Lâu lắm rồi không xem cái tờ vietimes đó nó viết gì, vì thực sự là nó cũng chẳng viết gì nữa cả. Nhưng hôm nay bỗng tò mò đọc một entry mới của Nguyễn Quang Lập, nói đến chuyện Bảo Ninh xin lỗi Trần Đăng Khoa. Nhớ ra là cũng đọc thấp thoáng ở đâu bài nói về chuyện hồi bé Trần Đăng Khoa được Nhà nước biệt đãi cử mấy giáo sư nổi tiếng dạy dỗ thêm: Hoàng Tuệ, Phan Cự Đệ, rồi cả Trần Quốc Vượng etc.
Mấy cái chuyện giai thoại đó thật ra cũng chẳng nên quan tâm làm gì, mất thời gian. Nhưng tại sao Bảo Ninh phải xin lỗi Trần Đăng Khoa? Thì ra là vì bài báo kể chuyện dạy dỗ kia theo Bảo Ninh là có nhiều cái bịa.
Nguyên gốc bài báo là ở đây, trên vietimes.
Vấn đề là ở chỗ Bảo Ninh (nói) cũng không biết tác giả là ai, chỉ biết chắc chắn là một ông bạn nào đó. Bài báo trên vietimes ký tên Vương Thảo.
Tôi đọc bài này thì cũng chẳng thấy quá mức gì lắm, đại khái vui vẻ một chút thì cũng không sao. Nhưng cái không sao đó, đúng như Bảo Ninh nói, cần phải được viết ra với tên thật, vì toàn liên quan tới nhân vật có thật đang tồn tại ở đây lúc này. Nếu có gì sai thì chửi vài câu rồi tí rượu vào lại xong hết.
Tôi cũng nghĩ, bút danh là thứ ai có viết lách cũng thường sử dụng, thậm chí nhiều. Nhưng đó là để viết những thứ không ảnh hưởng trực tiếp đến ai, hoặc trong tình thế bị đe dọa nguy hiểm (như là làm cách mạng chẳng hạn hehe), còn đã động chạm đến người khác trên mặt báo, nhất là theo chiều hướng xấu, thì nhất thiết phải dùng tên thật. Tôi cũng biết ít nhất vài trường hợp kiểu như thế, nhưng ở đây chỉ nói đến nhân vật Vương Thảo.
Chắc chắn là nhiều người biết Vương Thảo là ai, một con người lẫy lừng đến thế cơ mà. Nhưng không ai nói cả, thôi tôi nói vậy.
Nhân vật đó ký tên Vương Thảo để viết những bài như thế này, thế này hoặc thậm chí thế này thì tuyệt đối chẳng làm sao cả, nhưng một khi đã viết như viết bài về Bảo Ninh và Trần Đăng Khoa ở trên (bài đó cùng một lúc mỉa mai Trần Đăng Khoa vừa hàm ý Bảo Ninh là kẻ bốc phét: không đến mức quá trầm trọng hoặc quá rõ ràng nhưng tôi nghĩ ai cũng hiểu được), và nhất là cái bài về Trịnh Cung đợt trước, thì nhất thiết phải ký tên thật.
Nhân vật đó là đây (bên tay phải, of course).
May 29, 2009
Stanley Kubrick: văn học và điện ảnh
Từ Lolita (1962) cho tới Eyes Wide Shut (1999), trong vòng 38 năm Kubrick làm tám bộ phim, tất cả đều là kiệt tác. Mười năm đầu tiên trong nghiệp điện ảnh (1953-1962) với năm bộ phim tất nhiên cũng tạo ra những ấn tượng tốt đẹp và dày dặn mang tính dự phóng về một đạo diễn lớn trong tương lai, nhưng ở những bộ phim ấy ta thường xuyên cảm thấy bên cạnh sự vững vàng tay nghề của một đạo diễn trẻ là những lưỡng lự trong cách làm và hướng đi, cũng như dấu ấn của thời đại, khung cảnh chung của những bộ phim đen hay phim lịch sử, dấu ấn phảng phất của một số nhân vật lớn có thể kể tên, như Kirk Douglas hoặc Alfred Hitchcock. Từ Lolita, bất kỳ bộ phim nào mà Kubrick làm cũng đều hiện rõ dấu ấn cá nhân của đạo diễn Kubrick không trộn lẫn, vượt thoát không chỉ các cliché mà còn cả thời đại điện ảnh mà vì quy định của sự tình cờ ông là thành viên.
Tám bộ phim ấy đa dạng đến độ rất khó nắm bắt: có nhiều lựa chọn theo hướng Sci-Fi (từ rõ ràng như 2001: A Space Odyssey cho tới chỉ mang yếu tố Sci-Fi, như Dr. Strangelove hay A Clockwork Orange); có xu hướng đẩy lùi bối cảnh lịch sử về các thế kỷ trước (Barry Lyndon); có nỗ lực về miêu tả cái đương đại (Lolita, Full Metal Jacket hay Eyes Wide Shut); và có cả một thử nghiệm về horror (The Shining). Tuy vậy, từ góc độ mối quan hệ điện ảnh-văn học, vẫn có thể tìm ra một đặc điểm chung của tám bộ phim: tất cả đều xuất phát từ tác phẩm văn học, ở nhiều cấp độ khác nhau, với ba bộ phim thể hiện mối quan hệ này theo lối đặc biệt nhất là Lolita, A Clockwork Orange (1971) và Eyes Wide Shut. [Có thể liệt kê đầy đủ về năm bộ phim còn lại như sau: Dr. Strangelove (1964) dựa trên tiểu thuyết Red Alert của Peter Bryant, 2001: A Space Odyssey (1968) dựa trên các tác phẩm của Arthur Clarke, với sự tham gia của Clarke ở khâu viết kịch bản, Barry Lyndon (1975) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn cổ điển Anh Thackeray, The Shining (1980) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, và Full Metal Jacket (1987) dựa trên tiểu thuyết The Short-Timers của Gustav Hasford và cuốn hồi ký chiến tranh Dispatches của Michael Herr.]
Ba bộ phim này, khác với phần còn lại, là những tái hiện rất trung thành tác phẩm văn học gốc (based on), trong khi phần lớn các phim còn lại có sự chuyển thể tự do hơn hẳn (loosely based on), nhiều khi chỉ đơn thuần là mượn ý tưởng (như ở trường hợp cộng tác với Arthur Clarke: kể cả khi Clarke tham gia viết kịch bản thì Kubrick vẫn thành công trong việc áp đặt ý tưởng riêng của mình). Điều đầu tiên đáng chú ý là Kubrick đã chọn ba tác phẩm văn học rất lớn và nổi tiếng, nhưng cũng gây tranh luận dữ dội: Lolita (1955) của Vladimir Nabokov, A Clockwork Orange (1962) của Anthony Burgess và Traumnovelle (tức Dream Story, 1926), tiểu thuyết ngắn (novella) của Arthur Schnitzler.
+ Fái nồn ly, thơ ký Lâm Tím không trách gì được tớ nhá. Cái này gọi là "s'en bien sortir" hehe, hoặc là "tirer mon épingle du jeu", đường kim mũi chỉ, mũi tên hòn đạn. Vì là làm exclusive cho bác Lâm Tím, nên ở đây chỉ có abstract, chủ yếu ý tưởng là tìm cách lý giải làm thế nào Kubrick đưa được tác phẩm văn học thành phim, thông qua adaptation, transposition và transformation. Chủ yếu là vì bác Lâm Tím cứ dọa là bác QB xong rồi làm mình cuống quá hehe. Bác thơ ký ơi cuối cùng em có viết dài hơn bác QB không ạ?
+ Đến giờ thì thấm thía câu trong The Shining: "All work and no play make Jack a dull boy" :)
+ Bao giờ có vụ khác giống hoặc tương tự bác cho em thầu Truffaut và/hoặc Polanski nhé hihi.
Tám bộ phim ấy đa dạng đến độ rất khó nắm bắt: có nhiều lựa chọn theo hướng Sci-Fi (từ rõ ràng như 2001: A Space Odyssey cho tới chỉ mang yếu tố Sci-Fi, như Dr. Strangelove hay A Clockwork Orange); có xu hướng đẩy lùi bối cảnh lịch sử về các thế kỷ trước (Barry Lyndon); có nỗ lực về miêu tả cái đương đại (Lolita, Full Metal Jacket hay Eyes Wide Shut); và có cả một thử nghiệm về horror (The Shining). Tuy vậy, từ góc độ mối quan hệ điện ảnh-văn học, vẫn có thể tìm ra một đặc điểm chung của tám bộ phim: tất cả đều xuất phát từ tác phẩm văn học, ở nhiều cấp độ khác nhau, với ba bộ phim thể hiện mối quan hệ này theo lối đặc biệt nhất là Lolita, A Clockwork Orange (1971) và Eyes Wide Shut. [Có thể liệt kê đầy đủ về năm bộ phim còn lại như sau: Dr. Strangelove (1964) dựa trên tiểu thuyết Red Alert của Peter Bryant, 2001: A Space Odyssey (1968) dựa trên các tác phẩm của Arthur Clarke, với sự tham gia của Clarke ở khâu viết kịch bản, Barry Lyndon (1975) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn cổ điển Anh Thackeray, The Shining (1980) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, và Full Metal Jacket (1987) dựa trên tiểu thuyết The Short-Timers của Gustav Hasford và cuốn hồi ký chiến tranh Dispatches của Michael Herr.]
Ba bộ phim này, khác với phần còn lại, là những tái hiện rất trung thành tác phẩm văn học gốc (based on), trong khi phần lớn các phim còn lại có sự chuyển thể tự do hơn hẳn (loosely based on), nhiều khi chỉ đơn thuần là mượn ý tưởng (như ở trường hợp cộng tác với Arthur Clarke: kể cả khi Clarke tham gia viết kịch bản thì Kubrick vẫn thành công trong việc áp đặt ý tưởng riêng của mình). Điều đầu tiên đáng chú ý là Kubrick đã chọn ba tác phẩm văn học rất lớn và nổi tiếng, nhưng cũng gây tranh luận dữ dội: Lolita (1955) của Vladimir Nabokov, A Clockwork Orange (1962) của Anthony Burgess và Traumnovelle (tức Dream Story, 1926), tiểu thuyết ngắn (novella) của Arthur Schnitzler.
+ Fái nồn ly, thơ ký Lâm Tím không trách gì được tớ nhá. Cái này gọi là "s'en bien sortir" hehe, hoặc là "tirer mon épingle du jeu", đường kim mũi chỉ, mũi tên hòn đạn. Vì là làm exclusive cho bác Lâm Tím, nên ở đây chỉ có abstract, chủ yếu ý tưởng là tìm cách lý giải làm thế nào Kubrick đưa được tác phẩm văn học thành phim, thông qua adaptation, transposition và transformation. Chủ yếu là vì bác Lâm Tím cứ dọa là bác QB xong rồi làm mình cuống quá hehe. Bác thơ ký ơi cuối cùng em có viết dài hơn bác QB không ạ?
+ Đến giờ thì thấm thía câu trong The Shining: "All work and no play make Jack a dull boy" :)
+ Bao giờ có vụ khác giống hoặc tương tự bác cho em thầu Truffaut và/hoặc Polanski nhé hihi.
May 27, 2009
The Eternal Return
+ Bác Pierre Assouline có vẻ rất quan tâm đến vấn đề dịch thuật. Cái billet ngày hôm nay nói đến bản dịch mới một tác phẩm lớn của Alfred Doeblin, Berlin Alexanderplatz. Dịch giả lần này là Olivier Le Lay, sinh năm 1976, một cựu học sinh ENS (rất có thể đồng chí này có cùng tuteur với tôi), từng dịch Handke và Jelinek, nói ngắn gọn là chuyên dịch văn học Áo. Trước đây đã từng có bản dịch quyển này của Zoya Motchane, nhưng cũng như ờ... ờ... nhiều thứ khác, thỉnh thoảng cũng phải dịch lại một số quyển. Trong A Moveable Feast, ở chương về hiệu sách-thư viện của Sylvia Beach và vài chỗ nữa ở các đoạn sau, Hemingway cũng nhắc tới bản dịch Chiến tranh và hòa bình của Constance Garnett, một thời được coi là kinh điển nhưng giờ đây phải làm lại, cùng hoàn cảnh với Alexandre Vialatte dịch Kafka hay Henri Mongault dịch văn học Nga (ref.: số chuyên đề về Gogol của tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2009 :)
+ Đồng chí dịch Thế giới hậu Mỹ làm bay hơi mất câu của Toynbee được tác giả đặt lên làm đề từ: "Growth takes place whenever a challenge evokes a successful response that, in turn, evokes a further and different challenge. We have not found any intrinsic reason why this process should not repeat itself indefinitely, even though a majority of civilisations have failed, as a matter of historical fact." Một câu của Toynbee có thể còn giá trị hơn cả quyển sách của Zakaria lol.
+ Đầu óc nhiều khi thật kỳ lạ, hôm nay nhìn thấy Alice Munro được giải Man Booker International tự nhiên tôi nhớ là đã từng biết một nhân vật tên là May Munro mà nhớ mãi không ra là ai. Đến lúc bỗng xuất hiện một hình ảnh trong đầu: té ra là tên nhân vật trong phim The Specialist, với Sylvester Stallone và Sharon Stone hehehe.
+ Thơ ký Lâm đúng là dồn tớ vào chân tường nhá. Đặt một vấn đề khó không chịu được: How to find good things to say about Stanley in three days? Ặc.
+ Tờ Magazine Littéraire cấu trúc lại khác hết ngày xưa. Bây giờ có cả mục "Le Pastiche", kiểu Proust ngày xưa làm pastiche chẳng hạn như Saint-Simon (à quyển này cũng là Charlotte Mandell dịch sang tiếng Anh :), và một mục mang tên "Archétype" của Augustin Trapenard, lại thêm một nhân vật từ Normal Sup chui ra. Ces normaliens, ils sont vraiment omniprésents. Có lần tôi tức quá vì tờ báo bỏ mất mục "Retour aux classiques" của Linda Lê (đã có lần viết về Alfred Doeblin) tôi đã viết thư cho báo để phản đối. No reply :)
+ Nhiều bạn nhìn cái title chắc tưởng tôi lại viết về Kundera haha. C'est un leurre hihi.
+ Đồng chí dịch Thế giới hậu Mỹ làm bay hơi mất câu của Toynbee được tác giả đặt lên làm đề từ: "Growth takes place whenever a challenge evokes a successful response that, in turn, evokes a further and different challenge. We have not found any intrinsic reason why this process should not repeat itself indefinitely, even though a majority of civilisations have failed, as a matter of historical fact." Một câu của Toynbee có thể còn giá trị hơn cả quyển sách của Zakaria lol.
+ Đầu óc nhiều khi thật kỳ lạ, hôm nay nhìn thấy Alice Munro được giải Man Booker International tự nhiên tôi nhớ là đã từng biết một nhân vật tên là May Munro mà nhớ mãi không ra là ai. Đến lúc bỗng xuất hiện một hình ảnh trong đầu: té ra là tên nhân vật trong phim The Specialist, với Sylvester Stallone và Sharon Stone hehehe.
+ Thơ ký Lâm đúng là dồn tớ vào chân tường nhá. Đặt một vấn đề khó không chịu được: How to find good things to say about Stanley in three days? Ặc.
+ Tờ Magazine Littéraire cấu trúc lại khác hết ngày xưa. Bây giờ có cả mục "Le Pastiche", kiểu Proust ngày xưa làm pastiche chẳng hạn như Saint-Simon (à quyển này cũng là Charlotte Mandell dịch sang tiếng Anh :), và một mục mang tên "Archétype" của Augustin Trapenard, lại thêm một nhân vật từ Normal Sup chui ra. Ces normaliens, ils sont vraiment omniprésents. Có lần tôi tức quá vì tờ báo bỏ mất mục "Retour aux classiques" của Linda Lê (đã có lần viết về Alfred Doeblin) tôi đã viết thư cho báo để phản đối. No reply :)
+ Nhiều bạn nhìn cái title chắc tưởng tôi lại viết về Kundera haha. C'est un leurre hihi.
May 26, 2009
What for?
Vì muốn tìm hiểu thế giới quanh ta :) và áy náy lương tâm vì lỡ giới thiệu một quyển sách mình chưa đọc, nên tôi đã cắm cúi đọc Thế giới hậu Mỹ của Fareed Zakaria, bản dịch tiếng Việt.
Kết quả là tôi đã đọc hết được ba chương đầu. Rồi dừng lại, nhất quyết là không thể đọc nữa. Tôi từng đọc rất nhiều quyển sách chán trong đời, thêm một quyển nữa thực sự cũng chẳng thể chết được, thậm chí đôi khi tự bắt mình đọc hết một cuốn sách thấy chán cũng là có ích, một bài tập rất có thể chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng giết thời gian cũng là một bài tập - tôi biết có những người biệt tài giết thời gian ác liệt đến nỗi thời gian phải băng bó vẫy xe cứu thương vào bệnh viện.
Thế giới hậu Mỹ (The Post-American World) là một thứ tầm phào về ý tưởng, đôi chỗ tác giả cố gắng tỏ ra mình cũng tinh tế (như ai đó hoặc như không ai cả) chẳng hạn như bằng cách nói sau này rồi lịch sử sẽ phải ghi công cho nước Mỹ trong công cuộc toàn cầu hóa thế giới, nhưng rất tiếc, thật là tiếc, vì Mỹ lại cứ thường xuyên quên tự toàn cầu hóa mình.
Zacharia nói rằng đã từng có mấy vụ chuyển giao quyền lực lớn (power shift) trong lịch sử: một lần khi phương Tây nổi lên, lần thứ hai Mỹ nổi lên, còn đến lần thứ ba này sẽ là thế này sẽ là thế kia. Chủ yếu là để nói rằng thời của chúng ta sống, mặc dù vô tuyến cứ rùm beng lên về oánh nhau bạo lực nhưng chưa từng bao giờ có thời đại an toàn thế đâu, và những nước như Trung Quốc hay Ấn Độ rồi ra sẽ kinh lắm đấy. Những thứ như thế thật chẳng cần đọc một quyển sách cũng biết. Có đôi chút thú vị ở đoạn so sánh bối cảnh chính trị be bét nhưng kinh tế lại đi lên của ngày nay với hai thời đã qua: thời điểm chuyển giao thế kỷ (1880-1890) và thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai, 1950-1960).
Một thứ chiêm tinh học giống như là nói rồi mai đây Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nhất thế giới, hoặc không nhất thế giới, và bữa trưa mai sẽ có món cà ri gà.
Điều thu lượm lớn nhất của tôi (vẫn có đấy ạ, con người positive như tôi chưa từng bao giờ không thu lượm được cái gì) là một niềm cay đắng kinh hoàng: mình đã chọn sai việc rồi, lẽ ra phải chọn dịch những quyển sách như thế này, thích lắm ý: câu nào khó không hiểu được thì ta bỏ qua, từ nào khó ta không hiểu được thì ta đại khái, fund manager thì cứ nói là chuyên gia kinh tế muốn hiểu thế nào thì hiểu, polymath professor của Harvard thì cứ nói đơn giản là giáo sư, chết làm sao được, từ nào có hai nghĩa trở lên thì ta cứ chọn đại một nghĩa, thỉnh thoảng kiểu gì chả đúng, như là state nó muốn nói nhà nước thì ta cứ nói bang này bang kia kiểu gì cũng gần đúng, vẫn là mấy cái bo đì. Quyển này ngôn ngữ straight hết mức, thẳng đến mức bạn nào đó dịch cứ thoải mái uốn, và nắn, gần như lần nắn nào cũng tạo ra một cái mà ta nên gọi là bùn xịt.
Kết luận lại là bạn nào thích tôi cho (không dám dùng từ tặng hehe) quyển này.
+ Hihi Phan Nhiên Hạo nói đến "chủ trương cứng rắn" chống hòa hợp hòa giải. Không biết bác có nghĩ là tôi bảo bác như thế không, nếu có thì tôi xin nói là tôi không nói thế, mà đó chỉ là một cách diễn giải (không đúng) lời của tôi.
Kết quả là tôi đã đọc hết được ba chương đầu. Rồi dừng lại, nhất quyết là không thể đọc nữa. Tôi từng đọc rất nhiều quyển sách chán trong đời, thêm một quyển nữa thực sự cũng chẳng thể chết được, thậm chí đôi khi tự bắt mình đọc hết một cuốn sách thấy chán cũng là có ích, một bài tập rất có thể chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng giết thời gian cũng là một bài tập - tôi biết có những người biệt tài giết thời gian ác liệt đến nỗi thời gian phải băng bó vẫy xe cứu thương vào bệnh viện.
Thế giới hậu Mỹ (The Post-American World) là một thứ tầm phào về ý tưởng, đôi chỗ tác giả cố gắng tỏ ra mình cũng tinh tế (như ai đó hoặc như không ai cả) chẳng hạn như bằng cách nói sau này rồi lịch sử sẽ phải ghi công cho nước Mỹ trong công cuộc toàn cầu hóa thế giới, nhưng rất tiếc, thật là tiếc, vì Mỹ lại cứ thường xuyên quên tự toàn cầu hóa mình.
Zacharia nói rằng đã từng có mấy vụ chuyển giao quyền lực lớn (power shift) trong lịch sử: một lần khi phương Tây nổi lên, lần thứ hai Mỹ nổi lên, còn đến lần thứ ba này sẽ là thế này sẽ là thế kia. Chủ yếu là để nói rằng thời của chúng ta sống, mặc dù vô tuyến cứ rùm beng lên về oánh nhau bạo lực nhưng chưa từng bao giờ có thời đại an toàn thế đâu, và những nước như Trung Quốc hay Ấn Độ rồi ra sẽ kinh lắm đấy. Những thứ như thế thật chẳng cần đọc một quyển sách cũng biết. Có đôi chút thú vị ở đoạn so sánh bối cảnh chính trị be bét nhưng kinh tế lại đi lên của ngày nay với hai thời đã qua: thời điểm chuyển giao thế kỷ (1880-1890) và thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai, 1950-1960).
Một thứ chiêm tinh học giống như là nói rồi mai đây Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nhất thế giới, hoặc không nhất thế giới, và bữa trưa mai sẽ có món cà ri gà.
Điều thu lượm lớn nhất của tôi (vẫn có đấy ạ, con người positive như tôi chưa từng bao giờ không thu lượm được cái gì) là một niềm cay đắng kinh hoàng: mình đã chọn sai việc rồi, lẽ ra phải chọn dịch những quyển sách như thế này, thích lắm ý: câu nào khó không hiểu được thì ta bỏ qua, từ nào khó ta không hiểu được thì ta đại khái, fund manager thì cứ nói là chuyên gia kinh tế muốn hiểu thế nào thì hiểu, polymath professor của Harvard thì cứ nói đơn giản là giáo sư, chết làm sao được, từ nào có hai nghĩa trở lên thì ta cứ chọn đại một nghĩa, thỉnh thoảng kiểu gì chả đúng, như là state nó muốn nói nhà nước thì ta cứ nói bang này bang kia kiểu gì cũng gần đúng, vẫn là mấy cái bo đì. Quyển này ngôn ngữ straight hết mức, thẳng đến mức bạn nào đó dịch cứ thoải mái uốn, và nắn, gần như lần nắn nào cũng tạo ra một cái mà ta nên gọi là bùn xịt.
Kết luận lại là bạn nào thích tôi cho (không dám dùng từ tặng hehe) quyển này.
+ Hihi Phan Nhiên Hạo nói đến "chủ trương cứng rắn" chống hòa hợp hòa giải. Không biết bác có nghĩ là tôi bảo bác như thế không, nếu có thì tôi xin nói là tôi không nói thế, mà đó chỉ là một cách diễn giải (không đúng) lời của tôi.
May 25, 2009
Tương lai của lịch sử
+ Phải công nhận là viết bài này hơi bị thiếu yên sĩ phi lý thuần. Chẳng hiểu sao khi mới mân mê vặn vẹo fore-work thì hứng thế mà khi đến phát piu quyết định thì lại tụt đi đâu cả huhu.
Năm 1965, Frank Herbert xuất bản “Xứ Cát” (Dune) và kể từ đó, đây là tác phẩm kinh điển tuyệt đối của dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng (Sci-Fi, hay SF), hiện diện trong nhà hàng triệu người và lâu lâu lại khơi lên những đợt cuồng nhiệt mới với các tập truyện khác trong bộ saga khổng lồ, với các bộ phim và với các trò chơi điện tử. Năm nay, quyển sách-tượng đài ấy đã có phiên bản tiếng Việt (bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nhã Nam và NXB Văn học).
“Xứ Cát” kinh điển ở nhiều mặt. Trước hết độ dày của nó (bản tiếng Việt trên 700 trang kèm phụ lục) đã hàm chứa một nội dung mênh mông. Câu chuyện mà “Xứ Cát” kể lại mang dáng dấp cổ điển của sự hoàn chỉnh: cuộc đời một con người cá nhân (một cá nhân quan trọng) được miêu tả kỹ càng qua tất cả các giai đoạn và biến cố. Paul Atreides từ tuổi lên mười cho đến khi chiến thắng Hoàng đế của thiên hà trưởng thành và dần khám phá thế giới qua từng trang sách mà ta đọc, mỗi trang sách là một sự kỳ thú và trong quá trình đọc độc giả hiểu rằng điều hấp dẫn nhất vẫn nằm phía trước. Ngày nay, “Xứ Cát” vẫn được đọc phổ biến bởi vì những vấn đề nó đặt ra không hề cũ: quyền lực, chiến tranh, tôn giáo, lòng tin, và một chủ đề đầy hiện đại: sinh thái.
Năm 1965, Frank Herbert xuất bản “Xứ Cát” (Dune) và kể từ đó, đây là tác phẩm kinh điển tuyệt đối của dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng (Sci-Fi, hay SF), hiện diện trong nhà hàng triệu người và lâu lâu lại khơi lên những đợt cuồng nhiệt mới với các tập truyện khác trong bộ saga khổng lồ, với các bộ phim và với các trò chơi điện tử. Năm nay, quyển sách-tượng đài ấy đã có phiên bản tiếng Việt (bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nhã Nam và NXB Văn học).
“Xứ Cát” kinh điển ở nhiều mặt. Trước hết độ dày của nó (bản tiếng Việt trên 700 trang kèm phụ lục) đã hàm chứa một nội dung mênh mông. Câu chuyện mà “Xứ Cát” kể lại mang dáng dấp cổ điển của sự hoàn chỉnh: cuộc đời một con người cá nhân (một cá nhân quan trọng) được miêu tả kỹ càng qua tất cả các giai đoạn và biến cố. Paul Atreides từ tuổi lên mười cho đến khi chiến thắng Hoàng đế của thiên hà trưởng thành và dần khám phá thế giới qua từng trang sách mà ta đọc, mỗi trang sách là một sự kỳ thú và trong quá trình đọc độc giả hiểu rằng điều hấp dẫn nhất vẫn nằm phía trước. Ngày nay, “Xứ Cát” vẫn được đọc phổ biến bởi vì những vấn đề nó đặt ra không hề cũ: quyền lực, chiến tranh, tôn giáo, lòng tin, và một chủ đề đầy hiện đại: sinh thái.
May 24, 2009
Giới thiệu
[Hết kỳ thi lại đến kỳ thi
Chao ôi khổ quá học làm gì
Những chồng sách nặng khô như đá
Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi
"Giới thiệu" - Xuân Diệu, nghe đâu là để tặng Tú Mỡ thì phải]
Lâu lâu cũng phải giới thiệu cho các bác một số thứ hay ho chứ nhỉ, chứ không thì có cái bác cú mèo này tối đến là chỉ biết xem Chúc bé ngủ ngon, tranh thủ con đi ngủ xem một bộ phim bắn nhau bạo lực thô thiển, oánh răng rồi gác chân lên giường nằm khoèo, đồng hồ chỉ đúng 23h10 phút, cũng buồn ra phết hơ hơ.
+ Trang này có nhiều thông tin cập nhật, kể cả cuốn hồi ký mới in của Triệu Tử Dương, dành cho các bác quan tâm đến hai mươi năm Thiên An Môn. À liên quan đến Thiên An Môn có phim Summer Palace (tên tiếng Pháp là Une jeunesse chinoise) của đạo diễn Lou Ye, tuy không có cảnh đụng độ sinh viên cảnh sát nào nhưng hay nhờ, một thế hệ trẻ Trung Hoa lost generation, em Lưu Hồng rất quyến rũ, có thể xem được trên youtube. Bác nào đang rất quan tâm đến Niall Ferguson cũng nên vào trang đó để xem thêm hehe. Các đồng chí làm trang này (có vẻ như) còn rất trẻ nhưng rất ham hiểu biết và hiểu biết rất đa dạng :)
+ Critique génétique (hình như dịch là phê bình tạo sinh): một sample mới được đưa lên mạng, và là một sample không phải vớ vẩn tí nào: bản thảo Madame Bovary. Ấn vào từng đoạn sẽ nổi lên phần bản thảo viết tay tương ứng. Đây đang là sự kiện của thế giới mạng văn chương Pháp ngữ. Xuất phát điểm của môn này là quan niệm cho rằng văn bản cuối cùng khi in ra thành sách chưa phải là tất cả (ý tưởng có lẽ lấy từ Valéry), mà cả những chỗ tẩy xóa của nhà văn cũng mang nhiều ý nghĩa. Trước đây thấy có dạy môn này tôi cũng đi học vài buổi, cũng được phát bản photo một số mẫu bản thảo (hình như là của Vigny) để nghiên cứu sơ bộ. Cũng khoái, nhưng mất thời gian kinh dị.
+ Một blog bạn của Claro, chưa dò ra được là bác nào, nhưng có nhiều điều hay ho về văn học Mỹ Latinh.
+ Chuyện con mèo dạy hải âu tập bay. Hehe, truyện đúng là con mèo (đen béo ú hơi giống... ờ thôi chẳng nói) dạy một con hải âu mới nở từ trứng ra tập bay, nói đúng hơn là tập thể các bạn mèo ở bến cảng Hamburg dạy con hải âu mất mẹ tập bay. Tác giả là Luis Sepulveda, chính là người viết Lão già mê đọc truyện tình, còn dịch giả là em MM hehe. Mình chỉ tức cái là đồng chí dịch giả này cứ gọi Schwarzwald là Cánh Rừng Đen chứ không phải Rừng Đen.
+ Thế giới hậu Mỹ của Fareed Zakaria, tức là The Post-American World. Thấy dịch nhanh thật vì tôi cũng vừa mới có được bản gốc xong. Chưa kịp đọc chữ nào nhưng thấy cũng khiếp nên cứ giới thiệu bừa, ai chết là tôi mặc kệ đấy nhá :)
Chao ôi khổ quá học làm gì
Những chồng sách nặng khô như đá
Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi
"Giới thiệu" - Xuân Diệu, nghe đâu là để tặng Tú Mỡ thì phải]
Lâu lâu cũng phải giới thiệu cho các bác một số thứ hay ho chứ nhỉ, chứ không thì có cái bác cú mèo này tối đến là chỉ biết xem Chúc bé ngủ ngon, tranh thủ con đi ngủ xem một bộ phim bắn nhau bạo lực thô thiển, oánh răng rồi gác chân lên giường nằm khoèo, đồng hồ chỉ đúng 23h10 phút, cũng buồn ra phết hơ hơ.
+ Trang này có nhiều thông tin cập nhật, kể cả cuốn hồi ký mới in của Triệu Tử Dương, dành cho các bác quan tâm đến hai mươi năm Thiên An Môn. À liên quan đến Thiên An Môn có phim Summer Palace (tên tiếng Pháp là Une jeunesse chinoise) của đạo diễn Lou Ye, tuy không có cảnh đụng độ sinh viên cảnh sát nào nhưng hay nhờ, một thế hệ trẻ Trung Hoa lost generation, em Lưu Hồng rất quyến rũ, có thể xem được trên youtube. Bác nào đang rất quan tâm đến Niall Ferguson cũng nên vào trang đó để xem thêm hehe. Các đồng chí làm trang này (có vẻ như) còn rất trẻ nhưng rất ham hiểu biết và hiểu biết rất đa dạng :)
+ Critique génétique (hình như dịch là phê bình tạo sinh): một sample mới được đưa lên mạng, và là một sample không phải vớ vẩn tí nào: bản thảo Madame Bovary. Ấn vào từng đoạn sẽ nổi lên phần bản thảo viết tay tương ứng. Đây đang là sự kiện của thế giới mạng văn chương Pháp ngữ. Xuất phát điểm của môn này là quan niệm cho rằng văn bản cuối cùng khi in ra thành sách chưa phải là tất cả (ý tưởng có lẽ lấy từ Valéry), mà cả những chỗ tẩy xóa của nhà văn cũng mang nhiều ý nghĩa. Trước đây thấy có dạy môn này tôi cũng đi học vài buổi, cũng được phát bản photo một số mẫu bản thảo (hình như là của Vigny) để nghiên cứu sơ bộ. Cũng khoái, nhưng mất thời gian kinh dị.
+ Một blog bạn của Claro, chưa dò ra được là bác nào, nhưng có nhiều điều hay ho về văn học Mỹ Latinh.
+ Chuyện con mèo dạy hải âu tập bay. Hehe, truyện đúng là con mèo (đen béo ú hơi giống... ờ thôi chẳng nói) dạy một con hải âu mới nở từ trứng ra tập bay, nói đúng hơn là tập thể các bạn mèo ở bến cảng Hamburg dạy con hải âu mất mẹ tập bay. Tác giả là Luis Sepulveda, chính là người viết Lão già mê đọc truyện tình, còn dịch giả là em MM hehe. Mình chỉ tức cái là đồng chí dịch giả này cứ gọi Schwarzwald là Cánh Rừng Đen chứ không phải Rừng Đen.
+ Thế giới hậu Mỹ của Fareed Zakaria, tức là The Post-American World. Thấy dịch nhanh thật vì tôi cũng vừa mới có được bản gốc xong. Chưa kịp đọc chữ nào nhưng thấy cũng khiếp nên cứ giới thiệu bừa, ai chết là tôi mặc kệ đấy nhá :)
May 22, 2009
Out of Paris
Thật tuyệt vời và cũng thật rất không tuyệt vời khi đọc đi đọc lại một cuốn sách như A Moveable Feast.
Nó là một cuộc tính sổ, nhưng cũng là cuốn sách rất tình cảm cho Paris. Căn nguyên nhan đề nằm ở một bức thư Hemingway viết cho một người bạn vào năm 1950: "If you are lucky enough to have lived in Paris as a young man, then wherever you go for the rest of your life, it stays with you, for Paris is a moveable feast."
Khi đã từng ở Paris thời trai trẻ thì sau này dù có đi đâu Paris vẫn mãi đi cùng, bởi vì "Paris is a moveable feast". Đến chương cuối, cả nhà Hemingway rời khỏi Paris, khi đó Mr. Bumby ông con trai hay chơi trong giường cũi với con mèo F. Puss sẽ không thể giữ được sức khỏe tốt nếu tiếp tục ở lại. Một câu đầy cay đắng của Hemingway nói rằng "our Paris was too cold for him". Cay đắng, bởi vì với Hemingway rời Paris tức là rời khỏi nơi có thể ngồi viết văn hàng giờ, gỡ bỏ đi tất cả những gì người khác thường giữ lại trong truyện, tại Closerie des Lilas ngay đoạn quảng trường Observatoire. Quán Rotonde ở đại lộ Raspail là nơi để khoe mẽ, nhưng Closerie des Lilas thì khác, tại đó có anh phục vụ bàn Jean sẵn sàng rót đầy tràn ly whisky cho Hemingway và người bạn Evan Shipman. Chương cuối sách được đặt cái tên đầy nostalgia: "There Is Never Any End to Paris".
Nó là một cuộc tính sổ, nhưng cũng là cuốn sách rất tình cảm cho Paris. Căn nguyên nhan đề nằm ở một bức thư Hemingway viết cho một người bạn vào năm 1950: "If you are lucky enough to have lived in Paris as a young man, then wherever you go for the rest of your life, it stays with you, for Paris is a moveable feast."
Khi đã từng ở Paris thời trai trẻ thì sau này dù có đi đâu Paris vẫn mãi đi cùng, bởi vì "Paris is a moveable feast". Đến chương cuối, cả nhà Hemingway rời khỏi Paris, khi đó Mr. Bumby ông con trai hay chơi trong giường cũi với con mèo F. Puss sẽ không thể giữ được sức khỏe tốt nếu tiếp tục ở lại. Một câu đầy cay đắng của Hemingway nói rằng "our Paris was too cold for him". Cay đắng, bởi vì với Hemingway rời Paris tức là rời khỏi nơi có thể ngồi viết văn hàng giờ, gỡ bỏ đi tất cả những gì người khác thường giữ lại trong truyện, tại Closerie des Lilas ngay đoạn quảng trường Observatoire. Quán Rotonde ở đại lộ Raspail là nơi để khoe mẽ, nhưng Closerie des Lilas thì khác, tại đó có anh phục vụ bàn Jean sẵn sàng rót đầy tràn ly whisky cho Hemingway và người bạn Evan Shipman. Chương cuối sách được đặt cái tên đầy nostalgia: "There Is Never Any End to Paris".
May 21, 2009
Short
+ Dạo này tôi đổ đốn, toàn động vào những thứ ngắn tũn, thường là truyện ngắn nhưng không chỉ vậy, còn cả các thể loại ngắn nữa, như là tiểu thuyết ngắn (với tôi là chưa tới 200 trang) và rất nhiều thứ ngắn nữa (hint: đọc câu cuối entry này hehe).
+ A Moveable Feast làm người ta hiểu được có thể nói xấu người khác hay đến đâu, và khi nói xấu đạt đến trình độ nào đó thì nó là nghệ thuật, mặc dù Gertrude Stein hay Scott Fitzgerald hay Ernest Walsh hay rất nhiều người khác chắc chắn sẽ không đồng ý như vậy. A Moveable Feast không giống một cuốn hồi ký bằng một vụ tính sổ cá nhân cuối đời Hemingway. Các nhận xét về văn học của "Hem" có một sự cực đoan hiếm có, băn khoăn tại sao một người viết dở như Dostoyevsky lại vẫn viết ra được những thứ đáng tin đến vậy, ca ngợi Turgenev và thích thú những quyển đầu tiên của Georges Simenon khi ấy vừa xuất hiện, nhưng có thể dành những câu rất độc địa cho vô số người, như là Sherwood Anderson chẳng hạn.
Quyển sách này chia thành nhiều chương ngắn, có chương cực ngắn, chỉ mấy trang. Theo nhiều người thì bà vợ cuối của Hemingway đã chế biến lại khá nhiều trình tự, thậm chí cắt bỏ đi kha khá đoạn, nhất là những đoạn liên quan tới người vợ đầu Hadley của Hemingway (sách xuất bản posthumously). Chương dài nhất viết về Scott Fitzgerald, cũng chính là nơi Hemingway tung hàng loạt chiến thuật chiến lược và thể hiện tài năng không thể lặp lại về miêu tả người khác dưới một cái nhìn ác ý. Hemingway ghét nhiều người (ghét gần như tất cả), nhưng hiếm khi nào ghét ai đến như ghét Fitzgerald, như một điều ám ảnh. Miêu tả lần đầu gặp Fitzgerald (tại quán Dingo) Hemingway đã ngay lập tức gài vào chi tiết Fitzgerald đi cùng một cầu thủ bóng chày (pitcher) và nói rằng mình thích cầu thủ hơn Fitzgerald.
Điều cay đắng là tôi lại thích Fitzgerald hơn Hemingway (lol) nên rất khó mà thưởng thức trọn vẹn được tài nghệ của Hemingway.
+ Đợt này: tập truyện ngắn Xoa tay và cười của Ngô Phan Lưu. Các bác có thể xem trên blog của NPL. Vào mục "Góc nhìn văn học" là đọc được lời giới thiệu cuốn sách của Nguyễn Chí Hoan (nhưng đừng đọc bài ngay dưới đó nhé :) Thời gian vừa qua: Xoa tay và cười, Du hành cùng Herodotus, Vu khống, Chinatown (return); thời gian sắp tới: quyển sách của Lévai Ballazs (cái tên sau đánh dấu vào chữ nào ấy nhỉ hehe), tandem cùng bác Hoàng Linh, một vụ hợp tác thật là mỹ miều :), rồi Nam tước trên cây của Calvino và... bạn Huong Chicago ơi, A Moveable Feast :))
+ Có liên quan: như một món quà cho các bạn mê phim ảnh, nhưng món quà này thuộc loại rất dễ gây thất vọng.
+ Những mối tình nực cười của Kundera: lần đầu tiên một tập truyện ngắn.
+ Truyện ngắn hay nhất đọc được đợt vừa qua: "Đêm lãng quên" của Nguyễn Đình Toàn in trên số Văn Nghệ đặc biệt 30/4 các nhà văn miền Nam trước 1975, một miêu tả tâm trạng người già xứng đáng với Tanizaki.
+ Tôi mặc quần soóc thấy nhiều người khen là đẹp mỹ miều :)))
+ A Moveable Feast làm người ta hiểu được có thể nói xấu người khác hay đến đâu, và khi nói xấu đạt đến trình độ nào đó thì nó là nghệ thuật, mặc dù Gertrude Stein hay Scott Fitzgerald hay Ernest Walsh hay rất nhiều người khác chắc chắn sẽ không đồng ý như vậy. A Moveable Feast không giống một cuốn hồi ký bằng một vụ tính sổ cá nhân cuối đời Hemingway. Các nhận xét về văn học của "Hem" có một sự cực đoan hiếm có, băn khoăn tại sao một người viết dở như Dostoyevsky lại vẫn viết ra được những thứ đáng tin đến vậy, ca ngợi Turgenev và thích thú những quyển đầu tiên của Georges Simenon khi ấy vừa xuất hiện, nhưng có thể dành những câu rất độc địa cho vô số người, như là Sherwood Anderson chẳng hạn.
Quyển sách này chia thành nhiều chương ngắn, có chương cực ngắn, chỉ mấy trang. Theo nhiều người thì bà vợ cuối của Hemingway đã chế biến lại khá nhiều trình tự, thậm chí cắt bỏ đi kha khá đoạn, nhất là những đoạn liên quan tới người vợ đầu Hadley của Hemingway (sách xuất bản posthumously). Chương dài nhất viết về Scott Fitzgerald, cũng chính là nơi Hemingway tung hàng loạt chiến thuật chiến lược và thể hiện tài năng không thể lặp lại về miêu tả người khác dưới một cái nhìn ác ý. Hemingway ghét nhiều người (ghét gần như tất cả), nhưng hiếm khi nào ghét ai đến như ghét Fitzgerald, như một điều ám ảnh. Miêu tả lần đầu gặp Fitzgerald (tại quán Dingo) Hemingway đã ngay lập tức gài vào chi tiết Fitzgerald đi cùng một cầu thủ bóng chày (pitcher) và nói rằng mình thích cầu thủ hơn Fitzgerald.
Điều cay đắng là tôi lại thích Fitzgerald hơn Hemingway (lol) nên rất khó mà thưởng thức trọn vẹn được tài nghệ của Hemingway.
+ Đợt này: tập truyện ngắn Xoa tay và cười của Ngô Phan Lưu. Các bác có thể xem trên blog của NPL. Vào mục "Góc nhìn văn học" là đọc được lời giới thiệu cuốn sách của Nguyễn Chí Hoan (nhưng đừng đọc bài ngay dưới đó nhé :) Thời gian vừa qua: Xoa tay và cười, Du hành cùng Herodotus, Vu khống, Chinatown (return); thời gian sắp tới: quyển sách của Lévai Ballazs (cái tên sau đánh dấu vào chữ nào ấy nhỉ hehe), tandem cùng bác Hoàng Linh, một vụ hợp tác thật là mỹ miều :), rồi Nam tước trên cây của Calvino và... bạn Huong Chicago ơi, A Moveable Feast :))
+ Có liên quan: như một món quà cho các bạn mê phim ảnh, nhưng món quà này thuộc loại rất dễ gây thất vọng.
+ Những mối tình nực cười của Kundera: lần đầu tiên một tập truyện ngắn.
+ Truyện ngắn hay nhất đọc được đợt vừa qua: "Đêm lãng quên" của Nguyễn Đình Toàn in trên số Văn Nghệ đặc biệt 30/4 các nhà văn miền Nam trước 1975, một miêu tả tâm trạng người già xứng đáng với Tanizaki.
+ Tôi mặc quần soóc thấy nhiều người khen là đẹp mỹ miều :)))
May 20, 2009
Vinh quang và một cốc nước cho Honoré
Người ta nói mãi và sẽ không thôi nói mãi về một số người. Điều này đặc biệt đúng với một số nhà văn lớn của Chủ nghĩa Lãng mạn: Richardson, Flaubert, Stendhal, hay Balzac. Với một số người, chưa đọc Balzac hay Dickens (nhất là Balzac) thì chưa thể nói là biết viết tiểu thuyết được. Rất tiếc là tôi thấy điều này đúng. Hai trong mấy quyển tôi đọc thời gian gần đây đều xuất hiện cuốn sách Clarissa của Richardson (cho dù Pamela có ý nghĩa hơn trong lịch sử của Chủ nghĩa Lãng mạn nhưng Clarissa lại có vẻ có sức sống dài hơn): trong Nam tước trên cây (Il Barone rampante) của Italo Calvino tên cướp Gian ChùmThạchThảo vì mê đọc sách, mà nhất là sách của Richardson, mà thân bại danh liệt với tư cách tướng cướp, thậm chí còn bị treo cổ; và trong Atonement của Ian McEwan, đoạn Cecilia ngúng nguẩy với Robbie.
Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.
Cũng không hiểu tại sao tại Việt Nam người ta cứ chia ra thành lãng mạn và hiện thực rồi chê bôi lãng mạn, đề cao hiện thực, nghĩ rằng lãng mạn là một bậc thang (mọt ruỗng) để con người có lương tri bước tới hiện thực. Một phần lý do chắc là nằm ở chỗ muốn lồng khung cho cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", nhưng điều này thật là bùn xịt. Balzac vẫn không thôi là một nhà văn lãng mạn, cũng như Stendhal, cũng như Rousseau. Một số mối liên quan rất có thể là có ý nghĩa: ở đám tang Balzac, Victor Hugo là người đọc điếu văn, còn Balzac là một trong những người hiếm hoi của thời ấy hiểu được Stendhal là một thiên tài. Bài viết ca ngợi Stendhal quan trọng đầu tiên nếu tôi nhớ không nhầm là của Balzac. Stendhal sau này "nói dỗi" một câu rằng phải vài chục năm nữa, không nhớ chính xác con số, hình như năm mươi, người ta mới bắt đầu đọc tôi. Điều quái gở là những lời nói dỗi (boutade) kiểu ấy sau này lại thường đúng đến đáng kinh ngạc.
May 19, 2009
Claro
Mò mẫm một hồi thì ra nguyên cả blog riêng của Claro đi kèm cả băng đảng bạn bè, thú vị là toàn trên blogger nên theo dõi cũng dễ.
Christophe Claro (chỉ ký là Claro) sinh năm 1962, nghĩa là còn rất trẻ, nhưng nhìn list tác phẩm đã in và nhất là list sách đã dịch thì đúng là kinh hoàng và đáng nể. Đây là lần thứ hai tôi thấy thực sự choáng váng khi xem publication list của dịch giả. Người đầu tiên là Charlotte Mandell, người dịch Les Bienveillantes sang tiếng Anh (The Kindly Ones). Có thể xem qua danh sách tác phẩm dịch của Claro tại đây (chưa đầy đủ).
Theo Pierre Assouline, Claro đã dịch khoảng một trăm đầu sách, trong đó có những cái tên khủng khiếp đi kèm với những quyển sách dày khủng khiếp và khó khủng khiếp, như Vollmann, Pynchon, Rushdie hay Gass. Claro còn là nhà văn, tham gia ban biên tập một số tạp chí và làm xuất bản, trong đó đáng kể là phụ trách tủ sách "Lot 49" (ai quen thuộc văn học Anh-Mỹ hiện đại thì sẽ biết cái tên này dẫn chiếu tới Thomas Pynchon) tại NXB Le Cherche Midi.
Đời một con người có thể làm đến là nhiều việc.
Tôi vẫn còn nhớ khi Cao Xuân Hạo mới mất, khá nhiều bài tưởng niệm đưa ra con số hai vạn trang sách dịch. Người bên ngoài nghe thì thấy khủng khiếp lắm, nhưng so với một dịch giả như Claro thì không thấm tháp vào đâu. Tất nhiên so sánh cũng chẳng để làm gì, nhưng tôi thấy cái kiểu buộc một tên tuổi vào một vài con số rất khó kiểm chứng như thế vừa không chính xác, vừa là một cách nhốt một ai đó vào một huyền thoại rất có thể bản thân Cao Xuân Hạo cũng chẳng thích thú gì. Rồi đây sẽ có rất nhiều người lặp lại cái huyền thoại xấu xí ấy.
Christophe Claro (chỉ ký là Claro) sinh năm 1962, nghĩa là còn rất trẻ, nhưng nhìn list tác phẩm đã in và nhất là list sách đã dịch thì đúng là kinh hoàng và đáng nể. Đây là lần thứ hai tôi thấy thực sự choáng váng khi xem publication list của dịch giả. Người đầu tiên là Charlotte Mandell, người dịch Les Bienveillantes sang tiếng Anh (The Kindly Ones). Có thể xem qua danh sách tác phẩm dịch của Claro tại đây (chưa đầy đủ).
Theo Pierre Assouline, Claro đã dịch khoảng một trăm đầu sách, trong đó có những cái tên khủng khiếp đi kèm với những quyển sách dày khủng khiếp và khó khủng khiếp, như Vollmann, Pynchon, Rushdie hay Gass. Claro còn là nhà văn, tham gia ban biên tập một số tạp chí và làm xuất bản, trong đó đáng kể là phụ trách tủ sách "Lot 49" (ai quen thuộc văn học Anh-Mỹ hiện đại thì sẽ biết cái tên này dẫn chiếu tới Thomas Pynchon) tại NXB Le Cherche Midi.
Đời một con người có thể làm đến là nhiều việc.
Tôi vẫn còn nhớ khi Cao Xuân Hạo mới mất, khá nhiều bài tưởng niệm đưa ra con số hai vạn trang sách dịch. Người bên ngoài nghe thì thấy khủng khiếp lắm, nhưng so với một dịch giả như Claro thì không thấm tháp vào đâu. Tất nhiên so sánh cũng chẳng để làm gì, nhưng tôi thấy cái kiểu buộc một tên tuổi vào một vài con số rất khó kiểm chứng như thế vừa không chính xác, vừa là một cách nhốt một ai đó vào một huyền thoại rất có thể bản thân Cao Xuân Hạo cũng chẳng thích thú gì. Rồi đây sẽ có rất nhiều người lặp lại cái huyền thoại xấu xí ấy.
May 18, 2009
Don't đốt
+ Hòa chung không khí hân hoan chào mừng ngày-ai-cũng-biết-là-ngày-nào-của-người-ai-cũng-biết-là-người-nào, và a dua theo siêu sao blogger ria mép đẹp của chúng ta, người đọc mấy chục quyển sách trong hai tháng nhưng mới xem được 4-5 phim (à mà bác siêu sao này đọc sách nhảm thật, gần bằng tôi hehe), tôi cũng xin thú nhận là đã đi xem phim Đừng đốt của đạo diễn Đặng Nhật Minh.
Mặc dù bình thường tôi không có hứng thú đi xem phim của Đặng Nhật Minh vì phim nào cũng thấy bàng bạc một màu kitsch, và cũng không thích ra rạp xem vì một số lý do, đặc biệt là vì không thể hiểu tại sao đôi khi cứ có cảm giác phòng chiếu phim của Hà Nội cứ thoang thoảng mùi a-mo-ni-ắc. Chắc là cũng không đến nỗi các bác vừa xem phim vừa pìu ra luôn ở đấy, nhưng cũng có thể mấy thứ chất khử trùng tẩy rửa quá nặng mùi thành ra... Mặc dù bình thường như vậy nhưng nhân tiện hôm ấy vợt được con vé chùa nên cũng lao đi xem. Buổi chiếu hôm đó có thể gọi là lịch sử: nhân dịp sáp nhập thành công Hội Nhà văn Hà Nội với Hội Nhà văn Hà Tây cơ mà.
Mặc dù bình thường tôi không có hứng thú đi xem phim của Đặng Nhật Minh vì phim nào cũng thấy bàng bạc một màu kitsch, và cũng không thích ra rạp xem vì một số lý do, đặc biệt là vì không thể hiểu tại sao đôi khi cứ có cảm giác phòng chiếu phim của Hà Nội cứ thoang thoảng mùi a-mo-ni-ắc. Chắc là cũng không đến nỗi các bác vừa xem phim vừa pìu ra luôn ở đấy, nhưng cũng có thể mấy thứ chất khử trùng tẩy rửa quá nặng mùi thành ra... Mặc dù bình thường như vậy nhưng nhân tiện hôm ấy vợt được con vé chùa nên cũng lao đi xem. Buổi chiếu hôm đó có thể gọi là lịch sử: nhân dịp sáp nhập thành công Hội Nhà văn Hà Nội với Hội Nhà văn Hà Tây cơ mà.
May 16, 2009
Tập thể dục âm nhạc
Khi Trịnh Công Sơn đã chết được vài năm, ánh hào quang của ông bỗng vọt hẳn lên chói lòa, chiếu đến tận cả những nơi hiểm hóc kể cả chỗ bể phốt của mấy đồng chí dở hơi thích phán bảo lăng nhăng.
Nhưng vẫn còn nhiều điều người ta chưa biết về ông, chắc chắn. Hôm nay tôi xin được trình bày sơ qua một khía cạnh ít người hiểu được, ngộ được từ âm nhạc Trịnh Công Sơn: không sa đà vào Người con gái Việt Nam da vàng, Kinh Việt Nam hay Sơn ca 7, tôi muốn nói đến tình thương bao la của Trịnh Công Sơn dành cho phụ nữ. Nhất là những người phụ nữ cần có sức khỏe tốt.
Những người phụ nữ muốn có sức khỏe tốt vẫn tụ tập ở những cái bãi rộng rãi một chút, bật nhạc xập xình và nhảy, thuật ngữ Hà Nội gọi là "ngoáy đít tít mù". Tây hay Tàu đi tour qua đều khoái chí đứng nhìn. Thật tội nghiệp, họ không biết là lời bài hát của Trịnh Công Sơn đã cài sẵn những bài học vô giá về tập thể dục rồi, cần gì phải ngoáy loạn lên rồi làm trò cười cho bọn khác.
Mấy ví dụ nhé:
- Bài tập Lưu Kim Cương: "Anh ngồi xuống, sau một lần đã đứng lên, đã đứng lên, rồi ngồi xuống". Chỉ đứng lên và ngồi xuống thôi, nhưng rất hiệu quả.
- "Người ngồi xuống, tay ngang đầu, chân đung đưa, mông xoay tròn". Đầy đủ một bài tập nhẹ nhàng cho toàn cơ thể.
- "Hãy nghiêng người xuống để túm được ngón chần (chân)". Đảm bảo mỡ bụng sẽ tiêu tan.
- Và: "Em đứng lên đặt tay vào hạ... (tự ý đục bỏ)". Bài tập thể dục có thể phối hợp hai người.
Chắc là cũng phải ngang ngửa được với tai-chi.
Những lời khuyên về thể dục thật là sâu sát, đầy yêu thương và đầy ý nhị. Trịnh Công Sơn đúng là nhà thơ của quần chúng (nữ), một troubadour, một nghệ sĩ nhân dân không cần bằng chứng nhận của nhà nước.
Nhưng vẫn còn nhiều điều người ta chưa biết về ông, chắc chắn. Hôm nay tôi xin được trình bày sơ qua một khía cạnh ít người hiểu được, ngộ được từ âm nhạc Trịnh Công Sơn: không sa đà vào Người con gái Việt Nam da vàng, Kinh Việt Nam hay Sơn ca 7, tôi muốn nói đến tình thương bao la của Trịnh Công Sơn dành cho phụ nữ. Nhất là những người phụ nữ cần có sức khỏe tốt.
Những người phụ nữ muốn có sức khỏe tốt vẫn tụ tập ở những cái bãi rộng rãi một chút, bật nhạc xập xình và nhảy, thuật ngữ Hà Nội gọi là "ngoáy đít tít mù". Tây hay Tàu đi tour qua đều khoái chí đứng nhìn. Thật tội nghiệp, họ không biết là lời bài hát của Trịnh Công Sơn đã cài sẵn những bài học vô giá về tập thể dục rồi, cần gì phải ngoáy loạn lên rồi làm trò cười cho bọn khác.
Mấy ví dụ nhé:
- Bài tập Lưu Kim Cương: "Anh ngồi xuống, sau một lần đã đứng lên, đã đứng lên, rồi ngồi xuống". Chỉ đứng lên và ngồi xuống thôi, nhưng rất hiệu quả.
- "Người ngồi xuống, tay ngang đầu, chân đung đưa, mông xoay tròn". Đầy đủ một bài tập nhẹ nhàng cho toàn cơ thể.
- "Hãy nghiêng người xuống để túm được ngón chần (chân)". Đảm bảo mỡ bụng sẽ tiêu tan.
- Và: "Em đứng lên đặt tay vào hạ... (tự ý đục bỏ)". Bài tập thể dục có thể phối hợp hai người.
Chắc là cũng phải ngang ngửa được với tai-chi.
Những lời khuyên về thể dục thật là sâu sát, đầy yêu thương và đầy ý nhị. Trịnh Công Sơn đúng là nhà thơ của quần chúng (nữ), một troubadour, một nghệ sĩ nhân dân không cần bằng chứng nhận của nhà nước.
May 15, 2009
Thôi chết
Thế này thì có chết tôi không cơ chứ:
Apollinaire trái thuần phong mỹ tục
Ak ak
Đợt vừa rồi bỗng nhiên có một lóe chớp về sự công bằng oánh thẳng vào tôi các bác ạ. Tôi thấy là mình bất công quá: không thể thiên vị Don Juan thế được, còn bác Casanova cơ mà.
Thế cho nên đợt tới chắc chuyển sang bác Casanova này.
Một ai đó, hình như vẫn Kundera, có nói Don Juan và Casanova rất khác nhau, đối lập luôn ấy, vì yếu tố ký ức. Cụ thể thế nào thì phải tìm lại mới được. Còn hồi ký của Casanova, Histoire de ma vie (Chuyện đời tôi, nghe giống hệt vở kịch của Nhà hát Tuổi Trẻ có Lan Hương đóng vai chính một thời giúp Hà Nội sản xuất nước mắt ác liệt lắm), chắc kiếm dễ trên Internet.
Apollinaire trái thuần phong mỹ tục
Ak ak
Đợt vừa rồi bỗng nhiên có một lóe chớp về sự công bằng oánh thẳng vào tôi các bác ạ. Tôi thấy là mình bất công quá: không thể thiên vị Don Juan thế được, còn bác Casanova cơ mà.
Thế cho nên đợt tới chắc chuyển sang bác Casanova này.
Một ai đó, hình như vẫn Kundera, có nói Don Juan và Casanova rất khác nhau, đối lập luôn ấy, vì yếu tố ký ức. Cụ thể thế nào thì phải tìm lại mới được. Còn hồi ký của Casanova, Histoire de ma vie (Chuyện đời tôi, nghe giống hệt vở kịch của Nhà hát Tuổi Trẻ có Lan Hương đóng vai chính một thời giúp Hà Nội sản xuất nước mắt ác liệt lắm), chắc kiếm dễ trên Internet.
May 14, 2009
Thử bút
Xét về con đường học hành cá nhân, tôi là sản phẩm thuần túy của trường công. Dĩ nhiên tôi hiểu các lợi thế và ích lợi của hệ thống này trong việc tạo ra cơ hội và mang lại công bằng (tương đối), nhưng cùng lúc tôi cũng hiểu là hệ thống trường tư (vẫn hay được xem là một hình thức nhấn mạnh vào khác biệt xã hội) có những ưu thế đặc biệt, và không thể nói hệ thống nào sản sinh được nhiều tri thức và trí thức hơn cho xã hội.
Hiện nay ở Việt Nam giáo dục đang bước vào một giai đoạn hết sức nhạy cảm, khi hệ thống cũ đã cho thấy sự thiếu khả năng trong đào tạo và sự thừa khả năng trong việc tạo nên các lứa học sinh, sinh viên không nhiều tư duy chiều sâu và sức sáng tạo.
Cổ phần hóa trường học nằm trong một chương trình lớn của chính phủ nhằm “chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần” thời gian gần đây đang tạo nên tranh luận lớn trong xã hội. Nhiều người cho rằng đó chính là giải pháp giúp “cởi trói” cho hệ thống trường học, nhất là đại học, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối. Chưa bàn tới các đóng góp cho cuộc tranh luận, cũng phải thấy ngay là các dự định cải cách giáo dục tại Việt Nam lâu nay thường xuyên gây xôn xao dư luận, nhưng có vẻ như chưa dự định nào được thực hiện đến đầu đến đũa, mang lại hiệu quả thực sự, và nhiều khi các dự định mới như thể chỉ là một cách để làm xã hội quên đi các dự án còn dang dở.
Chẳng hạn như vấn đề nâng cao chất lượng nghiên cứu của các trường đại học. Cho đến nay hướng đi và giải pháp vẫn chưa nhìn thấy đâu, chỉ biết là nhìn vào mọi chỉ số, trường đại học của Việt Nam vẫn không có nhiều lý do để mà tự hào với thế giới. Các chỉ tiêu muốn đạt được như đưa nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực hay có được ít nhất một trường đại học Việt Nam lọt vào 200 trường hàng đầu thế giới vào năm 2020, gần như chắc chắn là không thể hoàn thành. Vấn đề của giáo dục rõ ràng rộng hơn rất nhiều, và chắc chắn là có nhiều điều đáng quan tâm hơn là cổ phần hóa các trường học. Về trình độ khoa học của các trường Việt Nam, có thể tham khảo bài báo của GS Hồ Tú Bảo đăng trên tạp chí Tia Sáng số 9, ngày 5/5/2009, với những so sánh không hề “trên trời dưới đất” mà hết sức cụ thể giữa hệ thống đại học của Việt Nam và các nước xung quanh chúng ta.
Hơn thế nữa, cổ phần hóa trường học có vẻ như đang rơi vào đúng vào tình trạng đã từng bị triết gia, nhà xã hội học Pierre Bourdieu phê phán trong một bài báo quan trọng viết năm 1998: tình trạng của vận hành xã hội theo lôgic thuần túy kinh tế (dựa trên cạnh tranh và tính hiệu quả) chứ không phải theo lôgic xã hội (tuân theo quy tắc công bình). Chủ nghĩa tự do (liberalism) trong kinh tế là một lối nghĩ từng hết sức thành công tại nhiều nước, với tư tưởng hạt nhân là nỗ lực thả lỏng thị trường, từng được các kiện tướng như Friedrich Hayek hay Milton Friedman lý thuyết hóa. Nhưng cũng như mọi chủ nghĩa, trường phái này cũng bộc lộ vô số nhược điểm trong quá trình được đưa vào thực hiện trong xã hội. Chủ nghĩa tân tự do/tân cổ điển cũng bị chỉ trích nặng nề, nhất là khía cạnh làm gia tăng khoảng cách xã hội. Chính Pierre Bourdieu từng gọi chủ nghĩa tân tự do là một “thảm họa”, yếu tố phá hoại “trật tự xã hội” thông qua việc coi các hình thức tập thể (collectif) là kẻ thù, phanh hãm đối với hoạt động của thị trường “thuần túy”.
Như vậy là, đặt nặng yếu tố nhà nước cũng có mặt dở, và đặt nặng yếu tố thị trường cũng không phải điều tuyệt đối tốt. Nhất là khi dự định cổ phần hóa một đối tượng phức tạp và nhiều ảnh hưởng như trường học, việc cân nhắc kỹ càng lại càng trở nên cần thiết. Ở cấp độ phê phán báo chí, Naomi Klein, tác giả cuốn sách No Logo cũng đã chứng minh nhược điểm to lớn của quá trình tư nhân hóa vốn là đặc điểm nổi bật của xã hội Mỹ. Quả thực, theo Klein, vụ 11 tháng Chín đã cho thấy sự yếu kém của các nhân viên phụ trách an ninh sân bay tư nhân, các tổ chức cứu tế tư nhân, hay sự thiếu hiệu quả thấy rõ của việc cung cấp các gói tài chính cứu trợ tập đoàn nhằm “giải cứu” nền kinh tế.
Quay trở lại với vấn đề trường học-công ty cổ phần: cá nhân tôi, được đào tạo từ hệ thống trường công lập, cũng sẵn sàng ủng hộ các hệ thống khác, nếu nó là phi vụ lợi, vì xã hội, và ưu việt hơn, chứ không phải là thêm một hình thức nữa để làm giàu cho một thiểu số.
+ Chả là tôi dành dụm 6 năm 43 tháng mới mua được cái bút Mont Blanc màu trắng đầu tiên trong đời :)
Hiện nay ở Việt Nam giáo dục đang bước vào một giai đoạn hết sức nhạy cảm, khi hệ thống cũ đã cho thấy sự thiếu khả năng trong đào tạo và sự thừa khả năng trong việc tạo nên các lứa học sinh, sinh viên không nhiều tư duy chiều sâu và sức sáng tạo.
Cổ phần hóa trường học nằm trong một chương trình lớn của chính phủ nhằm “chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần” thời gian gần đây đang tạo nên tranh luận lớn trong xã hội. Nhiều người cho rằng đó chính là giải pháp giúp “cởi trói” cho hệ thống trường học, nhất là đại học, nhưng cũng không ít ý kiến phản đối. Chưa bàn tới các đóng góp cho cuộc tranh luận, cũng phải thấy ngay là các dự định cải cách giáo dục tại Việt Nam lâu nay thường xuyên gây xôn xao dư luận, nhưng có vẻ như chưa dự định nào được thực hiện đến đầu đến đũa, mang lại hiệu quả thực sự, và nhiều khi các dự định mới như thể chỉ là một cách để làm xã hội quên đi các dự án còn dang dở.
Chẳng hạn như vấn đề nâng cao chất lượng nghiên cứu của các trường đại học. Cho đến nay hướng đi và giải pháp vẫn chưa nhìn thấy đâu, chỉ biết là nhìn vào mọi chỉ số, trường đại học của Việt Nam vẫn không có nhiều lý do để mà tự hào với thế giới. Các chỉ tiêu muốn đạt được như đưa nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực hay có được ít nhất một trường đại học Việt Nam lọt vào 200 trường hàng đầu thế giới vào năm 2020, gần như chắc chắn là không thể hoàn thành. Vấn đề của giáo dục rõ ràng rộng hơn rất nhiều, và chắc chắn là có nhiều điều đáng quan tâm hơn là cổ phần hóa các trường học. Về trình độ khoa học của các trường Việt Nam, có thể tham khảo bài báo của GS Hồ Tú Bảo đăng trên tạp chí Tia Sáng số 9, ngày 5/5/2009, với những so sánh không hề “trên trời dưới đất” mà hết sức cụ thể giữa hệ thống đại học của Việt Nam và các nước xung quanh chúng ta.
Hơn thế nữa, cổ phần hóa trường học có vẻ như đang rơi vào đúng vào tình trạng đã từng bị triết gia, nhà xã hội học Pierre Bourdieu phê phán trong một bài báo quan trọng viết năm 1998: tình trạng của vận hành xã hội theo lôgic thuần túy kinh tế (dựa trên cạnh tranh và tính hiệu quả) chứ không phải theo lôgic xã hội (tuân theo quy tắc công bình). Chủ nghĩa tự do (liberalism) trong kinh tế là một lối nghĩ từng hết sức thành công tại nhiều nước, với tư tưởng hạt nhân là nỗ lực thả lỏng thị trường, từng được các kiện tướng như Friedrich Hayek hay Milton Friedman lý thuyết hóa. Nhưng cũng như mọi chủ nghĩa, trường phái này cũng bộc lộ vô số nhược điểm trong quá trình được đưa vào thực hiện trong xã hội. Chủ nghĩa tân tự do/tân cổ điển cũng bị chỉ trích nặng nề, nhất là khía cạnh làm gia tăng khoảng cách xã hội. Chính Pierre Bourdieu từng gọi chủ nghĩa tân tự do là một “thảm họa”, yếu tố phá hoại “trật tự xã hội” thông qua việc coi các hình thức tập thể (collectif) là kẻ thù, phanh hãm đối với hoạt động của thị trường “thuần túy”.
Như vậy là, đặt nặng yếu tố nhà nước cũng có mặt dở, và đặt nặng yếu tố thị trường cũng không phải điều tuyệt đối tốt. Nhất là khi dự định cổ phần hóa một đối tượng phức tạp và nhiều ảnh hưởng như trường học, việc cân nhắc kỹ càng lại càng trở nên cần thiết. Ở cấp độ phê phán báo chí, Naomi Klein, tác giả cuốn sách No Logo cũng đã chứng minh nhược điểm to lớn của quá trình tư nhân hóa vốn là đặc điểm nổi bật của xã hội Mỹ. Quả thực, theo Klein, vụ 11 tháng Chín đã cho thấy sự yếu kém của các nhân viên phụ trách an ninh sân bay tư nhân, các tổ chức cứu tế tư nhân, hay sự thiếu hiệu quả thấy rõ của việc cung cấp các gói tài chính cứu trợ tập đoàn nhằm “giải cứu” nền kinh tế.
Quay trở lại với vấn đề trường học-công ty cổ phần: cá nhân tôi, được đào tạo từ hệ thống trường công lập, cũng sẵn sàng ủng hộ các hệ thống khác, nếu nó là phi vụ lợi, vì xã hội, và ưu việt hơn, chứ không phải là thêm một hình thức nữa để làm giàu cho một thiểu số.
+ Chả là tôi dành dụm 6 năm 43 tháng mới mua được cái bút Mont Blanc màu trắng đầu tiên trong đời :)
May 12, 2009
Nhà văn của chúng ta giỏi thật
Chán chán giở tờ Công an Nhân dân ra đọc, thế nào cũng thấy có cái vui. Đây là định đề rồi, khỏi phải chứng minh tìm luận cứ lôi thôi đau đầu (đọc bạn KV đã đủ đau đầu lắm rồi).
Cái bài này, tất nhiên vẫn là thuổng đường link mưa móc từ trang của GS. THD, là cả một nguồn tư liệu đầy tính nhân bản.
Nó một lần nữa cho chúng ta thấy rằng nhà văn của chúng ta giỏi thật, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kể cả viết về ngành công an.
Các bác lười đọc chứ báo chí chúng ta lâu lâu lại có mấy bài kiểu như thế: kêu ca là nhà văn không quan tâm đến thiếu nhi, nhà văn ít chú ý đến nông dân, nhà văn đã lãng quên sông Đà, hay nhà văn phụ bạc rừng cao su. Những bài như thế chủ yếu đăng ở mấy tờ báo có trang văn nghệ khá như là Sài Gòn giải phóng và tất nhiên là Công an Nhân dân. Nhà văn có vẻ giống như là cái quạt gió, ủn đít là phải quay phành phạch khắp nơi.
Và còn trại viết văn nữa, vầng, trại chứ.
Tôi còn nhớ trong một cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera, ông ấy kể về cuộc gặp của một phái đoàn nhà văn với một phái đoàn, tạm gọi là "phái đoàn nhân dân". Hai bên ngồi về hai phía một cái bàn để, tạm gọi là "giao lưu" vậy: cuộc gặp nho nhỏ, số lượng hai bên cân bằng nhau, và Kundera so sánh với một trận đấu bóng đá (các bác nên lưu ý, ở thời kỳ đầu Kundera rất hay sử dụng các hình ảnh, liên tưởng và so sánh dính dáng tới thể thao; hình như mãi cho đến tận Unbearable thì mới nâng cấp lên một môn thể thao trí tuệ hơn: cờ vua, rồi sau đó có vẻ như cách so sánh này biến dần đi khỏi truyện của Kundera. Phim Unbearable của Philip Kaufman cũng mở đầu bằng cảnh hai đồng chí oánh cờ vua dưới bể bơi).
Phe nhân dân chất vấn phe nhà văn (cứ tạm hình dung là giống như chất vấn quốc hội đi): tại sao các anh lại nỡ quên chúng tôi, những người thợ máy, tại sao lại có thể có chuyện không một tác phẩm nào nói lên được thân phận những người lao công chúng tôi, các ông thật là tệ vì quên đi một cái đinh ốc quan trọng của cỗ máy xã hội chủ nghĩa, tức thợ điện chuyên trèo cột (tôi không nhớ chính xác tình tiết nhưng đại khái thế).
Rất tình cảnh nhé.
+ Có một bạn thống kê 100 nhà văn được nói đến nhiều nhất trên các blog (blogue) tiếng Pháp, kết quả nó là đám mây ở đây.
Cái bài này, tất nhiên vẫn là thuổng đường link mưa móc từ trang của GS. THD, là cả một nguồn tư liệu đầy tính nhân bản.
Nó một lần nữa cho chúng ta thấy rằng nhà văn của chúng ta giỏi thật, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kể cả viết về ngành công an.
Các bác lười đọc chứ báo chí chúng ta lâu lâu lại có mấy bài kiểu như thế: kêu ca là nhà văn không quan tâm đến thiếu nhi, nhà văn ít chú ý đến nông dân, nhà văn đã lãng quên sông Đà, hay nhà văn phụ bạc rừng cao su. Những bài như thế chủ yếu đăng ở mấy tờ báo có trang văn nghệ khá như là Sài Gòn giải phóng và tất nhiên là Công an Nhân dân. Nhà văn có vẻ giống như là cái quạt gió, ủn đít là phải quay phành phạch khắp nơi.
Và còn trại viết văn nữa, vầng, trại chứ.
Tôi còn nhớ trong một cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera, ông ấy kể về cuộc gặp của một phái đoàn nhà văn với một phái đoàn, tạm gọi là "phái đoàn nhân dân". Hai bên ngồi về hai phía một cái bàn để, tạm gọi là "giao lưu" vậy: cuộc gặp nho nhỏ, số lượng hai bên cân bằng nhau, và Kundera so sánh với một trận đấu bóng đá (các bác nên lưu ý, ở thời kỳ đầu Kundera rất hay sử dụng các hình ảnh, liên tưởng và so sánh dính dáng tới thể thao; hình như mãi cho đến tận Unbearable thì mới nâng cấp lên một môn thể thao trí tuệ hơn: cờ vua, rồi sau đó có vẻ như cách so sánh này biến dần đi khỏi truyện của Kundera. Phim Unbearable của Philip Kaufman cũng mở đầu bằng cảnh hai đồng chí oánh cờ vua dưới bể bơi).
Phe nhân dân chất vấn phe nhà văn (cứ tạm hình dung là giống như chất vấn quốc hội đi): tại sao các anh lại nỡ quên chúng tôi, những người thợ máy, tại sao lại có thể có chuyện không một tác phẩm nào nói lên được thân phận những người lao công chúng tôi, các ông thật là tệ vì quên đi một cái đinh ốc quan trọng của cỗ máy xã hội chủ nghĩa, tức thợ điện chuyên trèo cột (tôi không nhớ chính xác tình tiết nhưng đại khái thế).
Rất tình cảnh nhé.
+ Có một bạn thống kê 100 nhà văn được nói đến nhiều nhất trên các blog (blogue) tiếng Pháp, kết quả nó là đám mây ở đây.
May 11, 2009
Ngày không tâm điểm
* Thật ra là tôi muốn nói "ngày không điểm tâm" cơ, nhưng lại sợ phàm phu tục tử quá, không tốt cho sự tiêu hóa :) Cái bài dưới đây các bác sẽ thấy khá là vui vẻ fun fun nhưng thật ra là một obituary đấy, như là một ghi nhận cho một thất bại, thuộc dạng sad but true.
* À mình xin được gửi lời phàn nàn đến bạn biên tập vẫn hay thập thò vào đây mỗi buổi sáng thay cho oánh răng (nhưng vẫn điểm tâm), bạn thiến hơi nhiều và đặt lại câu hơi nhiều của tớ nhá hehe.
Trinh thám là một thể loại kỳ lạ: người ta say mê nó và người ta cũng khinh thường nó. Được xếp vào loại “văn chương nhà ga” (sách bày bán ở ga tàu cho khách đi đường đọc giết thời gian), rồi vào thể loại “á văn học”, nhưng hình thức trinh thám lại được một nhà văn vĩ đại như Umberto Eco chọn cho các tác phẩm của mình, được lý thuyết gia cũng vĩ đại không kém Tzvetan Todorov chọn làm đề tài nghiên cứu; trong giai đoạn cuối đời, nhà văn lớn của Uruguay Juan Carlos Onetti chỉ mang lên giường bệnh của mình thuốc lá, rượu whisky và tiểu thuyết trinh thám.
Một thể loại hiện đại
Trinh thám (tiếng Anh là thriller, tiếng Pháp là polar, tiếng Đức là krimi) được coi là thể loại bắt nguồn từ các truyện ngắn của nhà văn Mỹ Edgar Poe, một người có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thơ Pháp quan trọng thuộc trường phái tượng trưng. Conan Doyle với loạt truyện về Sherlock Holmes cho đến nay vẫn quyến rũ người đọc, nhưng kể từ đó thể loại trinh thám đã đi theo hướng hiện đại hóa, có những bước phát triển đặc biệt, và không phải ngẫu nhiên khi Eco viết The Name of the Rose (ở Việt Nam từng có bản dịch mang tên Tên của đóa hồng) dưới hình thức điều tra tội phạm.
Hơn một trăm năm tồn tại, trinh thám phương Tây đã sản sinh vô vàn tác giả xuất sắc, và chưa bao giờ ngăn “trinh thám” của các hiệu sách lớn tại nhiều nước trên thế giới thiếu sách và thiếu người mua, trong đó không ít là fan hâm mộ nhiệt thành. Nhưng sự phát triển ấy cũng khiến cho bộ mặt của thể loại trinh thám thế giới khác đi rất nhiều.
* À mình xin được gửi lời phàn nàn đến bạn biên tập vẫn hay thập thò vào đây mỗi buổi sáng thay cho oánh răng (nhưng vẫn điểm tâm), bạn thiến hơi nhiều và đặt lại câu hơi nhiều của tớ nhá hehe.
Trinh thám là một thể loại kỳ lạ: người ta say mê nó và người ta cũng khinh thường nó. Được xếp vào loại “văn chương nhà ga” (sách bày bán ở ga tàu cho khách đi đường đọc giết thời gian), rồi vào thể loại “á văn học”, nhưng hình thức trinh thám lại được một nhà văn vĩ đại như Umberto Eco chọn cho các tác phẩm của mình, được lý thuyết gia cũng vĩ đại không kém Tzvetan Todorov chọn làm đề tài nghiên cứu; trong giai đoạn cuối đời, nhà văn lớn của Uruguay Juan Carlos Onetti chỉ mang lên giường bệnh của mình thuốc lá, rượu whisky và tiểu thuyết trinh thám.
Một thể loại hiện đại
Trinh thám (tiếng Anh là thriller, tiếng Pháp là polar, tiếng Đức là krimi) được coi là thể loại bắt nguồn từ các truyện ngắn của nhà văn Mỹ Edgar Poe, một người có ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thơ Pháp quan trọng thuộc trường phái tượng trưng. Conan Doyle với loạt truyện về Sherlock Holmes cho đến nay vẫn quyến rũ người đọc, nhưng kể từ đó thể loại trinh thám đã đi theo hướng hiện đại hóa, có những bước phát triển đặc biệt, và không phải ngẫu nhiên khi Eco viết The Name of the Rose (ở Việt Nam từng có bản dịch mang tên Tên của đóa hồng) dưới hình thức điều tra tội phạm.
Hơn một trăm năm tồn tại, trinh thám phương Tây đã sản sinh vô vàn tác giả xuất sắc, và chưa bao giờ ngăn “trinh thám” của các hiệu sách lớn tại nhiều nước trên thế giới thiếu sách và thiếu người mua, trong đó không ít là fan hâm mộ nhiệt thành. Nhưng sự phát triển ấy cũng khiến cho bộ mặt của thể loại trinh thám thế giới khác đi rất nhiều.
May 10, 2009
Còn hết cuối tuần thì...
... thì khác tí teo :))
* Đọc Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, Thomas S. Kuhn, Chu Lan Đình dịch, NXB Tri Thức, “Tủ sách Tinh hoa”, 2008
Quyển sách lớn của Thomas Kuhn, Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (The Structrure of Scientific Revolutions, 1962), mặc dù mang rất nhiều yếu tố kỹ thuật gắn liền với các bộ môn thuộc ngành vật lý, vẫn rất có ích cho ngay cả những ai thuần túy coi những cái tên như Bernoulli, Boyle hay Coulomb là những ám ảnh đáng sợ và xưa cũ của nhà trường phổ thông.
Trước hết và hơn hết là vì nó đề nghị điều vừa quyến rũ nhất vừa gây sợ hãi nhất trong khoa học và không chỉ khoa học: sự thay đổi. Sự thay đổi đó xuất phát từ chính bản thân Kuhn: theo như ông kể lại trong “Lời nói đầu”, tuy được đào tạo về vật lý (tại đại học Harvard), nhưng ông nhanh chóng chuyển sang nghiên cứu lịch sử khoa học và sự nghiệp xuất sắc đã khiến ông được xếp vào các triết gia về khoa học lớn nhất của thế kỷ XX, cùng Lakatos, Popper, Feyerabend (bạn của ông) hay Heilbron (học trò của ông). Mục đích ban đầu của Kuhn là “thúc đẩy một sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá các dữ liệu quen thuộc” (tr. 26), bởi ông sớm nhận ra những khiếm khuyết lớn ở các “bức tranh khoa học” theo lối biên niên như vẫn được thể hiện ở sách vở kinh điển và sách giáo khoa: chúng hoàn toàn không có ích lợi gì cho việc hiểu biết về hoạt động nghiên cứu đã đẻ ra chúng.
Phản đối khái niệm “phát triển bằng tích lũy”, Kuhn tìm đến một lối hình dung khác về tiến trình phát triển của khoa học. Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học đưa ra một suy tư độc đáo về lịch sử khoa học và kể từ đó mô hình mà nó đề nghị đã trở thành kinh điển, với các khái niệm xương sống: “cách mạng khoa học”, “paradigm” (trong bản dịch là “mẫu hình”, còn có thể dịch là “hệ hình” hay “phạm thức”) và cặp từ đối nghĩa “normal science” (trong bản dịch là “khoa học chuẩn định”, còn có thể hiểu là khoa học ở trạng thái bình thường) và “extraordinary science” (trong bản dịch là “khoa học phi chuẩn định”, ở đây nên hiểu là “khoa học bất thường”). Lịch sử của khoa học (tự nhiên) đi qua các mẫu hình khác nhau, mỗi mẫu hình chi phối, quyết định, dự đoán và thậm chí tiên liệu sự diệt vong của chính mình. Cách hình dung này khá tương đồng với Michel Foucault khi bàn về sự phát triển của tri thức. Thay đổi mẫu hình là điều kiện tiên quyết cho khả năng về một cuộc cách mạng khoa học: “Cách mạng khoa học chính là quá trình chuyển sang một mẫu hình mới” (tr. 189). Một điểm quan trọng nữa là Kuhn hoàn toàn không bỏ qua khía cạnh xã hội của phát triển khoa học.
Kuhn đặt mẫu hình, tức “thành tựu khoa học cụ thể” (tr. 51), quan trọng hơn các khái niệm, định luật, lý thuyết và quan điểm đã dẫn tới thành tựu đó vì ông cho rằng đó là đơn vị cơ bản dùng để nghiên cứu sự phát triển của khoa học. Cách mạng, theo Kuhn, chính là “kiểu phát triển thông thường của một khoa học trưởng thành” (tr. 53), nhưng lại không đặc trưng cho thời kỳ trước Newton; đây là một khái niệm khá muộn, nhưng có hiệu quả đặc biệt, vì nó bỏ bớt cho nhà khoa học gánh nặng luôn phải trình bày lại từ đầu những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của mình do không có sẵn một chuẩn mực chung được toàn bộ giới khoa học cùng thời đồng thuận. Cũng thông qua cách mạng mà chúng ta có thể nói đến sự tiến bộ.
Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học chắc chắn sẽ thu hút độc giả quan tâm đến các phát minh lớn trong khoa học và những cuộc đối đầu của trí tuệ đỉnh cao (với những cái tên như Aristotle, Newton, Lavoisier, Boyle hay Einstein), nhưng ở một khía cạnh khác nó còn có khả năng lớn lao trong việc khích lệ công việc nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ, khi Kuhn bàn rất hay đến ý nghĩa của khoa học (ở các chương III và IV), dù cho ông khẳng định ở môi trường bình thường với sự thống trị của một mẫu hình thực thụ, công việc chủ yếu của nhà khoa học là “vun đắp” chứ không hẳn là tìm ra cái mới, thậm chí nhà khoa học còn dị ứng với những cái dị biệt và lý thuyết mới. Mặt khác, ông cũng khẳng định: “Có một điều nên lưu ý: hầu như bao giờ cũng vậy, những người có các phát minh cơ bản về một mẫu hình mới là những người hoặc rất trẻ hoặc là mới bước vào lĩnh vực mà họ làm thay đổi mẫu hình” (tr. 188).
Đẩy xa hơn suy tư của mình, Kuhn đặt các cuộc cách mạng khoa học vào sự đối sánh với các cuộc cách mạng chính trị và tìm ra nhiều điểm tương đồng giữa chúng. Cả hai loại đều khởi đầu bằng một cảm giác bất ổn chung của cộng đồng, tiếp đến là giai đoạn khủng hoảng bắt buộc trước khi dẫn đến quá độ và thay thế về mẫu hình (ở điểm này Kuhn khác với Popper, người cho rằng sẽ có thay đổi mẫu hình khi một mẫu hình cũ bị vứt bỏ; Kuhn lại khẳng định phải đến khi một mẫu hình mới thay thế xong xuôi một mẫu hình cũ thì quá trình này mới thực sự được hoàn thành). Gần gũi với cách mạng chính trị (đó cũng chính là lý do khiến Kuhn chọn từ “cách mạng”), “việc lựa chọn giữa các mẫu hình cạnh tranh nhau cũng là một sự lựa chọn giữa những lối sống không tương thích nhau của cộng đồng” (tr. 194).
Và toàn bộ quá trình đó cứ liên tục diễn ra, dù các cộng đồng có muốn hay không, bởi vì sự thay đổi không chỉ là một thuộc tính của thế giới, mà thế giới còn thuộc về sự thay đổi.
* Đọc Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học, Thomas S. Kuhn, Chu Lan Đình dịch, NXB Tri Thức, “Tủ sách Tinh hoa”, 2008
Quyển sách lớn của Thomas Kuhn, Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (The Structrure of Scientific Revolutions, 1962), mặc dù mang rất nhiều yếu tố kỹ thuật gắn liền với các bộ môn thuộc ngành vật lý, vẫn rất có ích cho ngay cả những ai thuần túy coi những cái tên như Bernoulli, Boyle hay Coulomb là những ám ảnh đáng sợ và xưa cũ của nhà trường phổ thông.
Trước hết và hơn hết là vì nó đề nghị điều vừa quyến rũ nhất vừa gây sợ hãi nhất trong khoa học và không chỉ khoa học: sự thay đổi. Sự thay đổi đó xuất phát từ chính bản thân Kuhn: theo như ông kể lại trong “Lời nói đầu”, tuy được đào tạo về vật lý (tại đại học Harvard), nhưng ông nhanh chóng chuyển sang nghiên cứu lịch sử khoa học và sự nghiệp xuất sắc đã khiến ông được xếp vào các triết gia về khoa học lớn nhất của thế kỷ XX, cùng Lakatos, Popper, Feyerabend (bạn của ông) hay Heilbron (học trò của ông). Mục đích ban đầu của Kuhn là “thúc đẩy một sự thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá các dữ liệu quen thuộc” (tr. 26), bởi ông sớm nhận ra những khiếm khuyết lớn ở các “bức tranh khoa học” theo lối biên niên như vẫn được thể hiện ở sách vở kinh điển và sách giáo khoa: chúng hoàn toàn không có ích lợi gì cho việc hiểu biết về hoạt động nghiên cứu đã đẻ ra chúng.
Phản đối khái niệm “phát triển bằng tích lũy”, Kuhn tìm đến một lối hình dung khác về tiến trình phát triển của khoa học. Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học đưa ra một suy tư độc đáo về lịch sử khoa học và kể từ đó mô hình mà nó đề nghị đã trở thành kinh điển, với các khái niệm xương sống: “cách mạng khoa học”, “paradigm” (trong bản dịch là “mẫu hình”, còn có thể dịch là “hệ hình” hay “phạm thức”) và cặp từ đối nghĩa “normal science” (trong bản dịch là “khoa học chuẩn định”, còn có thể hiểu là khoa học ở trạng thái bình thường) và “extraordinary science” (trong bản dịch là “khoa học phi chuẩn định”, ở đây nên hiểu là “khoa học bất thường”). Lịch sử của khoa học (tự nhiên) đi qua các mẫu hình khác nhau, mỗi mẫu hình chi phối, quyết định, dự đoán và thậm chí tiên liệu sự diệt vong của chính mình. Cách hình dung này khá tương đồng với Michel Foucault khi bàn về sự phát triển của tri thức. Thay đổi mẫu hình là điều kiện tiên quyết cho khả năng về một cuộc cách mạng khoa học: “Cách mạng khoa học chính là quá trình chuyển sang một mẫu hình mới” (tr. 189). Một điểm quan trọng nữa là Kuhn hoàn toàn không bỏ qua khía cạnh xã hội của phát triển khoa học.
Kuhn đặt mẫu hình, tức “thành tựu khoa học cụ thể” (tr. 51), quan trọng hơn các khái niệm, định luật, lý thuyết và quan điểm đã dẫn tới thành tựu đó vì ông cho rằng đó là đơn vị cơ bản dùng để nghiên cứu sự phát triển của khoa học. Cách mạng, theo Kuhn, chính là “kiểu phát triển thông thường của một khoa học trưởng thành” (tr. 53), nhưng lại không đặc trưng cho thời kỳ trước Newton; đây là một khái niệm khá muộn, nhưng có hiệu quả đặc biệt, vì nó bỏ bớt cho nhà khoa học gánh nặng luôn phải trình bày lại từ đầu những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của mình do không có sẵn một chuẩn mực chung được toàn bộ giới khoa học cùng thời đồng thuận. Cũng thông qua cách mạng mà chúng ta có thể nói đến sự tiến bộ.
Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học chắc chắn sẽ thu hút độc giả quan tâm đến các phát minh lớn trong khoa học và những cuộc đối đầu của trí tuệ đỉnh cao (với những cái tên như Aristotle, Newton, Lavoisier, Boyle hay Einstein), nhưng ở một khía cạnh khác nó còn có khả năng lớn lao trong việc khích lệ công việc nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ, khi Kuhn bàn rất hay đến ý nghĩa của khoa học (ở các chương III và IV), dù cho ông khẳng định ở môi trường bình thường với sự thống trị của một mẫu hình thực thụ, công việc chủ yếu của nhà khoa học là “vun đắp” chứ không hẳn là tìm ra cái mới, thậm chí nhà khoa học còn dị ứng với những cái dị biệt và lý thuyết mới. Mặt khác, ông cũng khẳng định: “Có một điều nên lưu ý: hầu như bao giờ cũng vậy, những người có các phát minh cơ bản về một mẫu hình mới là những người hoặc rất trẻ hoặc là mới bước vào lĩnh vực mà họ làm thay đổi mẫu hình” (tr. 188).
Đẩy xa hơn suy tư của mình, Kuhn đặt các cuộc cách mạng khoa học vào sự đối sánh với các cuộc cách mạng chính trị và tìm ra nhiều điểm tương đồng giữa chúng. Cả hai loại đều khởi đầu bằng một cảm giác bất ổn chung của cộng đồng, tiếp đến là giai đoạn khủng hoảng bắt buộc trước khi dẫn đến quá độ và thay thế về mẫu hình (ở điểm này Kuhn khác với Popper, người cho rằng sẽ có thay đổi mẫu hình khi một mẫu hình cũ bị vứt bỏ; Kuhn lại khẳng định phải đến khi một mẫu hình mới thay thế xong xuôi một mẫu hình cũ thì quá trình này mới thực sự được hoàn thành). Gần gũi với cách mạng chính trị (đó cũng chính là lý do khiến Kuhn chọn từ “cách mạng”), “việc lựa chọn giữa các mẫu hình cạnh tranh nhau cũng là một sự lựa chọn giữa những lối sống không tương thích nhau của cộng đồng” (tr. 194).
Và toàn bộ quá trình đó cứ liên tục diễn ra, dù các cộng đồng có muốn hay không, bởi vì sự thay đổi không chỉ là một thuộc tính của thế giới, mà thế giới còn thuộc về sự thay đổi.
May 8, 2009
Cay cú là chú bà cô :)
* Cuối tuần mình buông xả tí nhé hehe
Chúng ta sống trong một cuộc đời chẳng ra sao. Trong khi ta mơ ước vụt được một, dù chỉ một đường bóng đầy uy lực trúng vào đường vạch biên khuất phục đối phương bên kia lưới, giống như Roger Federer, thì chính Roger Federer lại cứ liên tục chảy nước mắt uất hận vì không sao quay trở lại được vị trí tennisman số một thế giới đang bị Rafael Nadal nắm giữ. Là cây vợt thứ nhì thế giới, nhưng Federer khổ sở hơn Novak Djokovic hay Andy Murray, và tất nhiên là khổ sở hơn các vận động viên hạng ruồi hay các thể loại tay mơ bu đầy các sân tennis trên khắp thế giới.
Đúng là không có chút công bằng nào cả. Người chơi dở thì tha hồ sung sướng, thậm chí là sung sướng với mấy giọt mồ hôi nhỏ ra được sau ngày làm việc bụng dính vào gờ bàn, người chơi giỏi thì phải tấm tức khóc, cảnh tượng đó nhiều người bảo là bi tráng nhưng tôi chỉ thấy thật là buồn.
Chúng ta sống trong một cuộc đời chẳng ra sao. Trong khi ta mơ ước vụt được một, dù chỉ một đường bóng đầy uy lực trúng vào đường vạch biên khuất phục đối phương bên kia lưới, giống như Roger Federer, thì chính Roger Federer lại cứ liên tục chảy nước mắt uất hận vì không sao quay trở lại được vị trí tennisman số một thế giới đang bị Rafael Nadal nắm giữ. Là cây vợt thứ nhì thế giới, nhưng Federer khổ sở hơn Novak Djokovic hay Andy Murray, và tất nhiên là khổ sở hơn các vận động viên hạng ruồi hay các thể loại tay mơ bu đầy các sân tennis trên khắp thế giới.
Đúng là không có chút công bằng nào cả. Người chơi dở thì tha hồ sung sướng, thậm chí là sung sướng với mấy giọt mồ hôi nhỏ ra được sau ngày làm việc bụng dính vào gờ bàn, người chơi giỏi thì phải tấm tức khóc, cảnh tượng đó nhiều người bảo là bi tráng nhưng tôi chỉ thấy thật là buồn.
May 7, 2009
Hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber
Trên tờ The Guardian hay có list sách hay do một nhà văn hay ai đó tự lập ra. Có rất nhiều, cũng tương tự như "Le Questionnaire de Marcel Proust" (vụ questionnaire này cũng rất vòng vèo, đại khái là khi còn nhỏ Proust đọc thấy cái test tiếng Anh và nhiều lần trả lời, rồi thay đổi một chút các câu hỏi; bản thảo này gần đây được bán đấu giá lên tới trên 100.000 euro: xem thêm ở đây). Lần này danh sách của Malcolm Pryce chọn 10 "expatriate tale" hay nhất rất thú vị. Tôi cũng chẳng biết Pryce là ai, danh sách của Pryce tôi cũng chỉ biết vài quyển: The Quiet American của Greene (ai mà không biết), The Alexandria Quartet của Lawrence Durrell (với tôi Durrell là tương ứng bên tiếng Anh của Albert Cohen bên tiếng Pháp), The Gentleman in the Parlour của Somerset Maugham, Speak, Memory của Nabokov (mà trên blog cũ tôi cũng từng nói đến), Under the Volcano của Malcolm Lowry (cũng là một duyên nợ: do một lần quá chán nản chẳng có gì làm trong một thư viện rộng mênh mông nên tôi đã lỡ tay rút trúng quyển này và đọc say sưa), và A Moveable Feast của Hemingway. (Nhìn chung hiểu biết của tôi về văn học Anh-Mỹ là rất hạn chế).
Cách Pryce viết về cuốn hồi ký của Hemingway cứ là lạ, đọc mấy lần mới hiểu đại khái:
"Hemingway in Paris in the 20s. Starving, living in a garret with his wife, but somehow able to write in the morning and go to the races every afternoon. It all seems so achingly romantic that it comes as a shock in later years to find out it was mostly bollocks - he wasn't really starving but had loads of money. Ah well. The bits about sharing the place with Ezra Pound, F. Scott Fitzgerald, Ford Maddox Ford, John Dos Passos, James Joyce and Gertrude Stein are true. As is the sage advice he gave, that when writing one should always leave a bit over for the next day; stop before one has finished what one was..."
A Moveable Feast (nhan đề siêu khó dịch, bên Pháp chơi ngay trò lẩn tránh, chuồn lẹ, dokhnian way :) bằng cách phiên đi thành Paris est une fête, Paris là một bữa tiệc) rất mỏng, nhưng kể rất nhiều chuyện, đặc biệt hấp dẫn là chuyện về Gertrude Stein hồi đó sống ở phố Fleurus (Stein cũng xuất hiện trong phim Modigliani, như một con ngoáo ộp).
Hồi này Hemingway sống ở khu quận năm, quanh quẩn phố Mouffetard (La Mouffe), quảng trường Constrecarpe, gần phố Cardinal Lemoine và hay đi ngược sang bên quận sáu đến "A Good Café on the Place de St-Michel" - Một quán rất được trên quảng trường St-Michel :) và bắt đầu tự xây dựng kỹ thuật viết văn như sau này chúng ta (một số) sẽ thấy.
Thôi bận rồi để lúc khác viết tiếp hehe (ở Việt Nam truyện "The Short Happy Life of Francis Macomber" trong tập The Snows of Kilimanjaro được dịch thành "Hạnh phúc ngắn ngủi của Mắc Com-bơ").
+ Tức quá, có bài báo "Hemingway's Gender Trouble" của Gerald Kennedy này muốn vơ quá mà nó đòi trả tiền; bác nào có sẵn hay đang có pass lấy hộ được không ạ? Tks tks :)
Cách Pryce viết về cuốn hồi ký của Hemingway cứ là lạ, đọc mấy lần mới hiểu đại khái:
"Hemingway in Paris in the 20s. Starving, living in a garret with his wife, but somehow able to write in the morning and go to the races every afternoon. It all seems so achingly romantic that it comes as a shock in later years to find out it was mostly bollocks - he wasn't really starving but had loads of money. Ah well. The bits about sharing the place with Ezra Pound, F. Scott Fitzgerald, Ford Maddox Ford, John Dos Passos, James Joyce and Gertrude Stein are true. As is the sage advice he gave, that when writing one should always leave a bit over for the next day; stop before one has finished what one was..."
A Moveable Feast (nhan đề siêu khó dịch, bên Pháp chơi ngay trò lẩn tránh, chuồn lẹ, dokhnian way :) bằng cách phiên đi thành Paris est une fête, Paris là một bữa tiệc) rất mỏng, nhưng kể rất nhiều chuyện, đặc biệt hấp dẫn là chuyện về Gertrude Stein hồi đó sống ở phố Fleurus (Stein cũng xuất hiện trong phim Modigliani, như một con ngoáo ộp).
Hồi này Hemingway sống ở khu quận năm, quanh quẩn phố Mouffetard (La Mouffe), quảng trường Constrecarpe, gần phố Cardinal Lemoine và hay đi ngược sang bên quận sáu đến "A Good Café on the Place de St-Michel" - Một quán rất được trên quảng trường St-Michel :) và bắt đầu tự xây dựng kỹ thuật viết văn như sau này chúng ta (một số) sẽ thấy.
Thôi bận rồi để lúc khác viết tiếp hehe (ở Việt Nam truyện "The Short Happy Life of Francis Macomber" trong tập The Snows of Kilimanjaro được dịch thành "Hạnh phúc ngắn ngủi của Mắc Com-bơ").
+ Tức quá, có bài báo "Hemingway's Gender Trouble" của Gerald Kennedy này muốn vơ quá mà nó đòi trả tiền; bác nào có sẵn hay đang có pass lấy hộ được không ạ? Tks tks :)
May 6, 2009
thời gian như con côn trùng đang bò ngang qua một tảng đá phơi trần
* Bài này đã post ở blog cũ, nhưng do một trục trặc nên đã xóa đi. Chống chỉ định: những người hay hoang mang. Câu "thời gian như con côn trùng đang bò ngang qua một tảng đá phơi trần" trích từ Xứ Cát, đoạn Muad'Dib chờ đợi ngay trước trận đánh quyết định giải phóng Arrakis.
Truyện “Funes hay ký ức” nằm trong một tập truyện in năm 1944 của Jorge Luis Borges. Nhà văn vĩ đại nhất của Mỹ Latinh thế kỷ hai mươi dùng câu chuyện đặc biệt ám ảnh này (tất cả tác phẩm của Borges đều ám ảnh rất mạnh, nhưng “Funes hay ký ức” còn ám ảnh hơn nhiều so với Borges “thông thường”) để giải quyết vấn đề thời gian, quá khứ và ký ức. Ngay lập tức, dưới ngòi bút mang đầy tính chất giả kim thuật của Borges, thời gian liền biến thành mê cung, thêm một mê cung nữa mà Borges tạo ra trong đời sáng tạo của mình, sau mê cung của ngôn từ (“mở miệng nói nghĩa là rơi vào trùng ngôn”), của những cuốn sách (có lẽ trong lịch sử văn chương chưa có nhà văn nào say mê sách và đọc như Borges, dù cho về cuối đời khi trở thành giám đốc thư viện quốc gia Argentina thì định mệnh trớ trêu đã buộc Borges bị mù), và của những khu vườn (“Khu vườn các lối đi rẽ về hai ngả” – nhan đề một truyện khác).
Truyện “Funes hay ký ức” nằm trong một tập truyện in năm 1944 của Jorge Luis Borges. Nhà văn vĩ đại nhất của Mỹ Latinh thế kỷ hai mươi dùng câu chuyện đặc biệt ám ảnh này (tất cả tác phẩm của Borges đều ám ảnh rất mạnh, nhưng “Funes hay ký ức” còn ám ảnh hơn nhiều so với Borges “thông thường”) để giải quyết vấn đề thời gian, quá khứ và ký ức. Ngay lập tức, dưới ngòi bút mang đầy tính chất giả kim thuật của Borges, thời gian liền biến thành mê cung, thêm một mê cung nữa mà Borges tạo ra trong đời sáng tạo của mình, sau mê cung của ngôn từ (“mở miệng nói nghĩa là rơi vào trùng ngôn”), của những cuốn sách (có lẽ trong lịch sử văn chương chưa có nhà văn nào say mê sách và đọc như Borges, dù cho về cuối đời khi trở thành giám đốc thư viện quốc gia Argentina thì định mệnh trớ trêu đã buộc Borges bị mù), và của những khu vườn (“Khu vườn các lối đi rẽ về hai ngả” – nhan đề một truyện khác).
May 5, 2009
Editorial
* Đâm ra là mình cũng viết xã luận (từ mà báo chí hồi đầu thế kỷ dùng là gì nhỉ? "xã thuyết" à?) Các bạn yêu màu tím thông cảm thông cảm nhá :)
Có lẽ hiếm ở đâu như Việt Nam, giới xuất bản không lo lắng nhiều về việc tìm tác giả tốt, tác phẩm hay, chiến dịch tuyên truyền hiệu quả, bằng ngại ngần đối với giới làm sách giả. Người ta còn đồn đại rằng một số chủ nhà sách tư nhân đã chọn cách bắn tiếng trực tiếp với những tay làm sách giả lớn để “xin tha” hoặc “nương tay” cho một đầu sách được kỳ vọng mang lại doanh thu tốt.
Ngành xuất bản đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam từ rất lâu, ngay đầu thế kỷ hai mươi các nhà in đã có khả năng in được số lượng sách không nhỏ, thế nhưng cho tới một trăm năm sau, một tình trạng hết sức khó tin vẫn tiếp tục diễn ra: sách giả lấn lướt sách thật. Nhiều chục năm trước đây, người Bỉ trở nên lừng danh vì chuyên làm sách giả nhái lại sách thật do người Pháp xuất bản, nhưng vấn đề này đã chấm dứt nhờ nâng cao dân trí và nhất là nhờ luật pháp.
Rõ ràng là luật pháp chính là nơi giới xuất bản cần phải trông cậy nhiều nhất, nhưng thật ngược đời vì khi sách giả xuất hiện, tự các cơ sở xuất bản tại Việt Nam phải nghĩ ra những hình thức để đối phó, thậm chí nhiều khi là giảm giá sách của mình xuống mức ngang với giá sách giả - tất nhiên là chịu lỗ. Ở trường hợp này, vai trò của cả lập pháp lẫn hành pháp đều rất đáng đặt câu hỏi.
Sách giả đang trở thành vấn đề đau đầu nhất của ngành xuất bản Việt Nam, bởi tỉ lệ đầu sách bị làm giả không cao, nhưng sách giả đều nhằm vào những đầu sách bán chạy, được thị trường hồ hởi chấp nhận. Hiện tượng này đánh thẳng vào triết lý chung của các đơn vị làm sách tại Việt Nam hiện nay: chấp nhận thu lời ít hoặc thậm chí lỗ vốn ở một số đầu sách nhằm liên tục tạo sự hiện diện của thương hiệu, và bù lại là đầu tư và trông chờ nhiều về mặt tài chính ở một lượng nhỏ đầu sách nhất định. Hiện nay không lạ gì khi những đầu sách “khét tiếng” như Harry Potter hoặc Chạng vạng, tác phẩm của Cecilia Ahern… bị làm giả ngay lập tức sau khi ra đến thị trường (nhiều trường hợp sách giả còn có mặt trên các quầy sách sớm hơn cả sách thật).
Là vấn đề nổi cộm và gây lo lắng hơn cả, nhưng sách giả cũng chỉ là một khía cạnh của toàn bộ ngành xuất bản. Nhìn rộng hơn, không chỉ hành lang luật pháp trong ngành xuất bản còn rất yếu kém, mà cơ chế tổ chức xuất bản nói chung (điều tra mới đây cho thấy cả hệ thống xuất bản nhà nước gần như không mang lại tiền lãi) cũng mang trong mình rất nhiều khiếm khuyết, như một sự tồn tại thách thức mọi lôgic.
Nhiều ý kiến đóng góp cho việc giải quyết các vấn đề của xuất bản đã được nêu lên, nhưng rất nhiều khi chúng không đi đúng vào trọng tâm. Chẳng hạn như người ta thường chê trách tỉ lệ chiết khấu quá cao, chứ không biết rằng tỉ lệ đó là ngang bằng ở mọi nước. Điều quan trọng hơn cả là cần có những quy định rõ ràng cho lĩnh vực phân phối, hạn chế tối đa sự cạnh tranh về giá. Quy định bán đúng giá bìa (hoặc chiết khấu khống chế - chẳng hạn 5%) chính là cách hiệu quả để bảo vệ toàn bộ hệ thống cửa hàng sách nhà nước đang khốn đốn vì không có khách, cũng như đảm bảo công bằng cho mọi thành phần tham gia phân phối sách. Nhìn những cửa hàng sách rất đẹp mới mở ở Hà Nội, tôi tự hỏi chúng sẽ tồn tại được bao lâu, khi tiền thuế và chi phí vận hành khổng lồ khiến chủ cửa hàng không thể giảm giá, thành thử khách hàng sẵn sàng bước vào xem cho… mát, rồi quá bộ đến các cửa hàng giảm giá không xa đó lắm để mua… cho rẻ.
* Cũng xin khai báo là tôi đã mua ủng hộ cho nhà sách Phương Nam trên phố Lý Thái Tổ một quyển Tippi hoang dã, mất 150 khìn.
Có lẽ hiếm ở đâu như Việt Nam, giới xuất bản không lo lắng nhiều về việc tìm tác giả tốt, tác phẩm hay, chiến dịch tuyên truyền hiệu quả, bằng ngại ngần đối với giới làm sách giả. Người ta còn đồn đại rằng một số chủ nhà sách tư nhân đã chọn cách bắn tiếng trực tiếp với những tay làm sách giả lớn để “xin tha” hoặc “nương tay” cho một đầu sách được kỳ vọng mang lại doanh thu tốt.
Ngành xuất bản đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam từ rất lâu, ngay đầu thế kỷ hai mươi các nhà in đã có khả năng in được số lượng sách không nhỏ, thế nhưng cho tới một trăm năm sau, một tình trạng hết sức khó tin vẫn tiếp tục diễn ra: sách giả lấn lướt sách thật. Nhiều chục năm trước đây, người Bỉ trở nên lừng danh vì chuyên làm sách giả nhái lại sách thật do người Pháp xuất bản, nhưng vấn đề này đã chấm dứt nhờ nâng cao dân trí và nhất là nhờ luật pháp.
Rõ ràng là luật pháp chính là nơi giới xuất bản cần phải trông cậy nhiều nhất, nhưng thật ngược đời vì khi sách giả xuất hiện, tự các cơ sở xuất bản tại Việt Nam phải nghĩ ra những hình thức để đối phó, thậm chí nhiều khi là giảm giá sách của mình xuống mức ngang với giá sách giả - tất nhiên là chịu lỗ. Ở trường hợp này, vai trò của cả lập pháp lẫn hành pháp đều rất đáng đặt câu hỏi.
Sách giả đang trở thành vấn đề đau đầu nhất của ngành xuất bản Việt Nam, bởi tỉ lệ đầu sách bị làm giả không cao, nhưng sách giả đều nhằm vào những đầu sách bán chạy, được thị trường hồ hởi chấp nhận. Hiện tượng này đánh thẳng vào triết lý chung của các đơn vị làm sách tại Việt Nam hiện nay: chấp nhận thu lời ít hoặc thậm chí lỗ vốn ở một số đầu sách nhằm liên tục tạo sự hiện diện của thương hiệu, và bù lại là đầu tư và trông chờ nhiều về mặt tài chính ở một lượng nhỏ đầu sách nhất định. Hiện nay không lạ gì khi những đầu sách “khét tiếng” như Harry Potter hoặc Chạng vạng, tác phẩm của Cecilia Ahern… bị làm giả ngay lập tức sau khi ra đến thị trường (nhiều trường hợp sách giả còn có mặt trên các quầy sách sớm hơn cả sách thật).
Là vấn đề nổi cộm và gây lo lắng hơn cả, nhưng sách giả cũng chỉ là một khía cạnh của toàn bộ ngành xuất bản. Nhìn rộng hơn, không chỉ hành lang luật pháp trong ngành xuất bản còn rất yếu kém, mà cơ chế tổ chức xuất bản nói chung (điều tra mới đây cho thấy cả hệ thống xuất bản nhà nước gần như không mang lại tiền lãi) cũng mang trong mình rất nhiều khiếm khuyết, như một sự tồn tại thách thức mọi lôgic.
Nhiều ý kiến đóng góp cho việc giải quyết các vấn đề của xuất bản đã được nêu lên, nhưng rất nhiều khi chúng không đi đúng vào trọng tâm. Chẳng hạn như người ta thường chê trách tỉ lệ chiết khấu quá cao, chứ không biết rằng tỉ lệ đó là ngang bằng ở mọi nước. Điều quan trọng hơn cả là cần có những quy định rõ ràng cho lĩnh vực phân phối, hạn chế tối đa sự cạnh tranh về giá. Quy định bán đúng giá bìa (hoặc chiết khấu khống chế - chẳng hạn 5%) chính là cách hiệu quả để bảo vệ toàn bộ hệ thống cửa hàng sách nhà nước đang khốn đốn vì không có khách, cũng như đảm bảo công bằng cho mọi thành phần tham gia phân phối sách. Nhìn những cửa hàng sách rất đẹp mới mở ở Hà Nội, tôi tự hỏi chúng sẽ tồn tại được bao lâu, khi tiền thuế và chi phí vận hành khổng lồ khiến chủ cửa hàng không thể giảm giá, thành thử khách hàng sẵn sàng bước vào xem cho… mát, rồi quá bộ đến các cửa hàng giảm giá không xa đó lắm để mua… cho rẻ.
* Cũng xin khai báo là tôi đã mua ủng hộ cho nhà sách Phương Nam trên phố Lý Thái Tổ một quyển Tippi hoang dã, mất 150 khìn.
May 4, 2009
Kiến cắn đít :))
Từ cát mình chuyển sang kiến, các bạn yếu về tâm lý à quên yếu về khoa học thường thức chắc tưởng mình nói mớ lung tung, nhưng mà không phải đâu ạ. Các bác có biết vụ kiến sư tử đào hố cát rồi con ấu trùng nằm ở dưới đáy hố há miệng chờ sẵn, nạn nhân nào rơi xuống là khợp luôn, không có nạn nhân là coi như tèo. Vụ này ngày trước truyện thiếu nhi của NXB Cầu Vồng in to to đẹp đẹp cũng có, mấy bạn nhỏ bị biến nhỏ tí lại rồi cưỡi kiến đi chu du ấy. Chắc các bác quên tiệt rồi, tệ lắm.
Vầng thôi nói đùa thế thôi chứ các bác lại cứ tưởng tôi là blagueur (có bác gì đợt trước hỏi tôi blogger tiếng Pháp là cái gì, vầng nó giông giống từ kia đấy ạ, đâu như bloguer/blogueuse đấy ạ) tức là suốt ngày đùa cợt. Nếu đọc Kiến có nguy cơ các bác sẽ biết kiến không phải là một loài bảo hoàng (như mối), kiến còn biết nuôi nô lệ, và kiến biết đau. Kiến lại còn hay nổi dậy, khởi nghĩa etc. và nếu người ngoài hành tinh lỡ đặt chân đến trái đất của chúng ta thì loài mà họ liên hệ sẽ là kiến chứ không phải người, vì kiến mới là chủ nhân thực thụ của trái đất (hơi giống hình dung của Arthur Clarke tả người ngoài hành tinh đến đây và nghe được âm nhạc của con người rồi cho đó là đặc trưng của chúng ta). Ngoài ra, nhện cái sẽ ăn thịt nhện đực ngay sau khi ấy ấy, rồi nhện con sẽ ăn thịt nhện mẹ ngay sau khi sinh ra, trong khi kiến đực sẽ chết ngay sau khi phóng ấy ấy nhưng không bị kiến cái ăn thịt, và muỗi là loài duy nhất dám đương đầu trực tiếp với người, nhiều con đã phát triển đến mức biết chui xuống dưới gối mà rình sẵn. Sự thích nghi của kiến cũng rất kinh khủng: chỉ có kiến và bọ cạp sống qua được vụ nổ bom nguyên tử tại Nhật.
Kiến của Bernard Werber (trang web ở đây, gần 3 triệu view rồi - gần bằng bác hot blogger của chúng ta) very hấp dẫn ở tuyến truyện về kiến (có anh 327 very sexy, chàng hoàng tử cuối cùng bị vặt đứt mất đầu), nhưng tuyến truyện về người thì dở tệ, bao nhiêu tình tiết vụn vặt chẳng đâu vào đâu. Không biết hai tập sau sẽ thế nào. Ngoài Kiến, Werber còn có một số truyện rất thành công như Les Thanatonautes, và được coi là nhà văn Pháp thành công nhất trong lĩnh vực Sci-Fi và phổ biến khoa học.
+ "Hậu 30/4": bài thơ của Phan Nhiên Hạo. Giống như là trong một buổi nói chuyện đông người, nhiều lời đùa quá, nhưng tất cả đều giữ được giới hạn, cho đến khi xuất hiện sự thù địch. Bài thơ này PNH nhằm thẳng vào Đỗ Kh., rất đích danh, như một hệ quả của mấy bài Đỗ Kh. viết liên quan tới Sáu Loan. Trong số các nhà văn (tôi muốn nói những người có tài năng nhất) ở hải ngoại hiện nay, thì có lẽ PNH và Trần Vũ là những người giữ cái nhìn cứng rắn nhất về sự đối đầu Quốc Cộng Nam Bắc và trong ngoài. Cái nhìn đó tất nhiên là hiểu được, nhưng dù sao thì cũng...
+ Trên damau có loạt bài rất hay của Tạ Chí Đại Trường, về "sử liệu quốc nội". Bạn Quách hay bình luận về bình luận của TCĐT về quyền lực của sử gia mà không thấy viết ra nhỉ, chắc là lo bút sa gà chết hihi.
+ Mà tôi cũng khá là "kiến cắn đít" rồi nhé. Lại đã sắp tới ngày... ấy. Các bạn liệu thế nào nhé, nhất là bạn today20, bây giờ bạn đã ở vào một cương vị mới, crisis cũ đã qua, crisis mới còn chưa tới (khi nào sắp tới tớ hứa sẽ báo trước cho bạn hehe), lần này là không được lẩn tránh đâu nhá.
Vầng thôi nói đùa thế thôi chứ các bác lại cứ tưởng tôi là blagueur (có bác gì đợt trước hỏi tôi blogger tiếng Pháp là cái gì, vầng nó giông giống từ kia đấy ạ, đâu như bloguer/blogueuse đấy ạ) tức là suốt ngày đùa cợt. Nếu đọc Kiến có nguy cơ các bác sẽ biết kiến không phải là một loài bảo hoàng (như mối), kiến còn biết nuôi nô lệ, và kiến biết đau. Kiến lại còn hay nổi dậy, khởi nghĩa etc. và nếu người ngoài hành tinh lỡ đặt chân đến trái đất của chúng ta thì loài mà họ liên hệ sẽ là kiến chứ không phải người, vì kiến mới là chủ nhân thực thụ của trái đất (hơi giống hình dung của Arthur Clarke tả người ngoài hành tinh đến đây và nghe được âm nhạc của con người rồi cho đó là đặc trưng của chúng ta). Ngoài ra, nhện cái sẽ ăn thịt nhện đực ngay sau khi ấy ấy, rồi nhện con sẽ ăn thịt nhện mẹ ngay sau khi sinh ra, trong khi kiến đực sẽ chết ngay sau khi phóng ấy ấy nhưng không bị kiến cái ăn thịt, và muỗi là loài duy nhất dám đương đầu trực tiếp với người, nhiều con đã phát triển đến mức biết chui xuống dưới gối mà rình sẵn. Sự thích nghi của kiến cũng rất kinh khủng: chỉ có kiến và bọ cạp sống qua được vụ nổ bom nguyên tử tại Nhật.
Kiến của Bernard Werber (trang web ở đây, gần 3 triệu view rồi - gần bằng bác hot blogger của chúng ta) very hấp dẫn ở tuyến truyện về kiến (có anh 327 very sexy, chàng hoàng tử cuối cùng bị vặt đứt mất đầu), nhưng tuyến truyện về người thì dở tệ, bao nhiêu tình tiết vụn vặt chẳng đâu vào đâu. Không biết hai tập sau sẽ thế nào. Ngoài Kiến, Werber còn có một số truyện rất thành công như Les Thanatonautes, và được coi là nhà văn Pháp thành công nhất trong lĩnh vực Sci-Fi và phổ biến khoa học.
+ "Hậu 30/4": bài thơ của Phan Nhiên Hạo. Giống như là trong một buổi nói chuyện đông người, nhiều lời đùa quá, nhưng tất cả đều giữ được giới hạn, cho đến khi xuất hiện sự thù địch. Bài thơ này PNH nhằm thẳng vào Đỗ Kh., rất đích danh, như một hệ quả của mấy bài Đỗ Kh. viết liên quan tới Sáu Loan. Trong số các nhà văn (tôi muốn nói những người có tài năng nhất) ở hải ngoại hiện nay, thì có lẽ PNH và Trần Vũ là những người giữ cái nhìn cứng rắn nhất về sự đối đầu Quốc Cộng Nam Bắc và trong ngoài. Cái nhìn đó tất nhiên là hiểu được, nhưng dù sao thì cũng...
+ Trên damau có loạt bài rất hay của Tạ Chí Đại Trường, về "sử liệu quốc nội". Bạn Quách hay bình luận về bình luận của TCĐT về quyền lực của sử gia mà không thấy viết ra nhỉ, chắc là lo bút sa gà chết hihi.
+ Mà tôi cũng khá là "kiến cắn đít" rồi nhé. Lại đã sắp tới ngày... ấy. Các bạn liệu thế nào nhé, nhất là bạn today20, bây giờ bạn đã ở vào một cương vị mới, crisis cũ đã qua, crisis mới còn chưa tới (khi nào sắp tới tớ hứa sẽ báo trước cho bạn hehe), lần này là không được lẩn tránh đâu nhá.
May 3, 2009
Quà tặng là phúc lành của dòng sông
Với một số quyển sách tôi có những duyên nợ, lúc rộn ràng như hội làng, cũng có khi chẳng có gì. Chuyện này tôi nghĩ là cũng bình thường thôi, ai làm nghề gì thì sẽ có duyên nợ đặc thù, không thế này thì thế kia, và rất chi khó giải thích. Một tiến sĩ nông học có thể run lên cảm động vì một củ hành, một bác sĩ phụ khoa rưng rưng nước mắt vì một hình dạng, hoặc một người thợ cắt tóc lấy ráy tai bỗng một hôm vui sướng vì nhận ra chính cái tai này... (ôi chính đôi mắt này năm xưa etc.; vụ cắt tóc thì chắc anh Johnny Depp trong cái phim gì rõ gớm biết quá rõ, trong phim anh cắt tóc rồi cắt cổ luôn con người ta, không những thế còn vứt xác xuống hầm rồi làm bánh nhân thịt). Nhìn chung là rất khó nói.
Quyển sách duyên nợ ở đây là Dune tức Xứ cát của Frank Herbert (hello bác Cao Đăng :)
Ngày trước có một đồng chí bạn rất thâm độc, nhân vì thấy tôi có cái trò cảnh vẻ (vâng, em của một thời, biển của một thời đã mất đấy các bác ạ) không bao giờ thèm đọc "á văn học" nên rắp tâm đầu độc tôi đi vào giáo phái Sci-Fi. Để nhập môn, đồng chí đó đưa tôi hai quyển sách bắt đọc hết, một của Asimov, và quyển còn lại, nếu IQ của các bác không thấp hơn 39, chắc cũng đã đoán ra, chính là Dune (và nay là Xứ cát).
Để tua chuyện cho nó nhanh, quyển của Asimov (tôi vẫn nhớ là Tyran) thì tôi đọc hết thật, nhưng Dune thì chấp nhận mang trả và bị sỉ vả, vì chẳng đọc nổi.
Thế mà lần này đọc hết rồi đấy :) "Quà tặng là phúc lành của dòng sông", như một câu trong Kinh thánh Nhân loại Màu Cam mà Paul Atreides đọc trong Xứ cát (đọc thì mới hiểu ở Arrakis đó nước có vị trí tuyệt đối như thế nào), và Xứ cát cũng giống như là một quà tặng phúc lành (và lành mạnh :)
Quyển sách duyên nợ ở đây là Dune tức Xứ cát của Frank Herbert (hello bác Cao Đăng :)
Ngày trước có một đồng chí bạn rất thâm độc, nhân vì thấy tôi có cái trò cảnh vẻ (vâng, em của một thời, biển của một thời đã mất đấy các bác ạ) không bao giờ thèm đọc "á văn học" nên rắp tâm đầu độc tôi đi vào giáo phái Sci-Fi. Để nhập môn, đồng chí đó đưa tôi hai quyển sách bắt đọc hết, một của Asimov, và quyển còn lại, nếu IQ của các bác không thấp hơn 39, chắc cũng đã đoán ra, chính là Dune (và nay là Xứ cát).
Để tua chuyện cho nó nhanh, quyển của Asimov (tôi vẫn nhớ là Tyran) thì tôi đọc hết thật, nhưng Dune thì chấp nhận mang trả và bị sỉ vả, vì chẳng đọc nổi.
Thế mà lần này đọc hết rồi đấy :) "Quà tặng là phúc lành của dòng sông", như một câu trong Kinh thánh Nhân loại Màu Cam mà Paul Atreides đọc trong Xứ cát (đọc thì mới hiểu ở Arrakis đó nước có vị trí tuyệt đối như thế nào), và Xứ cát cũng giống như là một quà tặng phúc lành (và lành mạnh :)
May 2, 2009
Và người ta bắn chim sẻ
Nhân dịp này (dịp này là dịp nào? :P), tôi đã đọc lại và đọc thêm rất nhiều truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, cũng như một phần các tiểu thuyết. Về sau này, giọng văn của Võ Thị Xuân Hà vẫn giữ nguyên tính chất điềm đạm có phần trầm lắng như tôi đã đề cập lúc trước, và cách thể hiện, lối viết vẫn nhất quán ở các điểm: luôn tìm câu chuyện để kể, kể bằng các hình thức suy lý, đi kèm nhiều nhận xét, và tìm cách sắp đặt các chi tiết. Việc sắp đặt này những khi thành công sẽ tạo được các hiệu ứng thẩm mỹ tốt ở người đọc. Hiện tượng này nổi bật ở một số truyện sau này như “Chuyện của con gái người hát rong” hay “Không khóc ở Seoul”, và đặc biệt thành công ở “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”. Theo tôi, cho tới lúc này, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” vẫn là tác phẩm hoàn chỉnh nhất, xuất sắc nhất của Võ Thị Xuân Hà, cả ở cảm hứng, cách viết, lẫn mức độ xâm lấn tình cảm ở người đọc.
Trước tiên là màu sắc
Điểm đầu tiên khiến tôi quan tâm khi đọc “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” là màu sắc. Có ba màu xuất hiện với tần số cao trong truyện, trong đó nổi bật, như một gam màu chủ, là đỏ (bên cạnh hai màu khác là xanh và trắng). Tổng cộng có tám lần màu đỏ xuất hiện, hai lần đầu tiên trong chuyến bắn chim sẻ của hai vợ chồng nhân vật Thản, lần thứ ba cũng trong trường đoạn này, nhưng là màu của mặt trời. Lần thứ tư là khi người vợ sinh con và người anh chồng hiện ra để theo dõi cảnh tượng, lần thứ năm tại Quảng Trị khi đoàn làm phim dựng cảnh chiến trận (ở đây là bụi đỏ), lần thứ sáu là khi người vợ hồi tưởng về trang phục của Nẫm, người anh chồng, hiện hồn, lần thứ bảy dùng để miêu tả phù sa sông Thạch Hãn, và lần cuối cùng dùng để tả màu những vì sao trên trời.
Trước tiên là màu sắc
Điểm đầu tiên khiến tôi quan tâm khi đọc “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” là màu sắc. Có ba màu xuất hiện với tần số cao trong truyện, trong đó nổi bật, như một gam màu chủ, là đỏ (bên cạnh hai màu khác là xanh và trắng). Tổng cộng có tám lần màu đỏ xuất hiện, hai lần đầu tiên trong chuyến bắn chim sẻ của hai vợ chồng nhân vật Thản, lần thứ ba cũng trong trường đoạn này, nhưng là màu của mặt trời. Lần thứ tư là khi người vợ sinh con và người anh chồng hiện ra để theo dõi cảnh tượng, lần thứ năm tại Quảng Trị khi đoàn làm phim dựng cảnh chiến trận (ở đây là bụi đỏ), lần thứ sáu là khi người vợ hồi tưởng về trang phục của Nẫm, người anh chồng, hiện hồn, lần thứ bảy dùng để miêu tả phù sa sông Thạch Hãn, và lần cuối cùng dùng để tả màu những vì sao trên trời.
May 1, 2009
Họ bắn vào hòa bình, chúng tôi bắn vào hòa bình
Về Bảo Ninh, nếu muốn phản đối việc người ta cứ nói là cả đời ông ấy chỉ có mỗi Nỗi buồn chiến tranh, thì có thể nêu tên truyện ngắn "Gió dại". Nhưng nếu bảo ngoài hai cái đó nữa còn có gì, thì thực sự là khó. Bảo Ninh còn cả loạt truyện ngắn đặc sắc, nhiều truyện rất hay, như truyện về Hà Nội hồi những năm trước 1975 có "Người anh hùng thời đại" để ria theo lối chất nghệ (tên Vinh hay sao?), hay gần đây hơn là "Bội phản". Thỉnh thoảng viết bút ký cũng rất giỏi, chẳng hạn như gần đây nhất là "Đêm cuối cùng ngày đầu tiên". Nhưng cái hay của những cái ấy là cái hay bình thường. Đặc biệt thì chỉ có Nỗi buồn chiến tranh và "Gió dại".
"Gió dại" trên Internet: đọc tại đây, bản dịch tiếng Anh của Phan Huy Đường và Nina McPherson ở đây.
Thời gian của truyện là giai đoạn ngay trước 30/4/1975. Ẩn dụ "gió dại" ngay lập tức cho thấy tính chất vô nghĩa, nhỏ nhoi, thảm hại của con người, và của cái chết, trong một cuộc chiến tranh như cuộc chiến tranh Việt Nam. Cái nhìn của người kể chuyện đặt ở bên phía bộ đội, lúc đó đóng quân tại một vùng vừa chiếm được, một vùng theo đạo có ông cha cố, và nhất là có một cô ca sĩ vì loạn lạc mà bị kẹt lại và sống luôn ở đây, đêm đến vẫn thường tiếp khách đàn ông, đều là bộ đội.
Chuyện tình duyên giữa Diệu Nương cô ca sĩ và anh lính phụ tá anh nuôi nhanh chóng trở thành một thảm kịch. Thảm kịch này giống như là một tiếng thở dài, rất dài - sở trường của văn Bảo Ninh. Văn của Bảo Ninh phải đi theo từng hơi một, cay đắng, buồn bã, không thể vui được, và những trường hợp tác phẩm khác không được thành công lắm có lẽ là bởi vì cái hơi này không đủ dài.
Và đặc biệt là "Gió dại" có một câu kết không thể nào quên: "Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình vẫn đến." Nghe nói câu văn này một thời đã gây sóng gió (truyện này hình như được viết cuối những năm 1990), thậm chí một thời gian đã bị cắt khỏi truyện, như một hình thức kiểm duyệt. "Những người báo trước hòa bình" là cô ca sĩ Diệu Nương và người tình bộ đội của mình trên đường chạy trốn, khi bị bắt gặp họ xin được tha mạng vì "chẳng làm hại gì cả", "không chống lại ai", nhưng các đồng đội của anh lính (trong đó có "tôi", người cũng đã từng nhiều lần ngủ với Diệu Nương) đã xả súng qua đám cây. Sau khi bắn xong rồi họ mới nhìn thấy xác hai con người kia, quấn chặt vào nhau.
Bây giờ cứ mỗi dịp 30/4 xem người ta kỷ niệm hào hùng mà thấy mệt. Phần lớn khăng khăng tô màu đỏ màu hồng rộn ràng cho một cuộc chiến đáng tởm. Một số khác tìm cách chứng minh rằng tất cả đều rất tởm, nhưng chúng tôi ít tởm hơn, và một số khác nữa: tất cả đều rất tởm, nhưng chúng nó tởm hơn chúng tôi.
"Gió dại" trên Internet: đọc tại đây, bản dịch tiếng Anh của Phan Huy Đường và Nina McPherson ở đây.
Thời gian của truyện là giai đoạn ngay trước 30/4/1975. Ẩn dụ "gió dại" ngay lập tức cho thấy tính chất vô nghĩa, nhỏ nhoi, thảm hại của con người, và của cái chết, trong một cuộc chiến tranh như cuộc chiến tranh Việt Nam. Cái nhìn của người kể chuyện đặt ở bên phía bộ đội, lúc đó đóng quân tại một vùng vừa chiếm được, một vùng theo đạo có ông cha cố, và nhất là có một cô ca sĩ vì loạn lạc mà bị kẹt lại và sống luôn ở đây, đêm đến vẫn thường tiếp khách đàn ông, đều là bộ đội.
Chuyện tình duyên giữa Diệu Nương cô ca sĩ và anh lính phụ tá anh nuôi nhanh chóng trở thành một thảm kịch. Thảm kịch này giống như là một tiếng thở dài, rất dài - sở trường của văn Bảo Ninh. Văn của Bảo Ninh phải đi theo từng hơi một, cay đắng, buồn bã, không thể vui được, và những trường hợp tác phẩm khác không được thành công lắm có lẽ là bởi vì cái hơi này không đủ dài.
Và đặc biệt là "Gió dại" có một câu kết không thể nào quên: "Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hòa bình, vậy mà hòa bình vẫn đến." Nghe nói câu văn này một thời đã gây sóng gió (truyện này hình như được viết cuối những năm 1990), thậm chí một thời gian đã bị cắt khỏi truyện, như một hình thức kiểm duyệt. "Những người báo trước hòa bình" là cô ca sĩ Diệu Nương và người tình bộ đội của mình trên đường chạy trốn, khi bị bắt gặp họ xin được tha mạng vì "chẳng làm hại gì cả", "không chống lại ai", nhưng các đồng đội của anh lính (trong đó có "tôi", người cũng đã từng nhiều lần ngủ với Diệu Nương) đã xả súng qua đám cây. Sau khi bắn xong rồi họ mới nhìn thấy xác hai con người kia, quấn chặt vào nhau.
Bây giờ cứ mỗi dịp 30/4 xem người ta kỷ niệm hào hùng mà thấy mệt. Phần lớn khăng khăng tô màu đỏ màu hồng rộn ràng cho một cuộc chiến đáng tởm. Một số khác tìm cách chứng minh rằng tất cả đều rất tởm, nhưng chúng tôi ít tởm hơn, và một số khác nữa: tất cả đều rất tởm, nhưng chúng nó tởm hơn chúng tôi.