đây rồi, finally
(một trong những cuốn Fondane cuối cùng mà tôi còn thiếu, đồng thời cũng là một trong những gì liên quan đến Chestov cuối cùng mà tôi còn thiếu: nhưng tôi cũng vừa nhận ra, tôi còn muốn đọc Le Pouvoir des clés của Chestov nữa: cơ hội lớn kìa)
(cuốn sách của Benjamin Fondane về Chestov do nhà xuất bản Plasma in, trên bìa có thể thấy "Arcanes 17", như vậy là André Breton, nhưng đây không phải tên một collection của nhà xuất bản Plasma, mà Plasma đặc biệt in 400 bản cho một hiệu sách, hiệu sách đó tên là Arcanes 17)
Chestov là một triết gia đặc biệt lớn, nhưng cũng giống Schopenhauer, Chestov không có môn đệ. Fondane có thể coi chính là môn đệ duy nhất của Chestov. Những gì chứa đựng trong cuốn sách trên đây là một lời chứng, một témoignage rất lớn, nó chứng nhận về sự soi chiếu của hai tinh thần, một cuộc tête-à-tête hi hữu.
về Benjamin Fondane xem ởkia và ởkia
Benjamin Fondane: những người Do Thái Rumani ấy mang những cái tên không ai có thể đọc nổi. Beniamin Fundoianu (hoặc cũng có thể: Vecsler). Hay như Paul Celan: đó là Antschel.
Fondane gặp Chestov lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1924 ở Paris, tại nhà Jules de Gaultier, một triết gia Pháp. Năm ấy, Fondane hăm tư, hăm lăm tuổi còn Chestov khoảng sáu mươi. Tình thân và những cuộc trò chuyện (chiêm ngưỡng thì đúng hơn) không bắt đầu ngay. Fondane không hề nghĩ, vào thời điểm ấy, mình sẽ trở thành triết gia. Nhưng Chestov cũng vậy, khi còn trẻ - người ta luôn luôn coi Chestov là một nhà phê bình văn học, và Chestov cũng từng nói, ở Nga không ai nhắc đến Kierkegaard bao giờ, mãi tận lúc gặp Edmund Husserl thì Husserl mới nói cho Chestov và Chestov mới biết trên đời từng có một triết gia tên là Kierkegaard. Chi tiết này rất hay và quan trọng, tôi sẽ còn trở lại.
(còn nữa)
NB.
đã tiếp tục:
+ "paradis": thế giới phù dung của Charles Baudelaire
+ "tiền"
+ "giọng rõ"
+ Môi Thâm vẫn không ngừng hoạt động bể phốt, cho nên Calvin Klein liệt truyện tiếp tục: câu chuyện sẽ bắt đầu rẽ nhánh và liên quan đến một số nhân vật như Đinh Thúy Nga, Hoàng Hải Vân, Đỗ Thu Hà, Nguyễn Lam Điền; tất nhiên không thể bỏ qua thế giới điện ảnh tại Việt Nam, chẳng hạn như trường Sân khấu-Điện ảnh đào tạo như thế nào, các thế lực chi phối hoạt động điện ảnh, rồi thì vai trò của Phan Đăng Di, tất nhiên (thậm chí Phan Đăng Di chính là nhân vật chính, hay - như bọn trẻ con hay nói - nam chính)
Lam Điền, tên, vừa hay. Sách, cũng chơi. Thế mà, ko tốt, hay là, một trình diễn khác của xấu, hở anh?!
ReplyDeleteai dám bảo là không tốt đấy? quá tốt ấy chứ
ReplyDelete