Oct 31, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (4)

Nốt phần còn lại của vở kịch thơ Vân Muội.

Hồi thứ ba:

Oct 27, 2015

Kim Bình Mai

Đã nói đến một "trường hợp Minh Thanh" có đặc điểm nổi bật là thu hút rất nhiều học giả danh tiếng của Việt Nam trong một quãng thời gian dài, giờ ta nên nói tới một "Minh Thanh" khác, nổi bật chính vì nó là ngược lại của Liêu Trai chí dị ở phương diện dịch thuật. (Rồi sẽ có lúc ta nhắc tới các tác phẩm hơi lệch khỏi địa hạt "tiểu thuyết", mà cụ thể là "tam ngôn nhị phách" vân vân và vân vân).

Chúng ta rất quen thuộc với Kim Bình Mai kiểu như thế này, khi chúng ta lên chín lên mười:

Oct 26, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (3)

Hồi thứ hai của vở kịch thơ Vân Muội.

Ở hồi này, Liêu Trai chí dị đã được nhắc thẳng đến: "Như ở truyện Liêu Trai, nàng chợt hiện/Như một gái Hồ Ly, nàng chợt biến". Nhưng không chỉ có vậy, mở đầu ta thấy người bạn Vương Sinh của Hoàng Lang ngâm "Quế trạo hề lan tương/Kích không minh hề tố lưu quang", mấy câu trong Tiền Xích Bích phú của Tô Thức; một "quế trạo" khác nữa rất nổi tiếng là "Quế trạo hề lan duệ" của Khuất Nguyên.

Trong hồi này cũng có câu "Chút thiêng liêng di vật của người yêu" như là báo trước câu thơ nổi tiếng "Chút thiêng liêng sót lại của thiên đường/Gỡ dây trói sơ sinh cùng thể phách/Trên nẻo hư vô mơ hồ chiếc bách/Khói dìu đi men đẩy phía sau khoang" (trong bài "Đào nguyên lạc lối").

Oct 23, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (2)

Đoạn sau đây bắt đầu cho thấy tính chất Liêu Trai của Vũ Hoàng Chương thuở ấy.

Tập Vân Muội 1960 này, cũng như rất nhiều tập thơ khác của Vũ Hoàng Chương, có sự tham gia rất lớn của Đinh Hùng về mặt hình ảnh (trình bày, vẽ bìa vân vân và vân vân). Sự gần gũi giữa Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng không chỉ nằm ở tiểu sử, ở sự đồng điệu thơ ca, mà còn sâu thẳm hơn nhiều. Ta cũng thấy nhà văn Việt Nam một thuở vẽ rất đẹp. Không chỉ Nhất Linh từng theo học Mỹ thuật Đông Dương, mà cả Khái Hưng lẫn Thế Lữ đều thế. Dường như đây là truyền thống, giờ vẫn được tiếp nối, nhưng chỉ là tiếp nối ở vẻ bên ngoài mà thôi. Tôi thấy Nguyễn Quang Thiều vẽ tranh rất xấu, tệ hại, thế mà cứ vẽ suốt, mà lại còn trưng ra nữa.

Nhưng người đọc tinh tế sẽ còn nhận thấy một điều nữa ở Vân Muội, bên ngoài Liêu Trai chí dị và Đinh Hùng: Vũ Hoàng Chương thuở ấy lậm rất sâu vào Kiều. Nhà văn Việt Nam chân chính luôn luôn đi ra từ Kiều. Đời mưa gió là câu chuyện của Thúy Kiều kể lại theo cách khác; Nửa chừng xuân là ba phần tám một câu Kiều, đến cả Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan cũng lại là một nửa câu Kiều khác ("Sự đời đã tắt lửa lòng/Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi").

Quên mất còn chưa nói, Vân Muội là vở kịch có ba hồi. Dưới đây là kết thúc hồi thứ nhất.


Liêu Trai chí dị

Khi viết Lan Hữu, ở đoạn đầu, Nhượng Tống để cho nhân vật nghĩ ngay đến Liêu Trai. Vũ Hoàng Chương viết Vân Muội ngoài những cảm hứng khác tất nhiên có cảm hứng Liêu Trai. Đó chỉ là một vài ví dụ rất nhỏ.

Lịch sử Liêu Trai chí dị ở Việt Nam quy tụ những tên tuổi lớn, thậm chí còn hơn cả ở trường hợp Tam Quốc chí. Văn nhân Việt Nam, nhất là những người đặc biệt nhất, vô cùng mê Bồ Tùng Linh.

Oct 22, 2015

Vũ Hoàng Chương: Vân Muội (1)

Vân Muội là một tác phẩm rất đặc biệt của Vũ Hoàng Chương.

Tôi thấy rất ngạc nhiên vì tìm trên mạng không thấy có vở kịch thơ này. Thật ra, tôi thấy làm mừng vì thấy rõ ràng không phải trên mạng có mọi thứ. Thật là bổ ích và đầy an ủi vì Internet không có mọi thứ. Thời này, ai là người nhìn thấy rõ nhất địa ngục (giống Adolf Hitler trước đây)? Theo tôi, đó là Mark Zuckeberg. Việc nhìn thấy địa ngục đảm bảo cho một số nhân vật có sức thu hút khủng khiếp.

Oct 21, 2015

Rất nhiều thơ, quá nhiều thơ

Có thể có một thái độ nào đối với thơ, ở trong hoàn cảnh Việt Nam?

Kể từ ngày nhận ra là cần phải khinh bỉ thơ, cần phải nuôi dưỡng một niềm khinh bỉ đích thực về phía thơ, tuyệt giao với niềm hứng khởi ca hát nhảy múa của thơ, tôi mới bắt đầu thấy rõ thơ hơn. Ví dụ, Xuân Diệu không thể so nổi với Huy Cận. Có một cuốn sách rất nổi tiếng về Thơ Mới, nói đến các đỉnh cao của Thơ Mới, trong đó Xuân Diệu đứng đầu. Nhưng không thể coi Xuân Diệu là một nhà thơ rất lớn được.

Oct 19, 2015

Văn học miền Nam: Phan Nhật Nam

Nhảy luôn đến đoạn cuối.

Một nhân vật rất đặc biệt.

Oct 17, 2015

Nhất Linh và tôi

Đây là câu chuyện về một món nợ văn tự, một món nợ bút mực.

Oct 11, 2015

[tiện bút] năm tháng nặng: nỗi buồn là vô tận

Quán cà phê còn tương đối vắng, tôi đi qua cửa, vào sâu hơn bên trong. Trên bức tường cạnh cửa treo tấm poster lấy từ một bộ phim, một khuôn mặt mà tôi thấy rất quen nhưng chưa nhận ra ngay là ai.

Oct 9, 2015

Svetlana Alexievitch

Sự kết thúc của người đỏ:


Oct 7, 2015

Tiếp tục tác phẩm hiếm của Nhượng Tống

Sau khi vét các kho tài liệu, tôi trông chờ những tác phẩm khác nữa của Nhượng Tống từ các bộ sưu tập cá nhân. Dưới đây là những gì tôi mới tìm được, thông qua rất nhiều sự giúp đỡ, big big tks :p

Một tác phẩm rất lạ:


Oct 6, 2015

Tchya và Phổ thông bán nguyệt san

Mới đây tôi vừa bắt đầu nói đến Tchya, cuốn Ai hát giữa rừng khuya cũng mới in rồi, bây giờ ta nên đi sâu vào Tchya và một tờ báo rất đặc biệt liên quan chặt chẽ đến văn nghiệp của Tchya: Phổ thông bán nguyệt san.

Tôi lại cũng hay tập trung vào Tự Lực văn đoàn, Phong hóa, Ngày nay, nhà xuất bản Đời nay và An Nam xuất bản cục, nhưng tất nhiên giai đoạn giữa thập niên 30 mọi chuyện nhộn nhịp hơn nhiều. Để tìm hiểu, không gì bằng bắt đầu bằng bộ 13 năm tranh luận văn học của Thanh Lãng. Linh mục Thanh Lãng là một nhà nghiên cứu "dân chơi", tôi rất thích, và thật ra ông ấy có công lao vô cùng to lớn, là dân chơi nên nhìn ra những vấn đề ít người để ý đến.

Cuộc tranh đấu dữ dội giữa mấy nhóm đã đi vào dã sử: cách đây mấy năm nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã công bố tác phẩm Tam động kiếm tiên rất hấp dẫn, các bác nên tìm đọc. Ta có ba đối thủ chính: Tự Lực văn đoàn, Tân Dân và Lê Cường. Lê Cường trông hơi yếu thế hơn nhưng để bù lại, những ấn phẩm huyền thoại bậc nhất của lịch sử văn chương Việt Nam giai đoạn này lại hay nằm ở Lê Cường (Số đỏ 1938 chẳng hạn), tờ Hà Nội báo của bên Lê Cường cũng không đọ được với các tờ của hai nhóm kia, nhưng lại cũng là huyền thoại, chủ yếu nhờ đăng Số đỏ và Giông tố (mục lục tờ Hà Nội báo có thể đọc được ở trang web "Hồ sơ văn học"). Vũ Trọng Phụng có dành cho cả Tự Lực văn đoàn và Tân Dân vài thứ, nhưng đều là những thứ kém nhất :p, chẳng hạn Cạm bẫy người do Đời nay in, còn Dứt tình (có lẽ là tác phẩm tệ nhất của Vũ Trọng Phụng) thì ở chính Phổ thông bán nguyệt san.

Oct 4, 2015

Nhân một cái giải thưởng

Yên tâm, tôi sẽ không bình luận gì về một cái giải thưởng vừa mới trao đâu :p thật ra tôi ở cách xa những câu chuyện ấy lắm rồi.

Lại vừa có một giải thưởng mới được loan là sẽ trao trong tương lai. Tôi cũng chẳng muốn bình luận, nhưng vẫn thấy ngứa mồm, tôi nghi cái giải này sẽ có mức độ nhảm nhí ngang giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.

Tôi muốn quay trở lại với hai giải thưởng thời tiền chiến. Trước hết là giải thưởng Tự Lực văn đoàn.

Oct 3, 2015

Văn học miền Nam: Võ Phiến

Võ Phiến, trước hết và trên hết, là những tập truyện ngắn dưới đây:


(do Bình Minh xuất bản ở Quy Nhơn, 1957)

Oct 1, 2015

Vùng đất lạnh

Câu chuyện về Võ Phiến sẽ còn dài.

Đọc một vòng, tôi càng thấy rõ hơn, văn chương thực chất là một cái bẫy. Phải tự đặt câu hỏi chứ: tại sao cả Tô Hoài lẫn Võ Phiến đều gắn vào với Nguyễn Tuân? Trả lời được thì sẽ hiểu được rất nhiều điều.