Tôi ngoảnh lưng lại triết học khi thấy mình không còn tìm
nổi ở Kant chút yếu đuối con người, chút dấu ấn thực nào của nỗi buồn; ở Kant
cũng như ở mọi triết gia khác. Về âm nhạc, về sự thần bí và về thơ ca, hoạt
động triết học biểu lộ hào hứng sụt giảm và chiều sâu đáng ngờ, duy chỉ còn hào
quang đối với những kẻ nhút nhát và những kẻ nhạt nhẽo. Vả lại, triết học - nỗi
lo âu vô nhân xưng, chốn trú ngụ cận kề những tư tưởng thiếu máu - là món cậy
nhờ của tất cả những kẻ đào thoát sự sum suê bại hoại của cuộc đời. Gần như mọi
triết gia rốt cuộc đều ổn thỏa: đây
chính là lập luận tối cao chống lại triết học. Bản thân kết cục của đời Socrate
chẳng có gì là bi kịch: đây chỉ là một nhầm lẫn, cái kết của một nhà giảng dạy
- và Nietzsche chìm khẳm là ở trong tư cách nhà thơ và nhà thấu thị: ông chuộc
tội cho những phấn hứng của mình, chứ không phải cho các suy luận.
Ai mà chẳng, vì kinh ngạc hay vì tất yếu, bị phơi bày ra cho
một sự tán loạn không thể chối từ, khi ấy thì ai mà chẳng giơ hai tay lên mà
cầu nguyện để rồi sau đó để chúng rơi xuống, còn trống trơn hơn cả những câu
trả lời của triết học? Dường như sứ mệnh của nó là bảo vệ chúng ta chừng nào
bất trắc của số phận còn để chúng ta dịch chuyển ở bên này biên giới của hoảng
loạn, để rồi bỏ mặc chúng ta ngay khi chúng ta bị buộc phải đắm chìm vào đó. Mà
sao có thể khác được, khi mà chúng ta thấy được có ít đến chừng nào khổ đau
nhân loại được chuyển dịch vào trong triết học của nó. Thực hành triết học
không hề phong phú; nó chỉ đáng kính. Dù chẳng biết thì lúc nào ta cũng là
triết gia cả: một cái nghề không số phận phủ những suy tư dày cộm lên những giờ
khắc trung tính và trống rỗng, những giờ khắc trơ ì, với Cựu Ước, với Bach, với
Shakespeare. Và những suy tư ấy liệu có thể nào được hiện thực hóa trong một
trang duy nhất tương đương với một lời cảm thán của Job, với một nỗi kinh hoàng
của Macbeth hay với tâm tư của một bản cantate? Ta không tranh luận về vũ trụ, mà ta diễn
tả nó. Và triết học không diễn tả nó. Những vấn đề thực chỉ phát xuất kể từ
sau khi đã đi qua nó hoặc kết thúc nó, sau chương cuối một quyển sách thật dày
đặt dấu chấm hết như là dấu hiệu của sự thoái vị trước Cái Không Biết, nơi mọi
khoảnh khắc của chúng ta ăn rễ vào, và chúng ta phải chiến đấu với nó bởi vì
theo lẽ tự nhiên thì nó tức thì hơn, quan trọng hơn miếng bánh hằng ngày. Ở đây
triết gia rời bỏ chúng ta; là kẻ thù của thảm họa, ông ta duy lý như là lý luận
và cũng thận trọng y như thế. Và chúng ta vẫn tiếp tục đồng hành cùng một kẻ
mắc dịch cổ xưa, một thi sĩ đầy hiểu biết về những điên loạn và một nhạc sĩ bị
cái trác tuyệt siêu vượt khối cầu trái tim. Chúng ta chỉ khởi sự sống thực sự
khi đi đến hết triết học, trên tàn tích của nó, khi chúng ta đã hiểu ra được sự
vớ vẩn khủng khiếp của nó, rằng viện nhờ đến nó chỉ là chuyện vô ích, rằng nó
chẳng hề là gì để có thể tin cậy.
(Các hệ thống lớn xét cho cùng đều chỉ là những trùng ngôn
xuất chúng. Có gì lợi chứ khi biết rằng bản tính của tồn tại là “ý chí sống”,
là “tư tưởng”, hoặc huyễn tưởng về Chúa hay Hóa Học? Chỉ đơn thuần là trò tuôn
từ ngữ vô độ, những dịch chuyển nghĩa tinh tế mà thôi. Những gì là ghê tởm với vòng tay siết của ngôn từ
và kinh nghiệm nội tâm chẳng hề hé lộ điều gì trong đó cho chúng ta nếu là bên
ngoài khoảnh khắc được ưu tiên và không thể diễn tả. Vả lại, bản thân tồn tại
cũng chỉ là một trò vờ của Cái Không.
Ta chỉ có thể định nghĩa thông qua nỗi tuyệt vọng. Cần phải
tạo ra một cách nói; thậm chí là rất nhiều cách nói, dù chỉ để có một biện minh
cho tâm trí và có một mặt tiền cho hư vô.
Cả khái niệm lẫn sự ngây ngất đều không có giá trị thao tác.
Khi âm nhạc nhấn chìm chúng ta tới tận “nội tâm” của tồn tại, chúng ta liền
nhanh chóng trồi lên trên bề mặt: các hiệu ứng của ảo tưởng tan biến và hóa ra
hiểu biết là vô nghĩa.
Những thứ chúng ta chạm vào và những gì chúng ta hình dung
ra cũng bất khả ngang với các cảm giác và lý tính của chúng ta; chúng ta chỉ chắc chắn được ở bên trong thế giới ngôn
từ của mình, cái thế giới tha hồ mà điều chỉnh - và không thể nói ra. Tồn tại
câm lặng còn tinh thần thì lắm lời. Cái đó gọi là hiểu biết.
Tính độc đáo của các triết ra rút lại chỉ còn nằm ở chỗ tạo
ra những từ ngữ. Cứ như thể chỉ có ba hay bốn thái độ trước thế giới - và cũng
chừng ấy cách chết - những sắc thái đa dạng hóa cho chúng và nhân chúng lên
nhiều lần chỉ tùy thuộc vào lựa chọn từ, chẳng còn mang vác chút tầm vóc siêu
hình nào.
(bản dịch nháp)
khi nào có bản tinh dịch?
ReplyDeletethì cũng phải đợi lúc nào có cái cửa gì gì nó mở ra thì mới được chứ :p
DeleteXin lỗi hỏi bác NL cái : "trùng ngôn" ( trong câu :Các hệ thống lớn xét cho cùng đều chỉ là những trùng ngôn xuất chúng.) nghĩa là gì nhỉ?
ReplyDeleteHỏi thực lòng. Tôi là loại đọc sách khá nhiều nhưng chưa từng gặp từ Việt như vậy.
Đoán định theo nghĩa Hán -Việt của từ "trùng" thì thấy khả dĩ hợp lý nhất có thể thể là "trùng trùng" (rất nhiều) hoặc "trùng lặp" (nói đi nói lại kiểu Gơ-ben), nhưng dù sao nghe chữ trùng ngôn thấy không thuận tai.
Cảm giác khi nghe từ trùng ngôn là " sâu ngôn" hay "côn trùng ngôn" !
Xin cảm ơn trước.
trùng ngôn là tautology
Deletenói rộng hơn, "trùng ngôn" hay "trùng ngữ" là từ tiếng Việt để dịch mấy khái niệm trong ngôn ngữ học, tautology và pleonasm
ReplyDeleteCảm ơn bác NL đã giải đáp.
DeleteAnonymousJul 19, 2014, 5:52:00 PM
Ít ra thì bác Cioran cũng vẫn so "triết học" với "Cựu ước, Bach, Macbeth"
ReplyDeleteVà trên đống đổ nát nào mà chẳng có vấn đề xuất phát, cứ gì sau mấy trăm trang hoang mạc của "suy tư" hề hề
In fondo, credo che a Cioran non piacesse molto scrivere
ReplyDeletenon-prolixe
ReplyDeletethế còn không in fondo thì sao?