(do Bình Minh xuất bản ở Quy Nhơn, 1957)
Đây là cuốn sách thứ hai của Võ Phiến. Cuốn thứ nhất cũng là một tập truyện ngắn, cũng do Bình Minh ấn hành, trước đó một năm (1956): tập Chữ tình ấy tôi đang gửi tạm dài hạn ở một nơi khác.
Ngay tiếp theo là Mưa đêm cuối năm do Tự do ấn hành, 1958:
Trong tập này có truyện "Kể trong đêm khuya", là tác phẩm duy nhất Võ Phiến cho đăng trên tạp chí Sáng tạo (xem ở đây). Ai rành văn chương miền Nam sẽ biết sau này mối quan hệ giữa Võ Phiến và nhóm Sáng Tạo như thế nào.
Đêm xuân trăng sáng: tôi đặc biệt chọn ấn bản Thời mới (nhà xuất bản của Võ Phiến) năm 1965 chứ không phải ấn bản cùng tên của Nguyễn Đình Vượng, 1961:
Tôi nghĩ ít người biết hai ấn phẩm cùng tên in cách nhau bốn năm ấy không phải là một. Muốn biết khác nhau thế nào, xem trong bức ảnh dưới đây:
Võ Phiến xé đôi tập truyện ngắn của mình ra. Kể từ đây, ta bắt đầu phải nhìn nhận một Võ Phiến khác: một Võ Phiến vô cùng tài giỏi, khéo léo trong xuất bản và làm báo. Đây là brochure mà nhà Thời mới kẹp vào trong sách, hết sức chuyên nghiệp:
Minh họa của Phạm Tăng:
Như vậy, ta đã đi đến quãng 1965-66. Cũng ở đoạn này, có một tập truyện ngắn huyền thoại: Ảo tượng của nhà xuất bản Lá bối. Về sau, người ta sẽ nhắc nhiều đến tập này vì truyện ngắn "Bài thơ trên xương cụt" của Chinh Ba và truyện "Đàn ông" của Võ Phiến, nhưng với tôi, tập này quan trọng chính là vì có truyện "Con thằn lằn chọn nghiệp" của Hồ Hữu Tường. Văn chương miền Nam có những "bệ đỡ" là các nhân vật của thời tiền chiến từ ngoài Bắc vào, và những nhà văn lớn của miền Nam, nhất là Hồ Hữu Tường.
Tôi từng nói nhiều lần rằng văn chương miền Nam như thể có một bước ngoặt dữ dội vào khoảng 1965-66. Tính chất bước ngoặt này làm nảy sinh một vấn đề căn cốt: những ai vẫn còn vai trò, vị trí thực sự quan trọng cả trước 1965-66 và sau đó? Với riêng tôi, chỉ độc nhất có một người thôi, là đây.
Chuyện một nhà văn vẫn còn rất hoạt động không đồng nghĩa ngay với việc họ vẫn còn vị trí. Văn chương có một điều, mà ta vẫn gọi tên một cách rất sáo mòn, là "sứ mệnh". Sứ mệnh văn chương có thể chỉ nằm ở một đoạn thời gian rất ngắn. Mai Thảo chấm dứt sứ mệnh ban đầu của mình ngay từ Đêm giã từ Hà Nội, nghĩa là cực sớm. Tôi chỉ có thể thực sự viết về Mai Thảo rất ít:
“Tôi từng viết về văn chương (ngôn ngữ) Mai Thảo như thế này: "Ở Mai Thảo,
cái đặc trưng lồ lộ là những rút gọn từ ngữ: sẽ không là "một niềm cay đắng"
mà "một cay đắng", sẽ không là "một nỗi kinh ngạc" mà
"một kinh ngạc", sẽ không là "một sự rã rời" mà "một
rã rời"."
Kể từ đó,
không nhận ra gì thêm.
Cho đến lúc tận
tay cầm vào Đêm giã từ Hà Nội, tác phẩm
đầu tay của Mai Thảo.
Ấn tượng mà
Mai Thảo cảm nhận về Hà Nội là ba điều: "vực thẳm", "tảng bóng tối"
và "Hà Nội đổi màu". Những gì Mai Thảo, hay nói rộng hơn là lứa nhà
văn hồi ấy, giã từ, bỏ lại sau lưng là như vậy.
Sách giấy có
phần thiêng của nó là bởi thế, giống như những vị quý tộc khinh bỉ thói chập
cheng của ebook; sờ vào quyển sách giấy, một tiếp xúc trực tiếp cũng khiến ta
nhận ra những gì không thể hình dung nếu chỉ đọc ebook.
Tôi hiểu, những
rút gọn từ ngữ của Mai Thảo là vì: Mai Thảo đã bỏ lại rất nhiều thứ sau lưng,
đã giã từ, đã coi quá khứ là vực thẳm. Câu văn của Mai Thảo cứ rút ngắn lại, vì
một phần đã thả xuống vực thẳm, cho trôi về Hà Nội. Ở những thiên tuyệt bút của
Mai Thảo, văn chương giống như là vực thẳm (Đêm
giã từ Hà Nội, Căn nhà vùng nước mặn,
Tùy bút, Ta thấy hình ta những miếu đền).
Mai Thảo viết Đêm giã từ Hà Nội chừng 100 ngày sau khi Hiệp định Genève được ký kết. Năm 1956, Mai Thảo coi như vượt qua được một vực thẳm để viết "Sài Gòn thủ đô văn hóa Việt Nam", mở ra một trang sử mới cho văn chương Việt Nam, cũng là mở ra lịch sử tạp chí Sáng tạo.”
Mai Thảo viết Đêm giã từ Hà Nội chừng 100 ngày sau khi Hiệp định Genève được ký kết. Năm 1956, Mai Thảo coi như vượt qua được một vực thẳm để viết "Sài Gòn thủ đô văn hóa Việt Nam", mở ra một trang sử mới cho văn chương Việt Nam, cũng là mở ra lịch sử tạp chí Sáng tạo.”
Võ Phiến cũng vậy thôi, sứ mệnh văn chương của Võ Phiến không hề dài, nó nằm ở mấy tập truyện ngắn đầu tiên, nhất là Đêm xuân trăng sáng. Từ 1965 cho đến tận khi mất, 2015, Võ Phiến không phải là Võ Phiến ấy nữa. Tinh túy của văn chương Võ Phiến nằm cả trong những gì Võ Phiến đã viết trong thập niên 50 và một ít năm đầu thập niên 60.
Điểm mốc của bước ngoặt riêng trong văn nghiệp Võ Phiến, theo tôi, nằm ở cuốn sách màu xanh bên trái dưới đây:
Tôi thấy vẫn phải viết tiếp về Võ Phiến ngay vào thời điểm này, mặc dù không hề muốn, là bởi vì tôi thấy hóa ra Võ Phiến bị nhìn nhận sai quá. Bỏ hết mấy thứ so sánh Võ Phiến với Nguyễn Tuân đi, không có gì ngớ ngẩn hơn thế nữa đâu. Những phát ngôn ấy lại chủ yếu xuất phát từ những người không có hiểu biết về văn chương miền Nam; không biết thì đừng nói có được không?
Mà hãy nhìn vào một điều khác, quan trọng hơn nhiều. Chỉ trong một mùa thu, trong một quãng thời gian rất ngắn, ba con người tài danh theo nhau ra đi: Nguyễn Bắc Sơn, Mặc Đỗ và giờ đây là Võ Phiến. Nhưng tại sao lại thế? Tôi nghĩ ở đây có một ý nghĩa rất lớn.
Và họ tài danh đến như thế là vì sao? Tôi nghĩ bởi vì, ngoài muôn vàn chuyện khác, là để người ta phải quan tâm đến câu chuyện của họ. Cùng một lúc, toàn bộ một lịch sử Việt Nam đã lộ ra, mà những con người ấy là đại diện không thể rõ ràng hơn. Nguyễn Bắc Sơn là câu chuyện con trai thì đi lính Việt Nam Cộng hòa, ông bố thì sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Mặc Đỗ là câu chuyện của một con người phải rời xa đất Bắc, cái xứ ấy dẫu có như thế nào thì vẫn cứ là máu thịt; Võ Phiến là câu chuyện của anh em ở hai bên chiến tuyến. Đó là những đau thương, ở trong câu chuyện đau thương chung, như bố con Cao Nhị-Cao Xuân Huy, bố vợ con rể Tú Mỡ-Doãn Quốc Sỹ, và không biết bao nhiêu thảm cảnh riêng nữa. Là câu chuyện mà từ rất sớm Dương Nghiễm Mậu đã thâu tóm một cách thiên tài trong truyện ngắn "Rượu chưa đủ".
Người ta hay nói đến Lê Vĩnh Hòa của Người tị nạn in ở miền Bắc, nhưng tại Sài Gòn cũng có Lê Vĩnh Hòa đấy chứ:
(Phù sa, 1964)
Võ Phiến là Võ Phiến ở những tập truyện ngắn đầu tiên, và là một nỗi đau riêng ở trong một nỗi đau chung mà người ta ngày càng có xu hướng lờ đi cho đỡ nặng nề. Nhưng làm sao mà lờ đi được?
Thua Nhị Linh,
ReplyDeletecam on Nhi Linh vi nhung chi tiet rat thu vi ve cac tac pham dau tien cua Vo Phien. Ngoai những tập truyện ngắn đầu tiên con phai nho cac tieu luan ve lich su van hoc mien Nam do ong soan ra. Doi voi F, cong trinh cua Vo Phien ve de tai do rat ich loi cho nhung ai muon hieu biet ve gioi van chuong duoi thoi VNCH va cho nhung nha nghien cuu quan tam den lich su van hoa cua Viet Nam trong thoi ky chien tranh. Dac biet ong ngan chan viec van chuong nay bi lang quen hoan toan.
Than men.
FG
cám ơn đã có ý kiến
ReplyDeletevới tôi, người ta chỉ có thể thực sự hiểu văn học miền Nam nếu đủ dũng cảm gạt sang một bên bộ sách của Võ Phiến
Các bác nên tìm đọc bài viết chính xác nhất về văn chương Võ Phiến, một cách tổng quan: bài "Võ Phiến, nhà văn Bình Định" của Nguyễn Quốc Trụ.
ReplyDeleteI know this website presents quality dependent content and extra data, is
ReplyDeletethere any other web page which gives such
information in quality?
Hmm it appears like your blog ate my first comment (it was
ReplyDeletesuper long) so I guess I'll just sum it up what I submitted and say, I'm
thoroughly enjoying your blog. I too am an aspiring blog writer
but I'm still new to the whole thing. Do you have any tips for rookie blog writers?
I'd really appreciate it.
Wow! Finally I got a webpage from where I know how to actually get
ReplyDeletevaluable information regarding my study and knowledge.
Greate pieces. Keep posting such kind of info on your site.
ReplyDeleteIm really impressed by your site.
Hey there, You have performed a great job. I'll definitely digg it and personally recommend to my
friends. I'm confident they will be benefited from this website.
Em thấy Võ Phiến giai đoạn sau còn có "Thác đổ sau nhà" nữa
ReplyDelete