Mar 17, 2020

Cát Khuê Lê Thị Thái Hòa

ơ, không tin à? muốn nhận quà thì sẽ có thôi - muốn gì mà chẳng được

đã muốn đẩy nhanh lên thì lại cũng được luôn


Tôi sẽ kể, ở đây, nhà báo Cát Khuê Lê Thị Thái Hòa đi phỏng vấn như thế nào. Chuyện này tôi biết rất rõ, vì câu chuyện là Cát Khuê Lê Thị Thái Hòa phỏng vấn chính tôi. (để khỏi nhầm lẫn: đây chính là nhân vật có biệt danh "Hòa rồ", theo cách gọi của các phóng viên văn hóa tại Việt Nam, chẳng hạn như Lê Hồng Lâm hay gọi thế)


(ở chủ đề này, nhắc lại một ít lịch sử chắc cũng là tốt: muốn thế thì xem ởkia)


Cát Khuê từng làm ở mấy báo sau: Sài Gòn tiếp thị, Thanh niên Tuổi trẻ (còn làm ở chỗ nào khác nữa không thì tôi không biết) - theo đúng trình tự như trên, nếu tôi không nhầm. Vụ phỏng vấn tôi là cho TN, khi ở TT thì là quân của Đinh Thúy Nga, nhưng tôi gặp CK lần đầu (nếu tôi không nhầm) tại trụ sở SGTT đường Ngô Thời Nhiệm, Sài Gòn. Tôi còn nhớ lần đó là ở cantine của báo, chỗ ấy có cái ban công nhìn xuống một khu đất trống; cũng hôm đó tôi gặp cả Huy Đức tức Trương Huy San. Về sau có lần tôi còn quay lại đó, cuối năm 2010, vì Đặng Tâm Chánh mời riêng tôi. Trước đó nữa thì tôi đã gặp Tâm Chánh ở Hà Nội, đi cùng một người khác của SGTT, để tôi nhớ xem cụ thể là ai: à đúng rồi, Nguyễn Trọng Tín, hoặc cũng có thể Đoàn Đạt, nhưng chắc đúng là Nguyễn Trọng Tín.

Trông như vậy nhưng CK là người Bắc, tôi không hỏi bao giờ nhưng có thể đoán là người vùng quê Bắc Bộ nào đó (nghe giọng thì biết, mặc dù giọng CK lai lung tung nhiều thứ). CK học trường Sân khấu-Điện ảnh, chừng như cùng khóa hoặc cùng lớp Việt Tú và Phan Đăng Di, ít nhất là có vẻ thân với hai người đó, nhất là Phan Đăng Di. CK đặc biệt hay nói xấu Thạc Chuyên, bảo Bùi Thạc Chuyên là "lý tài". Tôi từng viết phê bình một bộ phim của Thạc Chuyên, nhưng quan hệ giữa Thạc Chuyên và tôi không tốt không xấu, tôi cũng không nghĩ Thạc Chuyên là người lý tài, trung tâm điện ảnh ở Hai Bà Trưng do Thạc Chuyên phụ trách từng nhiều lần mời tôi đến làm khách trong một số buổi chiếu phim, tôi bình luận về bộ phim cùng một ai đó, có lần là chính Thạc Chuyên.

(xem thêm ởkia)

CK cũng hay khoe gọi điện dọa Bùi Quốc Bảo, nói BQB hèn lắm, sợ luôn, xin lỗi rối rít.

Có lần tôi đi ăn xôi, tình cờ gặp đúng Thạc Chuyên cũng đang ăn ở đó. Tất nhiên trong trường hợp ấy thì chỉ cười cười chào thôi. Lúc sau xong xuôi tôi đi thì mới biết Thạc Chuyên đã trả tiền cho tôi từ trước rồi. Đến tận bây giờ tôi vẫn lấy làm biết ơn và hâm mộ. Người như thế mà dám bảo là "lý tài". Tôi cũng nghĩ, Phan Đăng Di mới chính là một đạo diễn điện ảnh tệ hại, nhưng tôi sẽ còn quay trở lại với điện ảnh sau.


Thế mà dám bảo là "lý tài", chắc là bị rồ thật. Động đến xôi là không đùa được.

"Gọi điện dọa": chính ở đây chúng ta sẽ bước vào một trong những hành động đặc trưng hơn cả của báo chí (chắc vì thế nhiều khi nó được hình dung như một thứ quyền lực) - tương đương với lệnh miệng (để không văn bản). Đinh Thúy Nga từng làm như vậy. Cách đây chừng mười năm, một bài báo của tôi làm cho Đinh Thúy Nga, lúc đó là phụ trách mảng văn hóa của tờ Tuổi trẻ, nhảy dựng lên gọi điện ngay lập tức sang tòa soạn đăng bài ấy, nói như sau: cuốn tiểu thuyết đối tượng bài báo của tôi, có tận bốn người mà Đinh Thúy Nga hỏi ý kiến, cả bốn đều nói nó hay, sao báo kia lại dám đăng một cái bài như bài của tôi. Ủy ban cố vấn đọc của Đinh Thúy Nga cho lần ấy chắc hẳn có ông Trần Nhã Thụy - ông Trần Nhã Thụy có chối không? à nhưng mà, nói là ủy ban có tận 4 người, hay là trong số đó có luôn cả ông Hồ Anh Thái nhỉ? khó biết lắm, anw tôi được truyền đạt lại câu trả lời của tòa soạn phải nhận cú điện thoại sấm sét ấy (như Jupiter í nhờ, Zeus mặc váy phóng tầm sét): chúng tôi đăng bài giấy trắng mực đen, nói lên một ý kiến, nếu Tuổi trẻ thấy ý kiến đó không thỏa đáng, cần phản đối thì có thể làm theo cùng cách thức, tức là đăng bài phản đối trên Tuổi trẻ. Nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm) sau đó đã chẳng có bài phản đối nào, ủy ban kia chắc cũng lơ chị Nga (Thúy Nga Paris - đây là biệt hiệu) luôn.

Không có phản đối nhưng kể từ bấy tôi chính thức trở thành đối tượng bị căm ghét lớn của Đinh Thúy Nga ("những ngày xưa thân ái xin gửi lại cho em"), đến mức mà từng có lần phóng viên Tuổi trẻ tận dụng cơ hội để nhìn thấy tôi, để xem một người như thế nào mà lại làm chị Nga, thủ lĩnh thành đoàn (bởi vì đây là một nhân vật thành đoàn, tức là đàn ca sáo nhị cờ đèn kèn trống) xuất chúng thế kia, ghét thế. Ở Hà Nội, một nhân vật ngày đó tôi hay gặp, cười hô hố, bảo, mày thành number two của con rồ đó rồi (có chút học chung hồi nhỏ nên chắc cái chữ "rồ" nó cũng có cơ sở), bởi vì number one là chính nhân vật ấy. Tôi định cãi, nói là xếp hạng như thế tôi thấy hơi phiến diện, nhưng rồi lại thôi, đang ở địa phận Tòa Tổng, nói năng cũng phải biết ý biết tứ (sống ở Hà Nội nó khổ thế), với lại người ta mời mình uống rượu, mình cũng nên biết nín nhịn, thì cứ nhận là số 2 cho người khác số 1 chút đi, Dĩ tận vi độ, cũng có sao đâu.

Đinh Thúy Nga, cũng giống CK, là người Bắc. Tôi luôn luôn thấy kinh ngạc vì chuyện, ở Sài Gòn các loại sở của thành phố có vị thế lớn như vậy, cũng như các nhân vật báo chí trông như là quyền lực ra phết. Như thế mới thấy wisdom của người Hà Nội: có cái gì đâu mà rộn, cái gì mà chẳng có lúc: chính quá khứ từng phải chịu đựng đủ mọi điều, nhất là kiêu binh Thanh-Nghệ làm cho người Hà Nội quá biết, thì cứ đợi, thế nào Quang Trung sẽ xuất hiện, giải tán hết. Tôi tưởng tượng, một cú điện thoại như cú điện thoại của Đinh Thúy Nga trên đây, nếu là giữa hai tòa soạn báo ở Hà Nội, thì người nhận nó ở đầu dây bên kia chắc hẳn sẽ một tay bịt ống nghe, ngoái đầu sang nói với những người đang ngồi trong phòng: Ơ cái con kia nó bị rồ rồi.

Những người Hà Nội (hay nói chung hơn, Bắc kỳ) đi vào Nam (nhất là Sài Gòn) của thập niên 80 (nhất là cuối 80, đầu 90 và tiếp tục sau đó - ấy là thời đói nghèo của miền Bắc) khác rất nhiều so với đợt 54 (9 nút) và đợt 75-76: những người như Đinh Thúy Nga có một công việc cần phải làm: xóa sổ tinh thần miền Nam, một cách cặn kẽ (nói ngắn gọn là: "tận diệt"). Đã đến lúc sản phẩm mầm non của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa miền Bắc (những con ngoan trò giỏi, học sinh giỏi toàn miền Bắc etc.) vào việc.

Bài báo năm ấy của tôi, nguồn cơn cho vụ sùi bọt mép của mẹ mìn Đinh Thúy Nga: xem ởkia.

Quay trở lại với CK.

vào chuyện ngày xưa


Nhưng, vì mọi sự trên đời đều có lý (của nó), giờ ta sẽ nhìn nhận xem mấy điều được miêu tả trên đây có lý ở đâu.

Cái đó (tức là, Đinh Thúy Nga and Co.) trông như là có quyền lực là vì vai trò của các loại giải thưởng văn chương.

Ở Việt Nam trong vòng vài chục năm vừa qua đã hình thành một dạng tổ hợp tạo ra vị trí và tiếng nói, có thể miêu tả ngắn gọn, đó là tổ hợp được làm nên từ mấy yếu tố sau đây: hệ thống các lớp chuyên văn (nhất là cấp ba - rồi tiếp nối là khoa văn mấy trường đại học), hệ thống mấy thứ tạp chí cho học sinh, mà ai cũng biết tên (và đi kèm với đó: những Hương Đầu Mùa, Vòm Me Xanh etc., tức là các hội nhóm), và các giải thưởng, như giải Tuổi xanh, etc. Tổ hợp này cung cấp tỉ trọng lớn nhất các nhà báo văn hóa tại Việt Nam. Vậy cho nên, vốn dĩ là người có vai trò đối với một cái giải thưởng, Đinh Thúy Nga nghĩ mình là một mẹ mìn. Có một câu nổi tiếng trong giới báo chí và văn chương nước nhà: "chị Thúy Nga Tuổi Trẻ nhắn, chị Nga gọi điện mà dám không nghe máy à?"

Nhưng, sản phẩm từ tổ hợp đó, đã bao giờ có đến một nhà văn đúng nghĩa đâu. Khá nhất thì cũng chỉ đi được cho đến mười năm là cùng. Sau đó nhất định đổ như trong phim. Mà mười năm thì có là gì. Mười năm, chẳng là gì.

Quan trọng hơn nữa, chuyện rất liên quan đến TH60 đã bắt đầu nói đến ởkia.

Nhưng, vào chuyện ngày xưa.


Nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm) CK bắt đầu có tiếng tăm ở tư cách nhà báo từ lần phỏng vấn Lê Bá Khánh Trình.

Đó là một bài phỏng vấn thuộc dạng biased, tức là ép buộc người được phỏng vấn. Dạng phỏng vấn như vậy từng hết sức thịnh hành trên báo chí Việt Nam trong vòng không ít thời gian, giờ vẫn còn tàn dư.

(các nhà báo, nhất là nhà báo văn hóa, đặc biệt thích đi phỏng vấn, ấy là vì phần lớn nội dung của bài do người trả lời tạo ra, họ chỉ đặt câu hỏi, rất nhiều khi toàn những câu vớ vẩn, ít nhất thì có sẵn; thế nhưng, toàn bộ tiền nhuận bút, nhà báo được nhận, nói chung là vậy - không những thế, một bài phỏng vấn rất dễ được trình bày sao cho tốn nhiều chỗ, thêm ảnh nữa thì công việc còn lại khá nhẹ nhàng)

Bài phỏng vấn Lê Bá Khánh Trình không giống một sự hỏi và trả lời, mà là một dạng bản luận tội, đọc nó có cảm giác rất kỳ quặc, nhà báo cứ như là công tố viên: sao ông không trở thành nhà toán học nổi tiếng thế giới, etc. Quá bằng hỏi tại sao ông không phải là Einstein. Hoặc giả, rất giống hỏi cung.

Một số nạn nhân của dạng phỏng vấn như thế này mà tôi còn nhớ được: Hồ Anh Thái là một, Vương Trí Nhàn là hai (không phải nạn nhân của CK, đừng nghĩ thế oan cho CK, mà kiểu phỏng vấn đó, như đã nói, từng rất phổ biến, một thứ mốt, một dạng mốt sadique).

Đâu là tinh thần của dạng phỏng vấn đó? nó là một con đường không nhỏ dẫn vào tình trạng lá cải trên diện rộng của báo chí Việt Nam. Ai nói được ngay cái tên Nguyễn Quyến thì đã biết không ít, nhưng không hẳn, vì cũng như trong thơ, Nguyễn Quyến chỉ là một nhà thơ thuộc "series B", trong báo chí Nguyễn Quyến cũng không đại diện được cho một tinh thần nào hết. Tinh thần của dạng phỏng vấn như vậy do hai nhân vật sau đây (đều là nhà thơ - chi tiết rất quan trọng) nắm giữ: một là Hồng Thanh Quang, hai là Nguyễn Quang Thiều.




(còn nữa)

19 comments:

  1. "một trăm phần trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm ..."

    ReplyDelete
  2. Liệu có một "đứt gãy" hậu chiến không. Và, người miền Nam hào sảng đang ở đâu, nhỉ.

    ReplyDelete
  3. Đến chịu NL :) Lần trước đọc đến xôi đã ấy lắm rồi, giờ vừa mới ăn xôi xong thì lại tiếp tục.

    ReplyDelete
  4. Động đến xôi là không đùa được. Mấy con mẹ rồ nhớ nhé

    ReplyDelete
  5. Môi Thâm ăn trưa xong có thêm sức lại quẫy, tung cả bể phốt, cho nên chuẩn bị tiếp tục

    ReplyDelete
    Replies
    1. sợ thằng Lương quá quay ra đánh con bồ nó, hèn quá sức hèn

      Delete
  6. đặc cách để lọt ra một cái comment

    ơ, thế hoá ra Môi Thâm là người tình của Trần Nhật Quang tức Anh Vũ tathy tức một tỉ cái tên khác thật đấy à? giờ tự nhận thì biết chứ trước cứ tưởng thiên hạ nó vu cáo

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ơ, đúng là bọn mèo mả gà đồng, ngưu mã tầm nhau anh nhỉ, haha

      Delete
  7. Danh bất hư truyền: Mãnh hổ đập nát quần...rồ.-Nguyệt Lãng

    ReplyDelete
  8. còn phải cộng thêm vào đôi í một đồng minh đắc lực nữa: Phạm Tuấn Anh danh nhân Việt Nam nhờ thi tóp tép gì đó, bên này trả ơn bằng cách đưa danh nhân lên báo, Việt kiều gương mẫu gì đó

    ReplyDelete
  9. Nói đến nhà báo thì còn một nhà báo nổi lắm, từng trầm ngâm "mặc nó để đó còn dùng được", à mà người này cậu quen thân đấy. Ấy mà anh em cùng mẹ cứ vui vẻ với nhau nhỉ, đời này lắm thứ vui.

    ReplyDelete
  10. từ bao giờ những tiếng "dân bắc" và "lý luận" được chuyển nghĩa thành "cmnc" í nhỉ

    ReplyDelete
  11. Nói, nói gì cho mây gió, hehe

    ReplyDelete
  12. Buồn cười vụ bác Vương Trí nhàn, bảo "Thôi. Tôi đi về." Thế mà cũng "đi" được mấy kì.

    Bác Hồng Thanh Quang thì hỏi cứ như thể "đi guốc trong bụng" người trước mặt, và còn giỏi hơn một tí.

    ReplyDelete
  13. Lâu lắm mới thấy LBKT, một trong mấy thần tượng của ông thầy dạy toán năm cấp ba, bên cạnh Lê Văn Thiêm và hehheh Ngô Văn Kiều.

    ReplyDelete