Cuối cùng, đã có một cuốn sách thực sự về sách, về cuộc đời những quyển sách và về cuộc sống sách vở Việt Nam trong suốt nhiều năm:
Về chốn thư hiên của Trần Trọng Cát Tường, NXB Hồng Đức, 375 tr., không đề giá.
Apr 28, 2013
Apr 27, 2013
Báo chí văn hóa Việt Nam và những trò lố
Tôi ở trong thế giới sách vở từ rất nhiều năm nay, tiếp xúc
với sách vở theo nhiều kiểu, có lẽ trong mọi hạng mục công việc liên quan đến
sách vở: làm ra những quyển sách, bình luận những quyển sách, tìm kiếm những
quyển sách, kiểm kê những quyển sách, thu thập thông tin về những quyển sách,
không gì tôi chưa từng động chạm đến ở mức độ sâu. Tất nhiên tôi cũng là người
quan sát báo chí văn hóa rất chặt chẽ. Hay dở đủ cả, nhưng phải nói là tôi từng
thấy nhiều cái rất chối.
Phóng viên Tường Vy của tờ Sài Gòn giải phóng là một ví dụ. Bao nhiêu năm nay, Tường Vy viết
những bài báo rất kém chất lượng, chi tiết thường xuyên sai, nhưng lại từ chi
tiết sai khái quát lên những vấn đề rất lớn mà có lẽ bản thân ông Tường Vy cũng chẳng
nắm bắt được. Bài
báo ở đường link này là một ví dụ.
Apr 25, 2013
U hoài
Chợt nhớ đến "Tâm sự của nước độc" viết từ lâu lâu rồi.
Mãi rồi cũng lục ra được quyển sách. Kiệt tác của Nguyễn Tuân.
Mãi rồi cũng lục ra được quyển sách. Kiệt tác của Nguyễn Tuân.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn được lên báo, sướng quá nên...
... đã quên google.
Nguyễn Thanh Sơn hay õng ẹo tôi bị đông cứng thế lọ thế chai, bỗng một hôm được lên báo lớn giọng hiệu triệu quần chúng như Dương Văn Minh, chàng đã quên google.
"thì trong đầu tôi ngay lập tức đóng đinh hai cái tên người dịch: Quế Sơn và Lê Chu Cầu… Thêm một chút quan sát về thái độ làm nghề của họ. Dịch một cuốn sách rất công phu. Vì vậy, tôi hơi nghi ngờ một dịch giả nếu như mỗi năm họ lại cho ra đời một bản dịch."
"Quan sát về thái độ làm nghề của họ" như thế nào cơ nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn nay đã chuyển qua làm nhà phê bình dịch thuật? Quyển Lụa bản dịch Quế Sơn thiếu mà vẫn là tuyệt vời ư?
Có quan sát cái gì đâu mà cũng lên giọng, có biết đọc đâu mà cũng hò hét.
Thế cho nên cứ tự ra đứng giữa chỗ đông người mà tự tay tát má.
"Vậy sao không nhờ cậy đến google" - lời của ngài đây.
Nguyễn Thanh Sơn hay õng ẹo tôi bị đông cứng thế lọ thế chai, bỗng một hôm được lên báo lớn giọng hiệu triệu quần chúng như Dương Văn Minh, chàng đã quên google.
"thì trong đầu tôi ngay lập tức đóng đinh hai cái tên người dịch: Quế Sơn và Lê Chu Cầu… Thêm một chút quan sát về thái độ làm nghề của họ. Dịch một cuốn sách rất công phu. Vì vậy, tôi hơi nghi ngờ một dịch giả nếu như mỗi năm họ lại cho ra đời một bản dịch."
"Quan sát về thái độ làm nghề của họ" như thế nào cơ nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn nay đã chuyển qua làm nhà phê bình dịch thuật? Quyển Lụa bản dịch Quế Sơn thiếu mà vẫn là tuyệt vời ư?
Có quan sát cái gì đâu mà cũng lên giọng, có biết đọc đâu mà cũng hò hét.
Thế cho nên cứ tự ra đứng giữa chỗ đông người mà tự tay tát má.
"Vậy sao không nhờ cậy đến google" - lời của ngài đây.
Khuyên nhủ người khác tận tình như thế, sao không tự đi google? "tôi hơi nghi ngờ một dịch giả nếu như mỗi năm họ lại cho ra đời một bản dịch": vầng, ngại google thì mình google hộ, có cả phiếu như thế này cơ mà:
Tác giả: Alan Lightman
Dịch giả: Lê Chu Cầu
NXB liên
kết: Hội nhà văn
Giá bìa: 24.000 VND
Số trang: 161
Kích thước: 12 x 20 cm
Ngày phát
hành: 2006
Tác giả: Michael Ende
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Hội nhà văn
Số trang: 542
Kích thước: 13 x 20,5 cm
Giá bìa: 81 000 VND
Ngày phát hành: 2006
Tác giả: Patrick Süskind
Dịch giả: Lê Chu Cầu
NXB liên
kết: Văn học
Giá bìa: 50.000 VND
Số trang: 348
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Ngày phát
hành: 2007
Tác giả: Michael Ende
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Hội nhà văn
Số trang: 336
Kích thước: 13 x 20,5 cm
Giá bìa: 50 000 VND
Ngày phát hành: 2007
Tác giả: Frank McCourt
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Văn hóa Sài Gòn
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Giá bìa: 65 000 VND
Ngày phát hành: 2008
Tác giả: Hermann Hesse
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Văn học
Số trang: 220
Kích thước: 12 x 20 cm
Giá bìa: 38 000 VND
Ngày phát hành: 2009
Tác giả: Louis Pergaud
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Hội nhà văn
Số trang: 352
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Giá bìa: 54 000 VND
Ngày phát hành: 2009
Tác giả: William Golding
Dịch giả: Lê Chu Cầu
NXB liên
kết: Văn học
Giá bìa: 57.000 VND
Số trang: 326
Kích thước: 13 x 20,5 cm
Ngày phát
hành: 2010
Tác giả: Thor Heyerdahl
Dịch giả: Lê Chu Cầu
NXB liên
kết: Thế giới
Giá bìa: 62.000 VND
Số trang: 334
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Ngày phát
hành: 2010
Tác giả: Bertolt Brecht
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Văn học
Số trang: 240
Kích thước: 13 x 20,5 cm
Giá bìa: 43 000 VND
Ngày phát hành: 2011
Tác giả: Umberto Eco
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Nhà xuất bản liên kết: Văn Học
Số trang: 556
Kích thước: 15 x 24 cm
Giá bìa: 130 000 VND
Ngày phát hành: 13-4-2013
Thích đếm lắm đúng không, thế thì ngồi đếm đi hehe.
Mà đừng bốc phét, quyển sách quan trọng in đến mấy năm còn chưa đọc, Tên của đóa hồng mới in vài tuần, đọc cái gì mà đọc? Khổ thật, bao nhiêu năm, khoác cái gì lên người vẫn không thôi lòi ra chất fake.
(Cám ơn nhé, Thủy Lê)
Một cái thói của báo chí văn hóa: "Tục chưa từng thấy"
Tôi để ý, báo chí rất hay tung ra những cách nói rất khó chứng minh là đúng nhưng lại rất dễ chứng minh là sai.
Cụm từ gần đây xuất hiện rất nhiều: "tục chưa từng thấy".
Tất nhiên, không tìm thì sao thấy. Tìm thì sẽ khác thôi:
xem dòng 4
(Tô Hoài, Ba người khác, NXB Đà Nẵng, 2006, tr. 10)
xem dòng thơ cuối cùng
(Phan An Sa, Nắng được thì cứ nắng, NXB Tri Thức, 2013, tr. 561)
Inrasara viết phê bình văn học thì chán kinh, nhưng thơ có lúc cũng thú vị phết:
xem dòng 7
(Inrasara, Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, 2006, tr. 94)
Cụm từ gần đây xuất hiện rất nhiều: "tục chưa từng thấy".
Tất nhiên, không tìm thì sao thấy. Tìm thì sẽ khác thôi:
xem dòng 4
(Tô Hoài, Ba người khác, NXB Đà Nẵng, 2006, tr. 10)
xem dòng thơ cuối cùng
(Phan An Sa, Nắng được thì cứ nắng, NXB Tri Thức, 2013, tr. 561)
Inrasara viết phê bình văn học thì chán kinh, nhưng thơ có lúc cũng thú vị phết:
xem dòng 7
(Inrasara, Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, 2006, tr. 94)
Apr 24, 2013
Báo chí Việt Nam và tôi
(ai còn nhớ "Chiến tranh Việt Nam và tôi" của thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn không nhỉ? :p)
Một ngày, bỗng thấy muốn nhớ lại chuyện xưa. Báo chí Việt Nam và tôi, vốn không xa lạ gì. Không phải chỉ là mối quan hệ ngày nay: cộng tác viết bài, giữ mục cho tờ này tờ kia, rồi oan rồi ấn, mà công việc bên trong một tòa soạn báo, tôi không hề xa lạ.
Quãng 2001-2002, vừa chực thoát chân khỏi một trường đại học, tôi có khoảng hơn một năm thực sự ở trong làng báo, sau kha khá năm cộng tác với vài nơi, nói cho đúng là với vài người, như nhà báo Trần Đăng Khoa trước làm thư ký tòa soạn tờ Văn hóa, sau chuyển sang làm tổng biên tập tờ Điện ảnh kịch trường, giờ làm tổng biên tập tờ Văn hóa, hay nhà báo Phùng Huy Thịnh thời thuộc "nhóm ly khai" bên phụ san Hà Nội ngày nay bao gồm các nhân vật như Hòa Bình, Đặng Huy Giang, có Anh Chi cộng tác chặt chẽ, dưới trướng tổng biên tập nổi tiếng của tờ Hà Nội mới, Nguyễn Xuân Trình. Lê Cảnh Nhạc giờ lừng danh tôi cũng từng gặp tại một tòa soạn tạp chí nào đó trên phố Trần Phú. Tôi vẫn còn giữ lá thư viết tay của thư ký tòa soạn tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn Nguyễn Ngọc Trân, một bức thư rất ân cần làm tôi thực sự bất ngờ khi nhận; lúc ấy tôi còn "nhóc con" lắm. Tôi còn nhớ nhà báo Phùng Huy Thịnh, người sót lại của hồi Quảng Trị 72, chỉ nghe là phân biệt được tiếng từng loại đạn pháo và cực mê "Bài thơ của một người yêu nước mình", từng đưa tiền nhuận bút bài viết cho tôi và bảo: "Tao tính nhuận bút cho mày ngang cỡ vụ trưởng đấy nhé". Tổng kết lại, báo chí Việt Nam trong Nam ngoài Bắc, những tờ có thể gọi tên ngay mà tôi chưa hề có quan hệ bài vở, chắc chỉ có Tiền phong và Tuổi trẻ. Ngay tờ báo có tuổi thọ rất ngắn Thanh niên thời đại của nhóm (cũng ly khai) Chánh Trinh Lý Quý Trung tôi cũng có chút tham gia.
Một ngày, bỗng thấy muốn nhớ lại chuyện xưa. Báo chí Việt Nam và tôi, vốn không xa lạ gì. Không phải chỉ là mối quan hệ ngày nay: cộng tác viết bài, giữ mục cho tờ này tờ kia, rồi oan rồi ấn, mà công việc bên trong một tòa soạn báo, tôi không hề xa lạ.
Quãng 2001-2002, vừa chực thoát chân khỏi một trường đại học, tôi có khoảng hơn một năm thực sự ở trong làng báo, sau kha khá năm cộng tác với vài nơi, nói cho đúng là với vài người, như nhà báo Trần Đăng Khoa trước làm thư ký tòa soạn tờ Văn hóa, sau chuyển sang làm tổng biên tập tờ Điện ảnh kịch trường, giờ làm tổng biên tập tờ Văn hóa, hay nhà báo Phùng Huy Thịnh thời thuộc "nhóm ly khai" bên phụ san Hà Nội ngày nay bao gồm các nhân vật như Hòa Bình, Đặng Huy Giang, có Anh Chi cộng tác chặt chẽ, dưới trướng tổng biên tập nổi tiếng của tờ Hà Nội mới, Nguyễn Xuân Trình. Lê Cảnh Nhạc giờ lừng danh tôi cũng từng gặp tại một tòa soạn tạp chí nào đó trên phố Trần Phú. Tôi vẫn còn giữ lá thư viết tay của thư ký tòa soạn tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn Nguyễn Ngọc Trân, một bức thư rất ân cần làm tôi thực sự bất ngờ khi nhận; lúc ấy tôi còn "nhóc con" lắm. Tôi còn nhớ nhà báo Phùng Huy Thịnh, người sót lại của hồi Quảng Trị 72, chỉ nghe là phân biệt được tiếng từng loại đạn pháo và cực mê "Bài thơ của một người yêu nước mình", từng đưa tiền nhuận bút bài viết cho tôi và bảo: "Tao tính nhuận bút cho mày ngang cỡ vụ trưởng đấy nhé". Tổng kết lại, báo chí Việt Nam trong Nam ngoài Bắc, những tờ có thể gọi tên ngay mà tôi chưa hề có quan hệ bài vở, chắc chỉ có Tiền phong và Tuổi trẻ. Ngay tờ báo có tuổi thọ rất ngắn Thanh niên thời đại của nhóm (cũng ly khai) Chánh Trinh Lý Quý Trung tôi cũng có chút tham gia.
Apr 21, 2013
Huyền thoại của một thời
Apr 16, 2013
Trưng bày sách (7) Thơ thời tao loạn
Thời loạn thì nhiều nhân tài, lại nhiều thơ hay. Thơ lại hay giống bằng chứng cho thời loạn, và thời loạn qua rồi, khó tồn tại nhất là các tập thơ. Nhiều tả tơi lắm. Nhìn lại một chút, khéo mà cảm động lắm đó :p
Hai nhà thơ không thể bỏ qua của cả một thời:
Rồi:
Hai nhà thơ không thể bỏ qua của cả một thời:
Rồi:
Apr 15, 2013
thơ đi ở trong thơ
hai mươi nghìn năm rồi mới đi làm thơ
chấm
bước chân đi
về phía những chân trời lỗi
ủ ê gì
những củi lửa thành tàn tro nuối
đoạn đường chưa qua
tóc khói ngực lạnh những tàn phai dứt
ngã nắng
ngả hẳn vào hiu quạnh
trên sườn núi Hiệu Oanh
-----------
Rất là muốn lén lút tự tiện in luôn cái bài thơ hai mươi nghìn năm lên bìa sau tập thơ này:
rồi coi như sự đã rồi, phủi tay cười khoái trá.
Nhưng thôi :p
Tập thơ này thật đáng ngưỡng mộ.
chấm
bước chân đi
về phía những chân trời lỗi
ủ ê gì
những củi lửa thành tàn tro nuối
đoạn đường chưa qua
tóc khói ngực lạnh những tàn phai dứt
ngã nắng
ngả hẳn vào hiu quạnh
trên sườn núi Hiệu Oanh
-----------
Rất là muốn lén lút tự tiện in luôn cái bài thơ hai mươi nghìn năm lên bìa sau tập thơ này:
rồi coi như sự đã rồi, phủi tay cười khoái trá.
Nhưng thôi :p
Tập thơ này thật đáng ngưỡng mộ.
Apr 14, 2013
Âm nhạc
Năm 16 tuổi, tôi đinh ninh sau này mình chỉ có thể trở thành
một nhà thơ. Một Xuân Diệu mới của thi ca Việt Nam. Sang đến năm 17 tuổi, tôi bỏ
nốt một niềm đam mê lâu dài nữa: âm nhạc, quyết định chỉ vài ngày trước hạn nộp
đơn thi vào Nhạc viện.
Quyết định đầy đau đớn ấy - chấp nhận mình sẽ không bao giờ
trở thành một nhạc sĩ, thậm chí một nhạc công solist - đã khiến tôi nuôi dưỡng
thật lâu dài một cảm giác rất khó tả với âm nhạc, cái cảm giác cho đến giờ vẫn
còn sống động ở đâu đó góc tối tăm nào của tâm hồn. Tôi đặc biệt đồng cảm với
Milan Kundera chủ yếu vì lẽ này: một thái độ vô cùng phức tạp đối với một thứ lẽ
ra đã trở thành sự nghiệp chính yếu của cuộc đời nhưng đã không như vậy, tôi
cũng rất hiểu những khi nhà văn Tiệp viết tiếng Pháp “lên cơn” mà châm biếm hay
sổ toẹt những thứ âm nhạc giống như tiếng ồn láo lếu; xét cho cùng, con người
ta không thoát được một thứ được gọi rất hay là “boutade”, sự hờn dỗi nội tâm
nhiều khi rất dai dẳng. Mà lại không thể đổ lỗi cho ai, càng không thể tự đổ lỗi
cho chính mình. Chúng ta vô can với những gì không xảy ra cơ mà.
Apr 10, 2013
Tâm hồn cao thượng
Báo động với các bác là NXB Kim Đồng đã kịp ra rất nhiều sách hay, trong lúc các bác còn chưa kịp để ý :p
Bộ Mikan đã xong xuôi:
Bộ Mikan đã xong xuôi:
Apr 7, 2013
đoạn kết của một cảm thức :p
Lần đầu tiên hé lộ đôi chút nhiều về công việc bếp núc của xuất bản sách tại Việt Nam :p
Cuốn tiểu thuyết The Sense of an Ending đoạt giải Man Booker năm 2011. Cái giải thưởng này là cớ tuyệt vời để đưa một tác phẩm của Julian Barnes đến Việt Nam; giả sử như không có nó, sẽ rất khó justify cho lựa chọn Julian Barnes, mặc dù với riêng tôi, Barnes thuộc vào chừng ba hay bốn nhà văn lớn nhất của nước Anh từ khoảng hai mươi năm nay. Nhất là khi rất hiếm giải Man Booker nào mỏng đến thế :p
Nhưng mỏng không phải dễ xơi :p
Tháng Ba có bản dịch hoàn chỉnh.
Trong tháng Bảy là cuộc tranh luận "tay bo" :p để đi đến một nhan đề tiếng Việt: Đoạn kết đã thấy. Với bản thân tôi, cái tên này là ổn.
Cuốn tiểu thuyết The Sense of an Ending đoạt giải Man Booker năm 2011. Cái giải thưởng này là cớ tuyệt vời để đưa một tác phẩm của Julian Barnes đến Việt Nam; giả sử như không có nó, sẽ rất khó justify cho lựa chọn Julian Barnes, mặc dù với riêng tôi, Barnes thuộc vào chừng ba hay bốn nhà văn lớn nhất của nước Anh từ khoảng hai mươi năm nay. Nhất là khi rất hiếm giải Man Booker nào mỏng đến thế :p
Nhưng mỏng không phải dễ xơi :p
Tháng Ba có bản dịch hoàn chỉnh.
Trong tháng Bảy là cuộc tranh luận "tay bo" :p để đi đến một nhan đề tiếng Việt: Đoạn kết đã thấy. Với bản thân tôi, cái tên này là ổn.
Apr 4, 2013
Chuyện ở nông trại nhìn từ mặt đất
George Orwell: “Xuyên suốt trong lịch sử, hết cuộc cách mạng
này đến cuộc cách mạng khác - dù thường vẫn đem lại giải thoát tạm thời, như
người ốm trở mình trên giường - rốt cuộc chỉ là thay thầy đổi chủ…” Những khoảnh
khắc lóe sáng trí tuệ như thế này trong sự nghiệp tác giả Chuyện ở nông trại đơn giản là vô cùng nhiều; trí tuệ ấy đơn giản
là liên tục sáng suốt đến rợn người. Năm 1969, George Steiner khi viết về
Orwell trên The New Yorker, đã ngay lập
tức trích dẫn một câu lạnh gáy: “saints should always be judged guilty until
they are proved innocent” (trong một tiểu luận về Gandhi). Hai trí tuệ lớn ấy
đã tìm được rất nhiều lối để thông hiểu nhau.
Trước một nhà văn sáng suốt và trí tuệ, công việc diễn giải
không hề đơn giản, thành ra một mặt George Orwell rất hấp dẫn các nhà diễn giải,
nhưng mặt khác các nhà diễn giải Orwell lại hay “như người ốm trở mình trên giường”.
Tiểu luận dưới đây của dịch giả An Lý về chính tác phẩm mình
dịch là một nỗ lực rất lớn để thoát khỏi sự “trở mình trên giường” luẩn quẩn mãi
không thôi.
Nhưng trước hết, tiếp tục một “vệt” sách trước đây; quyển
sách này một thời từng rất nổi tiếng:
Chuyện ở nông trại nhìn từ mặt
đất
An Lý
Apr 3, 2013
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
Một nhân vật rất "đặc trưng" cho nhiều khía cạnh của văn học miền Nam:
- Người Bắc vào Nam
- Nhà văn tài năng nhưng cũng làm báo rất tích cực
- Sống qua thời Việt Nam Cộng hòa vắt sang thời sau đó, khi sách in lại thì bị văn hữu cũ "tố"
Nhìn vào hành trạng Dương Nghiễm Mậu, trước hết thấy ở ông phảng phất hình ảnh những nhà văn Việt Nam trước 1945, những nhà văn kinh qua rất nhiều tòa soạn báo, vừa là nhà văn vừa là "người của các tờ tạp chí"; văn học hải ngoại sau này nhiều phần là "văn học miền Nam nối dài", văn học miền Nam thì nhiều phần lại là "văn học tiền chiến nối dài", khác biệt lớn là ở văn học hải ngoại không có cái quyết liệt chống lại tiền thân của nó, trong khi thời miền Nam trước 1975, khát vọng chống tiền chiến nổi lên rất rõ; chắc hẳn vì sau này không còn cuộc tiếp sức của các thế hệ nữa.
Thế hệ Dương Nghiễm Mậu, sinh giữa những năm 1930, ngoài Dương Nghiễm Mậu từng qua nhiều tờ báo, nhiều người khác cũng rất gắn bó với báo chí văn nghệ, như Viên Linh hay Thanh Nam (lớn tuổi hơn một chút) hoặc Thế Nguyên (ít tuổi hơn một chút).
Đây là một ví dụ về chặng đường làm báo của Dương Nghiễm Mậu:
- Người Bắc vào Nam
- Nhà văn tài năng nhưng cũng làm báo rất tích cực
- Sống qua thời Việt Nam Cộng hòa vắt sang thời sau đó, khi sách in lại thì bị văn hữu cũ "tố"
Nhìn vào hành trạng Dương Nghiễm Mậu, trước hết thấy ở ông phảng phất hình ảnh những nhà văn Việt Nam trước 1945, những nhà văn kinh qua rất nhiều tòa soạn báo, vừa là nhà văn vừa là "người của các tờ tạp chí"; văn học hải ngoại sau này nhiều phần là "văn học miền Nam nối dài", văn học miền Nam thì nhiều phần lại là "văn học tiền chiến nối dài", khác biệt lớn là ở văn học hải ngoại không có cái quyết liệt chống lại tiền thân của nó, trong khi thời miền Nam trước 1975, khát vọng chống tiền chiến nổi lên rất rõ; chắc hẳn vì sau này không còn cuộc tiếp sức của các thế hệ nữa.
Thế hệ Dương Nghiễm Mậu, sinh giữa những năm 1930, ngoài Dương Nghiễm Mậu từng qua nhiều tờ báo, nhiều người khác cũng rất gắn bó với báo chí văn nghệ, như Viên Linh hay Thanh Nam (lớn tuổi hơn một chút) hoặc Thế Nguyên (ít tuổi hơn một chút).
Đây là một ví dụ về chặng đường làm báo của Dương Nghiễm Mậu:
Apr 1, 2013
George Orwell: Tưởng niệm Catalonia
George Orwell không chỉ là tác giả của Chuyện ở nông trại (và 1984), cũng không chỉ là tác giả "truyện ngụ ngôn". George Orwell là một nhà văn chính trị đặc biệt sáng suốt và vô cùng quan trọng của thế kỷ XX.
Đoạn dưới đây là Chương 11 trong tác phẩm Homage to Catalonia, có thể gọi là "ký sự chính trị" rất nổi tiếng của George Orwell. Tác phẩm xuất bản năm 1938, người dịch: An Lý. George Orwell đã xuất phát từ trải nghiệm cá nhân mà viết Tưởng niệm Catalonia, phân tích tình trạng chính trị hỗn loạn của Tây Ban Nha giai đoạn vẫn hay được sử gia gọi là "Nội chiến", một cuộc "nội chiến" huy động và thu hút không biết bao nhiêu trí thức cánh tả phương Tây vào một thời kỳ bừng bừng nhiệt huyết.
Và, không thể khác, lịch sử tự động dắt dây nhau, những phân tích của George Orwell dưới đây nhắc chúng ta nhớ lại cách thức người ta từng đối xử với những người Đệ Tứ tại Việt Nam vào quãng 1945-1946.
Đoạn dưới đây là Chương 11 trong tác phẩm Homage to Catalonia, có thể gọi là "ký sự chính trị" rất nổi tiếng của George Orwell. Tác phẩm xuất bản năm 1938, người dịch: An Lý. George Orwell đã xuất phát từ trải nghiệm cá nhân mà viết Tưởng niệm Catalonia, phân tích tình trạng chính trị hỗn loạn của Tây Ban Nha giai đoạn vẫn hay được sử gia gọi là "Nội chiến", một cuộc "nội chiến" huy động và thu hút không biết bao nhiêu trí thức cánh tả phương Tây vào một thời kỳ bừng bừng nhiệt huyết.
Và, không thể khác, lịch sử tự động dắt dây nhau, những phân tích của George Orwell dưới đây nhắc chúng ta nhớ lại cách thức người ta từng đối xử với những người Đệ Tứ tại Việt Nam vào quãng 1945-1946.
Tưởng niệm Catalonia (Chương 11)
An Lý dịch