quẹt nghĩa gì ạ
ReplyDeletegoogle là có:
DeleteDiminutif féminin de coq, par allusion au comportement ostentatoire que l'on prête familièrement à cet oiseau. Le mot était déjà employé fréquemment comme substantif au XVIIe siècle dans les deux genres, mais avec des sens nettement différents. Coquet s'appliquait à un homme qui cherche délibérément à plaire à autrui par sa tenue vestimentaire ou ses bijoux. En contraste, une coquette s'employait pour parler d'une femme bavarde, d'une commère effrontée.
Comme adjectif, coquette, a d'abord eu une connotation péjorative identique à son sens comme substantif au masculin ; au XVIIIe siècle, le mot perd peu à peu cette connotation négative et finit par prendre son sens moderne d'"élégant, séduisant", avec, en demi-teintes, l'aspect un peu vain de cette qualité chez les gens concernés.
L'emploi du substantif coquette pour décrire un genre de colibris s'est répandu dans la première moitié du XIXe siècle après la création par le naturaliste français René-Primevère Lesson vers 1829 du nom générique "coquet" désignant les membres de l'une des six tribus d'ornismyes (ou oiseaux-mouches), i.e. le genre (Lophornis), qui est composé de λόφος, lόphos) (« huppe ») et de ὄρνις, őrnis (« oiseau »), littéralement « oiseau huppé ». Le terme faisait allusion à l'allure assez extravagante et quasi surchargée des ornements du plumage de ces oiseaux, avec leur huppe blonde remarquable, ainsi que leurs aigrettes, raquettes ou hackles arborés par diverses espèces du genre. Assez curieusement, les Anglo-Saxons adoptèrent assez rapidement coquet, mais en l'écrivant au féminin. De fait, les deux orthographes s'employaiient déjà en anglais à cette époque pour désigner une femme cherchant à séduire, voire une aguicheuse ou allumeuse; le sens est donc plus péjoratif qu'en français, et a une connotation sexuelle plus prononcée.
từ pháp, thảo nào search vn toàn ra kho quẹt=))
Deletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2022/11/rat-hung-bien.html
ReplyDelete