Tập Nữ sinh của Dazai Osamu (Hoàng Long dịch) gồm sáu truyện ngắn, thì ba truyện về chủ đề viết văn và nhà văn: "Nữ tác gia" về một cô bé từng được đăng "tác phẩm" trên trang nhất một tờ tạp chí, "Một chuyến đi" kể về Kasai Hajime một nhà văn xuống dốc, gần như phát điên ở quãng gần bốn mươi tuổi, và "Một ngày trọng đại", nhân vật không phải nhà văn mà là một phụ nữ bình thường, nhưng phụ nữ ấy là vợ một nhà văn (rất dốt địa lý) và bản thân bà viết lại đoạn đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nhằm tạo ra một "tư liệu lịch sử".
Nói chung các tác giả nữ và những người lỡ có năng khiếu văn chương từ nhỏ nên đọc "Nữ tác gia" :p
Feb 20, 2014
Feb 8, 2014
Borges: Người ở góc phố hồng
Dẫn đầu. “Người ở góc phố hồng” là truyện ngắn nổi tiếng
nhất trong thời kỳ đầu của Borges, được viết trong một hoàn cảnh cũng hết sức đặc
biệt. Giới thiệu hoàn cảnh ấy có lẽ không gì thích hợp hơn những lời của chính
nhà văn trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh với Ronald Christ, đăng trên mục “The
Art of Fiction No. 39”, tạp chí Paris Review số 40, 1967:
“… Tôi rất rụt rè [về
việc viết truyện ngắn] vì hồi trẻ tôi coi mình là nhà thơ. Vậy nên tôi nghĩ, nếu
mình viết truyện, ai cũng biết mình là kẻ ngoại đạo, là mình đang xâm phạm vào
đất cấm. Rồi thì tôi bị tai nạn. Sẹo vẫn còn sờ thấy đây. Nếu anh sờ vào đầu
tôi đây này, anh sẽ thấy. Có thấy đồi núi gồ lên đây không? Tôi phải nằm bệnh
viện mất hai tuần. Tôi bị ác mộng rồi bị mất ngủ. Đến lúc ra họ bảo tôi đã gặp
nguy cơ, ừm, tử vong, bảo thật phi thường là ca mổ lại thành công. Tôi bắt đầu
sợ mình không còn minh mẫn, tôi nghĩ có thể mình không sáng tác được nữa. Nếu
thế thì đời tôi kể như xong, vì viết văn rất quan trọng với tôi. Không phải là
tôi nghĩ mình viết rất hay hay gì, nhưng tôi biết mình không sống được nếu
không viết. Nếu không viết tôi sẽ cảm thấy, hừm, thấy hối hận, anh hiểu không? Rồi
tôi nghĩ giờ viết một bài báo hay bài thơ thử xem. Nhưng tôi lại nghĩ,mình đã
viết hàng trăm bài báo và thơ rồi, nếu giờ không viết được nữa, mình sẽ biết
ngay thế là mình hỏng rồi, là xong hẳn rồi. Thế là tôi nghĩ hay là viết thứ gì
đó chưa từng thử bao giờ: nếu không làm được thì cũng không có gì bất thường,
vì tôi đâu có đi viết truyện ngắn làm gì? Như thế tôi sẽ được chuẩn bị cho đòn
kết liễu, là biết rằng mình đã đến lúc hết. Tôi viết một truyện ngắn tên là, để
tôi nghĩ xem, là ‘Hombre de la esquina rosada’, và mọi người rất thích truyện đấy.
Lúc đó đúng là nhẹ cả người. Nếu không phải vì bị đập đầu cú đó, có thể tôi sẽ
chẳng bao giờ đi viết truyện ngắn cả.”
- AL
Người ở góc phố hồng
Tặng Enrique Amorin
An Lý dịch
Feb 7, 2014
Phạm Quỳnh viết điểm sách
Khi cho in Thượng Chi văn tập, Phạm Quỳnh đã rút từ Nam Phong đưa vào đây một số bài điểm sách, tuyệt đại đa số là dài (NB. các bài viết trong Thượng Chi văn tập bao trùm quãng trước tác 1917-1922 của Phạm Quỳnh).
Bộ sách này in làm năm tập, từ 1943 đến 1945, tại NXB Alexandre de Rhodes. Riêng tập 5 ghi Đắc Lộ thư xã; Đắc Lộ là cách gọi phiên âm cố de Rhodes. Tình trạng cụ thể của bộ sách: ba tập đầu in giấy đẹp, nặng, hai tập sau in bằng giấy dó, nhẹ. Hiện tại, tôi vẫn chưa xác định được chính xác niên đại từng quyển, chỉ chắc chắn tập 1 in 1943, tập 5 in 1945. Tra cứu kho của Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng chẳng ích gì, như thường lệ. NXB Alexandre de Rhodes (hay Đắc Lộ thư xã) nằm ở Hà Nội, in được tương đối ít sách, nhưng có một số bộ rất nổi tiếng.
Bởi Thượng Chi văn tập là bộ sách để đời của Phạm Quỳnh, được chính Phạm Quỳnh lựa chọn bài vở, nên ta có thể hiểu các lựa chọn của Phạm Quỳnh thể hiện nhân vật Phạm Quỳnh mà Phạm Quỳnh muốn người đời sau nhìn nhận. Nhân vật Phạm Quỳnh của Thượng Chi văn tập có không ít khía cạnh, tôi từng nói đến chuyện Phạm Quỳnh dịch thơ Baudelaire (một khía nhỏ trong hình ảnh Phạm Quỳnh nhà dịch thuật). Còn ở tư cách nhà điểm sách thì sao?
Những lựa chọn cho thấy tầm hiểu biết, gu thẩm mỹ và những dạng văn chương mà Phạm Quỳnh hướng tới. Cách phân tích cho thấy những gì ở văn chương được Phạm Quỳnh lưu tâm. Lối viết thì cho thấy khả năng nhà phê bình văn học ở Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh nhà phê bình văn học không phải một điều quá nổi bật ở Phạm Quỳnh xét một cách toàn diện, nhưng là thứ hoàn toàn không thể bỏ qua.
Bộ sách này in làm năm tập, từ 1943 đến 1945, tại NXB Alexandre de Rhodes. Riêng tập 5 ghi Đắc Lộ thư xã; Đắc Lộ là cách gọi phiên âm cố de Rhodes. Tình trạng cụ thể của bộ sách: ba tập đầu in giấy đẹp, nặng, hai tập sau in bằng giấy dó, nhẹ. Hiện tại, tôi vẫn chưa xác định được chính xác niên đại từng quyển, chỉ chắc chắn tập 1 in 1943, tập 5 in 1945. Tra cứu kho của Thư viện Quốc gia Việt Nam cũng chẳng ích gì, như thường lệ. NXB Alexandre de Rhodes (hay Đắc Lộ thư xã) nằm ở Hà Nội, in được tương đối ít sách, nhưng có một số bộ rất nổi tiếng.
Bởi Thượng Chi văn tập là bộ sách để đời của Phạm Quỳnh, được chính Phạm Quỳnh lựa chọn bài vở, nên ta có thể hiểu các lựa chọn của Phạm Quỳnh thể hiện nhân vật Phạm Quỳnh mà Phạm Quỳnh muốn người đời sau nhìn nhận. Nhân vật Phạm Quỳnh của Thượng Chi văn tập có không ít khía cạnh, tôi từng nói đến chuyện Phạm Quỳnh dịch thơ Baudelaire (một khía nhỏ trong hình ảnh Phạm Quỳnh nhà dịch thuật). Còn ở tư cách nhà điểm sách thì sao?
Những lựa chọn cho thấy tầm hiểu biết, gu thẩm mỹ và những dạng văn chương mà Phạm Quỳnh hướng tới. Cách phân tích cho thấy những gì ở văn chương được Phạm Quỳnh lưu tâm. Lối viết thì cho thấy khả năng nhà phê bình văn học ở Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh nhà phê bình văn học không phải một điều quá nổi bật ở Phạm Quỳnh xét một cách toàn diện, nhưng là thứ hoàn toàn không thể bỏ qua.
Feb 3, 2014
Phạm Quỳnh dịch Baudelaire
Phạm Quỳnh chắc hẳn là một trong những người đầu tiên dịch thơ Baudelaire, nếu không muốn nói là người đầu tiên. Đó là tầm năm 1917, những số đầu của Nam Phong. Trong một bài viết về thơ Baudelaire, Phạm Quỳnh chọn dịch ba bài (dịch nghĩa). Cả ba bài đều rút từ tập Les Fleurs du mal, mà Phạm Quỳnh gọi là Ác hoa.
dưới đây trích từ Thượng Chi văn tập, tập 1, nxb Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1943
dưới đây trích từ Thượng Chi văn tập, tập 1, nxb Alexandre de Rhodes, Hà Nội, 1943