Hoàng Cầm như vậy là đã không còn, không còn Kiều Loan. Lê Đạt, Hoàng Cầm tôi đều biết rất ít, tình cờ gặp mỗi ông một lần, toàn ngồi nghe là chính. Như vậy là Nhân Văn-Giai Phẩm hiện nay chỉ còn lại duy nhất một người là họa sĩ Trần Duy.
--------------
Lần trước nhắc đến một bài thơ của Nguyễn Duy, quả nhiên hỏi chị So là sẽ ra. Toàn văn bài ấy như sau (thật ra trên mạng cũng có đấy, lần trước khi đi tìm tôi gõ sai “đêm thùng thình” thành “đêm rộng thùng thình” nên không ra; trên thivien có, nhưng vẫn như thường lệ tôi không vào được trang đó).
Ý nghĩ trong đêm trực của người đỡ đẻ
Đêm thùng thình như chiếc áo blu
Choàng xuống giấc ngủ say thành phố
Ngoài cửa sổ dập dìu hương hoa sữa
Đất nước mình thêm trẻ trong đêm
Em trực đêm nay - đêm thứ một nghìn
Mà không có đêm nào lặp lại
Bàn tay em bế bồng bao đổi mới
Dù người mẹ nào cũng qua cơn đau
Dù đứa trẻ nào sinh ra cũng giống nhau
Đêm đạn bom ở dưới hầm sâu
Tiếng trẻ chào đời âm vang dõng dạc
Đêm chống lụt từ trên tầng gác
Tiếng trẻ chào đời cũng lội ra ngoài đê
Đêm như đêm nay, rồi anh sẽ nghe
Tiếng trẻ chào đời thơm hương hoa sữa
Có đứa ra đời cha chờ ngoài cửa
Có đứa ra đời cha đi làm ca
Có đứa ra đời cha ở mãi nơi xa
Bàn tay em đây - năm năm nghề rồi đấy
Vẫn run run, lần nào cũng vậy
Và mỗi lần nhìn mặt trái bàn tay
Nhớ lời xưa của đôi đứa bạn bầy:
- Ôi, có ra gì cái nghề đỡ đẻ!
Em nghĩ những ai nói lời như thế
Cũng không phải từ dưới đất trồi lên
Em tự ví thầm hai bàn tay em
Là nhịp cầu đầu tiên mười mống
Đưa những con người đi vào cuộc sống
Con người qua đây là ai mai sau?
Là ai? Làm gì? Em chưa biết đâu
Điều em biết: đó là con người tốt
Người làm chủ và làm giàu đất nước
Ôi đất nước mình cứ trẻ mãi thôi!
Hà Nội, 1972
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
Bài thơ này thật ra tôi biết mấy người nếu hỏi thì sẽ đọc thuộc lòng được từ đầu đến cuối ngay, nhưng vẫn thích hỏi chị So nhất, vì nếu may mắn còn được chị So gửi qua đường dây thép quyển Cát trắng để có thể so từng chữ cho chính xác.
Giảm bớt một chút không khí nặng nề bằng bài thơ này nhé, một bài của Mai Thảo, trong tập Ta thấy hình ta những miếu đền, bài này các bác chỉ cần đọc một lần là chắc chắn thuộc luôn (vì tôi cũng thế):
Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Mà đặt được thôi có làm sao
Mười năm gặp lại trên hè cũ
Cười tủm còn thương chỗ đặt nào
Bài thơ của Mai Thảo dễ thương ghê, cố tình thuộc luôn :)
ReplyDeleteMười năm mà vẫn còn cười tủm thì đúng là dễ thương nhở, cũng thuộc luôn :)
ReplyDeleteChị So đọc cái gợi ý kia thì có người lại may mắn rồi :)
ReplyDeleteBài thơ của Mai Thảo buồn cười thật nhắc hai lần cái "chỗ" ấy nhưng cuối cùng thì chẳng ai biết thực ra nhà thơ đã đặt tay vào cái chỗ nào :P dù có thể ai đó sẽ nói rằng: còn chỗ nào vào đây được nữa!
Hi hi mình là mình không sắt đá như cái bác GM nào đó đâu nhưng Nhị Linh không may rồi, tập Cát trắng đến ngay bác Duy cũng chả còn.
ReplyDeleteChính ra NL cứ hỏi ngay cái bác thuộc lòng ý, cả HN+SG khéo cũng chỉ bác ấy có thôi.
Những lúc như thế này cho thấy tiếng Việt "siêu" thật: chủ thể, đối tượng, danh từ, động từ, tĩnh từ, giống đực, giống cái, trung tính, cụ thể, trừu tượng, đồ vật, ý niệm, tất tật đều vắng bóng vì hiện diện hoàn toàn bình đẳng! :) [NSC]
ReplyDeleteĐừng xóa cmt của em nhé:)).
ReplyDeletecái chú phicau này... nhanh thế
ReplyDeleteanh mới vừa về được đến nơi, trên đường về suýt ngỏm :d
Bài thơ của Nguyễn Duy đọc cảm động nhưng tự dưng khổ cuối lại đúng kiểu kết luận cho đúng đường lối.
ReplyDeletehè cũ, sai
ReplyDeletenguyên tác: hè phố
Đọc, thấy kỳ quá
Phải check lại
cám ơn bác, đúng là tôi nhớ sai, mới giở sách ra check lại, hai câu giữa phải đọc thế này:
ReplyDeleteVậy mà đặt được chẳng làm sao
Mười năm gặp lại trên hè phố
Nhớ sai nhớ đúng không quan trọng lắm, vì thơ như hẹ.
ReplyDeleteHoàng Cầm như vậy là đã không còn, không còn Kiều Loan. Lê Đạt, Hoàng Cầm tôi đều biết rất ít, tình cờ gặp mỗi ông một lần, toàn ngồi nghe là chính. Như vậy là Nhân Văn-Giai Phẩm hiện nay chỉ còn lại duy nhất một người là họa sĩ Trần Duy.
ReplyDeleteTrong câu trên, Kiều Loan sử dụng font italic, thường dùng để chỉ tác phẩm.
Thấy chẳng có ai để ý cả!
Không lẽ tác phẩm Kiều Loan của HC, không còn nữa?
"Thấy chẳng có ai để ý cả!" Không viết không có nghĩa là không để ý, mà nếu có để ý cũng chẳng cần tuyên bố này nọ. "Kiều Loan" là một ngậm ngùi, tôi đã ngừng lại nơi dấu chấm câu sau cái tên ấy: tên người đẹp vắn số, tên vở kịch thơ, tên nhân vật chính, tên tuồng của người vợ, tên của con gái đầu lòng. Và những điều đau buồn khác...
ReplyDeleteÍt ra phải như vậy, Tks
ReplyDeleteCám ơn bác nào đã giải thích hô. Kiều Loan với HC có ý nghĩa rất lớn. Nếu tôi không nhầm thì lần diễn vở này chính là buổi diễn cuối cùng ở HN ngay trước ngày tản cư (1946). Sau này tôi cũng xem diễn lại vở kịch, nhà hát Tuổi Trẻ, có Anh Tú, Quách Thu Phương và Đức Khuê trong các vai chính, một vở diễn rất có chất lượng và chiều sâu. Kiều Loan, một cách nào đó, là một hiện thân của HC.
ReplyDeleteDạ, NSC đấy ạ. :)
ReplyDelete