Tôi cố tình đặt title oách thế để nhại một tờ báo Việt Nam mấy hôm trước đăng tin đúng như thế, là Kundera đến Việt Nam, rồi lại còn gặp gỡ giao lưu độc giả, chẳng hiểu đọc thông cáo báo chí cái kiểu gì, làm tôi đến là khổ vì bị mấy người liền nằng nặc đòi xin hộ chữ ký. Tôi đã liên hệ với tờ báo đó và bản online đã sửa lại.
Nhưng dịp này không ngờ Kundera lại đồng ý trả lời phỏng vấn. Ông ấy ngâm đến gần một tuần tưởng thôi luôn rồi nhưng cuối cùng đã trả lời. Bài phỏng vấn cũng là dịp tôi quay trở lại cộng tác với tờ Sài Gòn tiếp thị.
Hóa ra bạn Quách nữ sĩ lại là người đầu tiên viết về Vô tri.
Lần in sách này khá là nóng bỏng, đây là các tranh cãi trên Tiền Vệ: Một, hai, ba, bốn, năm, sáu. Nếu có gì thêm sẽ cập nhật sau.
Còn chiều tối nay là buổi tọa đàm về Milan Kundera. Đây rất có thể là lần cuối tôi làm những việc kiểu này. Tôi chán lắm rồi. Tôi chán sự vô tri.
PS. Bác nào đã có Vô tri sửa hộ tôi một lỗi typo nhé: tr. 43 dòng 6 từ dưới lên từ "cô" phải sửa thành "bà". Cám ơn.
Có một cái thư mời mà cũng to chuyện nhỉ. Thích bài của Nguyễn Tôn Hiệt với cả câu gần kết dẫn nguyên unbearable lightness of being của CVD. Đúng là unbearable.
ReplyDeleteMà Kundera không đẹp trai như Paolo Giordano nên có đến Vn cũng không ai vây quanh xin chữ ký đâu:)
ReplyDelete"Giai thieng" la dich tu profaner ra a? Nghe cu ngang ngang nhi. Voi ca bai phong van ngan cun, hi hi.
ReplyDeleteKhong lien quan, nhung cho to muon tap 2 cua The girl with dragon tattoo di, to biet la ay co ma ;))
Tôi thấy Thể thao & văn hóa có chỉnh sửa nhan đề nhưng Hernan Broeh thì vẫn y sì như trước.
ReplyDeleteEm thấy Kunera đẹp trai đấy chứ, tất nhiên có thể không đẹp trai như bác GM. Bài phỏng vấn công nhận là ngắn quá. Tiêu đề bài phỏng vấn hơi khó hiểu.
ReplyDeleteEm thấy Kundera đẹp trai đấy chứ, tất nhiên có thể không đẹp trai như bác GM. Bài phỏng vấn công nhận là ngắn quá. Tiêu đề bài phỏng vấn hơi khó hiểu.
ReplyDeleteỪ, cho mượn được, có bồ câu nào không tớ gửi cho hay là gửi bưu điện?
ReplyDeleteĐA: đúng vậy, cái tin đó sai lệch tệ hại nhưng lúc trước tôi chỉ can thiệp để sửa cái sai lớn nhất thôi. Tôi sẽ nói lại với bên đó một lần nữa.
Tôi để quyền rút tít, viết sapô, làm box cho bên báo, tên bài họ có thông qua tôi và tôi đồng ý. Các bác không quen từ "giải thiêng" thôi chứ từ này đã phổ biến trong giới nghiên cứu VN từ cả chục năm nay rồi.
ReplyDeleteChuyện ngắn dài thì tôi không làm được gì hết cả.
Mình cũng đồng ý Kundera không đẹp trai bằng mình:) nhưng có thể "vạm vỡ" hơn - chữ "vạm vỡ" của NVN chắc là Nguyễn Vĩnh Nguyên trong cái box bên SGTT!
ReplyDeleteNgắn thế là do bị cắt cúp hay là do gì bạn NL? ngắn quá đọc cứ tức oanh óach
ReplyDeletebác GM đẹp giai kiểu barbaric :d
ReplyDeleteKhông có cắt cúp ạ. Ông ấy chỉ nói thế thôi, chắc em không đủ tài làm ông ấy nói nhiều hơn.
ReplyDeleteBạn Nhị Linh làm 1 list những chỗ nào trong bản tiếng Việt bị "kiểm duyệt đục bỏ" đi
ReplyDeleteHehe sao bác không tự so nhỉ. Nếu bác tự so thật, kết quả có thể là rất bất ngờ đấy.
ReplyDeleteBài phỏng vấn xúc tích chứ không ngắṇ, do câu hỏi đích đáng. Hai câu ở giữa có giá trị kinh điển: (1) "phá hủy các huyền thoại... thuộc về bản thân ý nghĩa của nghệ thuật tiểu thuyết", (2) "một số đề tài... chính là lẽ sống của toàn bộ những gì anh ta viết ra... anh ta phân tích chúng trong các tiểu thuyết của mình, từ nhiều điểm nhìn khác nhau". Quá đã. Thank you! [NSC]
ReplyDeleteCó bác Linh sắp vào SG đấy, gửi bác ý đi :-D Gửi luôn vài quyển ý, dạo này thời giờ thì nhiều mà lại chả đi được đâu, đâm ra rất có thời gian đọc sách :-D
ReplyDeleteNhị Linh hay ai khác có định dịch tiểu luận của Kundera không. Tớ thấy giờ dịch tiểu luận của ông ta có lẽ còn nên hơn là dịch tiểu thuyết.
ReplyDeletetd20: ừ ok, gửi luôn quà cho Nemo nhé
ReplyDeleteTiểu luận có chứ, thật ra lẽ ra hôm nay phải là cuộc tọa đàm về "Le Rideau" đấy nhưng không kịp, thay đổi kế hoạch, kể cả "Une rencontre" bác cũng đã có thể bắt đầu chờ được rồi :)
NSC: :p
Chiều nay Nhị Linh lại ngồi ở cái bàn kê trên sân khấu cao và ở giữa hai người ấy à?
ReplyDeleteVẫn còn thời gian lên Tienve tranh luận về một cú ném đá vô bổ à? Lớn rồi phải thôi đọc bích báo đi chứ, hehehe, ai lại còn tham gia dán mấy bài thơ viết giữa hai tiết học đạo đức như thế.
Vẫn nợ anh một cuốn "Cuộc sống không ở đây" đấy nhé. Nợ dễ đến 5 năm rồi ấy chứ.
Mình biết nhiều người lớn hơn mà còn làm nhiều việc phớn phở hơn cơ hehehe.
ReplyDeleteCSKOĐ bây giờ thuộc hàng kịch độc rồi, bác tưởng dễ à.
Hehe, cái gì nợ lâu mà chẳng trở nên hiếm và độc, hehe.
ReplyDeleteLần sau CVD nên làm giấy mời toà đàm khoảng 50 trang tiểu sử gì đấy. Kiểu gì ông Liễn họ Ngô kia cũng vượt trùng dương đến dự! Ôi nực cười. Những "mối tình" nực cười!!!
ReplyDeleteĐiều này nói luôn cho đỡ bị hiểu xiên xẹo: tôi không bước vào tranh cãi bởi vì tôi là tác giả cái tiểu sử ghi trong tờ giấy mời, cho nên phải thanh minh.
ReplyDeleteTrên thực tế, tôi không hề liên quan, vai trò của tôi chỉ thuần túy là một diễn giả khách mời. Tôi cũng chỉ đọc nội dung tờ giấy mời chính trong bài của NHL, và cá nhân tôi thấy viết như thế chẳng làm sao cả.
Cho cháu hỏi vụ Murakami dịch Gatsby bị báo nhà mình bảo dịch Ruồi trâu là vụ hồi nào thế ạ?
ReplyDelete@ nguyen qui hien
ReplyDeleteVụ này "tớ khám phá ra,từ lâu rồi, trên blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Vô còm một phát, đề nghị sửa. Người "vờ". Đúng ra đám đó phải ghi nguồn, tức là phải nhắc đến công lao của tớ
Hà, hà!
NQT
Lần phỏng vấn VTH, Gấu tính đi một đường hỏi ông ta, có phải chôm cái tít “Đêm giữa ban ngày” của Koestler?
Cái tay nhà thơ NTT này, có lần trên trang net của ông, ông post một bài về Murakami, cái tay viết bài đi một đường cà chớn, ông nhà văn Nhựt bổn này, vì quá mê văn học Niên Xô, khi còn trẻ đã dịch qua tiếng Nhật, cuốn Ruồi Trâu!
Gấu viết mail, cho biết, đếch phải.
Ông vờ. (1)
NQT
(1)
Cuốn sách ưa thích của ông là gì?
Ruồi Trâu. Tôi tự dịch lại cuốn sách đó vài năm trước. Tôi vẫn muốn tự dịch cuốn sách đó từ những năm 20 tuổi nhưng khi đó tôi chưa đủ sẵn sàng.
Nguồn: Hội ngộ văn chương
Đây là nguyên văn 10 Questions for Haruki Murakami
What's your favorite book?
Sarosh Shaheen Ottawa, Canada
The Great Gatsby. I translated it a couple of years ago. I wanted to translate it when I was in my 20s, but I wasn't ready.
Cuốn sách gối đầu giường của ông?
Gatsby vĩ đại (1). Cách đây mấy năm tôi đã dịch nó. Tôi muốn dịch nó từ những năm đôi mươi của mình, nhưng lúc đó tôi chưa sẵn sàng.
Của Mẽo mà thành của Liên Xô. Thế mới ghê!
(1) The Great Gatsby is a novel by the American author F. Scott Fitzgerald. First published on April 10, 1925, it is set in Long Island's North Shore and New York City during the summer of 1922. Wikipedia
http://www.tanvien.net/Notes_2/DTL_vs_GNV.html
Nhưng mà Ruồi Trâu thì cũng là của một nữ văn sĩ Anh chứ cũng có phải của "Liên Xô" đâu.
ReplyDelete@ Linh
ReplyDeleteToi chua doc Ruoi Trau
Sorry
NQT
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/283010/Haruki-Murakami-%E2%80%9CMoi-khi-viet-toi-nghi-ve-cai-hang%E2%80%A6%E2%80%9D.html
ReplyDeleteTuổi trẻ đăng. Lạ thật.
@ nguyen qui hien
ReplyDeleteThảo nào đám đó không nhắc tới GNV
Tks
NQT
Cám ơn các bác tối nay có mặt ở đó nhé :d
ReplyDeleteanh Linh, cái "Ignorance" dịch là Vô tri hay nên là Vô minh?
ReplyDeleteTác phẩm L'Ignorance của Kundera không liên hệ đến "vô minh" (trạng thái thiếu sáng suốt, thiếu tỉnh thức, chưa liễu ngộ, thường thấy trong kinh văn Phật giáo), mà phơi bày tâm trạng "không biết", "không biết đủ", "không biết đúng", hoặc "không muốn biết" của con người, trong trường hợp này là những nhân vật sống ở nước ngoài về thăm "quê hương". Theo tôi, dịch "Vô tri" là ổn. [NSC]
ReplyDeleteCái nhan đề này rất khó dịch, tôi đã cân nhắc nó trong suốt ba năm, vì phần văn bản đã xong từ năm 2007, một vài người đã đọc.
ReplyDeleteBạn đọc quyển sách chắc sẽ hiểu tại sao tôi dịch là "Vô tri".
Cái tên này tôi được gợi ý từ một nhận xét bâng quơ của bạn Rem triết gia, sau đó nhờ sự trợ sức của bạn Quách nữ sĩ tôi quyết định dùng nó. Nhân đây xin được cám ơn hai bạn (bạn Rem chắc còn chẳng biết tại sao mình được cám ơn hihi).
"Vô tri" dịch là sát rồi, khó có tên nào hợp lý hơn, mặc dù "vô tri" nghe cũng không hay lắm.
ReplyDeletemay cai doan kiem duyet cat, cho doc voi
ReplyDeleteTôi đã đọc Vô tri, và thấy thật là bất công trong cách gọi một nhân vật, đó là Milada. Milada bị gọi là "bà", trong khi đó Josef được gọi là "anh".
ReplyDeletePhủ Quỳ
phải lựa chọn thôi, không có cách nào khác cả, lúc đầu tôi để là "cô" hết, sau phải đổi vì "cô" không ổn, tuy rằng không phải lúc nào cũng "bà": mối quan hệ giữa Milada và Irena là quan hệ bề trên bề dưới, chị em, trong khi quan hệ Josef với Irena là quan hệ ngang hàng
ReplyDeleteđiều mà tôi thấy bất công cho "Vô Tri" là nó không được một tờ báo Việt Nam nào điểm hay bình luận hết
what a shame!
"điều mà tôi thấy bất công cho "Vô Tri" là nó không được một tờ báo Việt Nam nào điểm hay bình luận hết"
ReplyDeleteKể đi! (hehe)
Phủ Quỳ