Nhìn vào các hình ảnh dưới đây có thể mường tượng phần nào lịch sử báo chí Việt Nam (chủ yếu tập trung vào mảng văn học và tư tưởng).
Nếu các bác muốn hỏi gì về từng tờ, tôi sẽ cố gắng giải đáp trong vòng hiểu biết hạn hẹp của mình, nếu không sẽ cố gắng nhờ các bạn khác giải đáp cùng :p Cũng phải nói trước rằng khó có thể biết tường tận được lịch sử báo chí Việt Nam; ngay quyển từ điển báo chí tốt nhất hiện nay cũng sai lầm rất nhiều.
Hình ảnh dưới đây không được sắp xếp theo trình tự logic nào, vì làm thế thì cần rất nhiều thời gian, chắc phải để sau này :p
(hình ảnh dưới đây của rất nhiều người)
(còn nữa)
Vô cùng ngoạn mục, bác NL! Đa số thuộc thời của mình nhưng có những tạp chí, như "Phụ nữ...", mình chưa bao giờ nghe tới. Lại có những tay viết (Lê Hoài Quỳnh, Sâm Thương...) nửa thế kỷ mới lại nhìn thấy tên. Đúng là... hồn ma cũ :D
ReplyDeletegọi là "Hình bóng cũ" đi bác, à nhưng nếu không khoái Sơn Nam thì thôi :p mảng này khủng khiếp lắm, tôi đang lựa chọn để post thêm lên hihi
DeleteHồn ma cũ" là để nhớ Bình Nguyên Lộc thôi mà :D Và cũng chỉ "cũ" với từng cá nhân, tổng thể vẫn là một phần của dòng sông đang còn chảy.
DeleteKhoái hay không khoái, toàn cảnh hẳn phải có Sơn Nam bỏ sao được! "Tình nghĩa Giáo khoa thư" tuy không thể so với "Rừng Mắm", nhưng cũng nói lên được góc nhìn của người dân quê miền Nam với văn học "lớn"...
TB. Bác tính sao với dàn tiểu thuyết ba-xu, những (bà) Tùng Long, Ngọc Linh, Dương Hà, Lan Phương... Lại còn mảng tiểu thuyết xã hội, với Nguyễn Thụy Long ("Loan mắt nhung"), "Chú Tư Cầu" Lê Xuyên... - hiện tượng lớn đấy nhé :D Chưa kể mảng tiểu thuyết "võ hiêp kỳ tình" (Phú Đức, Phi Long...) chưa kể 007 của VN tức Z.28...
hà hà ý bác muốn nói đến dạng sách như 4 quyển tôi vừa cho thêm lên trên kia có phải không :p
Deleteà thêm luôn cả một bộ rất là tiêu biểu của Phú Đức :p
DeleteHì hì.. quá chiến luôn :D Nhưng có lẽ tiêu biểu nhất của Phú Đức là "Châu Về Hiệp Phố". Tựa này với "Đau đớn phận nghèo" đều trở thành "idiom" trong tiếng Việt miền Nam. "Vàng đen máu đỏ" là bản dich - phóng tác Ian Fleming's "Live and let die" thì phải. Nhưng Z.28 hoàn toàn Việt, chàng tên thật là Tống Văn Bình, người làng Văn Điển, Nam Định (?). Phú Đức, Phi Long (Đảng Ó Dên, Bàn Tay Máu...), Người Thứ Tám (Z.28) là những tác giả yêu thích của tôi khi còn học tiểu học (lớp 2 - lớp 4)...
Deletehì, biết ý bác định hỏi rồi, nhưng chưa lục kịp Z28 hí hí
DeleteTôi muốn hỏi anh/chị về tờ Đông pháp/ thời báo Đông háp hoặc Đông pháp thời bào... những năm 1940 - 1945 có hay ko? hay đã dừng lại số cuối từ những năm 192x rồi?
ReplyDeleteXin chân thành cảm ơn/
tờ này ra số cuối, số 809 vào tháng Hai 1929
DeleteCháu chào chú. Cháu chỉ là một người theo dõi blog của chú từ lâu. Liệu cháu có thể xin chú một bản photo của Nam Phong tạp chí, bất cứ số nào không ạ? Cháu ở Sài Gòn. Cháu xin lỗi chú nếu làm phiền chú ạ.
ReplyDeletenếu muốn đọc nội dung Nam Phong thì từ lâu đã có bản số hoá đầy đủ, do Viện Việt học thực hiện, chất lượng rất tốt và tương đối dễ tìm trên Internet
ReplyDeletenếu có nhu cầu gì khác đặc biệt thì drop một cái mail vào đây: nhilinhblog@gmail.com