nhân nhớ tới một cuộc loạn đả ý kiến cách đây vài năm :)
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Thanh Tâm Tuyền
Tôi nhận được thư của một người bạn yêu thơ - vừa thương vừa
giận tôi lắm - trách móc và đòi tôi ít nhất hãy tự giảng lấy một bài thơ của
mình để độc giả có thể theo dõi nổi mình. Hằng ngày tôi bắt gặp những câu hỏi
tương tự như: “Thơ viết cái gì? Đọc không làm sao hiểu nổi”, ở những người bạn
mới gặp lần đầu, những học sinh rất thân của tôi.
Tất nhiên là tôi không thể nào chối một phần cái sự “tối
tăm” của thơ tự do. Vì như tôi đã có dịp trình bày: bản vị của một bài thơ tự
do không nằm trên mỗi câu như ở thơ cũ (chữ cũ gồm cả cho thơ mới) mà đặt trên
mỗi từ khúc. Đừng tìm ý nghĩa và tiết điệu của bài thơ theo mỗi câu mà hãy nắm
trọn từng từ khúc một. Mỗi từ khúc là một toàn thể về ý nghĩa cũng như tiết
điệu ở đấy người làm thơ liên kết những lớp hình ảnh xô đến - để diễn một ý lớn
và một điệu trọn vẹn. Chính ở chỗ này - người làm thơ mở cửa tâm hồn tiếp đón
rất nhiều hình ảnh cho một từ khúc - khiến thoáng ngó người đọc cảm thấy ý
tưởng bị ngắt quãng vì những hình ảnh đứng bên nhau với cái lướt mắt sơ sài
tưởng không liên lạc gì với nhau. Cho nên người đọc phải tìm được sự thống nhất
khăng khít của những hình ảnh ấy.
Tôi nhớ rằng trong một buổi nói chuyện về thơ tự do tại Câu
Lạc Bộ Văn Nghệ năm kia, tôi đã trình bày “sự khó hiểu” trong thi văn không có
gì mới lạ và đặc sắc. Có những câu thơ cổ đã rất quen với mọi người - ai cũng
tưởng hiểu - nhưng khi cần giảng rõ thì thật là vất vả. Thói quen đã làm cho
những câu thơ ấy thâm nhập với chúng ta. Thơ tự do cũng đòi hỏi cái thời gian
được làm quen cần thiết.
Cũng trong buổi nói chuyện ấy, tôi có nhắc đến những câu ca
dao sau này:
Trèo lên cây bưởi hái
hoa
Bước xuống vườn cà hái
nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh
biếc
Em đã có chồng anh
tiếc lắm thay!
để chứng tỏ trong vài trường hợp, ca dao cũng liên kết những
hình ảnh theo cách “tự do”. Trong bốn câu thơ ấy, ý tưởng như đứt quãng chỉ câu
thứ 4 rõ nghĩa còn ba câu trên mơ hồ gần như không liên lạc với câu dưới.
Tôi được một thính giả góp ý kiến rằng bài ca dao ấy chẳng
có gì lạ, nó thuộc thể hứng. Hứng chỉ là một tên gọi không giảng được ý nghĩa
nào. Ngoài hai thể phú và tỉ rõ ràng, người ta sẽ gọi là những những bài ca dao
không tìm thấy sự liên lạc giữa các phần tử của bài. Phần thừa ấy gọi là hứng:
Trên trời có đám mây
xanh
Ở giữa mây trắng chung
quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được
nàng,
Để anh mua gạch Bát
Tràng về xây…
Hứng: câu trả lời thật tiện lợi và lười biếng.
Trèo lên cây bưởi hái
hoa
Bước xuống vườn cà hái
nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh
biếc,
Em đã có chồng anh
tiếc lắm thay!
- Ba đồng một mớ trầu
cay,
Sao anh chẳng hỏi
những ngày còn không?
Bây giờ em đã có
chồng,
Như chim vào lồng, như
cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu
mà gỡ?
Chim vào lồng biết
thuở nào ra?
Tôi không chịu đứng lại ở chữ hứng vô nghĩa. Tôi tìm giải
nghĩa cái hứng ấy của mọi bài ca dao - sự liên kết hình ảnh - cũng như mỗi bài
thơ tự đo [sic] có ý nghĩa của nó
không phải chắp nối bậy bạ tùy “hứng” mà thành.
*
* *
Lần thứ nhất tôi mang bài ca dao này giảng ở một lớp học
đông và ồn ào giữa đường phố Sài gòn - cái lớp học tôi đã gọi là “giấc mơ của
tôi” vì mỗi lần bước ra khỏi lớp, tôi như vừa thoát khỏi giấc ngủ mệt nhọc và
không ngó nhận được một khuôn mặt học sinh nào. Vận dụng hết sức cái trực giác
sáng tạo, tôi chỉ mơ hồ cảm rằng hình như ba câu thơ đầu ám chỉ vẻ đẹp của
người đàn bà:
Trèo lên cây bưởi hái
hoa
Bước xuống vườn cà hái
nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh
biếc…
Hoa bưởi trắng gợi đến mớ tóc xõa dài thơm đang hong nắng.
Nụ tầm xuân đã nở còn xanh như duyên dáng người gái vừa trở thành thiếu phụ.
Rồi tôi mang bài ca dao ra khỏi thành phố, ở trong một căn
lớp gỗ, cửa sổ mở dài trên con lạch đầy nước, bờ bên kia nhà ẩn sau những lớp
cây hoang. Vào một buổi sáng mát, không khí êm tĩnh, tiếng nước đổ ào ào bên
kia bờ - người ta tắm về sớm - tiếng búa gõ trên sắt của công việc, chỉ có
tiếng nói của tôi, tôi khám phá được một bài thơ.
Trước hết trở về với ý toàn bài: câu chuyện trao đổi giữa
một người con trai chưa vợ và một người con gái đã có chồng. Chúng ta hãy đặt
câu hỏi này: câu chuyện như thế phải xảy ra ở chỗ nào? Ở nơi có mặt người thứ
ba hẳn là không thể được. Bởi vậy không gian của câu chuyện tâm tình không thể
là trên con đường làng hoặc ngoài đồng vắng, ý vị câu chuyện sẽ thô tục bao
nhiêu.
Trèo lên cây bưởi hái
hoa
Bước xuống vườn cà hái
nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh
biếc
Ấn định khung cảnh cho cuộc gặp gỡ thoáng qua này. Đó là hai
người hàng xóm cạnh nhau hai khoảng vườn nhà cách nhau bằng hàng dậu thưa.
Người con trai trèo lên cây để ngắt hoa bưởi - cử chỉ bâng quơ những trữ tình -
để tiện ngó sang vườn bên ở đấy thoáng bóng người ao ước. Rồi chàng bước xuống
tiến đến bên dậu hái nụ tầm xuân - cử chỉ bâng quơ thứ hai vẫn chẳng kém trữ
tình - và cất tiếng:
Nụ tầm xuân nở ra xanh
biếc
Em đã có chồng anh
tiếc lắm thay!
Người hàng xóm cũ đã lấy chồng, được ngày về thăm mẹ - phải hiểu
như thế để giữ cái thanh sạch thơ mộng của mối tình - trả lời:
Ba đồng một mớ trầu
cay,
Sao anh chẳng hỏi
những ngày còn không?
Nghĩa là còn con gái, nàng cũng đã để mắt xanh vào người
hàng xóm mà thuở ấy chàng vô tình. Bây giờ chàng biết đến thì đã muộn.
Nỗi trắc trở chua xót ngừng lại giữa chừng:
Cá cắn câu biết đâu mà
gỡ
Chim vào lồng biết
thuở nào ra.
Hai câu bảy cuối cùng lửng lơ, câu chuyện bỏ dở. Có lẽ
thoáng đâu nàng sợ bóng người thứ ba. Nàng trở vào nhà chưa kịp hết lời, nhưng
mối tình ngang trái đã chấm hết. Vì chiều nay hay mai nàng đã quay về nhà mình
- nhà chồng - ở làng xa, cách những “bốn quả đồi” những “ba ngọn suối” những
“đôi cánh rừng” và biết bao nhiêu cánh đồng.
Bao giờ người con trai gặp được cô hàng xóm về thăm nhà lần
nữa? Và rồi chàng quên dần câu chuyện cũ dù hoa bưởi thơm nở trắng và nụ tầm
xuân xanh biếc còn kia.
*
* *
Tôi muốn xin các bạn một thái độ thưởng ngoạn nghệ thuật cần
thiết: tâm hồn mở rộng, hoàn toàn tự do, tránh bỏ mọi thiên kiến. Tôi muốn mời
các bạn quay trở về với những gì quen thuộc nhất để tìm thấy những điều chứa
dấu [sic] mới lạ và tìm vào những nơi
lạ lùng để bắt gặp những điều gần gũi thân mật.
Trên trời có đám mây
xanh
Ở giữa mây trắng chung
quanh mây vàng.
Phải chăng người con trai đã nhìn vào đôi mắt trong suốt của
người đẹp phân biệt mầu mây trời, để ao ước… có phải đôi mắt ấy đẹp quá - đẹp
muốn chết người - không các bạn?
Chớ rửa lông mày chết
cá ao anh
Mọi thế giới nghệ thuật đều mở cửa với các bạn những người
đi vào bằng tất cả tâm hồn tự do trong sáng.
(tạp chí Sáng
Tạo số 7, tháng Tư 1956, tr. 21-24)
Nhớ nghĩ chiều hôm là sắp viết nửa đời còn lại được rồi. ;)
ReplyDeletethế thì viết đi, dọa suốt :p
DeleteTrèo lên cây bưởi hái hoa
ReplyDeleteBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
"Hoa bưởi trắng gợi đến mớ tóc xõa dài thơm đang hong nắng. Nụ tầm xuân đã nở còn xanh như duyên dáng người gái vừa trở thành thiếu phụ." (TTT)
Minh` thi` nghi~ the^' nay`: Hoa bưởi ha*n? kho^ng o*? no*i mớ tóc, ma` phai? o*? duoi' mo^.t chu't, thuo^.c ve^` cao nguye^n (Trung pha^n` cua? co* the^?) no*i ma` nguoi` ta phai? Trèo lên thi` mo*i' hai' dduo.c nhu* Cây khế đồi cao trổ hết bông".
Nụ tầm xuân thi` cha*c' o*? duoi' South End(thuo^.c Nam pha^n`), nở ra xanh biếc the^' nao`? Sao kho^ng tha^y' noi' gi` ve^` Ba*c' pha^n` (cua? Nang`) nhi?, cha*c' xa^u' la*m' hi? Tinh hoa bie^t' thuong? thu*c' bie^t' phat hie^.n ra su*. tha^n` sa^u` gia^u' ky~ trong ca^u ca dao la` tu*` Ba*c' pha^n`.
Nụ tầm xuân cua? Nam pha^n` la` ddie^m? quan tro.ng cua? bai` nay`, entry nay` cua? NhiLinh ra^t' tuye^.t. Hay! (khen tha^.t lo`ng, kho^ng co' nhay' nhay' ;-) No' nha*'c nho*? cho nhu*ng~ ai muo^n' move South, nha^t' la` chi. Hoai` ddang ddi.nh ddi Nam Phi. Muo^n' Dda the^ thi` phai? nhu* NamDe DoanChanhThuan, khi cac ba` ddanh' nhau thi` phai? biet can ho., nhu*ng kho^ng vi` ba` na`y ma` gie^t' ba` kia, tha` bi. nguoi` khac giet chu*' kho^ng dde^? ai gie^t' vo*. minh` (Con` muo^n' dda nguye^n thi` sao nhi? Cai' nay` co`n hay va` kho' ho*n la` dda the^. :-)
Con` ca^u:
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
thi` cha*'c la` Nang` ddang ke^u cu*u', go*~ gium` cai' luo*i~ câu, thao' gium` cai' lồng (ban`) chu*' gi`. Cha*ng? bie^t' o^ng BuiGiang cho bai` nay` ma^y' ddie^m?
Nhà cháu vốn dĩ mê thích thơ T.T.T từ lâu. Hôm nay tình cờ được bác Google dẫn đến đây. Xin lỗi, nhà cháu không biết Nhị Linh là ai nên không biết xưng hô thế nào.
ReplyDeleteSẽ ghé thăm blog này thường xuyên.
d.l.h
Bản thân tôi thì lại thích thơ tự do hơn các thể thơ cấu tứ rành mạch kia, thể hiện khả năng sáng tạo vô biên và cá tính của tác giả.
ReplyDelete