(tiếp tục "kể kể kể")
Với Bruno Schulz, đã rất sắp: sau khi tình trạng là mãi mà không có gì, rất có vẻ chỉ trong vòng một năm (năm nay), sẽ có luôn tất tật.
Văn chương thế kỷ hai mươi (tôi sắp nói một cliché đấy)
[nhưng đã bắt đầu rồi thì cứ tiếp tục thôi] Văn chương thế kỷ hai mươi, nếu còn lại một số thứ, một số nhân vật, thì trong số đó sẽ có (một tinh thần đẹp sẽ nói ngay: Nabokov, chẳng hạn - nhưng Nabokov thì thậm chí còn thể hiện bad taste) Bruno Schulz: tiếp tục một nghịch lý, theo đó chính những người gần như không định viết, cũng không thực sự muốn viết, lại mới là nhà văn đích thực. Người ta viết để có một vị trí trên thị trường, để được chú ý, để gây xao động (thậm chí là xì căng đan), etc., nhưng người ta cũng có thể viết chẳng hề vì những điều như thế. Các nhỡ tay mới lại có ý nghĩa.
Schulz, đấy cũng là một dạng Kafka; vả lại, hai nhân vật ấy hết sức gần nhau. Gilles Deleuze đã gọi được tên: văn chương mineure, văn chương của một thức, thứ (chứ không phải trưởng). Thứ là một mode rất khó đứng vững, nó đặc biệt chênh vênh, nhất là nó cứ hụt đi mất. Văn chương thứ của thế kỷ hai mươi là một trong những gì hiếm hoi chạm đến được và lưu giữ phần âm u không thể thiếu, sự rơi vào vực thẳm không thể ngăn cản và cứu vãn. Và nhất là những khuôn mặt hagard. Những gì phờ phạc, hoảng sợ, như được làm nên một cách thuần túy từ các sự rung, chứ không phải từ vật chất.
Đấy là một thế giới văn chương lấy được vẻ đẹp riêng của nó từ chính nỗi hoảng sợ: nỗi hoảng sợ ở đây có vai trò (chức năng) như khớp nối vào với nếu không phải cái siêu nhiên thì ít nhất cũng là một khoảng nào đó ở phía trên con người. Nhưng lại không có gì chung với siêu vượt.
Văn chương dòng thứ (nếu muốn ngắn gọn: từ valse chuyển sang tango) như thể - chính nó, chứ không phải tiểu thuyết trinh thám - là sự tiếp nối của roman noir, những câu chuyện hãi hùng hay lấy các lâu đài làm khung cảnh, mà ta thấy như thể đột nhiên từ trên trời rơi xuống, vào chính lúc thế giới chưa bao giờ sáng đến thế (Aufklärung, etc.). Nói một cách ngắn gọn: màu đen của hồi thế kỷ 17-18 chuyển vào văn chương của một số nhân vật, như Kafka, như Schulz.
Kể cả tôi cũng mới chỉ thấy thấp thoáng, bản dịch tiếng Việt của Những hiệu quế, nhưng mấy mảnh mà tôi đã xem đã chứa đựng các rung động mà văn chương Bruno Schulz luôn luôn biết cách tạo ra, những rung động rất hiếm khi thấy.
No comments:
Post a Comment