Quê nhà tưởng tượng
Một bức ảnh cũ lồng khung rẻ tiền treo trên một bức tường
căn phòng tôi làm việc. Bức ảnh năm 1946 chụp ngôi nhà nơi tôi còn chưa sinh ra
vào thời điểm ấy. Ngôi nhà tương đối kỳ lạ - ba tầng lầu, mái ngói dốc và hai
tháp tròn ở hai góc, tháp nào cũng có đỉnh nhọn hoắt lợp ngói. “Quá khứ là một
ngoại quốc, ở đó người ta làm mọi chuyện theo cách khác,” đó là câu mở đầu nổi
tiếng của cuốn tiểu thuyết The Go-Between
của L. P. Hartley. Nhưng bức ảnh mách bảo tôi là phải đảo ngược ý tưởng ấy; nó
nhắc nhở tôi rằng chính hiện tại của tôi mới là thứ ở ngoại, còn quá khứ là
nhà, dù cho là theo nghĩa nhà đã mất ở một thành phố đã mất trong thời gian đã
mất.
Cách đây vài năm tôi về thăm Bombay, thành phố đã mất của
tôi, sau kỳ vắng mặt đâu như nửa đời người. Vừa đến nơi, đột nhiên tôi bị thôi
thúc giở danh bạ điện thoại ra tìm tên cha tôi. Và, thật đáng kinh ngạc, tôi
tìm thấy; tên ông, địa chỉ nhà cũ của chúng tôi, số điện thoại vẫn chưa hề thay
đổi, cứ như thể chúng tôi chưa từng bao giờ bỏ đi, tới cái đất nước không sao
mà gọi nổi tên bên kia biên giới. Đó là một phát hiện thật kỳ quặc. Tôi thấy
như thể mình đang được nói cho, được thông báo rằng những sự kiện thuộc quãng đời
xa ngái của tôi rặt là ảo ảnh, và rằng sự tiếp nối ấy mới là hiện thực. Sau đó
tôi ghé thăm ngôi nhà trong bức ảnh, đứng bên ngoài, không dám mà cũng chẳng muốn
vào gặp những người chủ mới. (Tôi không muốn phải chứng kiến họ đã tàn phá bên
trong ngôi nhà như thế nào.) Lòng tôi trào cảm xúc. Lẽ dĩ nhiên, đó là một bức ảnh
đen trắng; và ký ức tôi, từng nhấm nháp các hình ảnh theo lối ấy, cũng khởi sự
nhìn nhận tuổi thơ tôi trong màn độc sắc. Những sắc màu câu chuyện riêng của
tôi rịn ra từ con mắt tâm tưởng; còn giờ đây hai con mắt kia đang bị tấn công
ào ạt bởi những màu, bởi độ rực chói của ngói đỏ, lá xương rồng xanh quanh diềm
vàng úa, giàn hoa giấy nở tưng bừng. Chắc sẽ không quá mức ủy mị nếu nói rằng
đó chính là thời điểm cuốn tiểu thuyết Những
đứa con của nửa đêm của tôi thực sự chào đời; khi tôi nhận ra mình muốn tự
tạo dựng quá khứ xiết bao, không phải trong sắc xám nhạt nhòa của những bức ảnh
trong album gia đình, mà là toàn thể, kiểu CinemaScope và Technicolor ngạo nghễ.
Bombay là một thành phố được xây dựng bởi tay người nước
ngoài, khu tô giới; tôi, đã ở nơi xa lâu đến nỗi gần như cũng trở thành một người
nước ngoài, chợt nuôi một niềm tin mãnh liệt rằng cả tôi cũng có một khu tô giới,
đó là một thành phố và một lịch sử.
Có lẽ các nhà văn ở vào vị thế giống như tôi, lưu vong hay nhập cư hay di dân, bị ám ảnh bởi một cảm giác mất mát nào đó, có một niềm thôi thúc đòi hỏi và ngoái đầu nhìn lại phía sau, dẫu cho làm thế có nguy cơ bị biến thành cột muối. Nhưng có ngoái đầu nhìn lại phía sau thì cũng phải ngoái đầu với nhận thức - điều này làm nảy sinh những sự bất xác quyết sâu xa - rằng sự tách rời về mặt vật chất khỏi Ấn Độ của chúng tôi gần như không tránh khỏi cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ không đủ khả năng đòi hỏi chính xác cái đã mất đi; rằng nói cho gọn, chúng tôi sẽ tạo ra những hư cấu, chẳng phải thành phố làng mạc có thực, mà là thành phố làng mạc vô hình, những quê nhà tưởng tượng, những Ấn Độ trong tâm tưởng.
Ở Bắc London viết cuốn sách của mình, nhìn qua cửa sổ khung cảnh thành phố khác hoàn toàn với những khung cảnh mà tôi đang hình dung để viết ra, tâm trí tôi thường trực bị rối lên vì vấn đề này, cho tới lúc tôi cảm thấy mình buộc phải đối diện với nó trong văn bản, buộc phải làm rõ (mặc cho tham vọng ban đầu, một tham vọng tôi cho rằng có đôi chút tính chất Proust, là mở những cánh cửa dẫn vào thời gian đã mất ngõ hầu quá khứ có thể tái xuất hiện đúng như nó từng có, không hề bị ảnh hưởng bởi những vặn vẹo của ký ức) rằng cái mà tôi đang thực sự tạo ra đây là một cuốn tiểu thuyết của ký ức và về ký ức, thế nên Ấn Độ của tôi là đúng như vậy: Ấn Độ “của tôi”, một phiên bản, không gì hơn một phiên bản trong số hàng trăm triệu phiên bản khả dĩ. Tôi cố gắng làm cho nó càng thực một cách tưởng tượng càng tốt, nhưng sự thật tưởng tượng thì vừa khả kính vừa đáng ngờ, và tôi biết Ấn Độ của tôi có thể chỉ là một đất nước mà tôi (giờ không còn là con người khi xưa, thông qua việc rời bỏ Bombay đã không bao giờ trở thành con người có lẽ tôi đã phải trở thành), cứ cho là như vậy, sẵn sàng chấp nhận mình thuộc về.
Đó là lý do khiến tôi để cho Saleem, người kể chuyện, trở nên đáng ngờ trong câu chuyện của anh ta; những nhầm lẫn của anh ta là những nhầm lẫn của một ký ức dễ sai lạc được ghép lại từ các nét quái lạ của nhân vật và hoàn cảnh, và cái nhìn của anh ta có tính chất phân mảnh. Có thể là khi nhà văn Ấn Độ viết từ bên ngoài Ấn Độ tìm cách phản ánh thế giới đó, anh ta buộc phải sử dụng những tấm gương vỡ, trong đó một số mảnh đã mất đi hoàn toàn.
NB. Tập tiểu luận Imaginary Homelands của Salman Rushdie nên được đọc cùng một tác phẩm của Adam Zagajewski, Two Cities. On Exile, History, and the Imagination; trong cuốn sách này, Zagajewski chia con người thành ba loại: "the settled", "the emigrants" và "the homeless".
Có lẽ các nhà văn ở vào vị thế giống như tôi, lưu vong hay nhập cư hay di dân, bị ám ảnh bởi một cảm giác mất mát nào đó, có một niềm thôi thúc đòi hỏi và ngoái đầu nhìn lại phía sau, dẫu cho làm thế có nguy cơ bị biến thành cột muối. Nhưng có ngoái đầu nhìn lại phía sau thì cũng phải ngoái đầu với nhận thức - điều này làm nảy sinh những sự bất xác quyết sâu xa - rằng sự tách rời về mặt vật chất khỏi Ấn Độ của chúng tôi gần như không tránh khỏi cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ không đủ khả năng đòi hỏi chính xác cái đã mất đi; rằng nói cho gọn, chúng tôi sẽ tạo ra những hư cấu, chẳng phải thành phố làng mạc có thực, mà là thành phố làng mạc vô hình, những quê nhà tưởng tượng, những Ấn Độ trong tâm tưởng.
Ở Bắc London viết cuốn sách của mình, nhìn qua cửa sổ khung cảnh thành phố khác hoàn toàn với những khung cảnh mà tôi đang hình dung để viết ra, tâm trí tôi thường trực bị rối lên vì vấn đề này, cho tới lúc tôi cảm thấy mình buộc phải đối diện với nó trong văn bản, buộc phải làm rõ (mặc cho tham vọng ban đầu, một tham vọng tôi cho rằng có đôi chút tính chất Proust, là mở những cánh cửa dẫn vào thời gian đã mất ngõ hầu quá khứ có thể tái xuất hiện đúng như nó từng có, không hề bị ảnh hưởng bởi những vặn vẹo của ký ức) rằng cái mà tôi đang thực sự tạo ra đây là một cuốn tiểu thuyết của ký ức và về ký ức, thế nên Ấn Độ của tôi là đúng như vậy: Ấn Độ “của tôi”, một phiên bản, không gì hơn một phiên bản trong số hàng trăm triệu phiên bản khả dĩ. Tôi cố gắng làm cho nó càng thực một cách tưởng tượng càng tốt, nhưng sự thật tưởng tượng thì vừa khả kính vừa đáng ngờ, và tôi biết Ấn Độ của tôi có thể chỉ là một đất nước mà tôi (giờ không còn là con người khi xưa, thông qua việc rời bỏ Bombay đã không bao giờ trở thành con người có lẽ tôi đã phải trở thành), cứ cho là như vậy, sẵn sàng chấp nhận mình thuộc về.
Đó là lý do khiến tôi để cho Saleem, người kể chuyện, trở nên đáng ngờ trong câu chuyện của anh ta; những nhầm lẫn của anh ta là những nhầm lẫn của một ký ức dễ sai lạc được ghép lại từ các nét quái lạ của nhân vật và hoàn cảnh, và cái nhìn của anh ta có tính chất phân mảnh. Có thể là khi nhà văn Ấn Độ viết từ bên ngoài Ấn Độ tìm cách phản ánh thế giới đó, anh ta buộc phải sử dụng những tấm gương vỡ, trong đó một số mảnh đã mất đi hoàn toàn.
Nhưng ở đây có một nghịch lý. Thật ra tấm gương vỡ có thể
cũng có giá trị ngang với tấm gương cứ cho là không tì vết. Cho phép tôi một lần
nữa thử giải thích điều này từ kinh nghiệm riêng của tôi. Trước khi bắt tay viết
Những đứa con của nửa đêm, tôi đã
dành nhiều tháng trời cho mỗi một việc là nhớ lại càng nhiều càng tốt Bombay của
thập niên 1950 và thập niên 1960; và không chỉ Bombay - cả Kashmir nữa, rồi
Delhi và Aligarh, mà trong sách tôi đã dịch chuyển đến Agra nhằm tăng ép phê
cho câu chuyện cười về Taj Mahal. Tôi thực sự kinh ngạc thấy ngần ấy thứ quay
trở lại với mình. Tôi thấy mình nhớ được người ta mặc đồ gì vào ngày này ngày
kia, những chuyện xảy ra ở trường, rành rọt từng lời những đoạn đối thoại ở
Bombay, hoặc có vẻ như vậy; thậm chí tôi còn nhớ những quảng cáo, poster phim,
bảng hiệu Jeep đèn nê ông trên Marine Drive, quảng cáo kem đánh răng Bicana và
Kolynos, rồi cây cầu cho người đi bộ bắc qua phía trên đường ray tàu hỏa địa
phương, một bên có câu slogan “Esso puts a tiger in your tank” còn bên kia là lời
cảnh báo trái ngược một cách kỳ quặc: “Drive like Hell and you will get there.”
Những giai điệu cũ kỹ bỗng chốc từ đâu hiện về: bài “Good Night, Ladies” hát
theo kiểu nhạc chế ngoài đường và, từ bộ phim Mr 420 (một nguồn hết sức quan trọng đối với người kể chuyện của
tôi), tiết mục hit “Mera Joota Hai Japani”, gần như là bản nhạc chủ đề của
Saleem.
NB. Tập tiểu luận Imaginary Homelands của Salman Rushdie nên được đọc cùng một tác phẩm của Adam Zagajewski, Two Cities. On Exile, History, and the Imagination; trong cuốn sách này, Zagajewski chia con người thành ba loại: "the settled", "the emigrants" và "the homeless".
(còn nữa) ở đâu anh ơi? hay anh lại bỏ dở nửa chừng để người quan tâm tự mày mò:/
ReplyDeleteà, dài quá nên ngại hehe
ReplyDeletevới cả qua đoạn đầu thì không còn thấy bài này hay nữa, đọc two cities í