Chán thế, ngày trước mà giữ được cái chuyên mục về báo chí cũ trên báo thì tới giờ có phải được kha khá rồi không. Đời không thèm thì ta tự xử vậy, đành thế :p
Cũng đầu năm rồi (Chao ôi Tết đến mà không được/Trông thấy quê hương thật não lòng), chọn cái đề tài có nhiều tính chất hy vọng nhỉ :p
Tạm bỏ qua giai đoạn trước 1945, giờ đi vào thời kỳ cuối những năm 50 đầu những năm 60, thời kỳ cả miền Nam lẫn miền Bắc hối hả xây dựng nền học thuật và văn nghệ của mình.
Trong ngạch báo chí cũ, mấy vấn đề này dân sưu tầm phải tìm cách giải quyết (lẽ dĩ nhiên có đủ bộ thì là tốt nhất, nhưng đời mấy khi mà đầy đủ hehe; khả năng chấp nhận sự thiếu thốn chính là phẩm chất hàng đầu mà nhà sưu tầm rèn luyện được sau rất nhiều mất mát :d):
- Cố gắng tìm được số đầu, số cuối.
- Một loạt số liên tục là rất quan trọng, vì thường có những loạt bài quan trọng của tác giả nào đó, sau này không in thành sách. Chẳng hạn, muốn đọc đầy đủ Ung thư của Thanh Tâm Tuyền thì phải có đủ các số Văn quãng ngoài số 100.
- Những số đặc biệt là rất quan trọng, chẳng hạn số đặc biệt của Bách Khoa năm 1965 chuyên đề 100 năm báo chí Việt Nam, hoặc số 100 Đứng Dậy (trước là Đối Diện) in sau 1975, trong đó Nguyễn Ngọc Lan kể lại câu chuyện thành lập và tồn tại Đối Diện. Tờ tạp chí này rất khí thế sau đó, nhưng chỉ sống được đến số 114.
Số đầu của một số tờ tạp chí:
Tờ Văn có các nhân vật chủ chốt: Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao (Thư Trung), Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Thảo. Số 1 ra ngày 1/1/1964, tồn tại cho đến tháng Tư 1975. Cùng Bách Khoa, Văn là ấn phẩm văn nghệ quan trọng nhất của Sài Gòn trước 1975.
Văn khá là phức tạp: Dọc đường của Thanh Tâm Tuyền là số 23 của Tân Văn, một phụ trương của Văn, ra năm 1970, thực chất là số đầu tiên của Tân Văn in tác phẩm (trước đó là Tân Văn tạp chí thiên về phê bình).
Văn hữu có trước Văn rất lâu, chủ bút là Nguyễn Kiên Trung, tức Nguyễn Mạnh Côn, cũng chính là người viết bài mở đầu cho Văn trên số 1.
Có những lúc số 1 rất khó tìm, nên đành phải nhờ vả để photo lấy nội dung :d Trình Bầy rồi Đất Nước, Đối Diện có thể coi là một "ngạch" khác.
Ở miền Bắc thì vào năm 1960 tạp chí Nghiên cứu văn học ra số 1, các nhân vật chủ chốt là Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, và trong một thời gian dài đăng cả các nghiên cứu ngôn ngữ học: khi ấy ngành ngôn ngữ học còn lệ thuộc vào ngành nghiên cứu văn học. Tờ tạp chí có thời gian đổi tên thành Tạp chí Văn học, rồi lại đổi về tên cũ. Trong Sài Gòn cũng khoảng thời gian cũng có tạp chí Nghiên cứu văn học, của nhóm Thanh Lãng.
Một số 1 khác :d
Còn bây giờ là ví dụ về số đầu và số cuối một tờ tạp chí: tạp chí Đại Học, một trong những tờ tạp chí nghiên cứu sớm nhất của miền Nam, thuộc Viện Đại học Huế, ra số 1 từ ngay năm 1958, tồn tại đến năm 1964, gồm những người như Nguyễn Văn Trung (có lúc ký tên Hoàng Thái Linh), Trần Văn Toàn, Lê Tuyên, Phan Lạc Tuyên...
Số 1 của tôi bị thiếu mất hơn chục trang đầu :(
Còn đây là để cầu may, ở hạng mục các số liền nhau:
9 số đầu của Văn, nhưng ở đây lại thiếu mất số 4 :(( nhưng tôi lại có thừa một số 2, thành thử rất muốn đổi số 2 lấy số 4 (số 2 về nguyên tắc là quý hơn số 4 nhé :d)
Tôi buồn và băn khoăn vì VHNN số 1 (’96) không nằm trong list :p
ReplyDeleteCó lẽ vì VHNN chưa được xưa lắm, và lại chưa có số cuối :-D
ReplyDeletehttp://img.photobucket.com/albums/v233/nhahoang/JKL/IMG_2752.jpg
à í bác ano là khác cơ :pp
ReplyDelete