Hoàng Ngọc Hiến khi viết lời bạt cho tiểu thuyết Cơ hội của Chúa có nói rằng văn chương Việt Nam sao ít hài hước, và theo ông trong Cơ hội của Chúa có những đoạn rất hài, rồi ông dẫn chứng đoạn tiệc nhậu của mấy trí thức.
Đoạn dưới đây của Võ Phiến tôi thấy cũng rất hài. Tôi tưởng tượng khi viết tới đoạn ấy, nhà văn sướng lắm, và cũng rất mong muốn độc giả sướng như mình, vì cái hài cần một yếu tố để phát huy tác dụng: sự cộng hưởng
(truyện ngắn "Tâm hồn" ở trong tập Đêm xuân trăng sáng, in lần đầu vào năm 1961, sau này Võ Phiến in lại ở nhà xuất bản riêng của ông, tên là Thời Mới, vào năm 1965, nhưng chia tập truyện ra làm hai; NXB Thời Mới tồn tại từ năm 1962 đến năm 1972)
“Thảo và Liên rồi gặp nhau nhiều lần nữa, để nói chuyện về
các món thuốc. Lẽ dĩ nhiên hai bên đồng ý rằng sức khỏe là hệ trọng nhất trên
đời. Chân lý vốn có vô vàn con đường đi đến khác nhau. Cho nên cái việc hai
người được gặp nhau, bất cứ trên một quan điểm tư tưởng nào cũng là rất may
mắn. Đã gặp nhau vào những chỗ khuất nẻo may mắn như vậy thì rất khó lòng mà
rời nhau. Chuyện may mắn cuối cùng xảy ra là hai người lấy nhau. Việc đó xảy ra
trước khi Thảo kịp nhận thấy rằng Liên ốm teo và thèm thuốc như nhồng thèm ớt.
Trong những cuộc sống chung của hai người về sau, những kiến
thức của đôi bên bồi bổ cho nhau. Mỗi khi đứa ở đi chợ về lôi trong giỏ ra một
cặp chim bồ câu thì Liên bảo cho chồng biết đó chính là vị thuốc tên gọi cấp
điểu; đứa ở đổ ra mớ khoai từ thì Liên bảo ngay tên nó là cam từ, tính nó mát;
đứa ở lôi ra một con mực nan thì Liên giới thiệu là con hải phiêu tiêu, rất
mát. Vụn vặt như củ tỏi, nhánh gừng, hạt tiêu để gia vị mà chúng có những biệt
hiệu đứng đắn lạ: đại toản, sinh cương, hồ tiêu. Tầm thường như con gà, con
vịt, mà cũng được đứng tên trong sách thuốc cả, cũng được phân ra hai phe hàn
nhiệt cẩn thận.
Từ ngày cưới vợ, Thảo do vợ mà nhìn cuộc đời và cảnh vật với
một cặp mắt khác xưa. Chẳng hạn bây giờ trông theo đàn gà anh biết là mình đang
nhìn những vị thuốc biết đi lửng thửng [sic]
trên hai chân, nhờ đó anh càng yêu chúng thêm. Thảo có khiếu văn nghệ. Những
khi có thể chọn một hoạt động nghệ thuật nào mà không có phương hại đến sức
khỏe thì anh không từ nan. Chẳng hạn có lúc anh ngâm nho nhỏ, thưởng thức vài
câu thơ cũ:
“Tôi đến đây tìm lại bóng cô
Trở về đường cũ, hái mơ xưa,
Rau sam vẫn mọc chân rào trước,
Son sắt lòng cô vẫn đợi chờ” (1)
Liên im lặng lắng nghe, có vẻ cảm động. Một lát sau Liên góp
ý kiến với chồng:
- Cái rau sam anh vừa nói đó, tên nó là mã xỉ hiện. Tính nó
mát lắm, mà hay giải độc. Em để ý tìm mãi ở trong vườn mình không có, tiếc quá.
Ngoài cách thưởng thức thơ như thế, Liên cũng thích văn
xuôi. Liên ưa loại tiểu thuyết mà đoạn đầu có nhiều tình cảnh thực éo le, và
đoạn cuối cùng thì những kẻ lạc chồng, lạc vợ tìm gặp lại nhau, những kẻ bị
bệnh hoàng đỡm [sic] hay thương hàn
ngặt nghèo đều được chữa lành. Thảo đem quan niệm ấy ra chế giễu và phân tích
với vợ rằng nó không được mới mẻ hợp thời. Liên chịu là chồng có nhiều khả năng
và kiến thức mới về văn nghệ, Liên sẵn sàng nhượng bộ và nói tôn chồng lên: “Tôi
chịu các ông…” Nhưng dẫu sao khi đọc chuyện, Liên vẫn cứ mong cho các nhân vật
bị các chứng cảm mạo được chữa lành ngay trong tác phẩm trước trang chót thì
vẫn yên tâm hơn.”
(1) Hồ Dzếnh (Hoa xuân đất Việt)
-----------
Kiểu hài này mãi về sau tôi mới thấy hao hao ở một nhà văn khác, là Ngô Phan Lưu. Ngô Phan Lưu là người Phú Yên, còn Võ Phiến là người Bình Định.
Nhớ lần nào bác đưa thông tin là Cơ hội của Chúa được in lại (năm 2011 thì phải),mà chờ mãi chưa thấy.
ReplyDeletevâng, nó bị chậm lại, nhưng sẽ có
DeleteNói gì thì giờ nói cũng dễ. Vẫn phải nhận 1 câu là CHCC là cuốn sách tác động đến tuổi 20 của mình :P
ReplyDeletenói chung tuổi hai mươi có những điều... khó nói nhỉ :p
DeleteChịu cái lưu ý về quê quán của hai bác nhà văn, cái hóm của người vùng này trào lộng mà hiền nhỉ. Cũng nhờ chuyến đi Nha trang hồi nẳm;p
ReplyDeletecùng vùng này còn có hai người nữa: Nguyễn Mộng Giác và Tạ Chí Đại Trường
Deletehồi nẳm khối đứa còn tuổi hai mươi :p