Hơi tương tự trong địa hạt của đọc: rất nhiều khi - nếu không muốn nói, mọi khi - đọc chỉ thực sự có ý nghĩa khi đấy là đọc lại (nhất là nếu ở lần đọc sau mọi thứ không hề giống gì với lần trước đó: dấu hiệu cho một sự lạc đường đầy may mắn, điều duy nhất chứng nhận cho năng lực về đúng đắn), in sách cũng (bắt đầu) có ý nghĩa thực sự - tất nhiên, ý nghĩa khác - khi đó là in lại.
Lần in lại này, ngoài những chỗ đã nói, còn có thêm một số sửa chữa (chỉnh thì đúng hơn) nhỏ nữa:
Trong Họa sĩ của cuộc sống hiện đại sẽ không chỉ có "Họa sĩ của cuộc sống hiện đại" - texte nói lên nhiều nhất về một Baudelaire nhà phê bình nghệ thuật (phê bình nghệ thuật của Baudelaire không chỉ có hội họa, mà cả âm nhạc, nhất là về Wagner), mà còn có texte về Eugène Delacroix.
Delacroix (hay C. G., đối tượng của "Họa sĩ của cuộc sống hiện đại"): cần phải thêm cả những nhân vật như vậy thì mới bắt đầu đủ gia đình tinh thần của Baudelaire (ngoài Poe và De Quincey). Vả lại, chính Baudelaire nói, một số họa sĩ đặc biệt dành cho nhà văn.
Lòng tôi phơi ra đấy (Mon coeur mis à nu) là một volet nữa của Les Fleurs du Mal (ngoài Le Spleen de Paris, đóng một vai trò tương tự như một xú páp). Đây là tác phẩm (nhưng không phải là tác phẩm) tuyệt đối quan trọng của Baudelaire. Và đây cũng chính là lúc Baudelaire trở nên Poe hơn bao giờ hết. Trong Le Spleen de Paris, ta nhận ra Poe ngay, ở "Đám đông", còn Lòng tôi phơi ra đấy còn ở mức lấy luôn lời (cùng tinh thần) của Poe.
Lòng tôi phơi ra đấy cũng sẽ không chỉ gồm texte "Lòng tôi phơi ra đấy".
Nường ấy yêu như người ta yêu vào mua thu; hẳn có thể nói rằng những xích lại gần của mùa đông châm lên trong tim nường một đống lửa mới,
ReplyDelete'To wear your heart on your sleeve isn't a very good plan; you should wear it inside, where it functions best.'
ReplyDeleteKhông phơi phóng gì hết.