“Lửa. - Lửa là vật chất hân
hoan, biến thành một niềm tín mộ. Phải chăng lửa là nơi vật chất và tinh thần
phân tranh, là nơi đất đá vô tri vì một niềm phấn khởi đã được có linh hồn? Lửa:
đó là kinh cầu tự của toàn Vũ trụ từ buổi sơ khai đến ngày tận thế.”
(Huy
Cận - Kinh cầu tự)
Các nhà nghiên cứu Lửa
Thiêng trước đây đã khám phá được quá nhiều điều giống nhau. Nhưng văn
chương dường như nằm ở chỗ khác chứ
không phải chỗ giống. Những điều đã
được phát hiện lại luôn luôn quá đúng (nên mới được đồng thuận cao như vậy).
Nhưng thơ ca có vẻ chẳng mấy khi nằm ở các khoảng tuyệt đối đúng. Vốn dĩ đặc
trưng của thơ là độ hàm súc ngôn từ khiến cho mọi phát ngôn của thơ (hay) đều
là chân lý, nên phê bình thơ nhằm đến các phát ngôn chân lý đơn thuần là một tautology nhàm chán.
Nhưng ngọn lửa không buồn, Lửa Thiêng của Huy Cận không hề buồn bã. Khó tưởng tượng một ngọn lửa có thể buồn như thế nào thì cũng thật khó hình dung tại sao suốt bao nhiêu năm thơ Huy Cận khuôn chặt trong vòng một chữ “buồn”. Một phần không nhỏ lịch sử phê bình thơ Huy Cận sau này cứ chăm chăm tìm cách minh họa cho chữ “buồn” mà Hoài Thanh buông ra thuở ấy, như minh họa cho một nghị quyết hành chính; nhiều thành tựu đã đạt được trong công cuộc lèn cho chắc Lửa Thiêng vào cái buồng bí bách đó, “giam trong mồ nhỏ tí” đó. Thế mà câu “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm” lại như thể là một cách để nói “Chàng Huy Cận khi xưa yêu đời lắm”: thi sĩ đích thực thì có rất nhiều quyền (ta có thể quay trở lại với những tuyên xưng táo tợn của Baudelaire), trong đó có quyền nói ngược. Nhà phê bình đâu có nhất thiết phải cắm cúi nghe theo từng lời của thi nhân. Tập thơ đầu của Huy Cận réo rắt chan hòa tình cảm, sung sướng rộn ràng vươn ra với cuộc đời: hoàn toàn giống những tập thơ đầu danh tiếng, Mấy vần thơ của Thế Lữ, Thơ thơ của Xuân Diệu hay cả đến Tôi không còn cô độc của Thanh Tâm Tuyền sau này, nhiều bài thơ của mình, Huy Cận đề tặng bạn (thời Thơ Mới, các nhân vật của Tự Lực Văn Đoàn được đề tặng rất nhiều bài thơ kiệt tác). Nỗi buồn của Lửa Thiêng đậm đà, nhưng còn đậm đà hơn nhiều là niềm vui của Huy Cận khi được miêu tả nỗi buồn của mình, được mang nỗi buồn của mình đến góp với văn đàn, dẫu đó là chốn Thiên đàng đích thực hay Thiên đàng đã mất.
Và, sau này, dẫu cho vô vàn nhà phê bình đã cố hết sức để chứng
minh rằng ở các giai đoạn muộn hơn Huy Cận vẫn làm thơ hay, thậm chí nhiều người
còn khẳng định thơ Huy Cận của “Đoàn thuyền đánh cá” hay “Các vị la hán chùa Tây
Phương” vượt trội Lửa Thiêng vì mở rộng
hơn nữa ra cuộc đời, hòa nhập với cuộc đời, nặng nỗi ưu tư thế sự và mang mang
cảm thức lịch sử, thì giờ đây nhìn lại tổng thể, thật ái ngại khi đặt những thơ
sau này của Huy Cận bên cạnh Lửa Thiêng.
Lửa của Huy Cận chỉ thiêng đúng một lần.
(thôi rồi, quả này lại bị các bác các chú ghét lắm đây :p tạm giấu đi mấy đoạn đã)
Ráng theo Thầy đi ngả này để về lại con đường Thơ Mới xưa xem có gì vui hơn con đường " tứ bề vắng lặng, mênh mông" của HT khg?
ReplyDeletecó mấy đoạn chắc hay lắm sao ko mang ra cho các bác các chú xem luôn đi nào
ReplyDelete