nhân quyển đại luận Sự nghèo nàn của thuyết sử luận của Karl Popper vừa in xong (đối tượng mà Popper chống là historicism), tôi chợt nhớ đến thái độ của Hồ Hữu Tường
"Rầy, mắng, chưởi tôi, thì tôi đành chịu. Nhưng đến khi đậy nắp quan tài cho tôi rồi, tôi vẫn không nhận rằng sử học là một khoa học. Đời tôi, tôi chưa hề có dịp "làm sử", song tôi lại có dịp tiếp cận những kẻ mà các sử gia thảy công nhận là "kẻ làm sử". Như trên bình diện quốc tế: Trotsky. Như trên bình diện dân tộc, những Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Đình Nhu,... đối với tôi có gì là xa lạ? Tôi biết những kẻ làm sử ấy bằng một lối, mà tôi rèn ra một danh từ mới để gọi, là "thực chứng pháp"... rồi tôi cũng nghe hay đọc lắm huyền thoại về họ, nghe và đọc cho đến đỗi hóa ngấy đi. Đó là một cái duyên cớ làm cho tôi không tin "sử liệu" do "nhân chứng" chép lại. Rồi luôn đà, tôi không tin nốt cái "biện chứng pháp".
Đỗ Bá Thế, tôi quên là mang bút hiệu gì, trong một hồi ký tiểu thuyết hóa, có nhắc một câu chuyện, tuy ngộ nghĩnh, song không đáng gọi là "giai thoại". Có gì đẹp đẽ cho nhà văn tài hoa, là Nhượng Tống đâu, mà gọi là "giai"? Nên chữa lại là "trào thoại", một câu chuyện kể lại để cười xòa, rồi quên đi, chớ đừng có ác ý chi cả. Lúc ấy Thâu và tôi ra Bắc, toan sang Tàu. Thâu tật nguyền, tay mặt sử dụng không được, phải dắt theo một chàng thanh niên để làm thơ ký riêng và để giúp đỡ: ấy là Thế. Ba chúng tôi tạm trọ nhà ông Văng [Lê Văn Văng], giám đốc nhà xuất bản Tân Việt; và nơi đây, gặp Nhượng Tống đến. Giữa ba điều, bốn chuyện, Thâu có trách các đảng phái quốc gia sao chỉ hoạt động ở địa phương, thêm chẳng tìm [sic] đồng minh nơi các tổ chức cách mạng khác. Nhượng Tống cãi lại hăng hái:
- Có chớ! Có chớ! Chúng tôi có phái người vào Nam mà liên lạc với Tạ Thu Thâu và Hồ Hữu Tường rồi!
- Có kết quả không?
- Kết quả mỹ mãn lắm. Thâu và Tường đều thỏa thuận bắt tay với chúng tôi cả!
Nhượng Tống có dè đâu "người điền chủ mang bịnh bán thân bất toại và tay buôn lậu" ra nghiên cứu thị trường lúa gạo ngoài Bắc lại là Tạ Thu Thâu và Hồ Hữu Tường đang nói chuyện với mình? Nếu Nhượng Tống bằng vào một bản "báo cáo của phái đoàn V.N.Q.D.Đ gởi vào Nam", thì Nhượng Tống đã bị đồng chí của mình bịp: và vài trăm năm sau, một sử gia nào chớp được bản báo cáo ấy, dùng làm sử liệu, thì thật là xa sự thật. Thực chứng một "trào thoại" buồn cười như thế, Thâu và tôi phải nén cười, chờ cho khổ chủ là Nhượng Tống bước ra khỏi nhà, thì cả nhà phá lên cười to. Càng cười ngắt nghẽo [sic] là chị chủ, cả mười phút sau, chị mới nói được:
- Thấy mặt anh năm lớn và anh năm nhỏ làm nghiêm, không đính chánh lại, tôi tức cười muốn chết! Phải chi anh Nhượng Tống rán ở lại thêm ít phút nữa, chắc là tôi nhịn cười hết nổi...
Đời tôi, tôi đã thực chứng hàng tá huyền thoại, tuy không quá buồn cười như chuyện "trào thoại" vừa kể, song cũng xa sự thật không kém. Lúc còn là sanh viên, tôi hay ngốn ngấu thứ văn chương rẻ tiền (vì có tiền đâu mà mua thứ quí?), có lượt tôi đọc được một câu khá hay: "À Saigon on se promène sous les ananas" [chủ thích dưới trang: "Ở Sài-gòn, người ta đi dạo dưới tàng cây thơm". Nhà văn ta, thấy quả thơm to hơn quả táo nhiều, tưởng tượng cây thơm phải to bằng mười lần cây táo ở Âu-châu.] Từ ấy, tôi sanh ra thương hại cho các "sử gia", trích dẫn sách nầy, sách kia, dẫn chứng những "sử liệu", để vặn cổ cái lịch sử đích thật, hầu chứng minh một cái thuyết lập dị nào đó.
Đáng lẽ, cái "sử quan" kỳ quái nầy, tôi ôm ấp trong lòng, và đừng đem ra nói cho người khác nghe, nhứt là viết bằng mực đen trên giấy trắng. Làm như vậy thật mích lòng những sử gia xây dựng uy tín của mình trên tờ a, tờ b. Nhưng chẳng đừng được, tôi phải nói. Từ khi tôi viết bộ Phi Lạc, thì trong dân gian, người nầy truyền cho người kia là "Hồ Hữu Tường nói dóc tổ". Nói dóc, quả tôi có nói dóc, khi nào cần pha trò để cười xòa. Nhưng cũng có khi nói thiệt. Đàng nầy lại ngoại suy, cho bất cứ cái chi tôi nói thảy đều dóc; rồi vài trăm năm sau, một sử gia nào đó, căn cứ vào những tài liệu của "nhân chứng" là kẻ sống một thời với tôi, lại viết vào sử rằng "Hồ Hữu Tường là tay nói dóc tổ" thì có phải thiệt cho vong hồn tôi không? Con cháu tôi, đến ngày kỵ cơm của tôi, bởi xấu hổ vì có một ông vải nói dóc quá, nên không dám "hội lại mà kể công đức" của tôi; té ra bữa kỵ cơm của tôi bị bỏ đi, rồi mãi tôi thành con ma đói!"
(trích bài "Học thiệt", tạp chí Văn số 46, 15/11/1965, tr. 3-5)
-----------
Hồ Hữu Tường có kiểu đầu óc thật giống Phan Khôi, vô cùng ương ngạnh và về bản chất là nhất định không chịu đứng vào phe nào, để rồi cứ thế mất hút trong cái gọi là lịch sử của Việt Nam
thêm về Hồ Hữu Tường
Aug 30, 2012
Aug 26, 2012
của người khác
Cách đây không lâu, có một nghiên cứu đưa ra kết quả: người
sử dụng Facebook luôn luôn trưng ra trên “tường nhà” mình một hình ảnh về bản
thân vui tươi hơn, sung sướng hơn thực tế. Có nghĩa là con người ta (giờ đây
cách nói khái quát này tạm chấp nhận được vì lượng người dùng Facebook trên thế
giới đã lớn lắm rồi) thường xuyên bị thôi thúc bởi ham muốn tô điểm cuộc đời.
Để làm gì? Câu hỏi này đưa ta vào một lĩnh vực phức tạp và gay cấn của mối quan
hệ giữa mình và người khác.
Aug 24, 2012
Aug 22, 2012
hiện đại và hậu hiện đại
người Pháp luận giải về "hậu hiện đại" rất khác người Mỹ, mặc dù Lyotard có một vị trí lớn trong lịch sử tư duy hậu hiện đại; dưới đây là một đoạn cho thấy sự hoài nghi đối với hậu hiện đại từ một chuyên gia văn học người Pháp:
Khoảng cuối những năm 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ này [tức “hậu
hiện đại”] nhập cư vào châu Âu, đáng chú ý nhất là trong tác phẩm của
Jean-François Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện
đại. Cùng lúc ấy, ở Mỹ, sức hút của các thực hành mang tên hậu hiện đại và
của các lý thuyết Pháp mang tên “hậu cấu trúc” - Lacan, Barthes, Derrida - bắt
đầu rõ rệt. Rồi trong những năm 80, khái niệm ấy được mở rộng hẳn ra ngoài sự
định danh của một phong cách mới mẻ; nó thực sự trở thành thứ cái gì cũng nhét
vào được. Theo Jürgen Habermas, người phê phán hậu hiện đại rất nghiêm khắc và
do vậy là người bảo vệ cho chủ nghĩa hiện đại, hiệu lệnh của tính hậu hiện đại,
với tư cách lời chối bỏ lý tính hiện đại bắt nguồn từ thời Khai sáng, được đồng
hóa với một thứ chủ nghĩa tân bảo thủ chính trị và xã hội. Nhưng làm thế nào mà
nhập chung cái nghĩa này với cách dùng từ từng xuất hiện trong kiến trúc, nhằm
trỏ tới một phản ứng trước chủ nghĩa chức năng?
Ở “hậu hiện đại” có một nghịch lý lồ lộ, nó làm ra vẻ chấm
dứt hiện đại nhưng khi đoạn tuyệt với hiện đại thì nó lặp lại đúng cái thao tác
có tính chất hiện đại hiển nhiên nhất, thao tác ấy là đoạn tuyệt. Gianni
Vattimo đã miêu tả rất khéo léo nghịch lý này:
“Việc khẳng định rằng chúng ta đang ở vào một thời điểm nằm sau
tính hiện đại và cấp cho sự kiện này một ý nghĩa mang tính chất quyết định nào
đó, việc ấy đặt ra giả định rằng ta chấp nhận điều đặc trưng nhất của chính
quan điểm hiện đại, tức là ý niệm về lịch sử và những hệ lụy của nó: khái niệm
tiến bộ và khái niệm vượt trội.”
Hậu hiện đại, với việc bày ra một mâu thuẫn trong các
từ [cấu thành nên nó], liệu có phải là “avatar” mới nhất của tính hiện đại? Hay
nó đại diện cho một bước ngoặt đích thực, sự thoát khỏi hiện đại? Liệu có phải
nó chỉ là một điều mới mẻ so với hiện đại, như vẫn luôn luôn được hiểu như vậy
trong logic của sự đổi mới? Hay nó đã thành công được trong “sự xóa bỏ phạm trù
cái mới”? Nó có đặt dấu chấm hết cho học thuyết về tiến bộ và học thuyết về
phát triển không? Như vậy là đòi hỏi quá nhiều, và hậu hiện đại càng gây ra
nhiều hoài nghi ở Pháp hơn nữa bởi chúng ta đã không tạo ra nó, trong khi chúng
ta tự cho mình là cha đẻ của tính hiện đại và “tiền phong”, cũng như quyền con
người.
Aug 20, 2012
hai mươi tư khác
thành quả của hai năm vừa rồi (theo thứ tự từ xa đến gần, nhưng sắp xếp này chắc cũng không chính xác hoàn toàn vì nhiều cái giờ không còn nhớ)
hai mươi tư trước thì ở đây
Aug 19, 2012
Hồi ký Phạm Cao Củng
đến bài này là vừa tròn bốn năm, đủ 48 bài, trong bốn năm ấy chưa lần nào bị đổ trang :p
từ số tới bắt đầu đổi format
Phạm Cao Củng: một cuộc đời
Chỉ là một cuộc đời, nhưng một cuộc đời mới đáng nói làm sao. Chỉ riêng
việc Phạm Cao Củng năm nay tròn 100 tuổi đã khiến người đọc bị rơi ngay
vào một chấn động nhẹ trong cảm thức về thời gian: những đàn anh của
ông, như Phùng Bảo Thạch, như Lê Văn Siêu, những bạn bè của ông, như Lê
Tràng Kiều, rồi cả những “đàn em” của ông, như Đặng Thế Phong, như Hoàng
Quý, tất thảy đều tưởng như xa lắc xa lơ, sống ở một thời đã rất cách
quãng với chúng ta; không những thế nhiều người trong số họ đã kịp trở
thành mục từ trong từ điển hay đốm sáng trong kho tàng huyền thoại lịch
sử. Vậy mà trên bìa sau cuốn “Hồi ký Phạm Cao Củng” (Nhã Nam & NXB
Hội Nhà văn) ta đọc thấy dòng chữ ông mới viết cách đây chưa lâu:
“Florida, ngày 21 tháng 4, 2011. Cám ơn tất cả độc giả đã ái mộ thám tử
Kỳ Phát từ nhiều năm qua”.
Tiếp đến là một chấn động nữa (lần này thì hẳn là không nhẹ, đối với những ai quan tâm nhiều đến lịch sử văn hóa và văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945): văn chương, chữ nghĩa một thời hóa ra sinh động hơn nhiều so với những khái quát giản đơn về nhà văn An Nam nghèo khó (“khổ như chó”, nếu muốn mượn cách nói của nhà thơ Nguyễn Vỹ), nhà văn Việt Nam tranh đấu hay trí thức Việt Nam hào hùng. Cuốn hồi ký của Phạm Cao Củng cũng giống như một lời xác nhận rằng văn chương bình dân ở Việt Nam bao giờ cũng rất sôi nổi, hồn nhiên mà sôi nổi, nhưng rất ít khi được “văn học sử chính thống” nhìn nhận đến.
Một ví dụ: nhắc tới văn chương trinh thám của thời sơ khai là đương nhiên người ta nhắc tới Thế Lữ với loạt truyện “Lê Phong phóng viên” rất đứng đắn, nhưng không phải ai cũng “hạ cố” nhìn tới loạt truyện thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng (gần đây đã được in lại một số trong một bộ tuyển tập gồm năm quyển), trong khi nếu chỉ xét thuần túy trên bề mặt thể loại thôi thì Phạm Cao Củng mới thực tạo ra được một nhân vật thám tử hấp dẫn, đầy cá tính, “đúng chất”, và đặc biệt là rất bình dân, dựa trên khuôn mẫu Arsène Lupin và Sherlock Holmes. Ông là một cột mốc vô cùng đáng nhớ trong cái lịch sử không mấy phong phú của thể loại văn học ấy tại nước ta. Sau này, nếu có một tương đương về nhiều mặt với Phạm Cao Củng, hình như ta chỉ còn có thể nhắc tới Hoàng Hải Thủy nữa mà thôi.
Qua hồi ký này, ta biết Phạm Cao Củng còn là tác giả của vô số tác phẩm khác, trong đó có những lần ông giả giọng viết “kiếm hiệp Tàu” cực kỳ thành công, ăn khách, giúp được rất nhiều cho nhà xuất bản Mai Lĩnh. Phạm Cao Củng khẳng định số lượng tác phẩm của mình không hề kém “người hùng Lê Văn Trương”, người vẫn hay được coi là viết nhiều tác phẩm nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay. Như vậy là sau Tô Hoài và hình như cả Nguyễn Công Hoan, lại có thêm một người nữa “đòi” vị trí mà Lê Văn Trương vẫn giữ bấy nay.
Vẫn chưa hết chấn động: tôi tin rằng đọc cuốn hồi ký này của Phạm Cao Củng, rất nhiều người phải ngỡ ngàng trước một đời sống văn chương, báo chí thuở ấy, một không khí nhộn nhịp nhưng thân tình, với những con người say mê đến kỳ cục, viết hết tác phẩm này tới tác phẩm khác với thành tâm to lớn và hào hứng khó tả. Rất khác với ngày nay, khi mà nhà văn Việt Nam mãi mới viết được một cuốn tiểu thuyết rồi dừng luôn, rồi lặc lè mà “tự đóng vai chính mình” trong tư cách nhà văn.
Phạm Cao Củng, con người sinh ra ở thành phố Nam Định một thời phồn hoa đô hội ấy còn khiến tôi thấy kinh ngạc vì ông chính là mẫu người cái gì cũng làm được, một nhà văn đặc biệt nhiều tài lẻ, nhiều ngón chơi, ung dung sống cuộc đời của mình. Đấy là còn chưa nói đến rất nhiều thiên tình sử được Phạm Cao Củng gộp lại trong cả một chương sách, mang cái tên gây hồi hộp như truyện trinh thám Kỳ Phát: “Cuộc đời tình ái”.
Và sau rốt, qua cuốn sách, ta được biết rằng chính nhờ hồi nhỏ đọc sách của Phạm Cao Củng mà sau này dịch giả Phạm Tú Châu, người cháu gái của ông, đã thoải mái mà dịch “Tuyết Sơn Phi Hồ” lừng lẫy của Kim Dung, góp thêm thành quả cho các dòng văn học bên lề nhưng rất bề thế và sống động ở Việt Nam.
Tiếp đến là một chấn động nữa (lần này thì hẳn là không nhẹ, đối với những ai quan tâm nhiều đến lịch sử văn hóa và văn học Việt Nam giai đoạn trước 1945): văn chương, chữ nghĩa một thời hóa ra sinh động hơn nhiều so với những khái quát giản đơn về nhà văn An Nam nghèo khó (“khổ như chó”, nếu muốn mượn cách nói của nhà thơ Nguyễn Vỹ), nhà văn Việt Nam tranh đấu hay trí thức Việt Nam hào hùng. Cuốn hồi ký của Phạm Cao Củng cũng giống như một lời xác nhận rằng văn chương bình dân ở Việt Nam bao giờ cũng rất sôi nổi, hồn nhiên mà sôi nổi, nhưng rất ít khi được “văn học sử chính thống” nhìn nhận đến.
Một ví dụ: nhắc tới văn chương trinh thám của thời sơ khai là đương nhiên người ta nhắc tới Thế Lữ với loạt truyện “Lê Phong phóng viên” rất đứng đắn, nhưng không phải ai cũng “hạ cố” nhìn tới loạt truyện thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng (gần đây đã được in lại một số trong một bộ tuyển tập gồm năm quyển), trong khi nếu chỉ xét thuần túy trên bề mặt thể loại thôi thì Phạm Cao Củng mới thực tạo ra được một nhân vật thám tử hấp dẫn, đầy cá tính, “đúng chất”, và đặc biệt là rất bình dân, dựa trên khuôn mẫu Arsène Lupin và Sherlock Holmes. Ông là một cột mốc vô cùng đáng nhớ trong cái lịch sử không mấy phong phú của thể loại văn học ấy tại nước ta. Sau này, nếu có một tương đương về nhiều mặt với Phạm Cao Củng, hình như ta chỉ còn có thể nhắc tới Hoàng Hải Thủy nữa mà thôi.
Qua hồi ký này, ta biết Phạm Cao Củng còn là tác giả của vô số tác phẩm khác, trong đó có những lần ông giả giọng viết “kiếm hiệp Tàu” cực kỳ thành công, ăn khách, giúp được rất nhiều cho nhà xuất bản Mai Lĩnh. Phạm Cao Củng khẳng định số lượng tác phẩm của mình không hề kém “người hùng Lê Văn Trương”, người vẫn hay được coi là viết nhiều tác phẩm nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay. Như vậy là sau Tô Hoài và hình như cả Nguyễn Công Hoan, lại có thêm một người nữa “đòi” vị trí mà Lê Văn Trương vẫn giữ bấy nay.
Vẫn chưa hết chấn động: tôi tin rằng đọc cuốn hồi ký này của Phạm Cao Củng, rất nhiều người phải ngỡ ngàng trước một đời sống văn chương, báo chí thuở ấy, một không khí nhộn nhịp nhưng thân tình, với những con người say mê đến kỳ cục, viết hết tác phẩm này tới tác phẩm khác với thành tâm to lớn và hào hứng khó tả. Rất khác với ngày nay, khi mà nhà văn Việt Nam mãi mới viết được một cuốn tiểu thuyết rồi dừng luôn, rồi lặc lè mà “tự đóng vai chính mình” trong tư cách nhà văn.
Phạm Cao Củng, con người sinh ra ở thành phố Nam Định một thời phồn hoa đô hội ấy còn khiến tôi thấy kinh ngạc vì ông chính là mẫu người cái gì cũng làm được, một nhà văn đặc biệt nhiều tài lẻ, nhiều ngón chơi, ung dung sống cuộc đời của mình. Đấy là còn chưa nói đến rất nhiều thiên tình sử được Phạm Cao Củng gộp lại trong cả một chương sách, mang cái tên gây hồi hộp như truyện trinh thám Kỳ Phát: “Cuộc đời tình ái”.
Và sau rốt, qua cuốn sách, ta được biết rằng chính nhờ hồi nhỏ đọc sách của Phạm Cao Củng mà sau này dịch giả Phạm Tú Châu, người cháu gái của ông, đã thoải mái mà dịch “Tuyết Sơn Phi Hồ” lừng lẫy của Kim Dung, góp thêm thành quả cho các dòng văn học bên lề nhưng rất bề thế và sống động ở Việt Nam.
Nhị Linh
Aug 16, 2012
chuyện của giang hồ
tôi chống Tàu một cách tự nhiên, chẳng biết chắc vì sao lại
chống, nhưng ghét thì chống, chẳng biết tại sao ghét, nhưng ghét là cứ ghét,
suy nghĩ kỹ thì chắc là vì cái hồi tôi sắp ra đời do chấn động của tình hình
căng thẳng của cuộc chiến tranh biên giới nên nhiều mệt mỏi, chi phối cả cuộc
đời sau này, cái đó gọi là ghét từ trong trứng ghét đi
thành thử tôi rất khoái những gì oánh thẳng vào các trung
khu oanh liệt của văn chương Tàu, thành thử tôi rất khoái Trường An loạn của Hàn Hàn, nó oánh thẳng vào vào truyện chưởng
Tàu, nó xơi tái, bẻ queo những điển phạm
của một cái thứ rất oách, lan truyền rất rộng rãi ngoài biên giới Tàu, nhất là
ở Việt Nam
chưởng cầu tiêu sái,
thì Hàn Hàn đẻ ra một cục thù lù dở hơi dở hám, chả thấy bay bổng gì cả, lại
còn nói luôn là làm quái gì có cái món khinh công, toàn là bịa ra hết cả thôi
Aug 15, 2012
propos
không dưng bỗng nhớ lại mấy câu thơ làm hồi mười lăm, mười sáu tuổi
Viết cho ai, cho em hay cho anh
Cho cơn mưa, cho rực vàng hoa cúc
Cho hôm nay, cho bao ngày tháng mất
Cho lạnh vầng trăng, cho khuyết ánh đèn
............
Ta đi qua trước mặt tháng năm dài
Năm tháng nặng, nỗi buồn là vô tận
Năm tháng trôi, chắc gì ta vô tội
Với lá rơi, em có tiếc cánh hoa
Ở đâu rồi bất hạnh của đời ta
Hoa duy nhất của một chiều duy nhất
Đỏ dịu dàng như nỗi đau trong mắt
hehe, vãi cả linh hồn VCLH
Viết cho ai, cho em hay cho anh
Cho cơn mưa, cho rực vàng hoa cúc
Cho hôm nay, cho bao ngày tháng mất
Cho lạnh vầng trăng, cho khuyết ánh đèn
............
Ta đi qua trước mặt tháng năm dài
Năm tháng nặng, nỗi buồn là vô tận
Năm tháng trôi, chắc gì ta vô tội
Với lá rơi, em có tiếc cánh hoa
Ở đâu rồi bất hạnh của đời ta
Hoa duy nhất của một chiều duy nhất
Đỏ dịu dàng như nỗi đau trong mắt
hehe, vãi cả linh hồn VCLH
Aug 13, 2012
Lê Huy Oanh vs Thanh Tâm Tuyền
Trong lịch sử bình luận thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà phê bình Lê Huy Oanh tạo ra mấy điểm mốc đáng nhớ. Trên số Văn đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền (năm 1973), Lê Huy Oanh nhắc lại mình từng chê bôi, thậm chí mạt sát tập Tôi không còn cô độc đến như thế nào. Bài viết ấy giờ không dễ tìm, nó nằm trên tạp chí Sinh Lực, ấn phẩm nằm dưới sự điều hành của Võ Văn Trưng (chủ nhiệm) và Tôn Nhật Huy (chủ bút). Nên nhớ bài viết dưới đây (toàn văn) đăng không lâu sau khi Tôi không còn cô độc được ấn hành.
Đọc “TÔI KHÔNG CÒN CÔ-ĐỘC” của Thanh-tâm-Tuyền
Lê-Huy-Oanh
Giữa lúc này, người ta khao khát một tập thơ hay, như những
kẻ lạc lõng trên sa-mạc thèm muốn một gốc dừa xanh bên hồ nước. Thơ
Thanh-Tâm-Tuyền ra đời trong khi bao người đang chờ đợi một thi nhân có tài.
Chúng ta vui-vẻ đón con người đó, hy-vọng sẽ thấy trong thơ chàng một nguồn
rung cảm mới, một nghệ-thuật cao đẹp.
Tôi không muốn đọc cuốn “Tôi không còn cô độc” quá trơ trẽn. Tôi thắp lên hai cây nến trắng.
Chuông đồng-hồ thong thả điểm 2 tiếng. Ngoài cửa sổ, con đường vắng trải nhựa
đen im lìm dưới ánh đèn đêm thấp-thoáng. Trời hơi lành lạnh.
Tôi ưa chọn giờ để đọc thơ - nhất là đọc một tác phẩm mà tôi
trót gửi vào đấy biết bao nhiêu hy vọng. - Kể ra như thế cũng hơi cầu kỳ, cái
cầu kỳ của những người yêu thơ.
Tôi bắt đầu lần giở những trang giấy thơm tho một cách thành
kính. Một trang, hai trang, rồi chín, mười trang… Tội nghiệp chưa, đầu tôi nóng
bừng; có lúc tôi bàng hoàng như vừa ngã từ mấy từng lầu cao xuống hố bùn đen:
thật khó mà tìm thấy cái hay của thơ Tự-do - một thứ tự-do kiểu Thanh
Tâm-Tuyền!
Lật về trang giấy sau bức chân dung tác giả, tôi đọc đi đọc
lại mấy hàng chữ đầu tiên mà tôi bắt đầu e ngại rằng đây chỉ là những lời ngạo
mạn:
………
Để cai trị tôi có
những luật lệ tinh-thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ
Người hoàn toàn tự do và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ
Người hoàn toàn tự do và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ
Tôi định ném cuốn sách ra cửa sổ thật, vì lúc đó, tôi có
cảm-tưởng đã gặp phải một người khùng. Kể cũng lạ. Độc giả, yêu thơ đi tìm thơ,
nghệ-thuật không thấy, thấy một chiếc ngai lạ kiểu, trên đó sừng sững một quái
thai: Ông Hoàng Thanh-Tâm-Tuyền. Ông
kêu lên những câu nghe rất chối tai, có lúc lại hoàn toàn vô nghĩa và ông bảo
đó là thơ: một thứ thơ không cần vần,
không cần âm điệu và cũng chẳng cần để ai hiểu!
Có một lúc tôi không dám phán đoán thêm nữa. Tôi lặng-lẽ
nhìn ngọn lửa nến đang leo lét cháy không sao thoát khỏi cái lưới thắc-mắc, tôi
cho rằng chỉ đọc một lần thì chưa thể nhận thức nổi những tinh-hoa của lối thơ
này. Tôi hơi hối-hận vì đã không kìm nổi giận-dữ. Lòng dịu lại đôi chút, tôi ép
má vào song cửa sổ, mặc cho gió lạnh ùa vào mặt. Cuốn thơ mầu trắng oái oăm kia
nằm lệch trên bàn. Tôi trân-trối nhìn nó và tự hỏi: “nó đã lừa cảm giác tôi hay chính tôi đã lừa cảm giác tôi?”
*
Suốt một tuần lễ sau tôi đọc lại cuốn thơ này. Một tuần lễ
có bẩy ngày, tôi đọc lại nó tới hơn ba lần. Nghĩ mà thương cho tôi, có những
đêm quá khuya, tôi vẫn còn cặm cụi trước những dòng chữ quái đản:
Tại sao em thích gọi
tên hoa
Nào ngày mai của chúng
ta buông từng cánh
Xuống vai trần
Viền cỏ
Bông tóc nâu
Em sẽ gọi tên anh
Mùa hoa hôm nay
Nhưng thời gian đã ngả
vào lòng vô định
Chút sữa huệ ấm đời
thiếu tiếng chim
Cánh hồng ngọt không
gian tàn phá
Những thời gtan [sic] không rời nhau mang đến bao nhiêu mùa
Dạy em yêu phía sau
cửa sổ
Thiếp điên trong chuỗi
dài giấc ngủ
Rất vui
………
(Trang 32, HOA)
Tôi lật xuống những trang dưới, đọc tiếp.
………
Tôi ru chim ngủ trong
cổ họng
Mặt trời kêu xuống
thái dương những màu ánh sáng thơm
Tim kinh ngạc
Đời tạo câu cười thiên
nhiên mãi
Hy vọng đứng ra ngoài
ô ngục, ngực bâng khuâng
Lần gặp gỡ thứ nhất
Rồi kỷ niệm kim khí
thủy tinh hành hạ
Đau xé trời đêm không
sao bánh máy quay vũ khí
Tôi chối từ giam cầm
chim đẹp trong rừng tóc
Dù tiếng hót đã chạm
mấy hàm răng
Người bộ hành cô đơn
chờ đêm để lên đường
Về quá khứ
Chim bay vào trận mưa
sao
(Trang 46 - CHIM)
Trời ơi! đã trót yêu thơ thì tôi đành gian-díu [sic] với thơ chứ cứ đọc mãi cái điệu thơ
này rồi cũng đến loạn óc mất thôi. Thi ca lập dĩ đến thế là cùng. Người ta bỏ
hết dấu, người ta vứt vần xuống gót chân thô bạo, người ta cố tình ép uổng cho
ý tứ thành bí hiểm: không phải người ta làm thơ mà định giết chết thơ. Hành hạ Nàng thơ đến như vậy thật dã man
hết chỗ nói. Ấy thế mà Thanh Tâm Tuyền còn kêu là thơ anh bắt nguồn từ ca
dao; ở trang 42 anh viết:
Không đa đa siêu thực
Thẳng thắn
Khởi từ ca dao sang tự
do
Tôi ngờ rằng Thanh-Tâm-Tuyền nói dối. Âu cũng là một
mánh-khóe lòe đời của những người cuồng chữ. Bảo rằng thơ anh chuyển từ ca-dao
sang thì quả là định làm hại cái hay mộc mạc nhưng đầy vẻ quyến dũ [sic] của ca-dao. Ca-dao là một thứ văn
chương bình-dân, đơn giản, phóng khoáng, sáng-sủa biết bao nhiêu, sao lại có
thể chuyển nó sang một lối thơ “hũ nút”
như vậy được.
*
Thật ra, tôi vẫn mến Thanh-Tâm-Tuyền vì anh là một
thanh-niên tha-thiết với cách-mạng và anh đã muốn dùng thơ để ca-ngợi
cách-mạng.
Nhưng nếu định dùng một lối thơ lập-dị để phát huy và
truyền-bá tinh-thần cách-mạng, tôi e rằng khó mà thành-công. Tinh-thần
cách-mạng cần được phát huy bằng những lời thơ sáng-sủa, nhịp-nhàng, giầu
âm-điệu hơn.
Hình-thức của thơ càng linh-động, càng hấp dẫn, càng có năng
lực làm người ta rung động; hình thức bí hiểm, tư tưởng cũng thành tối om, làm
sao nó gây được ảnh-hưởng trong lòng người đọc.
Tôi không phủ nhận vai trò cần thiết của sự tự-do trong thơ,
nhưng tôi chủ trương sự tự-do đó không tuyệt đối, nó phải được giới hạn trúng
mức truyền cảm. Giới hạn đó không bắt buộc đứng yên một chỗ; nó có thể biến
đổi, di-động tùy theo không gian và thời gian, tùy theo vài sáng-tạo của mỗi
thi sĩ. Sự thực, chúng ta chẳng cần bàn nhiều về nó, ở đây, ta chỉ cần nêu ra
một kết luận hết sức đơn giản:
“Thi sĩ có toàn quyền
định giới hạn cho sự tự do trong thơ ca của mình miễn làm sao thơ của họ phải
đạt được mục đích chính yếu là truyền cảm. Thiếu tính chất truyền cảm nó hết là
thơ”.
Buồn thay, đọc thơ Thanh-tâm-Tuyền ta hầu như không thấy
tính-chất truyền cảm có nghĩa là ít khi ta thấy rung động mà phần nhiều chỉ
thấy bực mình vì thơ.
*
Tuy nhiên, nếu cố giữ bình thản để đọc thơ anh, ta cũng tìm
thấy đôi chỗ tạm gọi là nghe được. Những giòng hiếm hoi đó nằm trong vài bài
thơ tương đối đỡ kỳ-quặc hơn. Bài TRƯỜNG-THÀNH
(trang 18) đã khiến ta súc cảm [sic]
nhờ ý tưởng nồng nàn của tác giả:
Anh biết vì sao Cộng-Sản
thủ tiêu Khái-Hưng.
Mỗi lần hoàng hôn tôi
bước cùng đám đông
Lòng khẫn cầu [sic] cách mạng
Anh biết vì sao
Cộng-Sản thủ tiêu Phan-văn-Hùm
Mỗi lần hoàng hôn chạm
mặt từng người
Có phải chúng ta đang
sửa soạn
Anh biết vì sao
Cộng-Sản thủ tiêu Tạ-thu-Thâu
Mỗi lần hoàng hôn tôi
cố thở cho nhiều
Các anh nhớ tôi còn
sống
Quờ quạng tay dan díu
Cách-mạng nổi trong sự
nín thinh.
………
Mỗi lần hoàng hôn tôi
chỉ là người văn-nghệ bé nhỏ.
Hoặc tôi câm mồm hoặc
tôi thét la.
Mặc chúng dụ-dỗ mặc
chúng dọa-nạt
Chúng sợ cách mạng vô
cùng.
………
Bài “MƯA NGỦ”
(trang 48) gợi cho ta tính chất quyến dũ [sic]
của một thứ “poème en prose” của
Baudelaire (1).
Mấy bài thơ này khiến tôi nghĩ hoài về Thanh-tâm-Tuyền tuy
tôi đã cất cuốn “TÔI KHÔNG CÒN CÔ ĐỘC”
vào ngăn tủ. Tôi tin rằng, nếu anh chịu rời bỏ lối thơ kỳ-quái hiện nay của anh
để nhận lấy một lối thơ hợp lý hơn, thơ anh sẽ có nhiều triển vọng. Anh là
người giầu tình cảm, giầu lòng yêu nước, thèm khát TỰ-DO và có óc tưởng-tượng
thật phong-phú. Tiếc thay, cái tính ưa lập-dị của anh đã phản anh đã bóp nghẹt
mất cả một hồn thơ rộng mở trong anh.
Tháng giêng 1957
(1) Ngoài ra, trong tờ sáng tạo số 4 [sic], ra hồi đầu tháng giêng 1957, ta còn được thưởng thức một bài
nhan đề:
HÃY CHO TA KHÓC BẰNG MẮT EM,
NHỮNG CUỘC TÌNH DUYÊN BUDAPEST.
Với ý tưởng tân kỳ, bài này cũng được một số người thích,
(trích nguyệt san Sinh Lực, số 9, 1/3/1957, tr. 78-82)
-----------
Tập thơ Tôi không còn cô độc:
Phần 1
Phần 2
Aug 8, 2012
Sách (LV) Vài quyển mới
- Tiểu thuyết Tà dương (Dazai Osamu), Hoàng Long dịch. Đây là tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của nhà văn Dazai cũng như dòng "vô lại" và "thua cuộc". Quyển gần đây của Dazai cũng đã in là Thất lạc cõi người, cũng Hoàng Long dịch (từ tiếng Nhật). (Phương Nam & NXB Hội Nhà văn)
- Tiểu thuyết Thánh địa tội ác, dịch từ Sanctuary của William Faulkner. Trần Nghi Hoàng dịch. Thánh địa tội ác thuộc bộ ba tác phẩm Faulkner in ở Việt Nam gần đây, cùng Bọn đạo chính (tức The Reivers) đã in và The Wild Palms sẽ in. Ngoài ra, Âm thanh và cuồng nộ cũng đã được tái bản (dùng bản dịch của Phan Đan chứ không phải bản dịch trước đây của Sài Gòn). (Bách Việt & NXB Văn học).
- Quán rượu phố Huế của Hồng Phi, cho những ai muốn đọc về đời sống văn nghệ sĩ đất Bắc những ngày u ám và rách rưới. (Phương Nam)
có vẻ như quyển hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam cũng mới được in, đây là một cuốn sách đặc biệt quan trọng về lịch sử nói chung và lịch sử báo chí miền Nam
- Tiểu thuyết Thánh địa tội ác, dịch từ Sanctuary của William Faulkner. Trần Nghi Hoàng dịch. Thánh địa tội ác thuộc bộ ba tác phẩm Faulkner in ở Việt Nam gần đây, cùng Bọn đạo chính (tức The Reivers) đã in và The Wild Palms sẽ in. Ngoài ra, Âm thanh và cuồng nộ cũng đã được tái bản (dùng bản dịch của Phan Đan chứ không phải bản dịch trước đây của Sài Gòn). (Bách Việt & NXB Văn học).
- Quán rượu phố Huế của Hồng Phi, cho những ai muốn đọc về đời sống văn nghệ sĩ đất Bắc những ngày u ám và rách rưới. (Phương Nam)
có vẻ như quyển hồi ký của Nguyễn Kỳ Nam cũng mới được in, đây là một cuốn sách đặc biệt quan trọng về lịch sử nói chung và lịch sử báo chí miền Nam
Aug 7, 2012
Roland Barthes về Italo Calvino
Cơ chế của mê hoặc
Ở một nhà văn, có cái gì đó luôn luôn bướng bỉnh, luôn luôn
cứng đầu, cuối cùng là luôn luôn bất khả quy giản - và cũng bởi vậy mà rất khó
nói về nó - và ta hãy nói rằng đó chính là cái người ta vẫn còn gọi là văn
chương… hoặc có thể là cái viết, nhưng ta đừng quá sa đà vào sự biện biệt. Thế
nhưng, việc Calvino là một giọng nói của văn chương có thể thấy ngay lập tức ở
điểm cái viết của ông chỉ thuộc về mình ông. Ông có một cái viết tuyệt đối đặc
thù: cũng như mọi nhà văn lớn. Ta nhận ra nó. Và đó là cái, trong biệt ngữ khoa
học, người ta gọi là một đặc ngữ [idiolecte], một lối viết riêng có. Đặc ngữ
của một nhà văn luôn luôn là một dạng định lượng, một sự pha trộn được lượng định
rất tinh tế của một số vẻ mê hoặc - dùng theo nghĩa mạnh mà từ này từng có hồi
thế kỷ mười bảy [Barthes dùng từ “charme” nhưng theo nghĩa “enchantement”;
“charme” ngày nay hay được hiểu theo nghĩa “duyên dáng”]; một sự định lượng
những vẻ mê hoặc, những nét quyến rũ, những nét thỏa mãn với bản thân ngôn ngữ
hay bản thân truyện kể - điều này rất khó nói. Và ta có thể thử xem lại vài vẻ
mê hoặc trong cái viết của Calvino.
Với tôi, trước hết tôi thấy rằng ông có một trí tưởng tượng
rất đặc biệt và ông rèn giũa nó: về thực chất hẳn nó chính là trí tưởng tượng
từng được Edgar Poe phô diễn, cái mà ta có thể gọi là trí tưởng tượng của một thứ
cơ học nào đó hoặc việc đặt ra tương quan giữa trí tưởng tượng và cơ học. Đó là
một mệnh đề có chút dáng vẻ nghịch lý vì, trái ngược hẳn, từ quan điểm lãng
mạn, ta có thể nghĩ trí tưởng tượng là một thứ lực hoàn toàn không có tính chất
cơ học mà vô cùng “bộc phát”. Thế nhưng, hoàn toàn không phải vậy. Trí tưởng
tượng, có thể là trí tưởng tượng lớn, luôn luôn là sự khai triển của một cơ chế
nào đó. Và ở trong đó, tuy có những khác biệt về phong cách rất lớn, có một
khía cạnh Edgar Poe ở trong Calvino, vì ông đặt ra một tình huống nhìn chung
là, ta hãy nói vậy, phi hiện thực nếu xét theo quan điểm giống như thật của thế
giới, nhưng chỉ là trong dữ liệu xuất phát mà thôi, và rồi tiếp theo đó, tình
huống phi hiện thực này được triển khai theo một cách thức hoàn toàn hiện thực
và theo một logic không thể bác bỏ. Ở Calvino, đó chính là vẻ mê hoặc thứ nhất,
một vẻ mê hoặc của sự khai triển; ta có thể nói điều này theo nghĩa toán học,
theo nghĩa logic của từ - như một phương trình cứ khai triển mãi không ngừng,
vô cùng thanh nhã - nhưng cũng có thể là theo một cách thức bất ngờ hơn và vụn
vặt hơn, theo nghĩa dùng trong bộ môn đua xe đạp, giống như khi ta nói về
khoảng khai triển của một chiếc xe đạp: có một chế độ làm việc của bánh xe, một
chế độ làm việc của bàn đạp, cảm giác vô cùng êm dịu, theo nghĩa tốt đẹp của từ
này.
Vẻ mê hoặc thứ hai mà tôi nhìn thấy ở Calvino nằm ở chỗ trên
thực tế, ông là một nhà tư tưởng hay thực hành truyện kể - điều rốt cuộc không
còn hay thấy lắm ngày hôm nay. Và ở đây ông mang tới một dạng tinh tế ngoạn
mục. Những truyện kể của ông, cách thức ông dựng chúng lên, triển khai chúng,
hẳn khá gần với cấu trúc của trò cưỡi ngựa đấu thương, của trò chơi chiến trận,
của chiến lược. Vả lại, điều này cũng gần gũi với sở thích thời Trung cổ nơi
ông. Thực chất, những gì ông bày ra là những cuộc đấu vô cùng phức tạp, chắc
hẳn là ít đơn giản hơn nhiều so với những cuộc đấu từng thực sự diễn ra vào
thời ấy. Ở ông có một dạng khai triển và lóe sáng của chiến lược, một dạng tổ
hợp không giới hạn các khả năng, các thao tác, các thao túng, khiến cho tôi sẵn
sàng nhìn thấy trong tác phẩm của ông, với tư cách tác phẩm tự sự, sức mạnh của
một thứ chủ nghĩa Machiavel nào đó. Và, mặc dù nội dung những cuốn sách của ông
không có tính chất chính trị một cách trực tiếp, chúng vẫn khiến tôi nghĩ đến
một kiểu truyện kể chính trị, chính trị-hình thức. Tôi không biết rõ phải giải
thích điều đó như thế nào. Truyện kể được dẫn dắt theo một dạng kết cấu hình
ngôi sao. Có rất nhiều đợt tấn công, có rất nhiều lối vào. Và tất cả những đợt
tấn công ấy, tôi sẽ nói chúng không được sắp xếp theo cách một truyện kể truyền
thống vẫn được xây dựng. (Nhờ tự sự học, ngày nay ta bắt đầu đoán biết được một
truyện kể truyền thống được xây dựng như thế nào.) Ở ông, điều này đi xa hơn
rất nhiều. Đó không phải một truyện kể được sắp xếp, mà là - để chơi chữ một
chút - được phối kết: một kiểu truyện kể đã thay thế khái niệm sự phối kết này
vào chỗ khái niệm trật tự. Ông xây dựng các hệ thống có rất nhiều lối vào. Điều
đó thật là đẹp. Và nó cũng khiến cho ta có thể xếp tác phẩm của ông ở gần với
một dòng picaresque [một dạng truyện hài] trong chừng mực picaresque một cách
cụ thể là câu chuyện kể một câu chuyện kể một câu chuyện khác; những câu chuyện
trong các ngăn kéo, kiểu như vậy. Vẻ mê hoặc thứ hai mà tôi nhìn thấy ở tác
phẩm ấy, chính là vậy: kết cấu dạng mạng của logic tự sự.
Còn có một vẻ mê hoặc khác nữa, và cũng rất gần mấy vẻ mê
hoặc trên đây, mà ta có thể chỉ cần gọi một cách giản dị là sự mê hoặc. Độc giả
thích thú vì những lý do đơn giản: cái nghịch lý tiếp diễn này khiến ta luôn
luôn có một tình huống phi hiện thực hay mang tính chất hình thức, sự trống
rỗng của một bộ áo giáp hay loạt tên riêng, chẳng hạn tên các thành phố, nhưng
trên cái dữ kiện phi hiện thực này lại phát triển một dạng chủ nghĩa hiện thực
hoặc sự giả tạo hiện thực của cách bài trí, của bức tranh, của cái cụ thể. Và
chính đó là cái tôi thấy là vô cùng ý vị nơi ông, vả lại điều đó cũng khiến ta
nghĩ đến những nhà kể chuyện huyền ảo vĩ đại: một tình huống phi hiện thực ở
điểm xuất phát hoàn toàn được siêu vượt và cứ liên tục bị chống đối bởi một thứ
chủ nghĩa hiện thực của sự đi tới.
(Trích từ cuộc phỏng vấn với France Culture, 1978, được đặt làm lời tựa cho tiểu thuyết Hiệp sĩ không hiện hữu thuộc bộ Tổ tiên của chúng ta, ấn bản folio, NXB Gallimard)